#Cách làm giấy uỷ quyền bán đất theo quy định mới nhất 2022

Nhu cầu mua bán nhà đất ngày nay đang trở nên phổ biến. Bỗng nhiên một ngày, người sở hữu nhà đất không thể trực tiếp mua bán và muốn uỷ quyền cho người khác bán giúp thì phải viết giấy uỷ quyền bán đất như thế nào? Thủ tục có phức tạp không, cần làm bước gì đầu tiên? Nếu người được uỷ quyền là những thành viên trong gia đình thì việc làm giấy hay hợp đồng uỷ quyền mua bán đất có cần thiết không? Và liệu việc uỷ quyền sử dụng, mua bán đất cho người khác có kèm theo rủi ro gì không? Bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp các thắc mắc trong quá trình hoàn tất thủ tục và cách làm mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất theo quy định mới nhất của pháp luật.

Chồng bán đất giúp vợ thì vợ có cần làm giấy uỷ quyền bán đất không?

Chị Kiều Minh Hằng ( Thạch Thành-Thanh Hoá) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, hiện nay tôi và chồng kết hôn được 5 năm. Tôi có một mảnh đất do chính tôi tích góp mua được khi chưa lấy chồng. Nay con tôi bệnh trở nặng, tôi muốn bán mảnh đất đó lo cho cháu nhưng do phải ở viện để chăm con, tôi đã nhờ chồng tôi bán mảnh đất đó. Vậy xin hỏi, tôi có cần làm giấy uỷ quyền bán đất cho chồng tôi không ạ?

>>> Liên hệ luật sư đất đai giỏi tư vấn thủ tục uỷ quyền bán đất, gọi ngay 19006174

Trả lời:

Xin chào, cảm ơn chị Hằng đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.​​​​

Khi muốn bán các tài sản nhà đất nhưng không có điều kiện để tự thực hiện thì chị hoàn toàn có thể uỷ quyền cho người khác làm giúp mình nhé chị. Trước tiên, chị phải xác định mảnh đất có phải tài sản chung của vợ chồng hay không? Nếu là tài sản chung thì chị không cần phải làm hợp đồng uỷ quyền mua bán đất nhưng nếu là tài sản riêng thì chị cần chú ý đến điều sau.

Căn cứ vào Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

giấy ủy quyền bán đất

Căn cứ theo Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc định đoạt tài sản chung vợ chồng như sau:

“1.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2.Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Như vậy, vì mảnh đất là tài sản chính chị tự kiếm tiền, tích góp và mua được trong thời gian chưa kết hôn, không phải tài sản do vợ, chồng cùng tạo ra. Cho nên, đó là tài sản riêng, chồng chị bạn hoàn toàn không hề liên quan đến mảnh đất đó. Vậy thì khi muốn bán mảnh đất đó mà không thể trực tiếp tham gia thì chị nên làm giấy uỷ quyền bán đất cho chồng để anh ấy thay chị toàn quyền bán mảnh đất. Chị nên tìm hiểu trước các thủ tục uỷ quyền để giải quyết việc uỷ quyền và mua bán cho thuận tiện chị nhé.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Mẫu giấy uỷ quyền bán đất 2022 mới nhất

Để đảm bảo quyền lợi cho chính mình và các bên liên quan, khi bán đất mà không thể trực tiếp tham gia thì sự lựa chọn tốt nhất đó là làm hợp đồng uỷ quyền mua bán đất cho một bên mình tin tưởng. Vậy mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất viết như thế nào đúng chuẩn và đảm bảo không bị mất đi quyền lợi chính đáng, bạn đọc có thể tham khảo ngay mẫu dưới đây:

>>> Liên hệ luật sư hỗ trợ làm mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất đúng pháp luật, gọi ngay 19006174

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ỦY QUYỀN MUA BÁN ĐẤT

Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản hiến pháp hiện hành.
Hôm nay ngày ……, tháng…… năm……, chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN (BÊN A)
Họ và tên:………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….………
Số CCCD: …………………. Ngày cấp: …………. Nơi cấp: ………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (BÊN B)
Họ và tên:………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………….………
Số CCCD: …………………. Ngày cấp: …………. Nơi cấp: ………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………
Số điện thoại liên hệ: …………………………………………………

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN
Phạm vi ủy quyền
Bên A ủy quyền cho Bên B ký kết và làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bên ủy quyền đối với thửa đất số…….Tờ bản đồ số…….., toạ lạc tại phường/xã………… Quận/huyện…………… Tỉnh/thành phố…………
Thời gian Ủy quyền
Thời hạn ủy quyền là ………… kể từ ngày… tháng … năm…. cho đến ngày… tháng …. năm….

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A – Bên Ủy quyền
Giao bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ……… do cơ quan … cấp ngày …, và cung cấp những thông tin, các tài liệu cần thiết để Bên B – Bên được ủy quyền thực hiện công việc được ủy quyền theo đúng thỏa thuận tại giấy uỷ quyền bán đất này.
Bên A có quyền giám sát việc thực hiện công việc của bên B và chịu trách nhiệm về những việc đã giao cho Bên B thực hiện như đã thoả thuận tại mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất này.

2. Quyền và Nghĩa vụ của Bên B – Bên được Ủy quyền
Bên B có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho Bên A về tiến độ và kết quả thực hiện theo thỏa thuận của hợp đồng uỷ quyền mua bán đất này.

V. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền được nêu trong mẫu giấy uỷ quyền mua bán nhà đất này.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên A và bên B sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền bán đất này được lập thành …… bản, mỗi bên giữ …. bản.

         BÊN ỦY QUYỀN                                                                                         BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký/ điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                                                          (Ký/ điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

>>> Tải mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất ngay tại đây: Mau-giay-uy-quyen-ban-dat-2022

mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất

Việc thực hiện uỷ quyền các tài sản có giá trị cao như đất đai hay bất động sản đòi hỏi phải có sự cẩn thận, kỹ càng trong suốt quá trình làm thủ tục cũng như quyết định ký bất kì loại giấy tờ, hợp đồng liên quan nào.

Để được tư vấn cụ thể các bước làm hoặc viết hợp đồng uỷ quyền mua bán đất đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi, liên hệ nhanh đến hotline 19006174 để được hỗ trợ.

Giấy uỷ quyền bán đất có cần làm công chứng không?

Anh Bùi Tuấn ( Hương Khê- Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi đang công tác ở nước ngoài. Tôi hiện đang có một mảnh đất 165m2 muốn bán cho bạn mình. Nhưng tình hình dịch bệnh, tôi không thể về nước để trực tiếp thực hiện mua bán, tôi đã làm giấy uỷ quyền bán đất cho mẹ tôi. Vậy cho tôi hỏi trong quá trình làm thủ tục quyền thì hợp đồng cũng như giấy tờ uỷ quyền có nhất thiết phải công chứng không ạ?

>>> Luật sư tư vấn luật đất đai, liên hệ ngay 19006174

Trả lời:

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013Luật Công chứng 2014, không có điều khoản nào bắt buộc việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Tuy nhiên, để tránh rủi ro cũng như xảy ra tranh chấp khi ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở thông thường các bên liên quan vẫn nên đến cơ quan có thẩm quyền làm công chứng giấy uỷ quyền bán đất hay hợp đồng ủy quyền mua bán đất. Đây được coi là một bước pháp lý hoá giao dịch giữa các bên liên quan, vừa bảo vệ quyền lợi của đôi bên vừa tránh những mâu thuẫn làm mất hoà khí.

Như vậy, việc công chứng hợp đồng hay mẫu giấy uỷ quyền mua bán đất là không bắt buộc. Thế nhưng, đối với các tài sản có giá trị cao như đất đai, bất động sản, theo chúng tôi bạn nên công chứng để đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình trong bất kì tình huống nào.

Cha mẹ có được uỷ quyền cho con cái khi phân chia tài sản chung của vợ chồng không?

Anh Ngọc Xuân Sơn ( 22 tuổi- Thái Bình) có câu hỏi:
Cha mẹ tôi lấy nhau đã được 13 năm, thế nhưng cuộc sống hôn nhân có rất nhiều cãi vã. Cha mẹ luôn nói với tôi rằng đợi khi tôi tốt nghiệp xong đại học sẽ tiến hành làm thủ tục ly hôn. Nay tôi vừa hoàn tất chương trình đại học, cha mẹ tôi đã rục rịch làm thủ tục ly hôn. Cha và mẹ tôi cùng tích góp mua được mảnh đất 190m2 vào năm 2010. Hiện nay, mẹ tôi trở bệnh nặng không trực tiếp tham gia các phiên toà được. Vậy luật sư cho hỏi, mẹ tôi có được uỷ quyền cho tôi đứng ra trực tiếp phân chia mảnh đất đó khi tiến hành thủ tục ly hôn với bố tôi không?

>>> Liên hệ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai uy tín, gọi ngay 19006174

Trả lời: giấy uỷ quyền bán đất

Hiện tại, cha mẹ bạn đang trong quá trình hoàn tất thủ tục ly hôn nhưng vẫn chưa chính thức ly hôn nên về mặt pháp luật được xem là thời kì hôn nhân. Theo Luật hôn nhân gia đinh 2014 có quy định:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.” giấy uỷ quyền bán đất

Cho nên khi cha mẹ bạn tiến hành thủ tục ly hôn và bắt đầu phân chia tài sản, bắt buộc cha mẹ bạn phải tự thỏa thuận việc phân chia tài sản với nhau như thế nào rồi lập văn bản và cùng ký vào văn bản phân chia tài sản chung đó, sau đó sẽ đem văn bản đó đi công chứng. Hiển nhiên việc phân chia này không được uỷ quyền cho người khác vì những tài sản được phân chia này thuộc thời kì hôn nhân nên chỉ gắn liền với 2 người có quan hệ vợ chồng.

Nếu sau này mẹ bạn có ý định bán mảnh đất sau khi giải quyết xong phân chia tài sản, mẹ bạn có thể làm hợp đồng hay giấy uỷ quyền bán đất để uỷ quyền lại cho bạn đại diện bán mảnh đất. Còn ở hiện tại bạn không có quyền tham gia vào việc phân chia tài sản của cha mẹ mình. 

Việc phân chia tài sản sau ly hôn là một vấn đề phổ biến, bạn nên tìm một cách xử lý phù hợp hoặc tìm một nơi tư vấn pháp luật có thẩm quyền và trình độ nhất định để có thể đảm bảo trọn vẹn được quyền lợi cho cả cha và mẹ bạn.

Rủi ro nào có thể xảy ra khi sử dụng giấy uỷ quyền bán đất?

Anh Trịnh Ngọc Bình ( Đồng Nai) có câu hỏi:
Tôi năm nay 32 tuổi. Đã kết hôn được 6 năm, hiện đang sống chung với bố mẹ. Năm nay vợ tôi sinh thêm con, nhà bố mẹ thì chật, nhà tôi thì đông con nên tôi hiện đang muốn một mảnh đất để xây nhà. Liên hệ thì biết anh Long bạn tôi đang muốn bán một mảnh đất. Tôi xem qua và thấy cũng khá ưng, nhưng khi quyết định mua thì anh ấy không làm thủ tục chuyển nhượng đất cho tôi cũng như sang tên mà anh chỉ làm giấy tờ uỷ quyền sử dụng đất cho tôi. Vợ tôi thì đang giục tôi chuyện mua đất xây nhà vì chỉ còn 3 tháng nữa vợ tôi sinh, vậy thì liệu tôi có nên chấp nhận yêu cầu đó của anh Long không?

>>> Luật sư tư vấn và giải quyết các rủi ro khi mua bán đất, gọi ngay 19006174

Trả lời: 
Xin chào anh Bình, Tổng đài pháp luật xin giải đáp như sau: giấy uỷ quyền bán đất

Đối với trường hợp người bán đất chỉ làm giấy tờ uỷ quyền sử dụng đất nhưng không sang tên, chuyển nhượng mà người mua đất với bất kì lý do gì đồng ý với yêu cầu đó của người bán thì người mua đất sẽ phải chấp nhận những rủi ro sau:

Thứ nhất, khi có tranh chấp xảy ra, bên được ủy quyền (trường hợp này là anh Bình) phải chứng minh giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có thực, bằng việc chứng minh quá trình như thanh toán, giao đất,… giấy uỷ quyền bán đất
Tuy nhiên, theo điểm A khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013: “Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm B khoản này”

Cho nên dù có đủ những bằng chứng chứng minh việc chuyển nhượng đất là có thực nhưng những bằng chứng đó vẫn có thể không có giá trị pháp lý nếu không được chứng thực.

Thứ hai, Điều 563 của Bộ luật dân sự quy định: “Thời hạn cấp quyền thực hiện các bên thỏa thuận hoặc thực hiện các quy định pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và luật không có quy định, thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực một năm.”

Khi hết thời hạn một năm, nếu muốn sử dụng mảnh đất đó tiếp thì anh bắt buộc phải ký tiếp một hợp đồng uỷ quyền mua bán đất khác. Nếu người bán từ chối điều này, hiển nhiên anh không có bất kì một quyền hạn nào với mảnh đất này nữa kể cả khi anh đã giao đủ số tiền mua đất cho người bán ngay từ đầu.

hợp đồng uỷ quyền mua bán đất

Thứ ba, Khoản 1 Điều 569 Bộ luật dân sự quy định: “Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại. Nếu ủy quyền không có thù lao, bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý” giấy uỷ quyền bán đất

Nghĩa là bên uỷ quyền ( tức bên bán đất ) hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền mua bán đất bất cứ lúc nào. Trong trường hợp uỷ quyền có thù lao thì bên mua ( anh Bình) sẽ nhận được một khoản tiền tương ứng với công việc bên uỷ quyền (bên bán) giao và một khoản tiền bồi thường thiệt hại theo hợp đồng uỷ quyền. Và khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt, anh sẽ không còn bất kỳ quyền hạn gì với mảnh đất mình đã bỏ tiền mua

Thứ tư, nếu một trong các bên tham gia hợp đồng uỷ quyền không may qua đời thì hợp đồng uỷ quyền mua bán đất đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại Điều 422 Bộ luật dân sự. Khi sự kiện này xảy ra thì thửa đất đó bất kể như thế nào sẽ hiển nhiên là di sản thừa kế của người ủy quyền và sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế. Nghĩa là, bản thân anh Bình sẽ không có quyền quyết định cũng như sử dụng mảnh đất đó mà phải chờ quyết định của pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền pháp luật

Tóm lại, hợp đồng uỷ quyền nhà đất giải quyết được một số nhu cầu của người mua và người bán đất. Thế nhưng, những loại văn bản có giá trị pháp lý cũng như liên quan đến pháp luật thường phức tạp. Con người hay máy móc đều không hoàn toàn có thể trở nên tuyệt đối, đối với những người không có chuyên môn về luật pháp, tố tụng khi làm bất cứ các thủ tục pháp lý nào đều phải cân nhắc và kĩ lưỡng trước khi đặt bút kí bất kì một loại thoả thuận nào nhất là các loại thoả thuận, giấy tờ liên quan đến các tài sản có giá trị cao tránh bị những đối tượng xấu lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết để tránh những thiệt hại không đáng có.

Như vậy trên đây Tổng đài pháp luật đã hỗ trợ bạn đọc giải đáp những thắc mắc liên quan đến thủ tục cũng như cách làm giấy uỷ quyền bán đất như thế nào theo đúng quy định của pháp luật hiện nay. Mỗi người nên dành thời gian tìm hiểu để nắm trong tay một số kiến thức nhất định về luật pháp, tố tụng để bảo vệ quyền lợi bản thân. Nếu bạn còn điều khó khăn cần được hỗ trợ, hãy gọi trực tiếp đến số hotline 19006174 hoặc  đặt câu hỏi kèm thông tin chi tiết gửi về tổng đài chúng tôi để được tư vấn pháp luật kĩ càng, nhanh chóng, chính xác.