Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề chu cấp cho con sau ly hôn mà Tổng đài pháp luật nhận được từ khách hàng trên khắp cả nước. Ly hôn là chuyện quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển của các con.
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn của người không trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng con là cần thiết để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con về đời sống vật chất cũng như thể hiện phần nào đó quan tâm với các con, để các con vẫn cảm nhận được tình thương mặc dù không chung sống với cha/mẹ.
Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng tôi kính mời các bạn đọc lắng nghe những chia sẻ, trao đổi về vấn đề trên cùng với các luật sư hôn nhân gia đình qua bài viết ngay sau đây nhé.
1. Chu cấp cho con sau ly hôn bao nhiêu là hợp lý?
Anh Hoà (Thanh Hoá) có câu hỏi:
Em và vợ đang chuẩn bị các thủ tục ly hôn sau hơn 10 năm chung sống, có với nhau một bé trai 6 tuổi. Hai bên cũng đã thỏa thuận rõ ràng về quyền nuôi con, cháu sẽ ở với mẹ và em sẽ có trách nhiệm trợ cấp nuôi con sau ly hôn. Em chưa hiểu rõ lắm về vấn đề này nên muốn hỏi tổng đài xem mức trợ cấp bao nhiêu là hợp lý để nuôi một bé 6 tuổi? Em xin cảm ơn.
>>> Luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ trợ cấp cho con sau ly hôn, gọi ngay 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Việc chu cấp cho con sau ly hôn là nghĩa vụ của cha, mẹ khi không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm nom con. Vấn đề này được pháp luật Việt Nam quy định dựa trên tinh thần bảo vệ tốt nhất quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn. Việc hai vợ chồng bạn đã thoả thuận được về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ không cần đến sự can thiệp của Tòa án về vấn đề này. Tuy nhiên, Toà án vẫn sẽ xem xét về mức trợ cấp nuôi con sau ly hôn có phù hợp hay không mới chấp nhận giải quyết vấn đề ly hôn cho hai bạn. Cụ thể về mức cấp dưỡng, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy mức chu cấp cho con sau ly hôn bao nhiêu là hợp lý còn phụ thuộc vào thực tế thu nhập của bạn và nhu cầu cần thiết đảm bảo cho sự phát triển của con, chúng tôi nghĩ hai bạn có thể tự thoả thuận được với nhau về vấn đề này. Nếu bạn có tài chính tốt thì có thể chu cấp cho con nhiều hơn, điều này có giá trị thiết thực đối với đời sống của con.
Nếu cả bạn và vợ bạn không thể tự thỏa thuận thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố như trên để đưa ra mức chu cấp phù hợp nhất cho con sau ly hôn. Cụ thể về vấn đề này, bạn chưa hiểu rõ hay còn băn khoăn điều gì, đừng ngần ngại, hãy đặt câu hỏi gửi về cho chúng tôi hoặc đặt lịch hẹn gặp để được các luật sư ly hôn giải đáp nhé.
2. Không cấp dưỡng cho con bị phạt như thế nào?
Chị Mến (Hoà Bình) có câu hỏi:
Tôi và chồng ly hôn được hơn 3 năm nay rồi, do chồng tôi ngoại tình nên quyền nuôi con được Toà án giải quyết thuộc về tôi. Cháu năm nay đã 12 tuổi, hơn 2 năm trước bố cháu vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chu cấp cho con sau ly hôn 2.5 triệu đồng/tháng.
Nhưng từ T3/2021 trở đi chồng cũ của tôi có lấy người vợ thứ hai, từ hồi đó đến giờ tôi không nhận được khoản cấp dưỡng cho con nữa. T9/2021 tôi có hỏi anh ta tại sao lại dừng việc trợ cấp cho con và yêu cầu anh ta thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình nhưng người vợ mới của anh ta lại ra mặt và hai người họ tuyên bố sẽ không cấp dưỡng nữa. Tôi không muốn nói lý lẽ nhiều với họ nên muốn hỏi các luật sư nếu không thực hiện cấp dưỡng cho con thì anh ta sẽ bị phạt như thế nào? Tôi muốn kiện anh ta lên Toà.
>>> Luật sư tư vấn khởi kiện khi chồng không cấp dưỡng cho con, gọi ngay 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Việc chu cấp cho con sau ly hôn là nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi dưỡng con và theo quy định của pháp luật Việt Nam việc trợ cấp nuôi con sau ly hôn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ đến khi con đủ 18 tuổi, nếu trường hợp con đã đủ 18 tuổi nhưng không có đủ nhận thức dân sự, không thể tự nuôi bản thân thì người cấp dưỡng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu chồng cũ của bạn ngừng việc cấp dưỡng cho con trong khi con mới chỉ 12 tuổi thì anh ta đang vi phạm luật. Và theo Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Như vậy, chồng cũ của chị nếu đã được nhắc nhở nhưng vẫn có hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì nhẹ là bị xử phạt hành chính và nặng hơn là có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo quy định trên đây. Tuy nhiên chúng tôi không khuyến khích chị gửi đơn kiện lên thằng Toà án, chị có thể đưa bộ luật ra để răn đe anh ta và khuyên anh ta nên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Nếu anh ta tiếp tục không hợp tác, chị có thể liên hệ ngay tới các luật sư hỗ trợ trước khi đưa sự việc lên Toà án chị nhé.
Tròng trường hợp bạn gặp phải bất kỳ vướng mắc nào vần tư vấn luật ly hôn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến hotline 19006174 để được đội ngũ chuyên gia về hôn nhân gia đình hỗ trợ, giải quyết vấn đề một cách kịp thời, nhanh chóng nhất!
3. Phương thức trợ cấp nuôi con sau ly hôn?
Anh Minh (Cao Bằng) có câu hỏi:
Em và vợ ly hôn từ T7/2021, có hai con chung là một bé gái 8 tuổi và một bé trai 3 tuổi đều ở với me. Theo quyết định của Toà án em phải thực hiện chu cấp sau ly hôn cho mỗi con 1.5 triệu đồng/tháng. Em vẫn thực hiện đầy đủ hàng tháng, nhưng T3 năm sau em sẽ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản nên việc cấp dưỡng cho các con sẽ rất khó để thực hiện đều hàng tháng. Nên em muốn hỏi tổng đài xem có còn phương thức nào khác để chu cấp nuôi con sau ly hôn không chứ sắp tới em rất khó để thực hiện trợ cấp theo tháng như vậy.
>>> Luật sư tư vấn phương thức cấp dưỡng cho con sau ly hôn, gọi ngay 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Qua chia sẻ của bạn thì có thể thấy bạn là một người cha có trách nhiệm với con cái. Với trường hợp của bạn, không nhất thiết là phải thực hiện chu cấp cho con sau ly hôn 1 tháng một lần bạn nhé. Luật hôn nhân và gia đình 2024 có quy định như sau:
“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận với vợ cũ của mình đổi phương thức cấp dưỡng hiện tại thành cấp dưỡng theo hàng quý, nửa năm hoặc một năm một lần tuỳ thuộc vào sự thuận tiện cho bạn và sự đồng thuận của cô ấy. Kể cả khi cô ấy không đồng ý, bạn vẫn có thể yêu cầu Toà án giải quyết, chúng tôi tin lý do của bạn là đủ chính đáng để được thay đổi phương thức trợ cấp cho con sau ly hôn.
>> Xem thêm: Ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn
4. Cha, mẹ sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến khi nào?
Anh Vinh (Hải Phòng) có câu hỏi:
Tôi và vợ đã ly hôn được 6 năm, có một bé gái ở với mẹ. năm nay cháu đã 16 tuổi rồi. Trong suốt những năm qua tôi đều chu cấp cho con sau ly hôn đầy đủ 1.5 triệu mỗi tháng. Nhưng cháu cũng đã hơn 15 tuổi rồi thì tôi còn phải tiếp tục cấp dưỡng đến bao giờ vậy thưa các luật sư. Tình hình kinh tế của tôi dạo này cũng khó khăn.
>>> Luật sư hỗ trợ xin giảm mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, Tổng đài pháp luật 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Vì anh Vinh là người không trực tiếp nuôi con và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Có thể hiểu rằng nghĩa vụ chu cấp cho con sau khi ly hôn đối với người không trực tiếp nuôi dạy con sẽ kéo dài đến khi con bước vào tuổi thành niên là đủ 18 tuổi dựa trên các căn cứ trên đây. Nếu trường hợp con đã đủ 18 tuổi nhưng không có hành vi dân sự, không thể tự lao động nuôi bản thân thì người chu cấp vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ này.
Như vậy anh Vinh vẫn phải thực hiện chu cấp cho con đầy đủ đến năm con gái anh đủ 18 tuổi nếu cháu đủ mạnh khoẻ và ổn định tinh thần. Vấn đề khó khăn của anh về kinh tế cũng không được coi là lý do chính đáng để anh dừng việc trợ cấp nuôi con sau ly hôn. Anh có thể thỏa thuận với vợ cũ của mình để được giảm bớt mức trợ cấp tùy theo điều kiện của anh hoặc có thể nhờ đến Toà án giải quyết anh nhé.
>> Xem thêm: Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
5. Trường hợp không đăng ký kết hôn thì có nghĩa vụ phải chu cấp cho con sau ly hôn không?
Câu hỏi của bạn Hưng (Bắc Giang):
Năm 2017 em có đi lao động xa nhà và có quan hệ yêu đương với một bạn nữ. Hai đứa em đã chung sống với nhau và có một con chung. Năm nay cháu đã 2 tuổi hơn và đang sống với mẹ. Còn em từ đầu 2021 em đã về quê theo ý của gia đình và hai bên không còn quan hệ yêu đương gì nữa. Cô ấy đòi em phải có trách nhiệm trợ cấp nuôi con sau ly hôn 2.5 triệu đồng/tháng. Nhưng em và cô ấy chưa từng đăng ký kết hôn, không phải quan hệ vợ chồng thì em có phải thực hiện chu cấp như cô ấy nói không thưa các luật sư?
>>> Tư vấn quyền và nghĩa vụ nuôi con khi hai bên không đăng ký kết hôn, gọi ngay 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Vấn đề này, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cụ thể như sau:
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.”
Điều này cho thấy rằng mặc dù bạn và cô ấy không đăng ký kết hôn nhưng có chung sống với nhau như vợ chồng và hơn nữa còn có một đứa con thì bạn vẫn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chu cấp cho con sau ly hôn như nghĩa vụ của người cha như pháp luật đã quy định. Cụ thể về mức trợ cấp nuôi con là bao nhiêu thì còn tùy thuộc vào điều kiện của bản thân bạn và nhu cầu của con, không nhất thiết là bạn phải nghe theo cô ấy. Bạn có thể thở thuận với cô ấy một mức chu cấp phù hợp mà bạn có thể đáp ứng được. Để được tư vấn rõ ràng hơn về vấn đề này, bạn có thể đặt lịch hẹn gặp các luật sư của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ thêm nhé.
>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng thương con, có nên ly hôn hay sống vì con?
6. Tư vấn về thay đổi mức trợ cấp cho con sau khi ly hôn?
Câu hỏi của anh Nam (Hoà Bình):
Em ly hôn vợ từ T9/2020 và đến nay em vẫn cấp dưỡng đầy đủ cho con mỗi tháng 3 triệu. Con em mới 4 tuổi nên chi phí sinh hoạt khá nhiều. Tuy nhiên đến T5/2021 vừa rồi em bị tai nạn lao động nên không thể làm được nhiều việc như trước nên thu nhập cũng giảm. Mỗi tháng em chỉ kiếm được hơn 4 triệu mà đã cấp dưỡng cho con 3 triệu, số tiền còn lại em không đủ trang trải. Nên em muốn hỏi các luật sư liệu em có thể xin giảm mức chu cấp cho con sau ly hôn xuống được không a?
>>> Luật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn, gọi ngay 19006174
Tổng đài pháp luật tư vấn:
Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính khiến bạn không đủ khả năng chu cấp cho con như thời gian trước thì bạn hoàn toàn có thể xin thỏa thuận với mẹ cháu bé hoặc xin Toà án giảm mức cấp dưỡng cho phù hợp với khả năng của bản thân. Cụ thể căn cứ Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Theo đó, bạn nên thoả thuận và trình bày lý do của mình với mẹ cháu bé để giảm mức chu cấp. Kể cả với trường hợp cô ấy không đồng ý thì với lý do bị tai nạn lao động khiến thu nhập không ổn định, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu với Toà án để được giải quyết. Chúng tôi tin vụ việc của bạn sẽ được giải quyết phù hợp.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con thế nào? Tư vấn giành quyền nuôi con từ A-Z
Như vậy trên đây chúng tôi đã hỗ trợ tư vấn và giải đáp những thắc mắc cho khách hàng về vấn đề chu cấp cho con sau ly hôn. Mỗi gia đình, mỗi câu chuyện lại có những sự khác biệt riêng, không ai giống ai. Chúng tôi khó có thể giải quyết tất cả các vấn đề chỉ qua một bài viết. Vì vậy nếu bạn đang có khó khăn về vấn đề này, bạn có thể nhấc máy lên liên hệ với Tổng đài pháp luật qua hotline 19006174 để được hỗ trợ chi tiết và cụ thể với trường hợp của mình bạn nhé.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174