Đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội – Mẫu TK1 – TS được quy định như thế nào? Gộp sổ bảo hiểm xã hội ở đâu? Thủ tục gộp bhxh như thế nào? Hiện nay, mỗi thủ tục pháp lý sẽ có những quy định và có thể có cả những mẫu đơn riêng biệt. Chính vì vậy, người dân cần cập nhật liên tục và kịp thời đối với các loại mẫu đơn khi thực hiện thủ tục pháp lý – nhất là bây giờ khi mà các vấn đề bảo hiểm xã nổi lên hơn bao giờ hết nhưng không phải ai cũng nắm bắt đầy đủ được về vấn đề này.
Tổng Đài Pháp Luật mời quý bạn cùng cập nhật những thông tin về pháp luật hữu dụng và mới mẻ sau khi theo dõi bài viết dưới đây do chúng tôi biên soạn ! Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về những vấn đề được đề cập, hãy nhấc máy và gọi ngay tới số 1900.6174 để Luật sư hỗ trợ và tư vấn một cách nhanh nhất !
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Mẫu đơn xin gộp sổ BHXH mới nhất (Mẫu TK1-TS gộp sổ BHXH)
Theo quy định của pháp luật, đơn xin gộp sổ BHXH hay còn gọi là mẫu TK1- TS gộp sổ BHXH sẽ theo mẫu như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
- Áp dụng đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp
Họ và tên (viết chữ in hoa): … Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …. /…. /…… Quốc tịch: …
Dân tộc: …Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …
Điện thoại: …. Email (nếu có): …
Nơi đăng ký khai sinh: Xã: …. Huyện: ….. Tỉnh: ….
Họ tên cha/mẹ/giám hộ (đối với trẻ em dưới 6 tuổi): ……
Địa chỉ nhận kết quả: Số nhà, đường/phố, thôn/xóm: …..
Xã: … Huyện: …. Tỉnh: ……
Kê khai Phụ lục Thành viên hộ gia đình (phụ lục kèm theo) đối với người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng.
- Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số bảo hiểm xã hội đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Mã số bảo hiểm xã hội: … Điều chỉnh thông tin cá nhân:
Họ và tên (viết chữ in hoa): …Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …… / … /…… Nơi đăng ký khai sinh: Xã … Huyện: … Tỉnh: …
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …
Mức tiền đóng: … Phương thức đóng: …
Nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu: …
Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: …
Hồ sơ kèm theo (nếu có): …
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
…, ngày … tháng … năm …
Người kê khai
(ký và ghi rõ họ tên)
Phụ lục Thành viên hộ gia đình
(Áp dụng đối với: Người tham gia tra cứu không thấy mã số bảo hiểm xã hội; Người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình để giảm trừ mức đóng;
Trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế liên thông dữ liệu với Bộ Tư pháp)
Họ và tên chủ hộ: … Số sổ hộ khẩu (Số sổ tạm trú): …
Mã số hộ gia đình: … Điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ theo sổ hộ khẩu (sổ tạm trú): Số nhà, đường phố, tập thể: …
Thôn (bản, tổ dân phố): … Xã (phường, thị trấn): …
Huyện (quận, Tx, Tp thuộc tỉnh): …Tỉnh (Tp thuộc Trung ương): …
Bảng thông tin thành viên hộ gia đình:
Stt | Họ và tên | Mã số bảo hiểm xã hội | Ngày tháng năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Dân tộc | Nơi đăng ký khai sinh | Mối quan hệ với chủ hộ | Số CMND/ CCCD/ Hộ chiếu | Ghi chú |
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
… |
……, ngày …… tháng …… năm ………
Người kê khai
(ký và ghi rõ họ tên)
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội
Việc cách điền mẫu TK1 – TS gộp sổ bhxh hay soạn thảo mẫu đơn đề nghị gộp sổ BHXH cũng có những điều cần lưu ý nhất định như sau:
- Phần họ và tên: Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên người kê khai bằng chữ in hoa theo như CCCD hay giấy khai sinh và có dấu của người tham gia bảo hiểm.
- Phần ngày, tháng, năm sinh: Kê khai ngày tháng năm sinh của người tham gia bảo hiểm đúng và đủ như trong giấy khai sinh hoặc căn cước công dân, hộ chiếu, chứng minh thư.
- Ghi giới tính: Nam hoặc nữ
- Quốc tịch: Ghi đúng với quốc tịch trong CCCD/ CMND hoặc hộ chiếu
- Dân tộc: Ghi đúng với dân tọc trong giấy khai sinh hoặc CCCD/ CMND hoặc hộ chiếu
- Nơi đăng ký giấy khai sinh: Ghi đầy đủ địa chỉ đăng ký giấy khai sinh bao gồm xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh (quận)
- Địa chỉ nhận hồ sơ: Địa chỉ này là nơi cơ quan BHXH gửi trả lại kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Vì vậy, cần ghi cụ thể, chi tiết nơi bạn đang sinh sống bao gồm: số nhà, đường phố, thôn xóm, tỉnh, thành phố,…
- Họ tên cha, mẹ hoặc người giám hộ – nếu là trẻ dưới 6 tuổi: Ghi họ tên cha, mẹ hoặc người thực hiện giám hộ.
- Mã số BHXH: Với trường hợp Cơ quan BHXH đã cấp mã điều chỉnh thông tin thì phải ghi rõ mã số BHXH. Với trường hợp quên hoặc không nhớ mã số BHXH thì người kê khai sẽ thực hiện tra mã số BHXH trên một số hình thức sau: Tại Bưu điện văn hóa xã hoặc tại http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với cơ quan bảo hiểm, đơn vị lao động, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công,…
- Nếu không xác định được mã số BHXH thì ghi số sổ BHXH hoặc số thẻ BHYT – nếu có.
- Mã hộ gia đình: Với trường hợp Cơ quan BHXH đã cấp mã hộ gia đình khi điều chỉnh thông tin thì phải ghi rõ mã hộ gia đình. Với trường hợp quên hoặc không nhớ mã thì người kê khai sẽ thực hiện tra mã hộ gia đình trên một số hình thức sau: Bưu điện văn hóa xã hoặc tại http://baohiemxahoi.gov.vn hoặc phối hợp với cơ quan bảo hiểm, đơn vị lao động, UBND xã, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công,…
- Mức tiền đóng – nếu tham gia BHXH tự nguyện: Kê khai mức thu nhập trên một tháng do người tham gia bảo hiểm lựa chọn.
- Phương thức đóng – với người lao động ở nước ngoài, khi tham gia BHXH tự nguyện: Ghi phương thức đóng – có thể là 3, 6 hoặc 12 tháng,…
- Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: Ghi thông tin nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu.
- Nội dung thay đổi và yêu cầu: Những nội dung thay đổi như ngày, tháng, năm sinh, các thông tin về chức danh, nghề nghiệp, nơi khám chữa bệnh lúc đầu,…
- Hồ sơ đi kèm: Với người điều chỉnh thông tin cần kèm giấy tờ chứng minh, người tham gia được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn, ghi giấy tờ chứng minh.
Sau khi kê khai, người tham gia ký rõ họ tên. Nếu thay đổi thông tin về nhân thân đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì cần có xác minh từ đơn vị nơi làm việc và với người bảo lưu thời gian đóng BHXH cũng phải xác nhận.
Như vậy, khi viết đơn đề nghị gộp sổ BHXH – viết mẫu tk1-ts gộp sổ bhxh sẽ cần ghi chính xác các thông tin trên và thực hiện kiểm tra, rà soát lại nhiều lần tránh nhầm lẫn ảnh hưởng quyền lợi.
>>> Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội? Gọi ngay: 1900.6174
Hồ sơ xin gộp bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên (thông qua người sử dụng lao động)
– Mẫu TK1 – TS (Tờ khai để tham gia, điều chỉnh những thông tin về bảo hiểm): Người lao động thực hiện viết mẫu đơn TK 1 – TS theo mẫu đơn xin gộp bảo hiểm xã hội đã được nêu trên. Cần lưu ý phải ghi thông tin trên 2 sổ bảo hiểm xã hội giống nhau
– Giấy tờ tùy thân: Cụ thể là CMND/ CCCD hoặc giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh…
– Mẫu D01 – TS (Bảng để kê thông tin): Trong trường hợp là đơn vị doanh nghiệp thì nộp kèm mẫu D01 – TS
– Sổ Bảo hiểm xã hội: Nộp tất cả số bảo hiểm xã hội mà người lao động đang có
Hồ sơ gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên do NLĐ trực tiếp nộp hồ sơ
– Mẫu TK1 – TS (Tờ khai để tham gia, điều chỉnh những thông tin về bảo hiểm): Người lao động thực hiện viết mẫu đơn TK 1 – TS theo mẫu đơn xin gộp bảo hiểm xã hội đã được nêu trên. Cần lưu ý phải ghi thông tin trên 2 sổ bảo hiểm xã hội giống nhau
– Giấy tờ tùy thân: Cụ thể là CMND/ CCCD hoặc giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh…
– Sổ bảo hiểm xã hội: Nộp tất cả sổ bảo hiểm đề nghị gộp (nếu có)
>>> Xem thêm: Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội online như thế nào?
Thủ tục gộp sổ BHXH cho người lao động
Thủ tục khi gộp sổ BHXH cho người lao động được chia làm hai trường hợp.
Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên (thông qua người sử dụng lao động)
Hồ sơ sẽ gồm có tờ khai TK1 – TS(tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm), tất cả các sổ bảo hiểm của người lao động.
Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên(thông qua người sử dụng lao động) gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tuỳ vào tính chất và trường hợp khác nhau mà Đơn vj SDLĐ có thể lựa chọn một trong số các hình thức sau đây để nộp hồ sơ:
- Gửi hồ sơ qua hòm thư: Bằng hình thức vận chuyển bưu chính
- Gửi hồ sơ online: Bằng hình thức lập hồ sơ điện tử, ký sổ sau đó gửi lên cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam hoặc qua I – VAN, Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Gửi hồ sơ trực tiếp: Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH tỉnh, huyện hoặc trung tâm phục vụ hành chính công.
Bước 2: Nhận kết quả
Kết quả đã giải quyết sẽ được Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lại thông qua hình thức đã đăng ký trong quá trình làm thủ tục. Người sử dụng lao động sẽ nhận được kết quả bao gồm các tài liệu sau:
- Sổ BHXH: Sổ BHXH đã được Cơ quan bảo hiểm giải quyết và gộp lại
- Quyết định hoàn trả mẫu C16 – TS, tiền hoàn trả trong thời gian đóng trùng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan BHXH giải quyết theo các hình thức đăng ký – có thể nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc tài khoản ngân hàng).
Thời hạn giải quyết làm thủ tục hành chính đối với người sử dụng lao động yêu cầu gộp BHXH sẽ tối đa không quán 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Như vậy, khi gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên(thông qua người sử dụng lao động) cần thực hiện 2 bước theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên? Gọi ngay: 1900.6174
Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên do NLĐ trực tiếp nộp hồ sơ
Bước 1: Nộp hồ sơ
Để thuận tiện cho người lao động, cơ quan BHXH đa dạng hoá hình thức nộp hồ sơ gộp BHXH, dưới đây là 3 hình thức nộp hồ sơ mà người lao động có thể tham khảo:
- Gửi hồ sơ qua hòm thư: Bằng hình thức vận chuyển bưu chính
- Gửi hồ sơ online: Bằng hình thức đăng ký nhận mã xác nhận sau đó gửi hồ sơ lên Cổng dịch vụ công của BHXH Việt Nam, qua tổ chức I – VAN, các trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định danh điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH bưu chính.
- Gửi hồ sơ trực tiếp: Người lao động trực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan BHXH nơi cư trú hoặc Trung tâm phục vụ hành chính công các cấp
Bước 2: Nhận kết quả
Kết quả đã giải quyết sẽ được Cơ quan bảo hiểm xã hội trả lại thông qua hình thức đã đăng ký trong quá trình làm thủ tục. Người lao động sẽ nhận được kết quả bao gồm các tài liệu sau:
- Sổ BHXH: Sổ BHXH đã được Cơ quan bảo hiểm giải quyết và gộp lại
- Quyết định hoàn trả mẫu C16 – TS, tiền hoàn trả trong thời gian đóng trùng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp do cơ quan BHXH giải quyết theo các hình thức đăng ký – có thể nhận tại cơ quan BHXH, tại đơn vị hoặc tài khoản ngân hàng).
Thời hạn giải quyết làm thủ tục hành chính đối với người lao động yêu cầu gộp BHXH sẽ tối đa không quán 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Như vậy, thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên(thông qua người sử dụng lao động) cũng sẽ tuân theo 2 bước theo quy định của pháp luật.
>>> Thủ tục gộp sổ BHXH khi có từ 2 sổ trở lên do NLĐ trực tiếp nộp hồ sơ? Gọi ngay: 1900.6174
Làm thủ tục gộp sổ BHXH ở đâu?
Khi làm thủ tục gộp sổ BHXH, người lao động có thể đến các cơ quan bảo hiểm xã hội(xã, huyện) nơi đã tham gia bảo hiểm hoặc nơi thường trú với người lao động đã ngừng tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để làm thủ tục và nộp hồ sơ gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Trong thời đại hiện nay, các vấn đề về bảo hiểm xã hội ngày càng trở nên phổ biến và thay đổi liên tục. Vì thế, người dân – đặc biệt là những người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp sẽ cần phải hiểu biết cũng như cập nhật 1 cách đầy đủ về các quy định liên quan vấn đề này để dễ dàng xử lý các thủ tục hành chính – bao gồm đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người dân cần phối hợp và làm việc cẩn thận với các cơ quan bảo hiểm khi gặp vướng mắc hay sai sót.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là những thông tin mà Tổng Đài Pháp Luật chúng tôi chia sẻ về “Đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội” với các vấn đề liên quan như: hướng dẫn viết mẫu đơn xin gộp sổ bảo hiểm mới nhất – Mẫu TK1 – TS Nơi gộp sổ bảo hiểm xã hội,… Nếu còn vấn đề nào liên quan tới đơn xin gộp sổ bảo hiểm xã hội cần giải quyết, xin vui lòng gọi đến số 1900.6174 để được khắc phục và hỗ trợ kịp thời !
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |