Chồng cũ bắt cóc con có vi phạm pháp luật không? Bắt cóc con bị xử phạt như thế nào? Có được khởi kiện chồng cũ bắt cóc con không? Bài viết sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi trên và các vấn đề liên quan. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết!
Quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn
Chị Thanh ở tỉnh Đồng Nai đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư tư vấn hỗ trợ tôi như sau.
Tôi và chồng tôi đã kết hôn được 04 năm. Tuy nhiên sau đó do cuộc sống hôn nhân không đạt được như những gì mong muốn, đời sống vợ chồng luôn trong tình trạng mâu thuẫn nên chúng tôi đã quyết định ly hôn.
Lúc ly hôn chúng tôi có với nhau một cháu bé con chung 02 tuổi, do con chưa đủ 36 tháng tuổi nên Toà án đã giao quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu bé cho tôi, khi Toà án giao cho tôi quyền trực tiếp nuôi con, Toà án con quy định thêm về việc chồng tôi phải cấp dưỡng cho con số tiền là 3.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, khi đã có quyết định của Toà án và bản án ly hôn của chúng tôi đã có hiệu lực chồng tôi lại thường xuyên đến phiền tôi và đưa cháu bé đi không có lý do và cũng không hỏi ý kiến tôi, không chỉ vậy chồng tôi còn không thực hiện việc cấp dưỡng cho con.
Vậy tôi muốn hỏi luật sư là pháp luật quy định như thế nào về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp cho tôi.”
>> Luật sư tư vấn miễn phí quy định giành quyền nuôi con khi ly hôn,gọi ngay 1900.6174
Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình giải đáp:
Xin chào chị Thanh, cảm ơn chị đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc về vấn đề quyền nuôi con khi ly hôn đến cho chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu các quy định hiện hành của pháp luật và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Hiện nay căn cứ vào các quy định tại Luật hôn hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Sau khi ly hôn bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa cụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi con chưa thành niên hay con mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình căn cứ theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 và các Luật khác có liên quan.
Vợ và chồng khi chấm dứt hôn nhân có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi ly hôn đối với con cái. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được với nhau về vấn đề con chung Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của pháp luật giao con cho một bên vợ hoặc chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu con đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Trường hợp con chung dưới 36 tháng tuổi người mẹ sẽ là người trực tiếp giành quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc giữa bố và mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, chúng tôi xin trả lời giải đáp câu hỏi của chị Thanh là hiện nay căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 pháp luật quy định khi chấm dứt hôn nhân, giữa vợ và chồng có thể thoả thuận với nhau về việc ai là người chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp con trên 07 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con. Trong trường con chung dưới 36 tháng tuổi người mẹ sẽ là người giành quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con trừ trường hợp người mẹ bị mất hành vi năng lực dân sự, hoặc không đáp ứng được điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con.
>> Xem thêm: Quyền nuôi con trên 9 tuổi khi ly hôn thuộc về ai? – Tư vấn miễn phí
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con
>> Tư vấn miễn phí quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con, gọi ngay 1900.6174
Trong cuộc sống hiện nay, có không ít cuộc hôn nhân bị đổ vỡ dẫn đến tình trạng chấm dứt hôn nhân là ly hôn. Khi chấm dứt hôn nhân con chung sẽ được giao cho vợ hoặc chồng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Vậy còn người không trực tiếp giành quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con có quyền và nghĩa vụ gì trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con? Đội ngũ tư vấn chúng tôi xin tư vấn cho chị Thanh về việc quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như sau:
Căn cứ vào các Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng để tôn trọng tình cảm của bố mẹ và con cái và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và bố mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái được quyền thăm non, chăm sóc, cấp dưỡng cho con cái mà không ai được cản trở.
Tuy nhiên, sẽ không thể được lấy lý do là thăm nom, chăm sóc con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm non. Cụ thể tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các trường hợp bị Tòa án hạn chế quyền thăm non, chăm sóc con bao gồm:
– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con với lỗi cố ý.
– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Huỷ hoại, phá tài sản của con.
– Có lối sống đồi truỵ, thiếu đạo đức, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái với đạo đức.
Về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:
Pháp luật không chỉ quy định về quyền thăm non con mà còn quy định về người không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng cho con sẽ do hai bên vợ và chồng tự thỏa thuận dựa trên thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu chi tiêu của người con.
Trường hai bên không tự thoả thuận được Toà án sẽ ra quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên, theo quy định sẽ không dưới ½ lương tối thiểu vùng.
Như vậy, trong trường hợp của chị Thanh chị là người trực tiếp nuôi con nên chồng cũ chị sẽ có quyền thăm non, chăm cho con. Ngoài quyền thăm nom chăm sóc con, chồng chị còn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con về tài chính để hỗ trợ chị trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
>> Xem thêm: Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng đúng theo quy định
Chồng cũ bắt cóc con sau ly hôn có vi phạm pháp luật?
Chị Trang ở thành phố Hà Nội đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư tư vấn, hỗ trợ tôi như sau:
Tôi và chồng tôi kết hôn được 05 năm, có với nhau 01 con chung là một cháu trai 02 tuổi. Do những bất đồng trong cuộc sống hôn nhân không thể hoà hợp, hàn gắn nên tôi và chồng tôi đã đường ai nấy đi. Tôi và chồng tôi đã ra Toà giải quyết ly hôn.
Trong phiên Tòa giải quyết ly hôn của hai vợ chồng tôi, Toà án nhân dân huyện đã ra quyết định: về tài sản chung của vợ chồng sẽ do tôi và chồng tự thỏa thuận với nhau, còn về con chung, do cháu bé đang dưới 36 tháng tuổi nên tôi sẽ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu bé và chồng cũ tôi phải cấp dưỡng cho cháu bé một tháng là 4.000.000 đồng/tháng.
Sau khi ly hôn, dù không còn là vợ chồng nữa nhưng tôi vẫn tạo điều kiện hết sức có thể để cho chồng cũ tôi đến chăm sóc dạy dỗ con. Thấy chồng cũ tôi và còn tiếp xúc với nhau rất vui vẻ nên tôi cũng không hề gây khó dễ hay ngăn cản gì.
Vừa qua là dịp nghỉ tết nên chồng cũ tôi ngỏ ý xin phép tôi đưa cháu bé về quê nội ở Phú Thọ chơi để ông bà nội có dịp gặp và chăm sóc cháu.
Do trước đó tình cảm của chồng tôi và con rất thân thiết nên tôi cũng không nghĩ gì và đồng ý để chồng cũ tôi đưa cháu về quê nội ăn tết với ông bà nội với điều kiện là phải sớm đưa cháu trở lại thành phố để tôi làm thủ tục cho cháu nhập học vào mẫu giáo. Thế nhưng đã hết kì nghỉ tết rồi mà tôi vẫn chưa thấy chồng cũ đưa cháu bé lên.
Tôi đã liên lạc nhiều lần với anh ta nhưng đều không nhận được câu trả lời hoặc trả lời vòng vo. Khi tôi đến trường làm thủ tục nhập học cho cháu tôi mới được biết là hiện nay bố cháu bé đã thực hiện thủ tục nhập học cho cháu ở một nơi khác.
Do quá bức xúc nên tôi đã đến Phú Thọ tìm gặp chồng cũ và yêu cầu chồng cũ trả lại con cho tôi nhưng chồng cũ tôi đã không chấp nhận và đuổi tôi đi.
Vậy nên tôi muốn hỏi luật sư là hành đồng trên của chồng cũ tôi có phải là hành vi chồng cũ bắt cóc con hay không? Hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã tư vấn giải đáp cho tôi.
>> Chồng cũ bắt cóc con sau ly hôn có phạm pháp không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Trang, cảm ơn chị đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi về cho đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi, nghiên cứu tình huống của chị Trang, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp câu hỏi của chị Trang như sau:
Theo quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
Bố hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm non, chăm sóc con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái người trực tiếp nuôi có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom chăm sóc con đối với người đó.
Căn cứ vào quy định nêu trên, trong trường hợp chồng hay vợ cũ sau khi ly hôn mà không được trao quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phải tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi dưỡng con, đồng thời phải có nghĩa vụ, trách nhiệm cấp dưỡng theo đúng thỏa thuận của hai bên hoặc theo đúng quyết định của Toà án.
Trong trường hợp người chồng cũ hoặc vợ cũ có hành vi gây ra cả trở việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của đối phương hay các hành vi gây ảnh hưởng đến điều kiện phát triển thậm chí là bắt cóc hay xâm phạm tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn với người đó.
Như vậy, trong trường hợp của chị Trang, hành vi của chồng cũ chị đã tự ý nhập học nơi khác cho con mà chưa hỏi ý kiến của chị và đã không trả con về cho chị là hành vi vi phạm pháp luật bởi chị Trang là người được Toà án giao cho quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nên muốn thay đổi nơi học tập sinh hoạt của con chồng cũ của chị phải hỏi ý kiến và phải được sự đồng ý của chị Trang.
Đối với hành vi này, chị Trang có thể yêu cầu Toà án hỗ trợ yêu cầu chồng cũ cho con về với chị và áp dụng các biện pháp hạn chế quyền thăm nom chăm sóc con đối với chồng cũ của chị.
>> Xem thêm: Ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?
Chồng cũ bắt cóc con bị xử lý như thế nào?
Chị Giang ở Lạng Sơn đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi đang gặp phải một vấn đề cần được luật sư tư vấn, hỗ trợ tôi như sau:
Tôi và chồng tôi kết hôn với nhau được 07 năm, có với nhau 1 cháu nhỏ 04 tuổi. Do tình cảm hôn nhân của chúng tôi không được, luôn trong tình trạng mâu thuẫn, bất đồng quan điểm nên chúng tôi đã quyết định ly hôn.
Trong phiên tòa giải quyết ly hôn của chúng tôi, Toà án đã chia tài sản chung là chia đôi cho tôi và chồng tôi. Còn về phần con chung do chúng tôi chỉ có 01 con chung mà điều kiện kinh tế của tôi ổn định hơn, điều kiện sống của cháu bé bên tôi cũng tốt hơn nên Toà án đã giao quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp con cho tôi.
Sau khi ly hôn tuy không còn là vợ chồng nhưng tôi vẫn tạo điều kiện tối đa cho chồng cũ tôi gặp gỡ tiếp xúc với cháu bé để giáo dục chăm sóc con.
Vào lần nghỉ hè năm ngoái chồng tôi có ngỏ ý là muốn đưa cháu bé đi du lịch cùng nhà chồng cũ tôi, vì tình cảm của con và chồng cũ tôi cũng rất thân thiết nên tôi đã không nghi ngờ gì mà đồng ý để cho con đi du lịch cùng gia đình chồng cũ trong vòng 01 tuần.
Tuy nhiên, sau một tuần tôi vẫn không thấy chồng cũ tôi đưa con trở về nhà, tôi đã liên lạc nhiều lần đều không liên lạc được với chồng cũ, tôi đã đến trực tiếp nhà của chồng cũ nhưng chồng cũ tôi đã chuyển đi nơi khác sinh sống không rõ là ở đâu. Đến nay tôi vẫn chưa thể liên lạc được với chồng cũ và không thể biết được thông tin con tôi hiện nay ra sao.
Vậy luật cho tôi hỏi là hành vi chồng cũ bắt cóc con sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn luật sư đã tư vấn giải đáp cho tôi.”
>> Tư vấn miễn phí mức xử phạt đối với hành vi chồng cũ bắt cóc con, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Giang, cảm ơn chị đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi cho đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Trong trường hợp của chị Giang, con trai của chị hiện nay là 04 tháng tuổi mà chồng cũ chị có hành vi chiếm giữ cháu bé có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi. Cụ thể, căn cứ vào Điều 153 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
Người nào dùng hành vi vũ lực, đe doạ bằng vũ lực hoặc thủ đoạn khác nhằm chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Ngoài ra người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm việc nhất định trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trong trường hợp này của chị Giang, sau khi chị và chồng cũ chấm dứt hôn nhân người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chỉ có quyền và nghĩa thăm non, cấp dưỡng cho con. Đối với hành vi chồng cũ chị Giang xin phép chị đưa cháu đi du lịch nhưng đã đưa cháu đi mất không trao trả lại cháu cho chị Giang là hành vi vi phạm.
Đối với cái hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153, tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi và có thể bị phạt từ 03 năm đến 07 năm.
Có được khởi kiện chồng cũ bắt cóc con không?
Chị Duyên ở Lạng Sơn đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi có một vấn đề mong muốn được luật sư tư vấn hỗ trợ tôi như sau:
Trước đó tôi và chồng tôi cưới nhau và đã có với nhau một cháu bé 05 tuổi. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống vợ chồng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn không thể hàn gắn với nhau nên chúng tôi đã quyết định ly hôn.
Khi ly hôn, do chồng cũ tôi không có điều kiện kinh tế cũng như thu nhập ổn định để lo cho con nên tôi được Toà giao cho quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Kể từ khi ly hôn tôi vẫn tạo điều kiện cho cháu bé và bố được gần gũi với nhau. Nhưng trong một lần chồng cũ qua đón cháu bé đi chơi và đã đưa cháu bé đi mất không rõ đi đâu và tôi cũng không liên lạc được.
Tôi đã trực tiếp xuống nơi mà chồng cũ tôi sinh sống như anh ta đã chuyển đi nơi khác. Tôi nhận thấy hành vi của chồng tôi có thể nói là bắt cóc.
Vậy luật sư cho tôi hỏi trường hợp chồng cũ bắt cóc con có được khởi kiện hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!”
>> Có được khởi kiện chồng cũ bắt cóc con không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Thưa chị Duyên, cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho đội ngũ tư vấn của chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi thắc mắc của chị, dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra câu trả lời giải đáp như sau:
Trong trường hợp của chị Duyên nếu chồng cũ chị dẫn cháu bé đi mà không hỏi ý kiến của chị và không trao trả cháu bé về cho chị có thể bị truy cứu tội chiếm giữ người trái phép dưới 16 tuổi. Chị Duyên có thể đến trình báo với cơ quan công an để trình báo.
Tuy nhiên, nếu chồng cũ chị chứng minh được mình là bố ruột của cháu bé sẽ không bị truy cứu trách nhiệm về tội bắt cóc. Trường hợp này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình chị Duyên nên yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm non của người cha đối với con.
Như vậy, trường hợp của chị Duyên, chị có thể trình báo tới cơ quan công an trình báo để sớm tìm và đưa cháu bé về. Còn về việc khởi kiện, nếu như chồng cũ chị chứng minh được mình là bố ruột của cháu sẽ không thể truy cứu cũng như khởi kiện được về tội bắt cóc. Tuy nhiên, chị Duyên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết về việc hạn chế quyền thăm nom của chồng cũ chị.
Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
Anh Tùng ở Quảng Nam đặt câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần luật sư hỗ trợ tôi như sau:
Tôi và vợ tôi hiện nay đã ly hôn được 02 năm. Khi ly hôn Toà án giao quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trực tiếp cho vợ cũ tôi. Sau khi ly hôn với tôi, vợ cũ tôi cũng đã có tình cảm và kết hôn với một người đàn ông khác. Khi họ kết hôn con chung của tôi và vợ cũ tôi cũng sinh sống cùng họ.
Trong giai đoạn này, chồng mới của vợ cũ tôi thường xuyên mắng chửi đánh đập con tôi, tôi có tất cả các bằng chứng, chứng cứ về việc con tôi bị người đó bạo hành. Do tôi nhận thấy cuộc sống của con tôi không được đảm bảo để đáp ứng đủ điều kiện thay đổi quyền nuôi con nên tôi muốn thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Vậy nên tôi muốn luật sư hỗ trợ tôi về cái vấn đề giành lại quyền nuôi con sau ly hôn, tôi xin chân thành cảm ơn sư đã tư vấn hỗ trợ tôi.”
>> Luật sư hỗ trợ miễn phí về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn, gọi đến đường dây nóng 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Tùng, cảm ơn anh đã quan tâm, tin tưởng và gửi câu hỏi thắc mắc cho chúng tôi. Sau khi tiếp nhận câu hỏi của anh Tùng, chúng tôi đã nghiên cứu tìm hiểu dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Hiện nay, căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, về nguyên tắc nếu con chung dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục nếu các bên không đạt được thỏa thuận, ngoài ra, có con chung trên 07 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con xem muốn sống với ai.
Trong một số trường hợp, nếu người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phi phạm pháp luật hoặc không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cố tình cản trở quyền thăm non của người không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con có thể bị thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nếu người kia có yêu cầu.
Cụ thể căn cứ vào khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc yêu cầu thay đổi quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con:
Bố, mẹ có thoả thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cho phù hợp với lợi ích của con.Người trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đủ điều kiện về việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con .
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ phải xem xét nguyện vọng của con nếu con đã trên 07 tuổi.
Như vậy, đối với trường hợp của anh Tùng, hành vi của người chồng mới của vợ cũ anh mắng chửi, đánh đập con anh được xem như là không được đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
Trường hợp này, anh có thể thỏa thuận với vợ cũ về việc trực tiếp nuôi con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau về vấn đề này buộc anh Tùng phải yêu cầu Tòa án giải quyết dựa vào các căn cứ chứng minh của anh Tùng về việc con anh bị người tình của vợ đánh đập bạo hành, môi trường sống của con anh không được đảm bảo phát triển một các tốt nhất.
Trên đây là bài viết của đội ngũ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật đã tư vấn giải đáp nhằm giúp đỡ cho người hỏi và cũng như các bạn đọc khác có thể hiểu được hơn về vấn đề chồng cũ bắt cóc con. Trong quá trình thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.