Chỉ thị 28/CT-TTg năm 2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 28/CT-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014

CHỈ THỊ

VỀ NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC DÂN TỘC

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhànước, nhiều chương trình, chính sách dân tộc đã được ban hành và tổ chức thực hiện, góp phần quan trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt vùng dân tộc và miền núi.Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộnghèo đồng bào dân tộc giảm nhanh hơn tỷ lệ giảm nghèo chung cả nước. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ giữa các dân tộc ngày càngđược khẳng định và củng cố. Đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miềnnúi phát triển còn chậm; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực còn thấp; năng lực, trình độ của độingũ cán bộ cơ sở, cán bộ là người dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa đápứng yêu cầu, chưa được quan tâm đúng mức trong đào tạo, sử dụng; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định. Nhữnghạn chế, yếu kém nêu trên, ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan là nhận thức về vai trò, vị trí công tác dân tộc, quản lý nhà nước về công tác dân tộc có nơi, có lúc chưa được quan tâm đầy đủ; thiếu sự chỉ đạo sâu sát,cụ thể của cấp ủy Đảng và người đứng đầu một số ngành, địa phương. Một số chính sách dân tộc còn chồng chéo, trùng lắp; sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan chưa tốt; nguồn lựccòn hạn chế, một số trường hợp sử dụng chưa hiệu quả.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, huy động cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao mức sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG

1. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộclà nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Các cấp, các ngành tiếp tục quán triệtsâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện; nâng cao trách nhiệmvà tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác dân tộc.

2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghịquyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Kếtluận số 57-KL/TW ngày 03 tháng 11 năm 2009 của Bộ Chính trị về công tác dântộc; Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về công tácdân tộc; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước vềcông tác dân tộc, thể chế hóa những quan điểm ưu tiên thành cơ chế, chính sách cụ thể. Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợphiệu quả giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành,địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Tăngcường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc.

4. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách,chương trình, dự án ở vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011 – 2015; ưu tiênđảm bảo nguồn lực để thực hiện các chính sách dân tộc trong năm 2014, 2015. Chủđộng huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện các chính sách, chươngtrình, dự án trên địa bàn, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.

5. Tập trung rà soát, đánh giá kết quả thực hiệncác chính sách dân tộc đến năm 2015; đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơchế, chính sách, chương trình, dự án phù hợp tình hình thực tế và khả năng cânđối nguồn lực, bảo đảm tính khả thi, tránh chồng chéo, góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc, miền núi theo hướng phát triển nhanh, bền vững. Xâydựng các đề án, chính sách theo các mục tiêu cơ bản, dài hạn, ổn định và giảmđầu mối quản lý; tập trung ưu tiên các lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, khuyến khích thu hút đầu tư vào vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Hạn chế dầncác chính sách hỗ trợ cho không, chuyển mạnh sang cơ chế ưu đãi, hỗ trợ các yếutố đầu vào phục vụ sản xuất và đời sống, khuyến khích đồng bào vươn lên xóa đói giảm nghèo.

6. Việc triển khai các chính sách, dự án đầu tư vàovùng dân tộc và miền núi giai đoạn tới cần phân kỳ đầu tư và thực hiện theohướng đầu tư trung hạn, phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện chính sách thông qua kết nối các chính sách hiện hành trong một dự án, mô hình phù hợp với từngvùng, miền, phạm vi quy mô thôn bản, nhóm hộ, bảo đảm thiết thực và hiệu quả.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG

1. Ủy ban Dân tộc:

– Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơquan nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu và sử dụng kết quả nghiên cứu của cácchương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về phát triển bền vững các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, phục vụ việc xây dựng chính sách phát triển kinhtế – xã hội theo địa bàn phù hợp với đặc thù từng Vùng. Phối hợp với Bộ Kế hoạch vàĐầu tư và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợcác địa phương vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm của mỗi vùng.

– Nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ có điềukiện với cơ chế ưu đãi, khuyến khích đồng bào tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo, để từng bước thay thế các chính sách hỗ trợ trực tiếp và cho không. Nghiên cứu lồng ghép chính sách hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số rất ít người vào các chính sách trung hạn.

– Xây dựng cơ chế điều phối, phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xâydựng, phân bổ nguồn lực và thực hiện chính sách dân tộc. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá về dân tộc thiểu số, vùng dân tộc, miền núi trong trung hạn nhằm tổ chức thực hiện và theo dõi, đánh giá sựphát triển của vùng dân tộc, miền núi hàng năm và 5 năm.

– Đánh giá cụ thể, toàn diện việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểusố nghèo, hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và đề xuất giải pháp cụthể.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

– Rà soát, hoàn chỉnh các chính sách về đầu tư theohướng ưu tiên hỗ trợ vùng dân tộc và miền núi và gắn với kế hoạch đầu tưtrung hạn.

– Xây dựng tiêu chí phân bổ nguồn lực trên cơ sở lượng hóa các yếu tố đặc thù của vùng dân tộc, miền núi.

– Nghiên cứu sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng tạođiều kiện ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng dân tộc, miềnnúi, vùng đặc biệt khó khăn. Phối hợp vớicác nhà tài trợ, các địa phương thu hút nguồn vốn ODA vào vùng dân tộc, miềnnúi, vùng đặc biệt khó khăn.

3. Bộ Tài chính:

– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổsung, xây dựng cơ chế quản lý sử dụng các nguồn vốn thực hiện chính sách, chương trình, dự án phù hợp với điều kiện vùng dân tộc và miền núi.

– Ưu tiên cân đối các nguồn lực cho thực hiện cácchính sách dân tộc.

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thựchiện, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn vốn.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu,xây dựng chính sách ổn định dân cư, giải quyết vấn đề dân du canh, du cư, táiđịnh cư, hậu tái định cư. Chỉ đạo lồng ghép công tác xóa đói giảm nghèo, pháttriển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng khó khăn để ổn định dân cư, đồng thời chủ động kế hoạch hậu tái định cư các vùng mà người dân đến.

– Ưu tiên bố trí nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để xây dựng các công trìnhnước sinh hoạt cho vùng dân tộc và miền núi.

– Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo thu hồi phần diệntích đất không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả của các công tynông, lâm nghiệp, giao lại cho các địa phương sử dụng theo quy hoạch, trong đó ưu tiên giải quyết cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất.

– Xây dựng cơ chế hỗ trợ đồng bộ về giống cây, con,chi phí chuồng trại, vốn và các vật tư khác; chú trọng phát triển mô hình sảnxuất, kinh doanh, chế biến tiêu thụ sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợpvới điều kiện từng vùng.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

– Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục ràsoát, điều chỉnh, bổ sung các chính sách giảm nghèo nói chung và giảm nghèo đối với vùng dân tộc và miền núi. Rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ học nghề,tạo việc làm, hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng, trong đó ưu tiên các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số thuộccác huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.

– Phối hợp vớiỦy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các chương trình dự án về giảmnghèo, dạy nghề cho các địa phương vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi đặcbiệt khó khăn; hướng dẫn lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án trênđịa bàn; đẩy mạnh các hình thức huy động nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệpđể thực hiện mục tiêu giảm nghèo, phát triểnnguồn nhân lực.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

– Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan quy hoạch và bố trí đấtở, đất sản xuất cho đồng bào.

– Đẩy mạnh thực hiện các đề án cải tạo hệ thống dựbáo, cảnh báo thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, chú trọng tập trungcho vùng dân tộc và miền núi thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai.

– Tăng cường quản lý khai thác khoáng sản ở vùng dân tộc và miền núi, không cấpphép đối với các hoạt động, dự án gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống đồng bàovà môi trường sinh thái.

7. Bộ Nội vụ:

– Xây dựng chính sách đào tạo, quy hoạch, sử dụngđội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.

– Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sáchưu đãi trong việc đào tạo, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng cán bộ là người dântộc thiểu số ở các ngành, các địa phương, nhất là đối với cán bộ nữ, cán bộ làngười dân tộc thiểu số rất ít người và các dân tộc hiện có ít cán bộ.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo:

– Tăng cường đào tạo nguồnnhân lực, nâng cao dân trí, đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và tái mù chữ trong vùngdân tộc và miền núi.

– Nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 134/2006/NĐ-CP vềchế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

– Nghiên cứu, đề xuất việc mở rộng loại hình trường bán trú, chính sách học liên thông giữa hệ nội trú bậc Trung học cơ sở với hệnội trú bậc Trung học phổ thông, trường dạy nghề, cao đẳng; mở rộng loại hìnhdự bị đại học; chính sách đặc thù đối với học sinh, sinh viên là con em đồngbào các dân tộc thiểu số rất ít người.

9. Bộ Y tế:

– Rà soát, nghiên cứu, bổ sung chính sách đào tạonguồn nhân lực y tế cho vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn theo chế độ cửtuyển; thực hiện chính sách đặc thù đối với cô đỡ thôn, bản.

– Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chấtvà cung cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế từ tuyến xã đến phòng khám đakhoa khu vực và bệnh viện huyện.

– Triển khai thực hiện chế độ khám, chữa bệnh chohộ nghèo người dân tộc thiểu số vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn theo Quyếtđịnh số 139/2002/QĐ-TTg và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với đồng bàodân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo vùng khó khăn, nhất là các dân tộcthiểu số rất ít người đi khám, chữa bệnh. Xây dựng chính sách hỗ trợ chăm sócsức khỏe cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, cư trú tại vùngkhó khăn sinh con đúng chính sách dân số.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

– Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước để bảo tồn, pháthuy văn hóa của các dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng các dân tộc rất ítngười có nguy cơ bị mai một bản sắc; quy hoạch, bảo tồn phát triển làng văn hóagắn với du lịch, ưu tiên xây dựng, phát triển các loại hình du lịch có sự thamgia của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đồng thời hỗ trợ, bảo vệ giữ gìn môitrường tự nhiên, môi trường văn hóa.

– Chỉ đạo các địa phương nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống công trình văn hóa ở cơ sở; tăng cường các hình thức, nộidung hoạt động giao lưu văn hóa, bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, đẩymạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếpsống văn minh trong vùng dân tộc phù hợp đặc thù từng vùng, miền.

– Đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, thể thaovà hỗ trợ các hoạt động thể dục thể thao cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số, miềnnúi.

11. Bộ Công Thương:

– Tập trung đầu tư phát triển hệ thống điện chovùng dân tộc thiểu số và miền núi, chú trọng các vùng di dân tái định cư thủyđiện.

– Xây dựng chương trình phát triển thương mại vùngdân tộc và miền núi theo hướng ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tiếpcận thị trường, chính sách đặc thù hỗ trợ thương nhân kinh doanh tại vùng dântộc, miền núi, mô hình gắn kết các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm.

12. Bộ Giao thông vận tải: Tập trung nguồn lực pháttriển hệ thống đường giao thông, cầu treo dân sinh vùng dân tộc và miền núi.

13. Bộ Xây dựng: Tiếp tục thực hiện chính sách hỗtrợ nhà ở cho người nghèo, ưu tiên cho đối tượng là hộ dân tộc thiểu số. Xâydựng quy hoạch thôn, bản vùng dân tộc, miền núi theo tiêu chí của Chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Phối hợp với Ủyban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, đề xuất sửađổi, bổ sung cơ chế, chính sách tín dụng áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu sốở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.

15. Bộ Công an: Tăng cường các biện pháp giữ vữngổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiên quyết đấu tranh với cácthế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo đểchống phá sự nghiệp phát triển đất nước; xóa bỏ tệ nạn ma túy và các tệ nạn xãhội khác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh công tác xây dựng phongtrào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, công tác vận động và phát huy vai tròcủa người có uy tín, chức sắc tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số.

16. Bộ Quốc phòng: Thực hiện tốt nhiệm vụ quốcphòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giúp dân xóa đóigiảm nghèo, chú trọng đầu tư xây dựng các khu kinh tế quốc phòng, đảm bảo anninh biên giới, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, nhấtlà các địa bàn chiến lược, trọng điểm, khu vực biên giới, hải đảo.

17. Bộ Ngoại giao: Tăng cường hợp tác quốc tế vớicác nước, các tổ chức quốc tế, đặc biệt đối với các nước trong khu vực và lánggiềng; tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước về công tác dân tộc tới các nước, các tổchức quốc tế; phối hợp thúc đẩyhợp tác song phương và đa phương trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đào tạo vàphát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác dân tộc; phối hợp vận động các nước,các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển hỗ trợ ODA, vốn vay ưu đãi cho vùngdân tộc và miền núi.

18. Bộ Thông tin và Truyền thông: Tăng cường đầutư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bằng các phương thức phù hợp với từng vùng, từng dân tộc và bằng tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam; thực hiệntốt việc đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

III. NHIỆM VỤ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH,THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÓ VÙNG DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ và lồngghép các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bànđến năm 2015, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chươngtrình, dự án giai đoạn 2016 – 2020.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâurộng các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc. Nângcao vai trò của đồng bào, người có uy tín và các tổ chức chính trị – xã hộitrong việc triển khai tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các chínhsách trên địa bàn.

3. Củng cố hệ thống chính trị cơ sở, khắc phục tìnhtrạng thôn, bản không có đảng viên.

4. Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, quy hoạch đàotạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.

5. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, đánhgiá sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng nhiệm vụđược giao, có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức, triển khaithực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thịvề Ủy ban Dân tộc.

2. Đề nghị Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và cơ quan trung ương của các đoànthể chính trị – xã hội tăng cường vận động đồng bào các dân tộc đẩy mạnh phongtrào thi đua yêu nước, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, củng cố khối đại đoànkết dân tộc; chăm lo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của người có uy tín trongvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp và địnhkỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai thực hiện Chỉ thịnày./

Nơi nhận:– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Quốc hội;
– Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, V.IlI (3b).

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng