Warning: unlink(/home/hostinkcdixk/domains/tongdaiphapluat.vn/public_html/wp-content/uploads/ebcache/tongdaiphapluatvn/___all.php): No such file or directory in /home/hostinkcdixk/domains/tongdaiphapluat.vn/public_html/wp-content/echbaydotcom/class/cache.php on line 49
Giấy tờ tùy thân là gì? Những loại giấy tờ liên quan bạn cần biết

Giấy tờ tùy thân là gì? Những loại giấy tờ liên quan bạn cần biết

Giấy tờ tùy thân là gì? Có bao nhiêu loại giấy tờ tùy thân hiện nay? Có được thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác không? Có lẽ đây là những vướng thường gặp trên thực tế khi người gặp các tình huống cần sử dụng giấy tờ tùy thân. Vì vậy, ngay trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ các vấn đề pháp lý trên một cách chi tiết nhất.

Nếu các bạn muốn xem thêm nhiều bài viết chất lượng hơn nữa vui lòng truy cập website Tổng Đài Pháp Luật. Trong trường hợp các bạn có nhu cầu tư vấn khẩn cấp, hãy gọi đến chúng tôi để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ ngay với luật sự tư vấn miễn phí về các loại giấy tờ tùy thân. Gọi ngay hotline: 1900.6174

 

Chị Lan (Bến Tre) có câu hỏi như sau:“Xin chào Luật sư! Tôi đang gặp phải một vài vấn đề cần được hỗ trợ tư vấn như sau:

Mấy ngày trước, tôi có đi xin việc làm. Trong quá trình nộp hồ sơ, bên tuyển dụng có yêu cầu tôi phải bổ sung thêm đủ các loại giấy tờ tùy thân.

Đây là lần đầu tiên tôi đi xin việc làm. Do đó, tôi cũng khá là bối rối bởi vì tôi không rõ các loại giấy tờ tùy thân mà họ đề cập đến là gì, từ trước đến giờ tôi chỉ biết mỗi căn cước công dân.

Tôi rất mong được Luật sư giải đáp giúp rằng hiện nay có bao nhiêu loại giấy tờ tùy thân? Trong trường hợp bị thiếu sót hay bị mất thì có thể thay thế giấy tờ tuỳ thân bằng những loại giấy tờ khác hay không?

Cảm ơn chị Hà đã gửi câu hỏi đến Luật sư của Tổng đài pháp luật. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc cho chị một cách cụ thể về giấy tờ tùy thân là gì chi tiết nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang lại nhiều bổ ích đến chị và các bạn đọc.

 

>>> Gọi ngay hotline: 1900.6174 để gặp chuyên gia tư vấn về các loại giấy tờ tùy thân

 

Giấy tờ tùy thân là gì?

 

Hầu hết trong chúng ta chắc hẳn đã từng được nghe qua từ “giấy tờ tùy thân” ít nhất một lần. Giấy tờ tùy thân là một khái niệm rất hay được sử dụng trong đời sống hằng ngày. Tuy mức độ phổ biến rộng rãi như vậy, thế nhưng hiện nay lại chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa giấy tờ tùy thân là gì một cách cụ thể.

Một số văn bản quy phạm pháp luật quy định các loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân chứ không định nghĩa hay quy định giấy tờ tùy thân sẽ gồm những loại giấy tờ gì.

 

giay-to-tuy-than-la-gi-cac-loai-giay-to-quan-trong

 

Đầu tiên, pháp luật hiện nay có quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân. Tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP có quy định rằng chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân.

Tiếp theo, Căn cước công dân cũng được xem là giấy tờ tùy thân, được quy định rất cụ thể tại khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định  136/2007/NĐ-CP thì Hộ chiếu quốc gia cũng có thể thay thế cho Chứng minh nhân dân. Và cũng còn rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân như Bộ luật Lao động 2013, Luật Công chứng 2014,…

Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng giấy tờ tùy thân được hiểu theo từng trường hợp. Trong nhiều trường hợp khác nhau thì giấy tờ tùy thân cũng sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau.

Như vậy, nói theo một cách khái quát chung thì giấy tờ tùy thân là các loại giấy tờ để xác định đặc điểm và nhân thân của một người. Hiện nay có 03 loại giấy tờ tuỳ thân được pháp luật trực tiếp khẳng định là giấy tờ tùy thân, bao gồm: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân và Hộ chiếu.

>>> Xem thêm: Hồ sơ xin cấp sổ đỏ gồm những giấy tờ gì? – Hướng dẫn thủ tục [A-Z]

 

Có bao nhiêu loại giấy tờ tùy thân?

 

Có thể thấy rằng hiện nay có rất nhiều loại giấy tờ tùy thân quan trọng. Một số loại giấy tờ tùy thân cần thiết được pháp luật hiện hành trực tiếp quy định có thể kể đến như Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

– Chứng minh nhân dân

Đầu tiên, về Chứng minh nhân dân, căn cứ theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP có quy định rất cụ thể về  định nghĩa của Chứng minh nhân dân.

Theo Nghị định này thì Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.

Về hình dạng, Chứng minh nhân dân có hình chữ nhật. Về kích thước thì Chứng minh nhân dân có chiều dài là 85,6 mm và chiều rộng là 53,98 mm. Hai mặt của Chứng minh nhân dân được in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Mặt trước của Chứng minh nhân dân có hình Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân và có ghi rõ ràng Chứng minh nhân dân có giá trị đến ngày nào.

Mặt sau Chứng Minh nhân bao gồm mã vạch hai chiều, dấu vân tay, đặc điểm nhận dạng, ngày cấp Chứng minh nhân dân, chữ ký tên của người có thẩm quyền cấp và đóng dấu.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 3, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về việc thu lại Chứng minh nhân dân khi công dân thì các trường hợp đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân hoặc đổi thẻ Căn cước công dân thì đều phải thu hồi lại Chứng minh nhân dân cũ.

 

>>> Xem thêm :Công chứng CMND ở đâu nhanh nhất? Cần chuẩn bị giấy tờ gì?

 

– Căn cước công dân

Căn cước công dân cũng là một trong những loại giấy tờ tùy thân được quy định hiện nay. Về bản chất, căn cước công dân cũng giống chứng minh nhân dân nhưng đã được đổi mới theo quy định pháp luật, cụ thể là Luật căn cước công dân 2014.

Về định nghĩa của căn cước công dân, theo khoản 1 Điều 3 Luật căn cước công dân 2014 thì Căn cước công dân được hiểu là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

 

giay-to-tuy-than-la-gi-va-nhung-thay-doi-tren-cccd

 

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 về giá trị của Căn cước công dân thì  đây là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch. Lưu ý là nơi thực hiện các giao dịch này chỉ ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Về hình dạng của Căn cước công dân thì Căn cước công dân có hình chữ nhật. Về kích thước thì Căn cước công dân có chiều dài là 85,6 mm và chiều rộng là 53,98 mm.

Mặt trước của thẻ Căn cước công dân bao gồm các thông tin sau: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; Dòng chữ “Căn cước công dân”; Ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; Ngày, tháng, năm hết hạn.

Còn về mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm những thông tin sau: Thông tin được lưu trữ dưới dạng mã hoá; Vân tay; Các thông tin về những đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; Ngày, tháng, năm được cấp thẻ; Chữ ký tên của người có thẩm quyền cấp; Dấu có hình quốc huy.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng hiện nay Căn cước công dân gắn chíp đã xuất hiện và thay thế cho Căn cước công dân thông thường. Và theo quy định tại Công văn 931/BYT-BH năm 2022 thì Căn cước công dân có gắn chip có thể thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh.

Như vậy có nghĩa là khi đi khám bệnh, mọi người chỉ cần xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp chứ không phải xuất trình thẻ Căn cước công dân kèm theo thẻ bảo hiểm y tế như trước đây. Và nhờ đó, các thủ tục khám chữa bệnh trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều.

Việc thay đổi từ Căn cước công dân thông thường sang Căn cước công dân gắn chíp có thể được xem là một bước chuyển đổi quan trọng cần thiết trong thời đại thông tin.

– Hộ chiếu

Cũng giống như Chứng minh nhân dân và Căn cước công dân thì Hộ chiếu cũng được xem như là một loại giấy tờ tùy thân. Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP thì hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế cho Chứng minh nhân dân.

Tức là nếu Chứng minh nhân dân là giấy tờ tuỳ thân trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì hộ chiếu là giấy tờ tùy thân nhằm mục đích thông hành trên phạm vi quốc tế.

Hiện nay, có 03 loại hộ chiếu, bao gồm: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông. Hộ chiếu ngoại giao có trang bìa màu nâu đỏ và được cấp cho quan chức cấp cao của Nhà nước được quy định tại Điều 8 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

 

giay-to-tuy-than-la-gi-nhung-luu-y-khi-lam-ho-chieu

 

Hộ chiếu công vụ có trang bìa màu xanh lá cây đậm và được cấp cho đối tượng như cán bộ, công chức, viên chức, Công an, Quân đội…được quy định tại Điều 9 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh. Hộ chiếu phổ thông có trang bìa màu xanh tím được cấp cho công dân Việt Nam.

Như vậy, trên đây là phần trình bày về các loại giấy tờ tùy thân hiện tại của Việt Nam, gồm 03 loại chính bao gồm: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân và hộ chiếu. Mỗi loại giấy tờ này được pháp luật quy định khác nhau.

>>> Xem Thêm:Bao nhiêu tuổi làm CCCD? Mấy tuổi làm CMND theo quy định?

 

Có được thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác không? Một số giấy tờ có giá trị thay thế giấy tờ tùy thân là gì?

 

Hiện tại vẫn có thể thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác. Chẳng hạn như đối với học sinh, sinh viên thì có thể thay thế bằng thẻ học sinh, thẻ sinh viên khi tham gia các kỳ thi.

Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì một số loại giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp và còn giá trị sử dụng thì cũng được xác định là giấy tờ tùy thân.  như: Giấy phép lái xe, thẻ Đại biểu Quốc hội, thẻ Đảng viên…

Hoặc trường hợp trong lĩnh vực hàng không, khi hành khách mang quốc tịch Việt Nam làm thủ tục cho  các chuyến bay trong nước có thể xuất trình một trong những loại giấy tờ như là thẻ nhà báo, giấy phép lái xe ô tô, mô tô,…mà không bắt buộc phải là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hay hộ chiếu.

Có thể thấy rằng, pháp luật hiện nay vẫn cho phép thay thế giấy tờ tuỳ thân bằng những loại giấy tờ khác. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, pháp luật sẽ có những quy định khác nhau về những loại giấy tờ thay thế giấy tờ tùy thân. Việc nắm rõ những điều này là rất quan trọng để có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách dễ dàng hơn.

Tóm lại, đây là những vấn đề pháp lý có liên quan đến giấy tờ tùy thân là gì. Việc hiểu rõ các quy định liên quan đến giấy tờ tùy thân là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính bản thân của mỗi chúng ta.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những lời tư vấn chính xác nhất của các Luật sư về quy định pháp luật có liên quan đến giấy tờ tùy thân. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan đến giấy tờ tùy thân, chị Lan có bất cứ trở ngại khó khăn nào cần được các Luật sư hỗ trợ, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số điện thoại của Tổng đài pháp luật để được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ nhanh chóng.

>>> Gọi ngay tổng đài : 1900.6174 để gặp luật sư tư vấn về pháp luật miễn phí

 

Qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin pháp lý hữu ích theo quy định mới nhất và giải đáp được những vướng mắc giấy tờ tùy thân là gì?. Vì tính quan trọng và nhạy cảm của giấy tờ tùy thân, người sử dụng cần bảo quản và sử dụng chúng một cách cẩn thận. Nên đảm bảo tính toàn vẹn của giấy tờ, tránh mất mát hoặc hủy hoại và bảo vệ chúng khỏi việc sử dụng trái phép.

 

Liên hệ với chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp