Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật 2022

Di sản dùng vào việc thờ cúng thể hiện lòng tôn kính, trách nhiệm thiêng liêng, sự biết ơn đối với người đã chết, vì vậy nhà nước ta hiện nay đã cho phép những người lập dành một phần di sản trong khối tài sản người mất để lại để thờ cúng. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng, hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật tham khảo ngay bài viết dưới đây. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan, đừng ngần ngại, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhất. 

>> Luật sư tư vấn chính xác di sản dùng vào việc thờ cúng, gọi ngay 1900.6174

 

di-san-dung-vao-viec-tho=cung-nhu-the-nao

Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng

 

Chị Kim Ngân ( Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật Sư, gia đình chúng tôi có 5 anh chị em. Bố tôi qua đời năm 1997 và bố mất không để lại di chúc, mẹ tôi vừa qua đời tháng 4/2022 và có để lại di chúc. Trong di chúc có mẹ tôi ghi rõ cho cô em gái hiện đang sống trong căn nhà này (tại Thành phố Hồ chí Minh) có quyền quản lý căn nhà này và căn nhà mà mẹ tôi để lại chỉ được sử dụng để thờ cúng ông bà tổ tiên và không được bán đi. Cho đến Hiện tại thì mẹ tôi là người duy nhất đứng tên trong sổ hồng.

Anh em chúng tôi quyết định và đồng ý tất cả 5 người sẽ đứng tên trong sổ hồng, và sau đó có em gái thay đổi ý định là cô chỉ muốn làm theo di chúc rằng chỉ một mình cô đứng tên trong sổ hồng và dĩ nhiên là 4 anh em còn lại không đồng ý và chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý để em gái tôi đứng tên một mình trong số hồng vì có âm mưu với con trai mình (30 tuổi, hiện đang sống trong căn nhà này) để chiếm đoạt tài sản này.

Hiện tại con trai của em gái tôi đang giữ sổ hồng mà chúng tôi đã yêu cầu nhiều lần nhưng không trả lại. Chúng tôi mong Luật sư chỉ dẫn giải quyết những thắc mắc sau:

1. 4 anh em chúng tôi có quyền giữ sổ hồng không và nếu có thì có thể giữ bằng cách nào, việc đứa cháu con ruột của em gái tôi giữ sổ hồng mà không trả lại đây có phải là chiếm đoạt tài sản hay không?

2. Chúng tôi có quyền mời đứa cháu này ra khỏi nhà đang ở đấy có được hay không?

3. Chúng tôi có thể tiếp tục việc chuyển tên khi em gái tôi khước từ vì chỉ muốn một mình cô đứng tên.

4. Chúng tôi có thể báo cáo với Công an Phường về sự việc nêu trên?

5. Nếu 4 anh em chúng tôi muốn bán căn nhà này có được hay không?

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư cho những hướng dẫn giải quyết quý báu này. Chân thành cảm ơn”

 

> Tư vấn quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng, gọi ngay 1900.6174

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Nội dung thắc mắc của bạn được đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý nghiên cứu và đưa ra giải đáp như sau:

Như thông tin bạn đưa ra, bố đã mất năm 1997, mẹ bạn mất năm 2022 tuy nhiên bạn chưa nói rõ đây là tài sản riêng của mẹ bạn có được sau khi bố bạn mất hay là tài sản chung của bố mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân.

Nếu như là tài sản chung của bố mẹ bạn, thì mẹ bạn sẽ chỉ được định đoạt đối với phần tài sản của mẹ bạn đã có trong khối tài sản chung theo quy định tại Điều 233 của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Mỗi một chủ sở hữu chung theo phần sẽ có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc là theo quy định của pháp luật.

3. Trong trường hợp khi một chủ sở hữu chung quyết định bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác sẽ được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn là ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, và một tháng đối với tài sản chung nếu là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác đã nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì lúc này chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp nếu bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên về việc mua thì trong thời hạn ba tháng, được kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền khi ưu tiên mua, thì chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung sẽ có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình nghĩa vụ và quyền của người mua; bên có lỗi nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp nếu một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này đã chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp nếu thuộc sở hữu chung của cộng đồng thì sẽ thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.”

Vì vậy, mà việc định đoạt tài sản chung của mẹ bạn trong di chúc như trên là không có căn cứ pháp luật, và bạn có quyền tuyên di chúc vô hiệu, và một trong các con sẽ có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định. Tài sản để lại này sẽ được chia đều cho những người đang thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định rõ tại điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Nếu như đây là tài sản riêng của mẹ bạn, thì việc định đoạt tài sản trong di chúc phải đảm bảo quy định tại Khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Di chúc được coi là hợp pháp khi phải có đủ các điều kiện như sau:

a) Người lập di chúc phải minh mẫn, và sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, hay đe dọa hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc cũng không trái quy định của pháp luật.

… “

Theo như bạn đã trình bày ở trên thì em gái bạn đang ở trong căn nhà của mẹ bạn trong di chúc là người được quyền sẽ quản lý căn nhà. Tức là em gái của bạn không phải là người thừa kế theo di chúc, mà chỉ là người được chỉ định để quản lý di sản thừa kế theo di chúc mà mẹ bạn để lại. Đồng thời sẽ không cho phép bán căn nhà mà chỉ được ở và dùng vào việc thờ cúng.

Căn cứ theo Điều 639 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản: Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có các nghĩa vụ sau đây:

– Lập các danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang định đoạt và chiếm hữu, trừ khi trường hợp pháp luật có quy định khác;

– Bảo quản các di sản; không được bán hay trao đổi hoặc tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng bất kỳ các hình thức nào khác, nếu như không được những người thừa kế còn lại đồng ý bằng văn bản;

– Thông báo về di sản cho những người thừa kế khác;

– Bồi thường các thiệt hại, nếu như vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây ra thiệt hại;

– Giao lại phần di sản theo yêu cầu của người được thừa kế.

Do đó, thì người em gái của bạn hay 4 anh chị em bạn đều không có quyền đứng tên sổ hồng căn nhà nếu không được sự đồng ý của cả 5 người.

Bốn người con còn lại sẽ không có quyền đuổi người cháu ra khỏi nhà bởi không có căn cứ hợp lý để đuổi ở đây. Việc người cháu đang giữ sổ hồng, không đưa cho những người con mượn còn lại mượn thì không được coi là chiếm đoạt tài sản và không đủ điều kiện cấu thành tội chiếm đoạt tài sản, bởi vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ không được coi là tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi năm 2017.

Đây là phần di sản dùng vào việc thờ cúng và phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 670. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. Trong trường hợp nếu người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản để lại đó sẽ không được chia thừa kế và sẽ chỉ được giao cho một người đã được chỉ định trong phần di chúc để quản lý và thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng như di chúc để lại hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế sẽ có quyền chuyển giao phần di sản đó dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp nếu người để lại di sản khi mất không chỉ định về người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế sẽ cử một người quản lý di sản thờ cúng đó.

Trong trường hợp nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

2. Trong trường hợp nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì sẽ không được dành một phần di sản  dùng vào việc thờ cúng.”

Do đó, di sản dùng vào việc thờ cúng là di sản không thể phân chia và giao cho người được chỉ định trong di chúc quản lý. Trong di chúc mẹ bạn đã ghi rõ là giao cho em gái bạn và sẽ không được dùng để chuyển nhượng, hay cầm cố, hay thế chấp nên em gái bạn phải sử dụng căn nhà vào đúng mục đích đó là thờ cúng. Trong trường hợp em gái bạn sử dụng và quản lý ngôi nhà không đúng mục đích thì các anh,chị, em của bạn sẽ có quyền giao ngôi hiện tại này cho người khác quản lý.

Sau này nếu xảy ra tranh chấp thì anh/chị/em của bạn sẽ có quyền yêu cầu chia lại tài sản là ngôi nhà kia thì hành vi này đã là trái với quy định của pháp luật. Nếu như anh, chị của bạn vẫn tiếp tục tranh chấp về ngôi nhà đó thì em gái của bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (anh, chị, em của bạn đang cư trú) theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Trong trường hợp tư vấn pháp luật dân sự chưa được rõ ràng về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật, bạn hãy nhanh tay gọi đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp cụ thể trong thời gian ngắn nhất.

>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc theo luật hiện hành

Di sản dùng vào việc thờ cúng có phân chia thừa kế được hay không?

 

Chị Dương Hồng ( Quảng Ninh) có câu hỏi:
“Chào luật sư, hiện tại tôi có một số vướng mắc về việc làm di chúc thừa kế cho bố của tôi như sau:

Bố tôi sinh 1950, mẹ tôi sinh 1953 có 3 con trai và 2 con gái, 5 người con đều đã có gia đình và đều đang ở riêng. Hiện tại thì bố tôi đã mất. Bố tôi lập di chúc thừa kế với mong muốn là ngôi nhà mà mẹ tôi đang ở hiện tại sẽ cho người con trai út, nhưng với điều kiện ngôi nhà này chỉ dùng thừa kế để thờ cúng không được cầm cố hay chuyển nhượng hay buôn bán thì có được không thưa luật sư? Nếu về sau này có tranh chấp xảy ra với những anh/em khác có xảy ra hay không? Tại vì nguyện vọng của bố tôi mong muốn để ngôi nhà đang ở là nhà để thờ cúng ông bà và tổ tiên ?

Ngoài ra, thì bố mẹ tôi còn có miếng đất hiện nay gia đình tôi đang ở và được đứng tên của cả bố và mẹ tôi, tức là tài sản chung của hai người có được trong thời kỳ kết hôn. Năm 2017, bố tôi qua đời và không để lại di chúc chuyển quyền sở hữu mảnh đất này cho ai.

1. Mẹ tôi hiện tại vẫn còn sống và đang muốn làm giấy tờ để chuyển nhượng quyền sở hữu sang đứng tên một mình bà. Vậy mẹ tôi cần phải làm những hồ sơ, thủ tục gì?

2. Ngoài ra, bố tôi còn có vợ kế (hợp pháp) và 2 con riêng. Vậy họ có được hưởng quyền thừa kế đất đai hay không?

Kính mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cám ơn!”

 

>> Giải đáp di sản dùng vào việc thờ cúng nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Với thắc mắc chị đưa ra, Luật sư tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Trường hợp người lập di chúc khi đã mất để lại một phần di sản nhằm mục đích dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó sẽ không được chia thừa kế và đồng thời sẽ được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc để quản lý và thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng với di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế còn lại thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản mà dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp mà người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng trước khi mất thì những người thừa kế còn lại cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng đó sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp của di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo đúng pháp luật.

2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết nếu không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì sẽ không được dành một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng.

Như vì vậy, di sản dùng vào việc thờ cúng sẽ là di sản không phân chia và được giao cho người được chỉ định quản lý trong di chúc. Trong di chúc bố anh đã ghi rõ là giao cho con trai út và không được sử dụng với mục đích khác như là: dùng để chuyển nhượng, để cầm cố, hay thế chấp nên em trai út của anh phải sử dụng căn nhà vào đúng mục đích là thờ cúng.

Trong trường hợp mà em trai út của anh sử dụng và quản lý ngôi nhà không đúng mục đích thì các anh,chị, em còn lại của bạn có quyền giao ngôi này cho người khác quản lý và thực hiện việc thờ cúng như di chúc bố anh đã để lại.

Nếu về sau này có xảy ra tranh chấp anh/chị/em của bạn có quyền yêu cầu chia tài sản là ngôi nhà kia thì hành vi chia tài sản này sẽ là trái với quy định của pháp luật. Và nếu anh, chị của bạn vẫn tiếp tục tranh chấp về ngôi nhà đó thì em trai út của bạn có thể viết đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn là (anh, chị của bạn cư trú) theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khá đặc biệt quan trọng trong vấn đề về việc áp dụng quyền sử dụng đất dùng vào việc thờ cúng đó là khi nào quyền sử dụng tài sản dùng cho việc thờ cúng sẽ chấm dứt, và khi nào thì quyền sử dụng đất đó lại tiếp tục được tham gia vào các giao dịch dân sự thường ngày.

Vì vậy, chúng ta không thể để cho một khối tài sản mãi nằm bất động và gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia. Bộ luật dân sự 2015 có một quy định liên quan đến vấn đề này đó là: “trong trường hợp nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc để lại đều đã chết thì phần di sản này sẽ dùng để thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế hợp pháp theo pháp luật.” Nhưng quy định này có phần khá khó hiểu và đã đặt ra rất nhiều vướng mắc cần phải giải quyết.

Mọi thắc mắc về di sản dùng vào việc thờ cúng có được phân chia thừa kế hay không, vui lòng gửi câu hỏi đến hòm thư điện tử của Tổng Đài Pháp Luật hoặc trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174. Đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý luôn thường trực 24/7, sẵn sàng giải đáp tất cả thắc mắc của người dân về di sản dùng vào việc thờ cúng, đồng thời, chúng tôi luôn theo sát người dân trong mọi trường hợp để đảm bảo cuộc tư vấn được trọn vẹn nhất.

 

>> Xem thêm: Thủ tục phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mới nhất 2022

di-san-dung-vao-viec-tho-cung-co-duoc-chia-thua-ke-khong

Pháp luật Việt Nam quy định di sản dùng vào việc thờ cúng có được bán hay không?

 

Chị Hà Trang ( Thái Nguyên) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc liên quan đến việc dùng di sản vào việc thờ cúng. Mong luật sư giải đáp thắc mắc này giúp tôi:Gia đình tôi có một mảnh đất, hiện nay gia đình tôi đang ở được đứng tên của cả cha và mẹ tôi, tức là tài sản chung của hai người có được trong thời kỳ hôn nhân, chung sống chung.

Năm 2021 thì bố và mẹ tôi đã qua đời và có để lại di chúc cho anh em chúng tôi. Trước tôi có một anh trai, hiện tại tôi và anh trai đều đã có gia đình riêng. Trong di chúc bố mẹ tôi để lại có ghi sẽ để lại mảnh đất là ngôi nhà đang ở này cho anh trai tôi quản lý nhưng phải sử dụng với mục đích làm việc thờ cúng, hưởng hỏa cho ông bà, tổ tiên chứ không được dùng vào mục đích sử dụng khác.

Đến tháng 3 năm 2022 anh tôi có ý định sẽ bán mảnh đất là phần di sản mà bố mẹ tôi để lại nhằm sử dụng vào việc thờ cúng để lấy tiền trả số nợ năm 2021 anh tôi vay để xây nhà, hoặc mang đi thế chấp ngân hàng mảnh đất đó cho ngân hàng trong thời hạn 3 năm để lấy tiền trả số nợ đó.

Luật sư cho tôi hỏi anh tôi muốn bán mảnh đất dùng để thờ cúng hoặc thế chấp mảnh đất đó là đúng hay sai? Có đúng quy định của pháp luật hay không? Và pháp luật đang hiện hành quy định như thế nào về vấn đề này? Mong luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc này, xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn di sản dùng vào việc thờ cúng có được bán hay không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, chắc hẳn câu hỏi trên đã và đang là thắc mắc của rất nhiều người dân. Nội dung câu hỏi của bạn được đội ngũ Luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về phần di sản dùng vào việc thờ cúng có quy định như sau:

“Trường hợp khi người lập di chúc mất có để lại một phần di sản nhằm mục đích dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó sẽ không được chia thừa kế và đồng thời được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc để quản lý để thực hiện việc thờ cúng như đã quy định”

Do đó, di sản này là mảnh đất bố mẹ bạn để lại và đã ghi trong di chúc để lại nhằm sử dụng vào mục đích thờ cúng nên chỉ được sử dụng cho việc thờ cúng mà sẽ không được chia thừa kế. Và đồng thời, phần di sản này sẽ được giao cho người được chỉ định ở trong di chúc bố mẹ bạn để lại sử để quản lý và thực hiện việc thờ cúng.

Chính vì vậy, mà phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì chỉ được dùng cho việc thờ cúng mà không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ người thừa kế nào hoặc bất cứ người nào khác.

Bên cạnh đó, tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định cụ thể và rõ ràng về việc chỉ định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

– Người để lại di chúc trước khi mất chỉ định trong di chúc cho người quản lý phần di sản dùng vào việc thờ cúng;

– Những người thừa kế được giao phần di sản này nhằm dùng cho việc thờ cúng cho người khác quản lý nếu như người được chỉ định không thực hiện đúng như di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế;

– Người để lại di sản nếu không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế sẽ cử người quản lý phần di sản thờ cúng đó. Nếu như những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng cho việc thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp phần di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế đúng theo pháp luật.

Tóm lại: Việc để lại di sản thừa kế nhằm mục đích dùng cho việc thờ cúng sẽ được thực hiện theo ý chí của người lập di chúc. Và phần di sản này không được sử dụng để chia thừa kế nên không được phép mang bán phần di sản này trừ trường hợp dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ do người chết để lại mà toàn bộ di sản còn lại không đủ để thực hiện chi trả.

Như vậy, trước khi mất bố mẹ bạn đã để lại cho anh trai bạn trực tiếp quản lý và thực hiện việc thờ cúng. Do đó, anh trai bạn sẽ không được bán hay thế chấp phần di sản thờ cúng đó để sử dụng vào mục đích các nhân là trả nợ do khoản nợ này là anh trai bạn vay chứ không phải bố mẹ bạn vay và di sản bố, mẹ bạn để lại không đủ để trả nợ nên anh trai bạn sẽ không được mảnh đất này là phần di sản bố mẹ bạn để lại nhằm sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Trên đây là tư vấn chi tiết của Luật sư về vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng có được bán hay không? Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan, hãy trao đổi ngay với Luật sư qua số hotline 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn cụ thể.

 

> Xem thêm: Luật thừa kế tài sản không di chúc và những quy định của pháp luật

 

di-san-dung-vao-viec-tho-cung-ban-duoc-khong

Luật sư tư vấn về di sản dùng vào việc thờ cúng

 

Anh Tuấn Phương ( Cao Bằng ) có câu hỏi như sau:

“Kính gửi Luật Sư Tổng đài pháp luật, mong luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề như sau. Hiện tại, Gia đình tôi hiện là trưởng họ và nhà thờ của họ được các cụ ngày xưa xây trên mảnh đất của gia đình tôi từ lâu và từ trước tới giờ vẫn là nơi thờ cúng ông bà, tổ tiên chung.

Trước khi bố tôi mất cũng có để lại di chúc cho anh trai tôi quản lý phần đất thờ cúng đó và vào các ngày lễ, tết, giỗ…. sẽ hương hỏa cho ông bà và tổ tiên. Bây giờ các ông trong họ đã nhiều tuổi rồi và các ông trong họ có yêu cầu gia đình tôi cắt 10 thước đất tương đương 240 m2 để đi làm Sổ đỏ cho nhà thờ, nhưng gia đình tôi không đồng ý cấp số diện tích đất bằng đó bởi vì nếu cấp diện tích như vậy thì sẽ lấn vào nhà đang ở của gia đình tôi và nếu như không phá nhà thì nhà gia đình tôi phải trả đất ở chỗ khác để thay thế.

Vì vậy, Xin các chuyên gia làm luật của Tổng đài pháp luật cho tôi hỏi gia đình tôi có bắt buộc phải cấp đúng 240m2 đất để làm sổ đỏ cho nhà thờ hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Dịch vụ Luật sư tư vấn di sản dùng vào việc thờ cúng uy tín, hiệu quả, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định về di sản dùng vào việc thừa kế như sau:

“1. Trường hợp người lập di chúc khi đã mất để lại một phần di sản nhằm mục đích dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó sẽ không được chia thừa kế và đồng thời sẽ được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc để quản lý và thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng với di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế còn lại thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản mà dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp mà người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng trước khi mất thì những người thừa kế còn lại cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng đó sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp của di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo đúng pháp luật.”

Như vậy khi căn cứ theo quy định trên thì việc mà gia đình bạn đã và đang thực hiện quyền quản lý thì gia đình bạn phải tiếp tục thực hiện đúng theo di chúc mà bố bạn đã để hoặc theo thỏa thuận của những người thừa kế lại hợp pháp theo quy định của pháp luật . Trong trường hợp mà gia đình bạn không tiếp tục thực hiện thì những người thừa kế hợp pháp sẽ có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để tiếp tục sử dụng vào mục đích thờ cúng.

Vì vậy, nếu như trong di chúc bố bạn đã ghi rõ thừa kế di sản dùng vào việc thờ cúng và để lại là diện tích đất là 240m2 thì trong trường hợp này gia đình của bạn sẽ bắt buộc phải cấp đúng diện tích đó. Và nếu như gia đình bạn không thực hiện việc cho cấp đúng số diện tích đất đó thì có thể những người thừa kế còn lại sẽ có quyền yêu cầu gia đình bạn phải trả lại phần đất đó cho họ hoặc chuyển cho người khác tiếp tục quản lý phần di sản thừa cúng đó theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là một số lợi ích bạn nhận được khi lựa chọn dịch vụ luật sư tư vấn tại Tổng Đài Pháp Luật:

– Thứ nhất, các vị luật sư ở Tổng đài tư vấn pháp luật đã có những kinh nghiệm và sự hiểu biết rất sâu sắc pháp luật Việt Nam hiện hành và pháp luật các nước có yếu tố nước ngoài, luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng hay thừa kế như thế nào cho hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.

– Thứ hai, về thông thường thì các vấn đề liên quan đến di sản, di chúc hay thừa kế thường mang tính chất phức tạp và người dân luôn muốn được lắng nghe tư vấn từ Luật sư có chuyên môn cao để được giải đáp kỹ lưỡng, phù hợp, cách giải quyết tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của người dân theo đúng quy định của pháp luật.

– Thứ ba, ngoài việc tư vấn các lĩnh vực pháp lý ra thì Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật còn giải quyết các tranh chấp liên quan đến những vấn đề này.

>> Xem thêm: Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc theo quy định mới nhất

Hy vọng với tất cả những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn toàn diện về vấn đề di chúc dùng vào việc thờ cúng. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào muốn được Luật sư, chuyên gia pháp lý có chuyên môn cao giải đáp, đừng ngần ngại, hãy kết nối ngay với Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất. Chúng tôi luôn đảm bảo mọi thông tin tư vấn cho người dân là hoàn toàn chính xác dựa trên căn cứ pháp lý phù hợp với yêu cầu tư vấn của người dân. Sự tin tưởng của các bạn là niềm vinh hạnh lớn đối với chúng tôi.

Cảm ơn và trân trọng!