Hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng được ký kết giữa các bên để thỏa thuận về việc thực hiện các dự án kinh doanh, đầu tư,… nhằm tạo ra lợi nhuận. Vậy hợp đồng góp vốn là gì? Các tài sản được góp vốn vào doanh nghiệp là gì? Điều kiện để hợp đồng góp vốn kinh doanh có hiệu lực là gì?Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hỗ trợ miễn phí.
Hợp đồng góp vốn là gì?
>> Luật sư giải đáp chi tiết hợp đồng góp vốn kinh doanh là gì? Gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm chung về hợp đồng, cụ thể như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Bên cạnh đó, theo Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định:
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, công nghệ và tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.”
Như vậy, hợp đồng góp vốn kinh doanh là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng để cùng nhau góp tiền, tài sản,… để hợp tác thực hiện một công việc nhất định. Ví dụ như góp vốn kinh doanh, góp vốn mua đất, góp vốn thành lập doanh nghiệp, góp vốn đầu tư,… Hợp đồng góp vốn cần có đầy đủ các thông tin về các bên tham gia góp vốn kinh doanh, vốn góp và việc phân chia lợi nhuận.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với các bên tham gia góp vốn kinh doanh và nhằm giúp hạn chế những tranh chấp xảy ra sau này.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về hợp đồng góp vốn kinh doanh. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
>> Xem thêm: Vốn pháp định là gì? Vốn pháp định khác vốn điều lệ không?
Các tài sản góp vốn vào doanh nghiệp
>> Các tài sản được góp vốn vào doanh nghiệp là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Góp vốn là việc cá nhân, tổ chức góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp thêm vốn điều lệ hoặc góp vốn để thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp đã được thành lập.
Căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn này bao gồm:
– Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
– Chỉ các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có các quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản được quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Trên đây là quy định của pháp luật về các tài sản góp vốn vào doanh nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các loại tài sản này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.
>> Xem thêm: Đơn xin chấm dứt hợp đồng – Mẫu cập nhập mới nhất năm 2022
Đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân
>> Hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân có những đặc điểm gì? Gọi ngay 1900.6174
Thứ nhất, hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng có thể có nhiều cá nhân tham gia, các chủ thể tham gia với mục đích hợp tác và góp vốn để cùng làm một công việc. Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác này là các cam kết mà các bên đã thoả thuận, cho nên hợp đồng hợp tác kinh doanh mang tính ưng thuận.
Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng phải được lập thành văn bản vì đây là hợp đồng phức tạp và văn bản hợp đồng này sẽ là chứng cứ để giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra.
– Đây là hợp đồng có sự đóng góp tài sản hoặc công sức của nhiều chủ thể.
– Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.
– Có thể có sự thay đổi chủ thể trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
– Có sự đại diện của các thành viên trong việc xác lập và thực hiện giao dịch với người thứ ba.
Hình thức bằng văn bản của hợp đồng góp vốn kinh doanh có thể có thêm người làm chứng hoặc các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn hình thức công chứng. Nếu tài sản góp vốn này là quyền sử dụng đất thì bên cạnh hợp đồng hợp tác đầu tư phải lập thành văn bản, có công chứng thì các bên phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013.
Thứ 2, hợp đồng góp vốn là hợp đồng song vụ.
– Hợp đồng góp vốn đầu tư là hợp đồng song vụ, các bên trong hợp đồng này đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh theo thoả thuận của hai bên và theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng không có đền bù mà cũng chia sẻ lỗ hoặc lãi
– Sau khi giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc đã thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lợi nhuận thì phải chia cho các thành viên theo thoả thuận. Nếu thua lỗ thì các bên trong hợp đồng đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình vào hợp đồng góp vốn.
Thứ 3, hợp đồng góp vốn kinh doanh là hợp đồng đa phương.
Số lượng các chủ thể trong hợp đồng góp vốn này là không giới hạn, có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy theo quy mô của từng dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư này.
Trên đây là đặc điểm của hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân theo quy định của pháp luật. Để được luật sư giải đáp cụ thể và chi tiết hơn, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174.
>> Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì? Tư vấn 24/7
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh
>> Luật sư tư vấn miễn phí điều kiện để hợp đồng góp vốn kinh doanh có hiệu lực. Gọi ngay 1900.6174
– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải công chứng chứng thực
Luật công chứng 2014 quy định cụ thể về công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính hợp pháp, xác thực của giao dịch dân sự, hợp đồng,… Nên theo yêu cầu, các bên khi lập hợp đồng góp vốn này được quyền yêu cầu văn phòng công chứng xác thực việc thỏa thuận hợp đồng trên.
Hợp đồng góp vốn kinh doanh này không thuộc dạng hợp đồng bắt buộc phải công chứng và chứng thực. Riêng đối với việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013: Giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng chứng thực, vì vậy hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải công chứng và chứng thực.
Trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất nhưng không có công chứng và chứng thực thì hợp đồng có thể bị tuyên bố là vô hiệu về mặt hình thức hợp đồng. Các bên muốn công nhận giá trị của hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì phải căn cứ vào Điều 129 Bộ Luật dân sự năm 2015 để yêu cầu công nhận hiệu lực của hợp đồng.
– Được phép thỏa thuận góp vốn kinh doanh trong các trường hợp nào?
Nội dung hợp đồng góp vốn kinh doanh phải phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Dân sự năm 2015. Do đó khi góp vốn kinh doanh, nội dung thỏa thuận phải đảm bảo các nội dung sau:
1. Phương thức góp vốn phải phù hợp đối với quy định của Luật đầu tư năm 2022 và Luật Doanh nghiệp năm 2020. Ví dụ không được thỏa thuận góp vốn vào chi nhánh công ty.
2. Nội dung kinh doanh không thuộc vào các quy định pháp luật cấm và hạn chế kinh doanh. Ví dụ: Không được thỏa thuận góp vốn về kinh doanh.
3. Chủ thể góp vốn kinh doanh phải có năng lực hành vi dân sự phù hợp. Ví dụ: Người nước ngoài không được thỏa thuận về việc góp vốn để thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Trên đây là giải đáp của luật sư về điều kiện để hợp đồng góp vốn kinh doanh có hiệu lực. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề trên, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định mới 2022
Các điều khoản cần có trong hợp đồng góp vốn kinh doanh
>> Luật sư giải đáp chi tiết các điều khoản cần có trong hợp đồng góp vốn kinh doanh. Gọi ngay 1900.6174
Hợp đồng góp vốn kinh doanh bao gồm các điều khoản sau:
– Thông tin về chủ thể ký kết hợp đồng góp vốn
– Đối tượng của hợp đồng góp vốn
– Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
– Phân chia lợi nhuận
– Hiệu lực của hợp đồng góp vốn
– Giải quyết tranh chấp
– Một số điều khoản khác do các bên thỏa thuận
Trên đây là các điều khoản cần phải có trong hợp đồng góp vốn kinh doanh. Mọi thắc mắc của bạn về các điều khoản này, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Điều lệ công ty tnhh 1 thành viên và mẫu điều lệ đầy đủ nhất
Quyền và nghĩa vụ khi cá nhân góp vốn trong hợp tác kinh doanh
Quyền và nghĩa vụ của bên góp vốn
>> Luật sư tư vấn miễn phí quyền và nghĩa vụ của các bên góp vốn. Liên hệ ngay 1900.6174
– Quyền của bên góp vốn:
+ Được hưởng lợi nhuận tương ứng với phần đóng góp
+ Yêu cầu bên nhận góp vốn cùng thanh toán khoản lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
+ Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bên nhận góp vốn vi phạm nghĩa vụ hoặc không thanh toán lợi nhuận cho mình
+ Các quyền khác trong hợp đồng hoặc do pháp luật có quy định.
– Nghĩa vụ của bên góp vốn:
+ Góp vốn theo đúng thời gian và đầy đủ như đã thỏa thuận
+ Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn.
+ Hỗ trợ thực hiện các công việc và giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc khai thác, quản lý tài sản nếu bên nhận góp vốn có yêu cầu.
+ Cung cấp cho bên nhận góp vốn đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan
+ Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng hoặc do pháp luật có quy định
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận góp vốn
– Quyền của bên nhận góp vốn:
+ Yêu cầu bên góp vốn thanh toán số tiền đúng theo thời điểm theo thỏa thuận trong hợp đồng
+ Được quyền đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng trong trường hợp bên góp vốn góp vốn không đúng thời hạn hoặc không góp đủ vốn
+ Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
+ Yêu cầu bên góp vốn thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ
– Nghĩa vụ của bên nhận góp vốn
+ Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp cho bên góp vốn trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng góp vốn.
+ Thông báo cho bên góp vốn về việc xây dựng, đầu tư và khai thác tài sản góp vốn.
+ Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng góp vốn hoặc do pháp luật quy định.
Nội dung trên là giải đáp của Tổng đài pháp luật về quyền và nghĩa vụ khi cá nhân góp vốn trong hợp tác kinh doanh. Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng 3 bên mới và chính xác nhất [Có File tải]
Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh mới nhất
Tải ngay mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh mới nhất tại đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….,ngày….tháng….năm…..
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KINH DOANH
Số:…/…/HĐGVKD
Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh và năng lực của các bên.
Chúng tôi gồm:
BÊN NHẬN GÓP VỐN ( BÊN A):
Tên tổ chức: ………………………………………………………………………..
Trụ sở chính: ………………………………………………………………………..
Mã số thuế: ……………………..do …………. cấp ngày ……./……/……..
Đại diện bởi: Ông/bà:……………….Chức vụ: ………………………………….
BÊN GÓP VỐN ( BÊN B):
Ông/bà : …………………………. Sinh năm: ………………………………….
Chứng minh nhân dân số: …………..…; Ngày cấp: …/…/….; Nơi cấp: ……………
Thường trú: ……………………………………………………………………………..
Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết hợp đồng góp vốn kinh doanh số:…/…/HĐGVKD với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:
Bên B đồng ý góp vốn cho Bên A và cùng với đối tác của Bên A để: …………………………
ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN
Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là:… Nay Bên B góp vốn cho Bên A với số tiền: … VNĐ (Bằng chữ:…) tương đương …% tổng giá trị vốn góp nêu trên.
ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ
Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.
Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:
– Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.
– Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.
– Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.
– Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.
ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A
4.1 Quyền của Bên A:
– Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn
– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
– Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên B có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.
– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
4.2 Nghĩa vụ của Bên A:
– Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
– Báo cáo việc thay đổi, bổ sung thành viên góp vốn cho bên A
– Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.
– Hỗ trợ cho Bên B để thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ Bên B cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho bên B hoặc bên thứ ba;
– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B
5.1 Quyền của Bên B:
– Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
– Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.
– Chuyển nhượng phần vốn góp cho Bên thứ ba nếu được Bên B đồng ý bằng văn bản.
– Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B và phải chịu phạt vi phạm theo quy định tại Điều 7 cùng với bồi thường thiệt hại cho Bên B theo thiệt hại thực tế đã xảy ra mà Bên B phải gánh chịu.
– Ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp Bên A có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.
– Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
5.2 Nghĩa vụ của Bên B:
– Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;
– Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này
– Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.
– Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.
– Thông báo trước 01 tháng cho Bên A biết việc chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho Bên thứ ba.
– Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.
ĐIỀU 6: CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, Bên B có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của bên A.
– Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên B phải thanh toán cho bên A các khoản tiền còn thiếu (nếu có).
– Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên B sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên B.
– Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do Bên B chịu.
ĐIỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CUỐI
– Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận tại Hợp đồng này.
– Việc ký kết hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng và có giá trị pháp lý như Hợp đồng.
– Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn.
– Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
– Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.
– Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.
– Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hòa giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.
ĐIỀU 8: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.
BÊN A BÊN B
Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên
Trên đây là mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh mới nhất theo quy định của pháp luật. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết cách ghi mẫu hợp đồng này, hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174.
>> Xem thêm: Hợp đồng ủy quyền là gì? – Mẫu hợp đồng ủy quyền thông dụng
Quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh
Anh Huy (Hoàng Mai – Hà Nội) có câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong nhận được sự hỗ trợ giải đáp.
Công ty tôi (Bên A) muốn sử dụng mảnh đất của công ty B (Bên B) thuê từ bên C. Do hợp đồng thuê giữa bên B và bên C có điều khoản “không được phép cho thuê lại” nên công ty tôi muốn ký với bên B một hợp đồng hợp tác kinh doanh để sử dụng khu đất trên. Trong mối quan hệ này thì công ty tôi sẽ thực hiện kinh doanh và công ty B sẽ đóng góp tài sản là khu đất.
Như vậy nếu ký hợp đồng góp vốn kinh doanh trên thì có vấn đề gì về mặt pháp lý không? Ưu điểm và rủi ro ở đây là gì? Bên nào sẽ phải chịu nghĩa vụ thuế? Tôi xin chân thành cảm ơn.
>> Tư vấn về quy định về lập hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn anh Huy đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Về các quy định lập hợp đồng góp vốn kinh doanh, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Theo thông tin mà anh trình bày ở trên, chúng tôi hiểu rằng bản chất của sự việc là bên A muốn thuê lại đất của Bên B nhưng thửa đất này do bên B thuê của bên C và hợp đồng giữa B với C có thỏa thuận “không được phép cho thuê lại”.
Như vậy, nếu trong trường hợp này bên A ký hợp đồng hợp tác góp vốn kinh doanh với bên B cũng chỉ nhằm mục đích để che giấu giao dịch thuê đất và sẽ có rủi ro là hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh này sẽ bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự năm 2015:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo này sẽ vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc các luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh các nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Khi đó hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu này sẽ thực hiện theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trong trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu lợi tức, hoa lợi không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu này liên quan đến các quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Trên đây là các quy định về việc lập hợp đồng góp vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Mọi thắc mắc của bạn về các quy định này, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư.
>> Xem thêm: Giao dịch dân sự là gì? Bộ luật dân sự mới nhất
Dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh tại Tổng đài pháp luật
>> Dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh uy tín nhất? Liên hệ 1900.6174
Tổng Đài Pháp Luật có kinh nghiệm chuyên sâu trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng vai trò là một luật sư kinh tế đại diện giải quyết tranh chấp đầu tư kinh doanh, tranh chấp hợp đồng. Từ thực tiễn triển khai công việc, chúng tôi nhận soạn thảo hợp đồng góp vốn kinh doanh cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, trên toàn quốc. Hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh khi được luật sư soạn thảo đảm bảo:
– Soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, logic và ngắn gọn.
– Nội dung của hợp đồng góp vốn kinh doanh được soạn thảo theo đúng yêu cầu của khách hàng, theo thực tế việc đàm phán hợp đồng đến thời điểm khách hàng gửi yêu cầu nên tiện cho việc thỏa thuận đàm phán hợp đồng
– Quý khách hàng yêu cầu luật sư đại diện đàm phán hợp đồng góp vốn được trừ phí soạn thảo hợp đồng vào chi phí mời luật sư giải quyết vụ việc.
Trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề hợp đồng góp vốn kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp được mọi vướng mắc của bạn. Trong trường hợp, bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến những vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí, nhanh chóng nhất từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.