Đất trồng lúa có được thế chấp không? Tư vấn chi tiết

Đất trồng lúa có được thế chấp không? Muốn thế chấp đất trồng lúa phải chuẩn bị những giấy tờ gì?  Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ đi tìm hiểu cụ thể những quy định pháp luật xoay quanh vấn đề thế chấp đất trồng lúa. Nếu còn bất cứ khó khăn nào cần sự giúp đỡ của chúng tôi, các bạn hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

dat-trong-lua-co-duoc-the-chap-khong

Đất trồng lúa có được thế chấp không?

 

Chị Hạnh (Đồng Tháp) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi có một mảnh ruộng trồng lúa, hiện sổ đỏ mang tên tôi. Gần đây do nhu cầu cần vốn để kinh doanh nên tôi có nguyện vọng muốn thế chấp mảnh đất trên ở ngân hàng để vay vốn làm ăn.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi đất trồng lúa có được thế chấp không? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Đất trồng lúa có được thế chấp không? Gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn đất đai trả lời:

Chào chị Hạnh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Qua quá trình tìm hiểu, xem xét những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những vấn đề mà chị gặp phải như sau:

Hiện nay pháp luật không có một quy định cụ thể nào về việc không được thế chấp đất trồng lúa, do đó đất trồng lúa vấn thuộc đối tượng được thế chấp. Tuy nhiên, đất trồng lúa vẫn thuộc đối tượng được thế chấp.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai 2013 thì đất trồng lúa muốn được thế chấp sẽ phải đáp ứng các điều kiện, cụ thể:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này”

Như vậy, theo như những thông tin mà chị Hạnh trình bày bên trên, thì hiện chị đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất trồng lúa trên.

Do đó nếu mảnh đất trồng lúa của chị được xác định là không có tranh chấp và vẫn đang trong thời hạn sử dụng thì chị hoàn toàn có quyền được thế chấp quyền sử dụng đất trên tại nhân hàng để vay vốn.

Tuy nhiên, xét trên thực tế thì thông thường người dân sẽ đi thế chấp đất phi nông nghiệp là phổ biến do đó không phải mọi ngân hàng đều nhận thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp (đất trồng lúa) và nếu có thì số tiền cho vay cũng thấp hơn nhiều so với giá trị của tài sản.

Do đó chị cần xem xét kỹ về điều kiện của mảnh đất xem có được thế chấp hay không cũng như xem xét các ngân hàng nhận thế chấp để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

Trong trường hợp bạn còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề đất trồng lúa có được thế chấp không, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

>> Xem thêm: Điều kiện chuyển đổi đất lúa sang đất trồng cây lâu năm 2022

Vay thế chấp đất trồng lúa như thế nào?

 

Anh Đông (Hải Phòng) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Bố mẹ tôi hiện đang có một mảnh đất trồng lúa rộng khoảng 1000m2. Do hiện gia đình đang có mong muốn được sửa sang căn nhà mà gia đình đang ở tuy nhiên lại không có đủ tiền do đó bố mẹ tôi có mong muốn được thế chấp mảnh đất trồng lúa trên lấy tiền sửa nhà.

Tôi nghe nói theo quy định của pháp luật thì vẫn có thể thế chấp đất trồng lúa. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu muốn thế chấp đất trồng lúa thì phải làm thế nào? Hồ sơ, thủ tục chúng tôi cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ gì? Mong Luật sư hỗ trợ giải đáp cho tôi về vấn đề trên, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn miễn phí về thủ tục thế chấp đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Luật sư trả lời:

Chào anh Đông, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi những câu hỏi của mình đến với đội ngũ của Tổng Đài Pháp Luật. Dựa trên những thông tin mà anh cung cấp bên trên cũng như những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của anh như sau:

Giấy đề nghị vay vốn

 

>> Hướng dẫn cách soạn thảo giấy đề nghị vay vốn chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Giấy đề nghị vay vốn là đơn lập ra để đề nghị về việc được vay vốn ngân hàng. Mẫu đơn vay vốn sẽ phải nêu rõ thông tin của người làm đơn, số tiền vay, mục đích vay cũng như mức lãi suất và thời hạn vay. Các bạn có thể tham khảo giấy đề nghị vay vốn theo mẫu như sau:

Download (DOCX, 14KB)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————–

GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG VỐN VAY

Chương trình cho vay: …

Kính gửi: Ngân hàng …

1.Họ tên người vay: … Năm sinh: …

-Số CMND: …, ngày cấp: …./…./….., nơi cấp: …

-Địa chỉ cư trú: thôn …; xã …; Huyện …

-Là thành viên Tổ TK&VV do ông (bà) … làm tổ trưởng.

-Thuộc tổ chức Hội: … quản lý.

2.Họ tên người thừa kế: … Năm sinh … Quan hệ với người vay.

Chúng tôi đề nghị NHCSXH cho vay số tiền: … đồng

(Bằng chữ …

Để thực hiện phương án: …

Tổng nhu cầu vốn: … đồng. Trong đó:

+Vốn tự có tham gia: … đồng.

+Vốn vay NHCSXH: …đồng để dùng vào việc:

Đối tượng

Số lượng

Thành tiền

….

….

 

-Thời hạn xin vay: … tháng; Kỳ hạn trả nợ: … tháng/lần.

-Số tiền trả nợ: … đồng/lần. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…./…../……

-Lãi suất cho vay: …% tháng, lãi suất nợ quá hạn: …%  lãi suất khi cho vay.

Lãi tiền vay được trả định kỳ hàng tháng, vào ngày …

Chúng tôi cam kết: sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn. Nếu sai trái, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…,ngày…tháng…năm…

Tổ trưởng

Tổ TK&VV

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người thừa kế

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người vay

(Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)

PHÊ DUYỆT CỦA NGÂN HÀNG

1.Số tiền cho vay: … đồng (Bằng chữ: …)

2.Lãi suất: … %/tháng. Lãi suất nợ quá hạn: … % lãi suất khi cho vay.

3.Thời hạn cho vay: … tháng. Hạn trả nợ cuối cùng: Ngày…/…/…

…,ngày…tháng…năm…

Cán bộ tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng phòng

(Tổ trưởng) TD

(Ký, ghi rõ họ tên)

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

 

Như vậy, trong trường hợp của anh Đông ở trên, trước tiên nếu anh muốn được thế chấp mảnh đất trồng lúa trên anh cần chuẩn bị và điền đầy đủ thông tin vào giấy đề nghị vay vốn như chúng tôi trình bày bên trên để có thể được xem xét thế chấp mảnh đất.

>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ đỏ cần điều kiện gì? Hạn mức là bao nhiêu?

tu-van-dat-trong-lua-co-duoc-the-chap-khong

Hồ sơ vay thế chấp đất trồng lúa gồm những gì?

 

>>> Tư vấn miễn phí về hồ sơ cần chuẩn bị khi tiến hành vay vốn thế chấp bằng đất trồng lúa, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để có thể thế chấp mảnh đất trồng lúa anh Đông sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng

Chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản sao có chứng thực của bên đi vay

Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú của  bên đi va bản sao có chứng thực

Các giấy tờ pháp lý thể hiện tình trạng hôn nhân của bên đi vay chẳng hạn như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản sao có chứng thực

Các giấy tờ liên quan đến mảnh đất ruộng là tài sản thế chấp

Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập cũng như khả năng chi trả hàng tháng của người đi vay

>> Xem thêm: Vay thế chấp sổ hồng như thế nào – Hỗ trợ giải đáp các câu hỏi từ A-Z

Trình tự thủ tục vay thế chấp đất trồng lúa

 

>> Hướng dẫn chi tiết về thủ tục vay thế chấp đất trồng lúa nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định hiện nay, để có thể vay thế chấp đất trồng lúa thì người dân sẽ phải thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Khách hàng nhận tư vấn về gói vay và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết theo chỉ dẫn

Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ

Bước 3: Ngân hàng quyết định xét duyệt hồ sơ cũng như gửi thông báo đến khách hàng

Bước 4: Hai bên ký kết hợp đồng và tiến hành giải ngân

Như vậy việc thế chấp đất trồng lúa của anh Đông trong trường hợp trên sẽ được tiến hành thông qua các bước như trên. Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong quá trình thực hiện một trong các bước trên, các bạn hoàn toàn có thể kết nối thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.

Liên hệ Luật sư tư vấn tại Tổng Đài Pháp Luật

dich-vu-tu-van-dat-trong-lua-co-duoc-the-chap-khong

 

Tổng Đài Pháp Luật hiện là một trong số những địa chỉ uy tín, nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng mỗi khi gặp những vướng mắc trong quá trình vay vốn ngân hàng thông qua việc thế chấp tài sản nhất là quyền sử dụng đất nông nghiệp mình đang có. Do đó nếu có bất cứ vướng mắc gì cần tư vấn, bạn có thể liên hệ đến với chúng tôi thông qua các cách thức liên hệ sau:

Số điện thoại: 1900.6174

Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

Website: tongdaiphapluat.vn

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về các nội dung  liên quan đến câu hỏi đất trồng lúa có được thế chấp không. Nếu còn bất cứ khó khăn nào trong quá trình thế chấp đất trồng lúa tại ngân hàng, các bạn hoàn toàn có thể kết nối đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất.