Đấu thầu trong nước là gì? Các hình thức đấu thầu hiện nay?

“Đấu thầu trong nước là gì?” là câu hỏi mà Tổng Đài Pháp Luật nhận về rất nhiều từ quý bạn đọc trong thời gian gần đây. Với sự phát triển như hiện nay của Việt Nam thì các dự án đầu tư đang ngày càng có xu hướng tăng cao. Cùng với đó là các cuộc đấu thầu được tổ chứng với quy mô rộng hơn.

Có rất nhiều nhà đầu tư tiềm năng mong muốn tham gia đấu thầu để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có sự hiểu biết nhất định về đấu thầu.

Do vậy mà sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn về “Đấu thầu trong nước là gì?“. Đi kèm đó là những thông tin hữu ích khác liên quan.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc pháp lý nào cần được giải đáp, đừng ngân ngại hãy liên lạc ngay với Tổng Đài Pháp Luật  theo đường dây nóng 1900.6174 để nhận sự tư vấn từ các chuyên viên.

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Đặc điểm của đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đấu thầu trong nước là gì?


Sau đây, Tổng Đài pháp luật sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về “Đấu thầu trong nước là gì?“:

Đấu thầu là gì?


Trước khi tìm hiểu khái niệm về “Đấu thầu trong nước là gì?“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu định nghĩa về đấu thầu. Khái niệm đấu thầu được quy định theo khoản 12 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 chi tiết như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Từ định nghĩa trên có thể giải thích đơn giản về đấu thầu như sau. Đấu thầu chính là một quá trình được một tổ chức, công ty hay Chính phủ tiến hành nhằm mục tiêu lựa chọn ra:

– Những nhà thầu tiềm năng để họ sẽ ký kết và thực hiện hợp đồng về cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp

– Nhà đầu tư sẽ ký kết và thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư vào dự án đầu tư mà có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

dau-thau-trong-nuoc-la-gi

Đối với hoạt động đấu thầu này sẽ được thực hiện dựa trên các cơ sở như sau:

– Đảm bảo cạnh tranh: Người tham dự đấu thầu sẽ cần phải tuân thủ các quy định pháp luật bao gồm điều kiện và tiêu chí đấu thầu, để có thể đảm bảo cho sự cạnh tranh một cách công bằng giữa các bên tham dự;

– Công bằng: Việc tổ chức, công ty hay Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu cần được đánh giá một cách khách quan và bảo đảm tính công bằng;

– Minh bạch: Tất cả mọi thông tin về dự án đầu tư, các điều kiện hay yêu cầu, quy trình và kết quả việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải được công bố một cách rõ ràng và minh bạch;

– Hiệu quả kinh tế: Để đáp ứng được hiệu quả kinh tế và chất lượng của dự án đầu tư, cần phải chọn ra được nhà thầu, nhà đầu tư có khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng tốt và giá cả hợp lý.

>>> Xem thêm: Đầu thầu rút gọn là gì? Mẫu hợp đồng áp dụng chỉ định thầu

Đấu thầu trong nước là gì?


Sau đây, Tổng Đài pháp luật sẽ giải đáp câu hỏi của quý bạn đọc về “Đấu thầu trong nước là gì?”

Đấu thầu trong nước được định nghĩa theo khoản 15 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 như sau: Đấu thầu trong nước là đấu thầu mà chỉ có nhà thầu, nhà đầu tư trong nước được tham dự thầu.

Từ định nghĩa có thể giải thích đơn giản rằng, đấu thầu trong nước là đấu thầu mà sẽ chỉ có các nhà đầu tư, nhà thầu trong nước được phép tham dự vào thầu.

>>> Luật sư tư vấn đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Các hình thức đấu thầu hiện nay


Sau khi tìm hiểu khái niệm về “đấu thầu trong nước là gì?“, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các hình thức đấu thầy hiện nay.

Theo quy định pháp luật Việt Nam, hiện nay có 09 hình thức đấu thầu theo quy định tại Mục 1 Chương 2 Luật Đấu thầu 2013:

  1. Đấu thầu rộng rãi: Đây là hình thức đấu thầu mà không bị giới hạn về số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu.
  2. Đấu thầu hạn chế: Hình thức này sẽ chỉ có một số nhà thầu mà đáp ứng được yêu cầu của dự án mới được tham gia.
  3. Chỉ định thầu: Hình thức này sẽ chỉ có một nhà đầu tư, người mà được chỉ định tham gia.
  4. Chào hàng cạnh tranh: Đây là hình thức áp dụng cho gói thầu có giá thầu tối đa là 5 tỷ.
  5. Mua sắm trực tiếp: Đây là hình thức trực tiếp chọn ra nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ.
  6. Tự thực hiện: Hình thức này dành cho đơn vị tổ chức mà có thể tự mình triển khai gói thầu trong dự án.
  7. Tham gia thực hiện của cộng đồng: Đây là hình thức mà do dân cư, tổ chức tại địa phương thực hiện gói thầu.
  8. Đàm phán giá: Đây là hình thức chỉ sử dụng cho những gói thầu được chỉ định gồm thiết bị y tế, thuốc, vật tư xét nghiệm hay biệt dược, sinh vật tham chiếu.
  9. Lựa chọn các nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

Cụ thể, sau đây là thông tin chi tiết về từng loại đấu thầu:

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đấu thầu rộng rãi là gì?


Căn cứ theo Điều 20 Luật Đấu thầu 2013, thì khái niệm đấu thầu rộng rãi được định nghĩa như sau:

“Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.”

Có thể nói rằng hình thức đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư tiềm năng mà không hề có sự giới hạn về số lượng tham dự của nhà thầu hay nhà đầu tư. Hình thức đấu thầu rộng rãi có thể được áp dụng  đối với tất cả các dự án, gói thầu nằm trong vi phạm điều chỉnh của Luật Đầu tư 2023 (ngoại trừ các trường hợp thuộc các hình thức đấu thầu khác)

>>> Liên hệ luật sư tư vấn đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đấu thầu hạn chế là gì?


Căn cứ theo Điều 21 Luật Đấu thầu 2013, khái niệm về đấu thầu hạn chế được định nghĩa như sau:

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.”

Qua định nghĩa trên, đấu thầu hạn chế được giải thích như sau: đây là hình thức đấu thầu sẽ hạn chế số lượng nhà thầu tham gia vào dự án.

Khác với hình thức đấu thầu rộng rãi, hình thức đấu thầu hạn chế chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định như sau:

– Áp dụng đối với gói thầu có kỹ thuật mang tính đặc thù hoặc có yêu cầu cao mà chỉ một số nhà thầu mới có thể đáp ứng được yêu cầu

– Áp dụng đối với gói thầu mà phải thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế trong điều ước quốc tế và thỏa thuận vay vốn của nước ngoài theo yêu cầu của các nhà tài trợ vốn

dau-thau-trong-nuoc-la-gi


Chỉ định thầu là gì?


Theo khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, chỉ định thầu được giải thích như sau:

“4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;
  2. b) Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;
  3. c) Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ.”

Từ định nghĩa trên thì chỉ định thầu được giải thích đơn giản như sau: 

Chỉ định thầu là hình thức đấu thầu mà chỉ có một nhà đầu tư có khả năng đáp ứng và thực hiện các yêu cầu của dự án, được chỉ định để tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, chỉ định đấu thầu thường sẽ được áp dụng đối với các gói thầu nhất định được quy định tại Điều 22 Luật đấu thầu 2013, cụ thể là các gói thầu sau:

  1. Gói thầu cần thực hiện với mục đích nhằm khắc phục hoặc là để xử lý kịp thời hậu quả làm gây ra một số sự cố bất khả kháng
  2. Gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật của Nhà nước
  3. Gói thầu cần được triển khai ngay nhằm tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cũng như tài sản của cộng đồng dân cư trên khắp địa bàn, hoặc để bảo đảm không làm ảnh hưởng một cách nghiệm trọng đến các công trình liền kề nhau
  4. Gói thầu về các ngành nghề gồm mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để có thể triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong các trường hợp cấp bách
  5. Gói thầu cấp bách cần phải được triển khai với mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo
  6. Gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu mà đã từng thực hiện trước đó, với lý do là yêu cầu cần phải có sự tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được các nhà thầu khác
  7. Gói thầu có tính chất thử nghiệm, nghiên cứu, mua bản quyền sở hữu trí tuệ
  8. Gói thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hay được tuyển chọn khi tác giả có năng lực phù hợp theo quy định
  9. Gói thầu thi công xây dựng tranh hoành tráng, tượng đài, phù điêu, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến khâu thi công công trình
  10. Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý nhằm mục đích phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá mìn, bom, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình
  11. Gói thầu cung cấp dịch vụ công, sản phẩm, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ

Tuy nhiên, lưu ý rằng trong đó, đối với các gói thầu từ trường hợp 5 đến trường hợp 11 được nêu trên, thì để thực hiện chỉ định thầu cần đáp ứng các điều kiện được quy định theo khoản 2 Điều 22 Luật đấu thầu 2013:

– Quyết định đầu tư đã được phê duyệt, trừ trường hợp các gói thầu tư vấn đã chuẩn bị cho dự án

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt

– Vốn đầu tư dự án đã được bố trí theo yêu cầu của tiến độ thực hiện gói thầu

– Dự toán của dự án đầu tư đã được phê duyệt theo quy định, trừ các trường hợp đối với gói thầu EP,EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay

– Thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng là không quá 45 ngày

– Đối với trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp hơn thì cũng không quá 90 ngày

– Nhà thầu được phép đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu

>>> Liên hệ luật sư tư vấn đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Chào hàng cạnh tranh là gì?


Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật đấu thầu 2013 quy định về chào hàng cạnh tranh như sau:

“1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  2. b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  3. c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
  4. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  5. a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
  6. b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;
  7. c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.”

Chào hàng cạnh tranh được giải thích là hình thức đấu thầu được áp dụng đối với các gói thầu có giá trị tối đa là 5 tỷ đồng và được áp dụng khi đáp ứng được điều kiện về các gói thầu:

– Gói thầu về dịch vụ phi tư vấn đơn giản

– Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, có sẵn trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa cũng như tương đương nhau về chất lượng;

– Gói thầu với mục đích xây dựng công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công mà đã được phê duyệt qua.

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174

Mua sắm trực tiếp là gì?


Căn cứ theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2013, thì có thể hiểu mua sắm trực tiếp tức là một hình thức đấu thầu thực hiện lựa chọn một cách trực tiếp nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Đối với hình thức mua sắm trực tiếp, chỉ được áp  dụng đối với các gói thầu mua sắm có hàng hóa tương tự trong cùng một dự án, dự toán mua sắm hay thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Ngoài ra, để áp dụng hình thức đấu thầu này thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Nhà thầu đã trúng thầu được lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu cạnh tranh hoặc hình thức đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng để thực hiện gói thầu trước đó

– Hình thức đấu thấu mua sắm trực tiếp chỉ được áp dụng đối với gói thầu mà có nội dung, tính chất tương tự và quy mô không vượt quá 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó

– Đối với đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp, thì không được vượt qua đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó và phải phù hộ với thị trường tại thời điểm hoàn tất bản hợp đồng

– Thời hạn phê duyệt kết quả  đấu thầu tính từ thời điểm ký hợp đồng của gói thầu trước đó không được vượt quá 12 tháng.

Được áp dụng đối với các nhà thầu khác khi:

+ Nhà thầu có đủ kinh nghiệm, kỹ thuật, năng lực, giá như trên hồ sơ mời thầu và của kết quả đã lựa chọn nhà thầu trước đó

+ Nhà thầu trúng kết quả thầu trước đó không thể tiếp tục hoặc đã dừng thực hiện gói thầu

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay đến hotline sau để được tư vấn chi tiết: 1900.6174

Tự thực hiện là gì?


Đối với hình thức đấu thầu tự thực hiện, khái niệm được giải thích thông qua Điều 25 Luật Đấu thầu 2013:

Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.”

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu hình thức đấu thầu tự thực hiện là hình thức đấu thầu mà đơn vị tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu và có thể tự mình triển khai gói thầu thuộc các dự án, dự toán mua sắm. Bên cạnh đó cần đáp ứng điều kiện, cụ thể:

– Nhà thầu được chọn cần phải có chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề và lĩnh vực hoạt động kinh doanh phù hợp tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của gói thầu;

– Nhà thầu cần đáp ứng về năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm tuân thủ các điều kiện của gói thầu

– Nhà thầu cần có kế hoạch sẵn sàng cho việc sử dụng nhân lực, máy móc và thiết bị để có thể đáp ứng được tiến độ thực hiện của gói thầu.

Ngoài ra còn có các yêu cầu khác đối với chủ đầu tư và đơn vị, tổ chức đã thực hiện gói thầu, như sau:

– Chủ đầu tư trực tiếp phải tự mình triển khai đấu thầu hoặc ủy nhiệm cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, phòng ban thuộc tổ chức đó triển khai;

– Đơn vị, tổ chức thực hiện gói thầu sẽ không được phép thực hiện chuyển nhượng khối lượng công việc cho tổ chức, cá nhân khác có tổng giá trị tiền từ 10% giá trị gói thầu, hoặc trên 50 tỷ đồng.

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Các hình thức đấu thầu hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Tham gia thực hiện của cộng đồng là gì?


Căn cứ theo Điều 27 Luật Đấu thầu 2013 thì tham gia thực hiện cộng đồng là một hình thức đấu thầu do cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ hoặc nhóm thợ tại địa phương có đủ năng lượng để thực hiện toàn bộ hay một phần của gói thầu tại địa phương. Trong đó:

– Gói thầu phải thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các xã, huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

– Gói thầu có quy mô nhỏ mà một cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm được, với mức giá thầu tối đa là 05 tỷ đồng

>>> Xem thêm: Gói thầu xây lắp là gì? Các hình thức đầu thầu với gói xây lắp

Đàm phán giá là gì?


Hình thức đấu thầu đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu như sau:

– Gói thầu thực hiện việc mua biệt dược gốc và các loại sinh phẩm tham chiếu;

– Gói thầu để mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đặc thù mà chỉ có 1 hoặc 2 nhà sản xuất.

Đối với hình thức đấu thầu đàm phán giá , trường hợp ban hành danh mục thiết bị y tế, thuốc, vật tư xét nghiệm và quy trình, thủ tục đấu thầu thì cơ quan chức năng duy nhất được quyết định áp dụng chính là Bộ trưởng Bộ y tế.

>>> Đặc điểm của đấu thầu trong nước là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174

Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt là gì?


Đối với các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu 2013, đây là hình thức đấu thầu mà trong đó gói thầu, dự án xuất hiện có các điều kiện đặc thù và riêng biệt mà không được lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Đối với những trường hợp đặc biệt này thì chỉ có các gói thầu liệt kê sau được áp dụng:

– Gói thầu mua  vắc xin, thuốc dùng để thử nghiệm đảm bảo yêu cầu về điều kiện mua, thanh toán, bảo lãnh của đơn vị sản xuất, các yêu cầu khác trong hợp đồng

– Gói thầu mua thuốc, vắc xin, các thiết bị y tế từ các tổ chức nước ngoài

– Gói thầu đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng, đối ngoại và biên giới lãnh thổ

– Gói thầu chọn lựa luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước, các cơ quan nhà nước tại nước ngoài

– Gói thầu liên quan đến các hoạt động như:

+ Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập tại nước ngoài

+ Mua vé máy bay phục vụ cho đoàn đi công tác nước ngoài

+ Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ nhà nước thông qua việc mời các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giao

– Gói thầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước như tuyên truyền báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình…

– Gói thầu sản xuất, lắp đặt sân khấu nhằm phục vụ việc sản xuất các chương trình phát sóng gắn liền với ý tưởng thực hiện, thuê địa điểm để tổ chức sản xuất

– Gói thầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như: in ấn, tem, biên lai, niêm phong theo quy định của pháp luật

– Gói thầu mua và đào tạo chó nghiệp vụ, mua chất nổ, ma túy và các mẫu tẩm để huấn luyện chó nghiệp vụ

– Gói thầu có các yêu cầu đặc biệt về thủ tục, quy trình, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết và thực hiện hợp đồng đối với các gói thầu không thuộc các trường hợp kể trên.

Để ra quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong các trường hợp đặc biệt, thì chỉ có các cơ quan có thẩm quyền sau mới có quyền quyết định:

– Thủ tướng Chính phủ;

– Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trung ương;

– Chủ tịch UBND tỉnh.

dau-thau-trong-nuoc-la-gi

Lưu ý:

– Về hình thức gói thầu này, trong văn bản đề nghị phê duyệt hình thức lựa chọn nhà thầu cần phải nêu rõ lý do mà không thể áp dụng các hình thức đấu thầu còn lại

– Tất cả các hình thức đấu thầu được nêu trên trên đều có thể áp dụng trong đấu thầu công (mua sắm công)

– Ngoài hình thức đấu thầu rộng rãi và hình thức đấu thầu hạn chế, các hình thức còn lại không được áp dụng trong đấu thầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

>>> Những thông tin cần nắm khi tham gia đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Đấu thầu trong nước thì sử dụng ngôn ngữ và loại tiền nào?


Đối với ngôn ngữ và loại tiền được sử dụng cho đấu thầu trong nước, được quy định tại Điều 9 Luật Đấu thầu 2013 khoản 1 Điều 10 Luật Đấu thầu 2013 như sau:

– Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

– Loại tiền: Đồng Việt Nam

>>> Những thông tin cần biết về đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thời gian đăng tải kết quả trúng thầu trên hệ thống đấu thầu là bao lâu?


Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2022/TT-BKHDT về thời gian đăng tải kết quả trúng thầu trên hệ thống đấu thầu như sau:

1. Thời gian đăng tải:

Bên mời thầu đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.”

Vậy, kết quả trúng thầu trên hệ thống đấu thầu sẽ được đăng tải trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu và nhà đầu tư được phê duyệt.

>>> Đấu thầu trong nước là gì? Đặc điểm của đấu thầu trong nước là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tham gia đấu thầu trong nước thì nhà thầu được hưởng ưu đãi khi nào?


Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đấu thầu 2013  (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 33 
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017) thì nhà thầu sẽ được hưởng những ưu đãi khi tham gia đấu thầu trong nước, khi:

– Nhà thầu tham gia đấu thầu trong nước, quốc tế để cung cấp hàng hóa và hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên.

Bên cạnh đó, những nhà thầu tham gia đấu thầu trong nước để cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp thuộc các đối tượng sau thì sẽ được hưởng ưu đãi:

Nhà thầu có số lượng lao động là nữ giới chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên

Nhà thầu có số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ là từ 25% trở lên

– Nhà thầu là các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ.

Chú ý: Không áp dụng đối với trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và trở thành thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nhà tài trợ có quy định khác về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.

>>> Tư vấn chi tiết và nhanh chóng về “đấu thầu trong nước là gì?” Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ đến các bạn về “Đấu thầu trong nước là gì?”. Trong quá trình tìm hiểu nếu có bất kỳ thắc mắc nào? Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.