Đất nông nghiệp là gì? Đất nông nghiệp phân làm mấy loại? Hồ sơ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết những vấn đề này. Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!
Đất nông nghiệp là gì? Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp còn được gọi là đất canh tác hay đất trồng trọt có thể hiểu là loại đất phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai 2013 có thể được hiểu là tổng thể các loại đất được xác định sử dụng làm tư liệu sản xuất, phục vụ cho hoạt động phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp từ trồng trọt tới chăn nuôi, nghiên cứu, thí nghiệm, bảo vệ môi trường sinh thái hay cung ứng các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Theo quy định tại khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013 về phân loại đất thì đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
“1.Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”
Theo đó, Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất sản xuất nông nghiệp là loại đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Bao gồm 2 loại là: đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây hàng năm là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm, kể cả đất trồng cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch không quá 5 năm và đất được sử dụng theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ sản xuất. Đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây lâu năm là loại đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng một lần có chu kỳ sản xuất trong nhiều năm. Bao gồm các loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm, đất vườn tạp trồng xen lẫn trồng nhiều loại cây trong đó có cây lâu năm, các đất loại cây lâu năm khác lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan trong các đô thị, khu dân cư nông thôn.
– Đất lâm nghiệp: Là loại đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng , đất để trồng rừng mới.
Đất lâm nghiệp bao gồm các loại như: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
– Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là loại đất được sử dụng vào mục đích nuôi, trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
– Đất làm muối: Là loại đất để sử dụng vào mục đích sản xuất muối
– Đất nông nghiệp khác gồm các loại đất như:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất được sử dụng vào mục đích xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được nhà nước cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm khoa học;
+ Đất được dùng cho mục đích ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Việc phân các loại đất nông nghiệp dựa trên mục đích sản xuất giúp cho việc quản lý, phân bổ hạn mức sử dụng, thời gian sử dụng đất và quy chế về thuế, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của của cơ quan chức năng được tiến hành tiện lợi hơn.
>>> Xem thêm: Đất ở nông thôn là gì? Những quy định pháp lý mới nhất 2022
Đất nông nghiệp lên thổ cư như thế nào?
Điều kiện để đất nông nghiệp chuyển đổi mục đích sang đất thổ cư
Anh Ngọc (Bình Thuận) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc sau về đất đai muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp:
Gia đình tôi có được giao cho một mảnh đất nông nghiệp để trồng cây ăn quả rộng khoảng gần 1ha. Hiện nay do có nhu cầu mở rộng diện tích đất ở nên tôi muốn xin nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng của một phần mảnh đất này sang đất thổ cư. Nhưng trước khi nộp hồ sơ để xin phép thì tôi muốn tìm hiểu qua về điều kiện được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp là gì? Để xác định xem trường hợp của tôi thì có được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở không?
Mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này. Tôi cảm ơn Luật sư!”
>>> Điều kiện để đất nông nghiệp được chuyển đổi lên đất thổ cư là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Ngọc, cảm ơn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn qua hòm thư điện tử của Tổng đài pháp luật! Đối với câu hỏi của anh thì chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Điều kiện để chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hiện nay được quy định như sau:
Tại điểm d khoản 1 điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đồng thời tại Điều 52 của Luật đất đai 2013 cũng quy định rõ về căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong các dự án đầu tư và đơn xin giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, nếu mảnh đất của anh đáp ứng được các điều kiện được nêu ở trên, anh có thể xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Để được cho phép chuyển đổi anh cần nộp hồ sơ theo đúng quy định đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện nơi có đất nông nghiệp.
Trên đây là quy định về điều kiện để đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư theo quy định tại Luật đất đai 2013. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc khác liên quan đến đất đai, hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật đất đai chính xác, nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không? Thủ tục như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở
>>> Hướng dẫn làm hồ sơ, thủ tục chuyển đất nông nghiệp sang đất ở. Gọi ngay: 1900.6174
Theo quy định của pháp Luật đất đai hiện nay thì hồ sơ và thủ tục xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khi có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư anh cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ như sau:
Đơn xin phép được chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở;
Đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ hồng).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Ở bước này anh cần nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc tại bộ phận một cửa ( trường hợp địa phương có thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính).
Bước 3: giải quyết hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của chị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;
Hướng dẫn anh thực hiện nghĩa vụ tài chính theo các quy định của pháp luật;
Trình UBND cấp có thẩm quyền về quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.
Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả
Sau nhận được thông báo của cơ quan nhà nước anh cần hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định. Sau đó, anh sẽ nhận được kết quả từ phía cơ quan nhà nước.
Trên đây là quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Nếu anh có thắc mắc khác, hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Phí chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở là bao nhiêu?
Đất nông nghiệp có được chuyển sang đất ở khi có quyết định của UBND cấp huyện không?
Chị Hà (Nghệ An) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau muốn nhờ Luật sư giải đáp:
Tôi có được nhà nước giao cho 2 ha đất rừng để sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay, tôi đang có nhu cầu xin nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư khoảng 100m2 để xây nhà tại đấy để thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp.
Nhưng tôi đang có một thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục đó là không biết vấn đề này của tôi thì có thể xin phép qua UBND cấp huyện được không? Đồng thời tôi muốn tìm hiểu về hồ sơ và thủ tục để xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.
Mong Luật sư giải đáp giúp tôi các vấn đề trên. Tôi cảm ơn Luật sư!
>>> UBND cấp huyện có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hà, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch tư vấn của Tổng đài pháp luật! Đối với vấn đề của chị thì chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thứ nhất, về điều kiện chuyển đất nông nghiệp sang đất ở được quy định như sau:
Tại điểm d khoản 1 điều 57 Luật đất đai 2013 có quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đồng thời tại Điều 52 của Luật đất đai 2013 cũng quy định rõ về căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong các dự án đầu tư và đơn xin giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, khi mảnh đất của chị đáp ứng được các điều kiện này thì chị có thể chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
Thứ hai, về quy định về thẩm quyền cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở của UBND cấp huyện được thể hiện như sau:
Căn cứ vào khoản 2 điều 59 Luật đất đai 2013 có quy định về thẩm quyền ra quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND cấp huyện như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
b) Giao đất đối với cộng đồng dân cư.”
Theo quy định trên thì UBND cấp huyện có thẩm quyền cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
Như vậy, trong trường hợp của chị Hà thì chị có thể nộp hồ sơ xin phép cho chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư lên UBND cấp huyện nơi có đất để được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề đất nông nghiệp có được chuyển sang đất ở khi có quyết định của UBND cấp huyện không. Nếu có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này quý khách hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp.
>>> Xem thêm: Đất ruộng lên thổ cư bao nhiêu tiền? – Chi phí mới nhất 2022
Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp
Bác Chung (Phan Thiết) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề sau liên quan đến lĩnh vực đất đai muốn nhờ Luật sư giải đáp cho:
Gia đình tôi có được nhà nước cho thuê một mảnh đất nông nghiệp để sản xuất muối rộng khoảng 2ha trong vòng 20 năm. Hiện nay thì mảnh đất này đã bị hết hạn sử dụng, nên gia đình tôi muốn gia hạn thêm thời gian sử dụng nó. Hiện tại thì tôi đã chuẩn bị hồ sơ để nộp lên phòng Tài nguyên và Môi trường ở đây rồi nhưng tôi vẫn muốn tìm hiểu qua về thủ tục gia hạn đất sử dụng đất nông nghiệp diễn ra như thế nào?
Vì vậy, Luật sư có thể nói qua về thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp hiện nay được không? Tôi xin cảm ơn!
>>>Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác Chung, cảm ơn bác đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp của tổng đài của chúng tôi! Đối với câu hỏi của bác thì chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 126 của Luật đất đai 2013 thì các trường hợp được nhà nước cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp thì khi hết thời hạn sử dụng theo quy định cần phải làm thủ tục xin gia hạn sử dụng đất.
Do đó, trong trường hợp này gia đình bác phải làm thủ tục xin gia hạn đất nông nghiệp nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng mảnh đất này nếu nó đã hết thời hạn sử dụng theo quy định.
Thứ hai, căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin gia hạn sử dụng đất theo yêu cầu, gia đình bác cần nộp hồ sơ này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp huyện để được xem xét cho phép gia hạn sử dụng đất.
Hồ sơ cần nộp bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai theo quy định;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất đó (bản gốc);
– Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của gia đình (nếu có);
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết trong trường hợp này là Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc UBND cấp xã nơi có đất muốn gia hạn.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin gia hạn
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người sử dụng đất cần thực hiện các công việc sau:
– Thẩm định nhu cầu sử dụng đất và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định gia hạn quyền sử dụng đất;
– Thực hiện việc ký hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất trong trường hợp thuê đất. Sau khi hợp đồng thuê đất được ký thì chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký biến động đất;
– Thực hiện thu hồi đất nếu xét thấy không đủ điều kiện gia hạn thời gian sử dụng đất.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
Sau khi nhận được thông báo từ cơ quan nhà nước về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì gia đình bác cần hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo thông báo nhận được
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính gia đình bác sẽ nhận được kết quả từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là quy định về trình tự thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất Đai 2013. Nếu bạn có vấn đề khác liên quan đến pháp luật đất đai, hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn từ phía luật sư.
>>> Xem thêm: Sổ đỏ đất nông nghiệp có thời hạn bao lâu? Tư vấn miễn phí
Cho thuê đất nông nghiệp nộp thuế như thế nào?
Chị Thanh (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề sau liên quan đến thuế muốn nhờ Luật sư giải đáp:
Tôi có một mảnh đất nông nghiệp rộng khoảng 1ha. Hiện nay, có một doanh nghiệp muốn thuê lại mảnh đất này và một số hộ gia đình khác để mở rộng sản xuất. Trong quá trình giao kết hợp đồng tôi và những hộ dân này có ủy quyền cho một người làm đại diện giao kết hợp đồng với doanh nghiệp đó.
Nhưng khi ra cục Thuế để đóng thuế, họ có thông báo là không chấp nhận ủy quyền mà yêu cầu doanh nghiệp này phải giao kết hợp đồng với từng hộ một. Đồng thời, theo như tôi được biết khi cho thuê đất nông nghiệp tôi sẽ phải nộp thuế môn bài cho nhà nước.
Tôi không hiểu rõ về điều này lắm nên Luật sư có thể giải thích rõ hơn cho tôi về vấn đề này không? Tôi cảm ơn Luật sư!”
>>> Cho thuê đất nông nghiệp nộp thuế như thế nào? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thanh, cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn qua Tồng đài pháp luật! Sau khi nghiên cứu về vấn đề của chị thì chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ vào Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về ủy quyền như sau:
“Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo quy định trên thì việc ủy quyền phải là từng cá nhân ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện thay cho mình về việc cho thuế. Nên trường hợp này việc các hộ dân kia ủy quyền cho cùng 1 người để ký hợp đồng với công ty chị là không đúng với quy định về ủy quyền.
Thứ hai, về thuế áp dụng đối với cá nhân cho thuê tài sản được quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP như sau:
“Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.”
Theo đó, nếu số tiền cá nhân, hộ gia đình thu được từ hoạt động cho thuê đất nông nghiệp 100 triệu đồng/ năm thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài.
Như vậy, trong trường hợp này việc gia đình bạn và các hộ gia đình khác cùng ủy quyền cho một người để ký kết cùng hợp đồng với công ty kia là không đúng quy định. Về quy định nộp thuế môn bài thì nếu khoản thu từ việc cho doanh nghiệp kia thuê đất nông nghiệp của gia đình chị mà dưới 100 triệu đồng thì gia đình chị sẽ không phải nộp thuế môn bài.
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề: Cho thuê đất nông nghiệp thì nộp thuế như thế nào? Nếu bạn có thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ đến số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Mua bán đất nông nghiệp không có sổ đỏ thực hiện thế nào?
Có được xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp
Bác Lan (Phú Thọ) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi có tình huống sau muốn nhờ Luật sư giải đáp:
Nhà tôi có khoảng 1ha đất nông nghiệp được nhà nước giao để trồng rau. Hiện này gia đình đang có ý định tiến hành cải tạo và thay đổi sang làm vườn và chăn nuôi lợn, gà. Do vậy, gia đình có xây dựng một số các chuồng trại để tiến hành chăn nuôi và cải tạo đất để làm vườn. Luật sư cho tôi hỏi là nhà tôi làm vậy có vi phạm pháp luật hay không?
Tôi cảm ơn luật sư!”
>>> Có được xây dựng chuồng trại đất nông nghiệp không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Bác Lan, cảm ơn bác đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn trực tiếp từ Tổng đài pháp luật! Đối với vấn đề của bác chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 170 Luật đất đai 2013 thì người sử dụng đất có nghĩa vụ chung như sau:
“Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Thứ hai, căn cứ theo điểm h khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013 có quy định về đất nông nghiệp khác như sau:
“Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;”
Theo như các quy định trên thì việc gia đình bác có xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc gia cầm trên đất nông nghiệp là hoàn toàn hợp pháp.
Thứ ba, căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động như sau:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;”
Theo đó, mặc dù pháp luật không về việc phải xin phép khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác nhưng khi chuyển đổi thì người sử dụng đất vẫn phải tiến hành làm thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định tại Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
Như vậy trong trường hợp này thì việc gia đình bác tự ý chuyển xây dựng chuồng trại trên đất nông nghiệp là không trái với quy định của luật. Tuy nhiên, gia đình bác cần phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định.
>>> Xem thêm: Đất nông nghiệp có được xây nhà tạm không? – Luật đất đai
Trên đây là phần giải đáp của Tổng đài pháp luật về chủ đề: “Đất nông nghiệp là gì?” Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể cung cấp các thông tin bổ ích liên quan đến pháp luật đất đai cho quý bạn đọc. Nếu gặp thắc mắc nào liên quan đến pháp luật đất đai các bạn hãy liên hệ tới số hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.