Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn [MỚI NHẤT]

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con được một trong những giấy tờ quan trọng và cần thiết đối với những bậc cha mẹ khi muốn làm thủ tục giành quyền nuôi con tại Tòa án. Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ chia sẻ với bạn cách soạn hồ sơ khởi kiện và hướng dẫn chi tiết, chính xác nhất cách điền mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định hiện hành.

mau-don-khoi-kien-gianh-quyen-nuoi-con

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con gồm những nội dung gì?

 

Chị Ngoan ( Lâm Đồng) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề tranh chấp quyền nuôi con. Cụ thể là năm 2019 tôi và chồng thuận tình ly hôn, hai con sinh năm 2014 và 2018 do tôi được quyền chăm sóc và nuôi dưỡng không yêu cầu trợ cấp từ chồng tôi.
Do nhu cầu công việc tôi phải ra nước ngoài, trước khi đi tôi có ra văn phòng Luật sư viết giấy uỷ quyền cho mẹ tôi nuôi hai cháu. Một thời gian sau này, bố bọn trẻ đã đòi đưa cháu nhỏ sinh 2018 về nuôi, vì tôi không có nhà nên gia đình tôi đành để bố nó nuôi.
Được một thời gian biết tôi đang ở nước ngoài anh ta đã viết đơn ra tòa đòi lại quyền nuôi cháu nhỏ và tòa chấp nhận khi tôi không hề biết có những việc kiện tụng đó. Anh ta đã tự ý cắt hộ khẩu của con tôi về cùng gia đình anh ta nhưng công an xã không đồng ý, vì trên giấy uỷ quyền và quyết định cũ của toà là tôi vẫn có quyền nuôi con. Bây giờ, tôi đã có đủ điều kiện pháp lý để đón con tôi ra nước ngoài đoàn tụ.
Trước khi có ý định đón con, tôi đã phân tích và hỏi ý kiến của bố bọn trẻ, anh ta đồng ý. Nhưng sau khi tôi có đầy đủ mọi thủ tục và có lịch hẹn tại Đại Sứ Quán, tôi gọi điện và nhờ anh ta ký giấy đồng ý cho con được đi cùng tôi, thì anh ta lại đổi giọng và nói không đồng ý nữa. Anh ta ép tôi phải về ký giấy sang tên quyền sử dụng đất để một mình có quyền sử dụng( tôi muốn nói thêm là đất này khi ly hôn bọn tôi thống nhất không tranh chấp và đồng ý để sau này cho con) và cũng ép tôi phải ký giấy cho anh ta một mình quyền nuôi đứa cháu nhỏ.
Nhưng trên thực tế vì anh ta đã cặp bồ và có hai con riêng với người phụ nữ kia, dẫn đến gia đình phải ly hôn. Hiện tại, anh ta đang sống với bồ và đã sinh thêm một con trai gần 1 tuổi nữa. Còn con trai của tôi sống chung với ông bà nội chứ bố nó không hề trực tiếp nuôi dưỡng. Và tôi có đủ bằng chứng về việc chồng cũ có bồ và con riêng của Công an tỉnh quyết định. Tôi đưa đơn kiện anh ta về hành vi bạo lực gia đình và vi phạm luật hôn nhân một vợ một chồng nên anh ta luôn bôi nhọ danh dự và uy tín đe dọa tôi và gia đình bên ngoại.
Bây giờ tôi muốn đòi lại quyền nuôi cả 2 đứa nhỏ và đón con theo diện đoàn tụ. Vấn đề của tôi bây giờ là không thể đón con nếu anh ta không đồng ý. Chỉ có thể vì tất cả những lý do trên mà anh ta bị cấm quyền thăm con tạm thời thì tôi mới có thể một mình đón cháu bé. Tôi muốn nộp đơn khởi kiện ra tòa giành quyền nuôi con nên tôi mong muốn được Luật sư tư vấn giúp tôi các mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con gồm những nội dung gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Các trường thông tin cần phải có trong mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật về đơn khởi kiện giành quyền nuôi con. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con hiện chưa được quy định tại văn bản pháp luật hiện hành. Tuy nhiên về nội dung, hình thức phải đảm bảo các điều kiện chung được quy định tại Điều 189 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:          

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú;

Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện.

Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị khởi kiện;

Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện;

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Trong quá trình điền mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, nếu vợ chồng bạn gặp khó khăn tại bất kỳ trường thông tin nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết và nhanh chóng nhất!

Tham khảo bài viết:

1. Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con, xin thay đổi quyền nuôi con 

2. Giấy ủy quyền nuôi con

3. Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn

3. Mẹ đi lấy chồng bố có quyền nuôi con không?

4. Bố mẹ ly hôn con phải làm sao, giành quyền nuôi con như thế nào?

Cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

 

Chị Vi (Sóc Trăng) có câu hỏi:

“Chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau, hai vợ chồng tôi kết hôn được 2 năm và đã có với nhau một con chung. Nhưng trong thời gian chung sống có nhiều bất đồng. Chồng tôi không dành nhiều thời gian cho gia đình, tiền chu cấp sinh hoạt không đủ, lừa dối gia đình vợ lấy tiền chơi cá độ, thậm chí cả mẹ và chị ruột anh ta cũng bị lừa, đến nỗi anh ta còn có những khoản nợ do vay nặng lãi.

Tôi và hai bên gia đình cũng đã cho anh ta rất nhiều cơ hội làm lại nhưng anh ta vẫn không thay đổi. Chính vì bản tính không trung thực, hoàn lương nên tôi không thể chung sống với anh ta được nữa. Nhờ luật sư hướng dẫn tôi cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con theo quy định pháp luật hiện hành? Vì nếu con tôi ở với bố nó tôi cảm thấy không tốt cho cháu bé, và cũng không thể nuôi dạy, chăm sóc và tương lai của cháu bé không được đảm bảo được.

Mong Luật sư giúp tôi với ạ, tôi xin chân thành cảm ơn ạ!”

 

>> Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con chi tiết và chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho chúng tôi về cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con. Luật sư đã tiếp nhận và trả lời như sau:

Giành quyền nuôi con sau ly hôn là thủ tục khi cha mẹ nhận thấy rằng đối phương người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con cái không đảm bảo có đủ điều kiện về kinh tế, môi trường sống, hạnh phúc của con thì người còn lại sẽ có quyền yêu cầu Tòa án tiến hành các thủ tục về thay đổi quyền nuôi con.

Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người không biết cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con sao cho chính xác nên thường dẫn đến những sai sót không đáng có. Sau đây, Luật sư sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con một cách đầy đủ và chuẩn nhất. Hy vọng nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có thể áp dụng hiệu quả vào vấn đề thực tiễn của mình.

Khi điền mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, bạn cần lưu ý một số trường thông tin như sau:

Ghi rõ ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

Tên Tòa án nơi bị đơn cư trú: Điền tên Tòa án nhân dân cấp huyện/quận nơi bị đơn cư trú.

Thông tin của người làm đơn khởi kiện. Trong đơn ghi rõ tên, địa chỉ và nơi làm việc của nguyên đơn. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ

Thông tin của người bị khởi kiện: ghi tương tự như trên

Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện. Cụ thể, tóm tắt nội dung vụ việc: hai vợ chồng đã ly hôn tại Bản án nào, lý do làm đơn.

Liệt kê đầy đủ danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện: giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,… (bản sao).

Cam kết của người làm đơn khởi kiện về tính trung thực và chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai sự thật. Phía cuối đơn cần ghi rõ họ, tên đệm và tên của người khởi kiện.

Nếu bạn còn gặp vướng mắc tại bất kỳ trường thông tin nào khi viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn theo quy định năm 2022

cach-viet-don-khoi-kien-gianh-quyen-nuoi-con

Trình tự, thủ tục cần lưu ý khi thực hiện khởi kiện giành quyền nuôi con

 

Anh Thành (Buôn Mê Thuột) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn, giải đáp như sau: Tôi và vợ tôi có quen nhau từ năm 2018. Tôi và cô ấy đều là công nhân cho một công ty gần nhà. Chúng tôi có với nhau một bé trai 4 tuổi. Chung sống hạnh phúc với nhau được một thời gian, do áp lực về kinh tế, cuộc sống tôi và cô ấy thường xuyên xảy ra cãi vã.
Đỉnh điểm đầu năm 2022, tôi phát hiện cô ấy đã cặp bồ với một người đàn ông khác. Tôi và cô ấy thỏa thuận sẽ nộp đơn ra tòa án yêu cầu ly hôn, nhưng chúng tôi vẫn chưa thỏa thuận về quyền nuôi con. Vì cháu bé là đứa con chung duy nhất của hai bên nên cả hai bên đều muốn giành quyền nuôi cháu bé. Tôi lo rằng nếu cháu về ở với mẹ thì tương lai bé sẽ không được ổn định và người cha dượng kia sẽ làm nguy hại đến bé.
Tôi muốn làm đơn khởi kiện giành quyền nuôi cháu bé khi ly hôn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trình tự, thủ tục cần lưu ý khi thực hiện khởi kiện giành quyền nuôi con. Mong Luật sư tư vấn, giúp đỡ, giải thích cho tôi.”

 

>> Tư vấn thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn là thủ tục yêu cầu khởi kiện giành quyền nuôi con của một bên vợ hoặc chồng khi thấy rằng bên còn lại không đáp ứng được các điều kiện về nuôi con chung. Quyền nuôi con được pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng, chi tiết để hạn chế tối đa mâu thuẫn giữa vợ và chồng.

Thực tế, có rất nhiều cặp đôi sau ly hôn muốn giành quyền nuôi con nhưng lại không biết cần chuẩn bị những gì, trình tự, thủ tục cần lưu ý khi thực hiện khởi kiện giành quyền nuôi con ra sao. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Luật sư của chúng tôi giải đáp thắc mắc về vấn đề trên như sau:

Thủ tục tiến hành khởi kiện giành quyền nuôi con được quy định rõ ràng, chi tiết tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:

Hồ sơ khởi kiện giành quyền nuôi con:

Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con (mẫu đơn khởi kiện);

Bản án/quyết định ly hôn của Tòa án;

Giấy khai sinh của con (bản sao);

Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao);

Các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để thay đổi quyền nuôi con.

Thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con

Trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người nuôi con thì Tòa án sẽ can thiệp khi xem xét đến các điều kiện giành quyền nuôi con như sau:

Điều kiện về chủ thể (theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

Điều kiện về vật chất

Điều kiện về tinh thần

Trình tự khởi kiện bao gồm 3 bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bước 2: Nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí nếu Tòa án thụ lý đơn khởi kiện.

Bước 3: Tòa án tiến hành mở phiên tòa xét xử. Nếu không đồng ý với phán quyết của tòa, các bên có thể tiến hành kháng cáo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại (Điều 203 Bộ luật dân sự năm 2015).

Trong quá trình điền thông tin mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con hoặc thủ tục khởi kiện giành quyền nuôi con, nếu vợ chồng anh gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn Tư vấn cách giành quyền nuôi con hợp pháp 

thu-tuc-lam-don-khoi-kien-gianh-quyen-nuoi-con

Điều kiện đòi lại quyền nuôi con

 

Chị Quyên ( An Giang) có câu hỏi:
“Xin chào anh, chị Luật sư Tổng đài pháp luật, tôi có vấn đề mong muốn các anh/ chị giải đáp thắc mắc như sau. Tôi và chồng tôi là bạn học chung cùng đại học. Sau khi ra trường tôi và anh kết hôn với nhau. Chúng tôi có với nhau một bé trai kháu khỉnh 3 tuổi. Tôi làm giáo viên tại một trường tiểu học, còn anh là một hạ sĩ quan công tác xa nhà. Vì do tính chất công việc, nên một năm anh về nhà chỉ 1 đến 2 lần.
Lần về vừa rồi, chúng tôi xảy ra nhiều mâu thuẫn khó có thể hòa giải. Chúng tôi đã hết tình cảm cho nhau và quyết định sẽ ly hôn. Do điều kiện của chồng tôi sẽ rất khó khăn cho sự phát triển của bé nên tôi muốn nộp đơn giành quyền nuôi con. Tôi mong muốn Luật sư tư vấn giúp tôi các điều kiện đòi lại quyền nuôi con, chân thành cảm ơn Luật sư.”

 

>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết rõ ràng điều kiện đòi lại quyền nuôi con như sau:

Trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con thì điều kiện để đòi lại quyền nuôi con khi nhờ sự can thiệp của Tòa án như sau:

Điều kiện về chủ thể có quyền nuôi con:

Người trực tiếp nuôi con phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Vợ/chồng chứng minh rằng mình có đủ điều kiện về vật chất như có tài sản thể hiện thông qua có công việc ổn định, có thu nhập, chỗ ở hợp pháp để nuôi dưỡng, chăm sóc con và đáp ứng tối thiểu nhu cầu thiết yếu của người con.

Theo đó, điều kiện về vật chất phải đảm bảo quyền lợi cho con có được cuộc sống tốt nhất tương xứng với điều kiện của người có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc.

Điều kiện về tinh thần:

Người có quyền nuôi con không được thực hiện các hành vi bao lực gia đình đối với con cái, không để con tiếp xúc đến các tệ nạn xã hội,…tạo môi trường sống, học tập, vui chơi ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất dành cho con.

Tham khảo bài viết:

1. Điều kiện và thủ tục giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

2. Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?

3. Quyền nuôi con trên 3 tuổi khi ly hôn thuộc về ai?

4. Quyền nuôi con trên 7 tuổi được quy định như thế nào?

Một số câu hỏi khác liên quan đến đơn khởi kiện giành quyền nuôi con

 

Làm sao để giành được quyền nuôi con khi con trên 7 tuổi?

 

Chị Hai (Cần Thơ) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, em có vấn đề như sau: Hai vợ chồng em đã kết hôn được 10 năm và có với nhau 1 bé trai 8 tuổi. Nhưng trong thời gian chung sống này, vợ chồng em thường xảy ra nhiều bất đồng, cãi vã liên miên. Đặc biệt, anh ta còn hay đánh đập, đe dọa mẹ con tôi. Anh ta thừa xuyên rượu chè, cờ bạc, có lần anh ta còn lấy tiền nộp học của con tôi đi cá độ bóng đá. Tôi muốn làm đơn đơn phương ly hôn ra tòa.
Vậy thưa Luật sư làm sao để giành quyền nuôi con khi con trên 7 tuổi, xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn cách giành quyền nuôi con trên 7 tuổi nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Hai đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi! Về vấn đề của chị, Luật sư đã nghiên cứu và phản hồi như sau:

Khi hai vợ chồng quyết định ly hôn dù ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì hầu hết các cặp vợ chồng đều quan tâm đến việc giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này của chị con chị đã được hơn 7 tuổi, khi con trên 7 tuổi thì theo pháp luật hiện hành quy định sẽ phải xem xét đến ý kiến, nguyện vọng của con. Xét căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Do đó, khi con đủ 7 tuổi thì phải xem xét ý kiến, nguyện vọng của con. Theo pháp luật hiện hành quy định thì chỉ là xem xét, không phải là quyết định theo ý kiến, nguyện vọng của con nên kèm với nguyện vọng của con chị phải chứng minh được mình có đủ điều kiện nuôi con và chứng minh ngược lại người chồng kia không đủ điều kiện nuôi con hoặc người chồng có những hành vi vi phạm đạo đức, pháp Luật.

Điều kiện để giành được quyền nuôi con gồm có:

Thứ nhất về vật chất:

Chị phải chứng minh được mình có khẳ năng dành cho con điều kiện vật chất tốt hơn sẽ là người dành được lợi thế nuôi con, vật chất gồm các điều kiện cơ bản sau:

+ Thu nhập của vợ chồng chị ai là người tốt hơn

+ Ai là người có công việc tốt hơn

+ Ai có nhà cửa ổn định hơn

+ Ai có môi trường sinh sống, học tập, vui chơi…tốt hơn

+ Tất cả các lợi thế các có thể đưa ra trong từng trường hợp cụ thể của từng người.

Thứ hai về tinh thần:

Vật chất cực kỳ quan trọng nhưng vấn đề về tinh thần cũng quan trọng không kém nên khi vợ chồng chị có mặt tinh thần tốt vẫn giành được lợi thế nuôi con. Trong mặt tinh thần gồm có các điều kiện cơ bản sau:

+ Thời gian dành cho con, vợ, chồng ai là người có thời gian dành cho con nhiều hơn, tốt hơn

+ Ai là người luôn dành tình cảm yêu thương nhất cho con sẽ được ưu tiên hơn

+ Ai là người có nhân cách đạo đức tốt hơn, không có vi phạm về pháp Luật

+ Các lợi thế khác, tùy vào từng trường hợp có thể đưa ra để chứng minh thuyết phục Toà án giành quyền nuôi con.

Như vậy nếu muốn giành được quyền nuôi con thì phải xem xét ý kiến của con và xem xét điều kiện của đối phương để Tòa để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy lên và gọi đến số hotline 1900.6174 để được kết nối với Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn cụ thể nhất!

Làm sao để chắc chắn giành quyền nuôi con khi ly hôn?

 

Chị Nhung ( Tây Ninh) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau: Tôi và chồng tôi kết hôn vào năm 2012, hai chúng tôi có với nhau một bé gái 5 tuổi. Năm 2018, tôi có mâu thuẫn với gia đình bên chồng. Tôi đã cùng bé gái về ngoại sinh sống từ cuối 2018. Tôi muốn nộp đơn xin ly hôn ra tòa án. Vậy Luật sư cho tôi hỏi làm sao để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn cách giành quyền nuôi con trên 3 tuổi nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Chúng tôi đưa ra tư vấn cho trường hợp của chị như sau:

Để giải quyết vấn đề theo như thông tin chị cung cấp một cách rõ ràng và chi tiết nhất, chúng tôi đưa ra 2 vấn đề:

Vấn đề 1: Quyền nuôi con của vợ chồng khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi cha mẹ ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Trường hợp của anh là con của anh được 4 tuổi mà vợ chồng không thoả thuận được với nhau thì phải chứng minh quyền nuôi con của mình trước Tòa và Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao con cho ai.

Vấn đề 2: Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh rằng chị đủ điều kiện nuôi con như sau:

Điều kiện về vật chất:

+ Thu nhập của chị khá giả, đủ điều kiện nuôi con hơn chồng chị (thu nhập cao hơn).

+ Chị có công việc ổn định hơn vợ anh.

+ Chị có nhà ở ổn định đảm bảo về việc ăn ở của con.

Điều kiện về tinh thần:

+ Chị phải chứng minh từ trước đến bây giờ chị không có hành vi bạo lực gia đình, đạo đức tốt…

+ Chị luôn thương yêu, dành tình cảm cho con, dành mọi thứ tốt nhất cho con…

+ Có đủ thời gian dành cho con, thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con vui chơi giải trí, học tập…

Như vậy, muốn giành quyền nuôi con chị phải chứng minh tất cả những gì chị dành cho con chị là tốt nhất, có lợi thế hơn chồng chị. Bên cạnh đó, chị phải cung cấp những bằng chứng giành quyền nuôi con chứng minh từ những vấn đề nhỏ nhất làm căn cứ để thuyết phục được Tòa án.

Trên đây là chia sẻ của Luật sư về đơn khởi kiện giành quyền nuôi con và hướng dẫn điền mẫu đơn chi tiết, chính xác nhất. Hy vọng với tất cả thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ và áp dụng hiệu quả váo vấn đề thực tiễn đang vướng mắc. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn còn gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174, đội ngũ Luật sư – chuyên gia – chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và trọn vẹn nhất!