Đất dịch vụ là gì? Ngày nay, việc đầu tư đất dịch vụ là xu hướng khá mới, được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy việc đầu tư đất dịch vụ thực chất thế nào? Để tránh những rủi ro không đáng có nhà đầu tư nên làm gì? Mời bạn đọc bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật để được giải đáp tất cả những vấn đề trên. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác, hãy liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được các chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm giải đáp nhanh chóng!
>> Luật sư tư vấn chi tiết nhất theo quy định đất dịch vụ là gì, liên hệ ngay 1900.6174
Đất dịch vụ là gì?
>> Giải đáp chính xác đất dịch vụ là gì, gọi ngay 1900.6174
Đất dịch vụ hay còn được gọi là đất thương mại thường được biết đến qua các chính sách hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước. Tuy nhiên nếu muốn định nghĩa toàn diện đất dịch vụ là gì mà chỉ nhắc đến đất đền bù thì chưa đủ. Bản thân đất dịch vụ này là để chỉ hai loại đất như sau:
– Thứ nhất: Đất đai được Nhà nước quy hoạch và phân cho công dân hoặc hộ gia đình có đất nông nghiệp nhưng đã bị thu hồi nhằm mục đích phục vụ cho các dự án khác.
– Thứ hai: Đất đai đấu thầu ở một số khu vực công cộng theo các mô hình Đô thị mới như bến xe hay chợ,…
Tuy nhiên cụm từ “đất dịch vụ” chủ yếu vẫn được nhắc tới như loại đất thứ nhất, tức là dạng đất đặc thù chuyên dùng để đền bù cho trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp.
Chính sách bồi thường bằng đất dịch vụ của Nhà nước hiện nay tập trung giải quyết cho các đối tượng là cá nhân hoặc hộ gia đình từng có đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cá nhân hoặc hộ gia đình này đã bị thu hồi từ 30% diện tích đất sở hữu và Nhà nước đang không thể đền bù bằng diện tích đất nông nghiệp tương đương.
Vậy ý nghĩa của việc triển khai mô hình đất dịch vụ là gì? Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của người dân sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập cũng như kinh tế của địa phương đó. Do đó, đất dịch vụ ra đời nhằm giải quyết bài toán hỗ trợ, đền bù cho người dân đồng thời tạo việc làm mới khi mảnh đất được đền bù có thể dùng để kinh doanh.
Đặc điểm của đất dịch vụ là gì?
>> Luật sư tư vấn cụ thể về đặc điểm của đất dịch vụ là gì, gọi ngay 1900.6174
Đất dịch vụ mang những đặc điểm, cụ thể như sau:
– Về cơ sở hạ tầng của đất dịch vụ sẽ được xây dựng tại thời điểm trước hoặc xây đồng thời với xây dựng khu đô thị, điều này chính là một cơ hội để để công dân có thêm những điều kiện thuận lợi nhất để tạo ra nguồn thu nhập, nguồn kinh tế cho bản thân từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội.
– Đất dịch vụ thường có vị trí nằm trong hoặc nằm ở rìa các khu đô thị có cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi hoặc nằm trong các dự án khu đô thị mới nào đó. Nói chung là vị trí đất dịch vụ được đánh giá là đẹp và có tiềm năng phát triển trong tương lai.
– Tiếp theo, đối với những hộ dân có phần đất dịch vụ khi họ làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm đất ở thì sẽ không phải mất khoản phí sử dụng mà vẫn được bồi thường theo giá đất đền bù nếu nhà nước thu hồi đất.
– Diện tích của mảnh đất dịch vụ không được quy định rõ ràng tuy nhiên nó có thể rơi vào khoảng 40-50 m2 tùy theo quy hoạch hoặc quy định của từng vùng, từng vị trí.
– Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật đất đai năm 2013 thì công dân có đất dịch vụ có thể sử dụng điện tích đất của mình lâu dài như đối với đất ở. Nếu thực hiện đúng các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì sẽ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi công dân muốn xây nhà cao tầng, hoặc công trình xây dựng cao tầng trên đất dịch vụ thì cần phải bảo đảm sao cho việc xây dựng sát theo quy hoạch khu vực nói chung.
>> Xem thêm: Đất thương mại dịch vụ là gì? Có được cấp sổ đỏ không?
Phân loại đất dịch vụ
>> Luật sư hướng dẫn chính xác cách phân loại đất dịch vụ, liên hệ 1900.6174
Đất dịch vụ hiện nay được chia làm 02 loại, cụ thể như sau:
– Đất dịch vụ đấu thầu ở các khu vực công trình công cộng như là bến xe, chợ…
– Đất dịch vụ được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án.
Đối với những khái niệm thường gặp đất dịch vụ 5%, 7%, 10% là cách gọi về tỉ lệ giao đất hoặc bồi thường theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi và hiện nay, Luật đất đai năm 2013 không có khái niệm về đất dịch vụ 5%, 10% mà chỉ có quy định về đất phi nông nghiệp, đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, đối với đất dịch vụ 10% có thể hiểu là người dân bị thu hồi được đền bù bằng 10% diện tích đất dịch vụ thu hồi theo quy định của địa phương. Còn đất dịch vụ 5%, 7% thì theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, mỗi cấp xã lập ra quỹ đất nông nghiệp phục vụ công ích là 5% hoặc trên 5% tùy thuộc theo quỹ đất của từng địa phương. Do đó, không có loại đất dịch vụ 5%, 7% mà nó chỉ là tên gọi của đất công ích 5% giao cho hộ gia đình canh tác.
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi đất vườn sang đất ở chính xác, đúng nhất
Một số quy định hiện hành liên quan đến đất dịch vụ
Đất dịch vụ có xây nhà ở không?
>> Luật sư giải đáp chính xác đất dịch vụ có xây nhà ở không, liên hệ ngay 1900.6174
Theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì việc hộ dân xây nhà trên đất dịch vụ này sẽ được coi như nhà ở kết hợp kinh doanh. Do đó, người dân vẫn có thể xây nhà ở cao tầng và kiên cố miễn là tuân theo đúng lộ trình quy hoạch đô thị tại địa phương này. Tuy nhiên để có thể tiến hành xây nhà thì người dân cần xin cấp giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
>> Xem thêm: Đất vườn có làm sổ đỏ được không theo quy định mới nhất
Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?
>> Luật sư tư vấn chính xác đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không, Liên hệ ngay 1900.6174
Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không? Chắc chắn đây là thắc mắc của hầu hết các nhà đầu tư. Theo đúng quy định thì đất dịch vụ là loại đất được Nhà nước cấp, đền bù cho người dân với mục đích sử dụng lâu dài. Tuy nhiên Nhà nước ta chưa ban hành quy trình cấp sổ đỏ cụ thể cho loại đất dịch vụ này. Vì bản thân chủ sở hữu đất dịch vụ đó chưa có sổ đỏ nên họ cũng không thể chuyển nhượng cho người khác.
Nếu hộ dân cần có sổ đỏ thì có thể làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp trên đất sẽ được chuyển đổi từ mục đích đất dịch vụ sang mục đích đất ở. Điều này sẽ giúp hộ dân chuyển quy trình cấp sổ đỏ cho loại đất dịch vụ thành quy trình cấp sổ đỏ dành cho đất ở đã được quy định rõ ràng trong Luật Đất đai năm 2013.
>> Xem thêm: Mất sổ đỏ có làm lại được không? Thủ tục làm lại sổ đỏ
Đất dịch vụ có được bán/chuyển nhượng không?
Chị Linh (Ninh Giang) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp như sau:
Năm 2018, tôi có mua một mảnh đất ở huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương với diện tích 250m2 từ một người bạn. Sau đó, đến năm 2022, mảnh đất này lại thuộc diện đất quy hoạch thành đất dịch vụ. Hiện tại, tôi muốn bán lại mảnh đất này cho một người khác. Vậy thưa Luật sư, trong trường hợp này, tôi có được chuyển nhượng đất dịch vụ hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư giải đáp thắc mắc!”
>> Luật sư giải đáp đất dịch vụ có được bán/chuyển nhượng không theo quy định, liên hệ ngay 1900.6174
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn chị Linh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi của chị, Luật sư tư vấn đất đai của chúng tôi đã nghiên cứu các điều luật liên quan và đưa ra phần giải đáp như sau:
Đất dịch vụ hoàn toàn có thể được chuyển nhượng, mua bán, tặng cho, thừa kế hoặc thế chấp bởi hộ dân được Nhà nước đền bù mảnh đất đó. Các điều kiện đảm bảo chủ sở hữu đất dịch vụ có đủ quyền để chuyển nhượng đất dịch vụ là gì? Các điều kiện đó được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:
– Chủ sở hữu có Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Thửa đất được người có thẩm quyền xác định là không có tranh chấp đất đai.
– Đất dịch vụ không bị Tòa án kê biên.
– Đất dich vụ đang trong thời hạn sử dụng mà Nhà nước cấp quyền cho chủ sở hữu.
Đối với các chủ sở hữu đất dịch vụ chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là đang trong thời gian đợi quyết định giao đất, cấp đất thì người này không có khả năng thực hiện chuyển nhượng, mua bán. Trong trường hợp chủ sở hữu đất cố tình viết tay giấy chuyển nhượng, mua bán thì văn bản này sẽ không có hiệu lực về mặt pháp lý theo quy định của Luật Dân sự năm 2015.
Như đã phân tích ở trên, chị Linh hoàn toàn có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất dịch vụ này theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013. Trong trường hợp chị Linh còn có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào cần tư vấn, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn luật hỗ trợ giải đáp kịp thời!
>> Xem thêm: Thế chấp quyền sử dụng đất là gì? Các quy định về thế chấp
Có nên đầu tư vào đất dịch vụ không?
>> Luật sư tư vấn cụ thể có nên đầu tư vào đất dịch vụ không, gọi ngay 1900.6174
Trên thực tiễn đất dịch vụ là một trong các loại hình bất động sản mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Loại đất này hiện đang hấp dẫn không ít các nhà đầu tư. Vậy nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư đất đai bị thu hút bởi đất dịch vụ là gì? Dưới đây Tổng Đài Pháp Luật đưa ra một số lý do như sau:
– Giá đất dịch vụ rẻ hơn hẳn, thậm chí chỉ bằng một nửa so với các thửa đất có cùng vị trí.
– Vị trí mảnh đất dịch vụ thuận lợi cho việc kinh doanh, làm các loại dịch vụ.
– Diện tích thửa đất vừa đủ, dễ dàng đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
– Khi mua đất dịch vụ hộ dân đồng thời có quyền sử dụng đất lâu dài, dù là sử dụng để ở hay kinh doanh hoặc kết hợp cả hai đều được.
>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm theo quy định
Một số kinh nghiệm mua bán đất dịch vụ
>> Luật sư hướng dẫn cụ thể về một số kinh nghiệm mua bán đất dịch vụ? Gọi ngay 1900.6174
Kinh nghiệm khi giao dịch đất dịch vụ là gì? Chắc hẳn đây là mối quan tâm đối với các nhà đầu tư bất động sản mới vào nghề và thậm chí cả với những người đầu tư “lão luyện”. Nếu các nhà đầu tư thực sự có hứng thú với loại hình đất dịch vụ này thì có thể tham khảo một số kinh nghiệm mua bán đất dịch vụ sau đây của Tổng Đài Pháp Luật:
Nghiêm Túc Cân Nhắc Các Rủi Ro
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đồng nghĩa với việc nhà đầu tư luôn phải sẵn sàng đối mặt với các rủi ro về đất đai. Đặc biệt là với các loại đất “siêu lợi nhuận” như đất dịch vụ này thì tỉ lệ rủi ro lại càng cao. Vậy các rủi ro khi đầu tư vào đất dịch vụ là gì?
– Nếu nhà đầu tư không thực hiện được việc mua bán hoặc sang nhượng đất dịch vụ đúng chuẩn theo khung pháp lý hiện hành thì rất dễ xảy ra các tranh chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt Nhà nước ta hiện vẫn đang hoàn thiện các quy định về việc chuyển nhượng hoặc mua bán loại đất này nên nhà đầu tư khó đảm bảo được quyền lợi của mình.
– Đất dịch vụ này hầu hết không có sổ đỏ nên nhà đầu tư cần thật minh bạch trong quá trình tạo văn bản chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng để tránh kiện tụng về sau.
– Đối với một số dự án đất dịch vụ thì nhà đầu tư phải đợi địa phương hoặc chủ thầu hoàn thiện hạ tầng mới được bàn giao đất dịch vụ dù trước đó đã thực hiện xong quy trình mua bán.
Nếu Đất Dịch vụ Đang Trong Quá Trình Chờ Sổ Đỏ Thì Bạn Nên Xem Xét Việc Đặt Cọc
Như đã phân tích ở trên, đất dịch vụ này hầu hết là đất chưa có sổ đỏ. Tuy nhiên nếu chủ sở hữu thửa đất muốn mua đất đang trong thời gian chờ được cấp sổ đỏ hoặc các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có giá trị tương đương thì nhà đầu tư không nên tiến hành mua đứt. Nhà đầu tư nên đảm bảo rằng mình đang giao dịch với chủ sở hữu của mảnh đất này và xác minh rõ được các giấy tờ nhà đất có liên quan thì mới giao đủ số tiền.
Tuy nhiên nếu nhà đầu tư đất thực sự ưng ý mảnh đất mình đang nhắm tới thì có thể thực hiện đặt cọc. Cả nhà đầu tư và chủ sở hữu sẽ viết giấy nhận tiền và ấn định ngày thực hiện giao dịch mua bán chính. Đây là cách vừa giúp nhà đầu tư giữ được mảnh đất ưng ý mà không lo bị mua phải mảnh đất không minh bạch.
Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng nhà đầu tư chỉ nên thực hiện các giao dịch với duy nhất chủ sở hữu thửa đất thay vì những người được ủy quyền. Người được ủy quyền sẽ không hoàn toàn có quyền quyết định việc mua bán, sang nhượng, đối với đất dịch vụ theo Luật dân sự năm 2015.
Về Vấn Đề Thủ Tục Mua Bán Đất Dịch Vụ Hiện Nay
Để có thể tiến hành thủ tục mua bán đất dịch vụ thì nhà đầu tư cần phải chuẩn bị những gì, văn bản hướng dẫn bán đất dịch vụ là gì? Đối với trường hợp trên các nhà đầu tư nên tuân theo quy định Luật Đất đai năm 2013 và đặc biệt là Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT.
Theo đó các bên mua bán cần hoàn thiện hồ sơ mua bán chung bao gồm:
– Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc tương đương liên quan đến các quyền sử dụng mảnh đất.
– Bản sao một số giấy tờ căn cước công dân của các bên tham gia giao dịch mua bán đất dịch vụ.
Phân biệt đất dịch vụ với một số loại đất khác
>> Luật sư hướng dẫn cụ thể cách phân biệt đất dịch vụ với các loại đất khác, gọi ngay 1900.6174
Đất dịch vụ thương mại
Để hiểu rõ hơn đất dịch vụ là gì, các nhà đầu tư cần phải xem xét và đặt loại đất này trong mối tương quan với một số loại đất phổ biến khác. Việc nhận rõ điểm khác biệt giữa các loại đất này là căn cứ rất quan trọng để nhà đầu tư quyết định có nên mua đất hay không.
Căn cứ theo quy định tại Điều 153 Luật Đất đai năm 2013, tại đây Nhà nước đã quy định rõ ràng: đất thương mại, dịch vụ là loại đất có xây dựng cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại và các công trình phục vụ cho mục đích nêu trên.
Đất thương mại, dịch vụ được xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp. Loại đất này vẫn thường có thể được sử dụng để ở nhưng khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì cần làm một số thủ tục hành chính đi kèm.
Đất dịch vụ công cộng
Đất dịch vụ công cộng là một loại đất đặc biệt, là đất phi nông nghiệp nhưng được miễn thuế sử dụng đối với đất phi nông nghiệp. Đất dịch vụ công cộng bao gồm:
– Các loại đất chuyên phục vụ giao thông đường thủy, đường bộ, đường hàng không và những công trình phục vụ mục đích trên đi kèm theo đất.
– Các loại đất đang có các công trình văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo,… phục vụ dân sinh nói chung.
– Đất lưu giữ các di tích được Ủy ban nhân dân các cấp công nhận và ra quyết định bảo vệ.
– Đất xây dựng các công trình công cộng khác được quy định cụ thể trong theo Điều 3 Nghị định số 53/2011/NĐ-CP.
>> Xem thêm: Đất tái định cư là gì? Những điều [QUAN TRỌNG] cần biết
Đất dịch vụ du lịch
Hiện nay các quy định liên quan đến đất dịch vụ du lịch đang được Quốc hội xem xét và hoàn thiện vào Luật Đất đai sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư muốn tìm hiểu sâu về định nghĩa đất dịch vụ du lịch là gì thì có thể tham khảo định nghĩa như sau:
Đất dịch vụ du lịch hay đất du lịch là loại đất đã được quy hoạch dành riêng cho các mục đích du lịch hoặc nghỉ dưỡng. Đi kèm theo loại đất này sẽ là cơ sở hạ tầng cũng như điều kiện hạ tầng giao thông tương ứng. Đất dịch vụ du lịch này không được sử dụng nhằm mục đích định cư đối với các hộ gia đình. Diện tích đất dịch vụ du lịch sẽ ảnh hưởng tích cực đến lợi ích kinh tế của địa phương.
Như vây, trên đây là phần tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề đất dịch vụ là gì. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về đất dịch vụ để bạn có thể áp dụng vào tình huống thực tế của mình. Trong trường hợp, bạn có bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào liên quan đến pháp lý cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật giải đáp kịp thời và hiệu quả nhất!