Hợp đồng góp vốn mua đất đang là vấn đề được nhiều người dân quan tâm đến, khi mà việc đầu tư góp vốn mua bán đất đai đang phổ biến. Bên cạnh đó việc mâu thuẫn, tranh chấp quyền lợi của các bên khi hợp đồng không đầy đủ cũng như không có hiệu lực về pháp lý cũng tăng lên. Vậy mẫu hợp đồng chuẩn pháp lý như thế nào? Cần phải lưu ý những gì về nội dung trong hợp đồng? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Ngoài ra nếu bạn đang gặp khó khăn hay bất kì thắc mắc nào liên quan đến pháp lý, hãy liên hệ đến hotline1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn sâu hỗ trợ.
Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?
Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản, hợp đồng chính là sự thỏa thuận giữa các chủ thể và mong muốn ràng buộc pháp lý giữa các bên (tức xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền).
Sự thỏa thuận này xuất phát từ các hành vi pháp lý đơn phương, sự thể hiện ý chí cá nhân. Tương tự như vậy, hợp đồng góp vốn trước hết phải được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến góp vốn mua đất và mong muốn có sự ràng buộc pháp lý.
Để có thể hiểu rõ hợp đồng góp vốn mua đất là gì, chúng ta cần xác định rõ đây thuộc loại hợp đồng nào trong Bộ luật dân sự. Đối với mỗi mục đích khác nhau sẽ tạo lập một loại hợp đồng dân sự khác nhau. Chính vì điều này mà tạo ra sự đa dạng đối với hợp đồng, trong số đó, Bộ luật dân sự quy định các hợp đồng chính như:
Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho tặng tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng đối tác, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng gửi giữ tài sản. Trong số đó, hợp đồng góp vốn mua đất thuộc nhóm hợp đồng hợp tác.
Căn cứ Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng hợp tác như sau:
“Điều 504. Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Như vậy, có thể định nghĩa hợp đồng góp vốn là văn bản thỏa thuận việc góp vốn để mua đất với mục tiêu thu lại lợi nhuận hoặc đặt được quyền sử dụng một thửa đất. Văn bản được ký kết dựa trên sự đồng ý tham gia của cá nhân hoặc tổ chức, của hai hoặc nhiều người,…”
Theo quy định trên, người dân cần chú ý đến hình thức hợp đồng “Hợp đồng phải được lập thành văn bản” (Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015). Đây chính là đặc trưng của hợp đồng góp vốn để mua đất.
>>> Xem thêm: Hợp đồng mua bán đất – Mẫu giấy tờ thỏa thuận mua bán đất viết tay 2022
Những nội dung cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất
Chị Trang Trần (Bà Rịa- Vũng Tàu) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi đang có một vài thắc mắc mong Luật sư giải đáp:
Năm vừa qua tình hình dịch bệnh kéo dài. Công việc làm ăn của vợ chồng tôi cũng bị chững lại. Trong khoảng thời gian đó, tôi được một người bạn giới thiệu và rủ góp vốn mua đất. Từ trước đến nay tôi chưa đầu tư bất động sản hay góp vốn mua đất bao giờ nên không biết về các thủ tục này. Chính vì vậy, Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, khi soạn thảo hợp đồng vốn góp mua đất cần những nội dung gì?
Mong nhận được hỗ trợ tư vấn từ phía các chuyên gia. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>> Luật sư tư vấn nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng góp vốn mua đất. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Sau khi nắm bắt và nghiên cứu vấn đề chị đang thắc mắc, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đối với hợp đồng góp vốn mua đất, khi soạn thảo các bên cần đảm bảo các nội dung sau:
– Một là thông tin chi tiết của các bên gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,…
– Hai là tài sản góp vốn
– Ba là phương thức, thời hạn thanh toán
– Bốn là mục đích góp vốn mua đất
– Năm là quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng
– Sáu là phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp
– Bảy là phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất
Đối với các nội dung trên, cần chú ý đối với thông tin cá nhân, chị Trang cần kê khai chính xác để tránh mất thời gian sửa chữa. Đối với tài sản góp vốn, chị có thể lựa chọn hình thức góp tiền, vàng, tài sản có giá tùy theo thỏa thuận của các bên.
Ngoài ra, các bên cần thống nhất cụ thể về phương thức và thời hạn thanh toán cũng như quyền và nghĩa vụ giữa các bên, tránh những mâu thuẫn về sau. Về mục đích góp vốn mua đất thông thường là kiếm lợi nhuận, điều này còn tùy thuộc vào các chủ thể.
Nếu chị Trang còn thắc mắc hay bất cứ câu hỏi nào liên quan, xin liên hệ 1900.6174 để được tư vấn đất luật đai từ Luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ miễn phí.
>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?
Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn quy định pháp lý
Chị Thu Trang (Tỉnh Tuyên Quang) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi tên Thu Trang, hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Tuyên Quang. Tôi đang có một vài thắc mắc, mong nhận được sự hỗ trợ của phía Luật sư. Tôi và em gái cùng lập một hợp đồng góp vốn để mua đất. Tuy nhiên, khi đi công chứng văn bản thì hợp đồng không hợp lệ.
Luật sư có thể cung cấp cho tôi mẫu hợp đồng góp vốn để mua đất chuẩn quy định pháp lý không? Tôi xin cảm ơn!
>>> Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng góp vốn chuẩn quy định pháp lý, liên hệ Luật sư 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Thu Trang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau đây, Luật sư xin cung cấp cho chị 2 mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chính xác nhất, chị có thể tham khảo
Mẫu số 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):
Ông (bà): …………………………………………………………………………………………………
Số CMND (hộ chiếu):……………………………………………………………………………………
Cấp ngày……/…../……, tại………………………………….………………………………….………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………….………………………………….…………
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………….………………………………….…………
Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….…………
Fax (nếu có): …………………………………………………………………………………….…………
Số tài khoản: …………………… tại Ngân hàng: ………………………………………….…………..
Bên nhận góp vốn (gọi là bên B)
Ông (bà): ………………………………………………………………………………………….…………
Số CMND (hộ chiếu):……………….………………………………………………………….…………
Cấp ngày……/…../……, tại………………………………………………………………….……………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………….……………..
Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………….……………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………………….……………..
Fax (nếu có): ………………………………………………………………………………….……………..
Số tài khoản: ………………… tại Ngân hàng: …………………………………………….……………..
Hai bên đồng ý thực hiện góp vốn với các thỏa thuận sau đây:
ĐIỀU 1: TÀI SẢN GÓP VỐN
Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A ………………………………………….……………..
PHỤ LỤC KÈM THEO ……………………………………………………………………….……………..
………………………………………………………………………………………………….……………..
ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN
Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thỏa thuận là:……… ………(bằng chữ: …….……..)
ĐIỀU 3: THỜI HẠN GÓP VỐN
Thời hạn góp vốn bằng tài sản, tiền mặt, bắt đầu kể từ …………….. hạn cuối cùng góp vốn là …………
ĐIỀU 4 MỤC ĐÍCH GÓP VỐN
Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là : ………………….…………để kinh doanh………………
ĐIỀU 5: ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN
Hai bên cam kết góp vốn là nếu muốn ngưng góp vốn thì phải có sự đồng ý của hai bên, không được tự ý rút vốn hay giảm vốn trong quá trình đầu tư, bởi nếu làm thế số tiền đang được đầu tư chưa sinh lời sẽ làm khó khăn cho dự án…
ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG (Nếu có)
Hai bên tuyệt đối thành thật, trung thành không được gian lận trong quá trình làm việc, nếu bắt được thì tùy mức độ nặng nhẹ mà phạt, kiểm điểm.
ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.
Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………
Bên A Bên B
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Mẫu số 2
>>> Liên hệ luật sư hướng dẫn điền thông tin mẫu hợp đồng góp vốn chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——— ***** ——–
HỢP ĐỒNG GÓP VỐN
(V/v góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai)
Hôm nay, vào lúc ………. giờ, ngày ……………….. tại ………………………………………………
Chúng tôi gồm những Ông, bà có tên sau:
1. Ông, bà……………. Giới tính ………………. Quốc tịch:………………………..…………………
Sinh ngày: ………………………………………
Chứng minh nhân dân số: ……………. ngày cấp ………… Nơi cấp………………..………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………
2. Ông, bà………….. Giới tính ………………. Quốc tịch:……………………………..………………
Sinh ngày:………………………………………………………………………………..…………………
Chứng minh nhân dân số: ………. ngày cấp ……………. Nơi cấp…………………………………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………
1. Đã tiến hành họp về việc góp vốn cùng kinh doanh, với những nội dung cụ thể như sau:
1.1 Mục đích góp vốn: ……………………………………………………………………………………
1.2. Số vốn góp; loại tài sản góp vốn của từng thành viên: …………………………………………
1.3. Thời hạn góp vốn: …………………………………………………………………………………..
1.4. Cử người quản lý phần vốn góp: ………………………………………………………………..
1.5. Cam kết của các bên: ………………………………………………………………………………
1.6. Nguyên tắc chia lợi nhuận: ………………………………………………………………………..
2. Phương thức giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau;
Trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Sự cam đoan giữa các bên tham gia
Bên A cam đoan:
Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;
Tài sản góp vốn không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;
Tài sản góp vốn không có tranh chấp;
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất.
Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
Các cam đoan khác ……………………………………………………………………
Bên B cam đoan:
Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng góp vốn mua đất là đúng sự thật;
Đã xem xét kỷ, biết rõ về tài sản góp vốn nêu trên và các giấy tờ về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;
Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;
Các cam đoan khác ……………………………………………………………………
4. Điều khoản cuối cùng
4.1. Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.
4.2. Hai bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên
BÊN A BÊN B
(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Trên đây là Mẫu hợp đồng góp vốn chuẩn pháp lý hiện hành mà chị Trang có thể tham khảo và áp dụng với trường hợp của mình. Nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào khác, hãy liên hệ tới hotline 1900.6174 để được hỗ trợ miễn phí.
Những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất
Anh Quốc Dũng (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi đang có một vài thắc mắc mong được Luật sư giúp đỡ. Năm 2017, tôi có góp vốn mua đất cùng với một vài người bạn của tôi. Vì là bạn bè thân thiết nên khi soạn thảo hợp đồng tôi cũng không để tâm quá nhiều. Nhưng khi bán đất, chúng tôi lại gặp một số bất cập trong phần quy định nội dung của bản hợp đồng về các điều khoản bổ sung, đặc biệt là phân chia lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng.
Sắp tới, tôi tiếp tục góp vốn mua đất, chính vì thế tôi mong Luật sư tư vấn những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn để mua đất để hạn chế tối thiểu những rủi ro có thể xảy ra. Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Luật sư tư vấn những lưu ý khi soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Quốc Dũng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của anh, đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi xin tư vấn như sau:
Đầu tư bất động sản dưới hình thức góp vốn là một trong những hoạt động đầu tư trở lên phổ biến hiện nay. Đất đai ngày càng trở thành tâm điểm thu hút giới đầu tư, tuy nhiên đi kèm với nguồn lợi nhuận khủng là những rủi ro không thể lường trước. Chính vì vậy, các chủ thể cần xác lập hợp đồng góp vốn để mua đất để tránh những rủi ro, mâu thuẫn phát sinh.
Khi tiến hành soạn thảo một bản hợp đồng góp vốn để mua đất, các bên có quyền tự do thỏa thuận về các nội dung có trong hợp đồng. Sự thỏa thuận này dựa trên ý chí của mỗi chủ thể, nội dung bản hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, nội dung trong hợp đồng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, khi soạn thảo nội dung hợp đồng góp vốn mua đất, chủ thể cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất, đối với hợp đồng góp vốn để mua đất cần được soạn thảo dưới dạng văn bản và công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng
– Thứ hai, về chủ thể tham gia, có thể là cá nhân với cá nhân, tổ chức với tổ chức
– Thứ ba, về nội dung của bản hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng góp vốn mua đất cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác. Khi tiến hành thỏa thuận về nội dung có trong hợp đồng, cần quy định cụ thể, rõ ràng về số lượng thành viên tham gia, số lượng vốn và chất lượng của vốn trong nội dung hợp đồng.
– Thứ tư, chủ thể tham gia cần xác định phương thức góp vốn chẳng hạn góp vốn bằng tiền mặt hay chuyển khoản…và cần phải thỏa thuận về giá một cách rõ ràng. Như vậy là nhằm để tránh được tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có về sau.
– Thứ năm, chủ thể cần ghi rõ địa điểm, thời gian ký kết hợp đồng, thời hạn hợp đồng, đặc biệt là các phương thức thực hiện trong hợp đồng góp vốn phải thật sự chi tiết và rõ ràng.
– Thứ sáu, chủ thể cần phải thỏa thuận rõ ràng về các quyền và các nghĩa vụ mà mỗi bên cần phải có trong nội dung của bản hợp đồng, trách nhiệm của từng bên phải thực hiện một cách cụ thể, chi tiết.
Ngoài ra, Khi thực hiện góp vốn anh Dũng nên có những thỏa thuận thêm về những cách thức, phương thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong trường hợp nếu như hai bên không thể thỏa thuận được với nhau trong khi thực hiện hợp đồng.
Trên đây là những tư vấn của Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật, giải đáp thắc mắc của anh, nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chính xác, nhanh chóng nhất.
>>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chi tiết nhất từ A-Z
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất
Chị An Thư ( Tỉnh Hà Giang) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi đang có một vài thắc mắc mong được Luật sư giúp đỡ:
Bố tôi năm nay đã về hưu, ông có tìm hiểu về đầu tư bất động sản và muốn góp vốn mua đất cùng với bạn. Tuy nhiên, bố tôi chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt, tôi biết rất rõ đi kèm với những lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư đất là những rủi ro không thể lường trước.
Chính vì thế, tôi mong nhận được những lời tư vấn hữu ích từ phía Luật sư về những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn để mua đất để giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn, rủi ro khi tham gia góp vốn đầu tư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>>> Luật sư tư vấn những lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị An Thư! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật là nơi hỗ trợ các vấn đề pháp lý chị đang băn khoăn. Đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Hiện nay, hình thức đầu tư góp vốn trở nên rất phổ biến. Để tránh những rủi ro, mâu thuẫn không đáng có và bảo vệ lợi ích của chủ thể tham gia, anh cần lưu ý các vấn đề sau khi ký kết hợp đồng mua đất:
– Thứ nhất, chủ thể tham gia cần tìm hiểu, nghiên cứu các điều khoản trong hợp đồng. Trường hợp chưa hiểu rõ về các điều khoản có thể nhờ sự trợ giúp từ phía luật sư để được giúp đỡ. Điều này sẽ giúp giảm thiểu đối đa những rủi ro trong đầu tư bất động sản, đồng thời các bên yên râm trong quá trình cùng hợp tác.
– Thứ hai, chủ thể cần lưu tâm đến các thỏa thuận trong hợp đồng về phương thức thanh toán, trách nhiệm của mình quy định trong hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận. Theo đó, nếu phát sinh ra tranh chấp thì các bên liên quan có thể có căn cứ rõ ràng để giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra.
Ngoài ra, khi chị An Thư tiến hành ký kết bản hợp đồng góp vốn mua đất hai bên liên quan cần phải quan tâm sát sao đến vấn đề pháp lý đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng. Như vậy để tránh đi những tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có sau này.
Trên đây là những tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật, giải đáp thắc mắc của chị, nếu chị còn bất cứ câu hỏi nào, xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ.
Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất thế nào?
Bạn Minh Đức (Cần Thơ) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Tôi đang có một vài thắc mắc, mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Luật sư:
Năm ngoái tôi có tham gia một hợp đồng góp vốn mua đất, thời gian góp là 3 năm. Đến nay được 1 năm tôi ký kết hợp đồng. Nhưng gia đình tôi gặp một biến cố lớn, con gái mắc bệnh hiểm nghèo cần tiền để chạy chữa.
Chính vì thế, tôi muốn rút tiền đầu tư đất để lo cho con nhưng chưa đến thời hạn. Gia đình tôi rất cần tiền và hiện không xoay sở được đâu. Đối với trường hợp của gia đình tôi, Luật sư có cách nào giúp tôi rút được tiền từ hợp đồng góp vốn mua đất không?
Tôi xin cảm ơn luật sư!
>>> Luật sư tư vấn cách chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua đất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Minh Đức! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đội ngũ chuyên gia pháp lý đã nhận được câu hỏi của anh, sau khi đã nghiên cứu vấn đề anh đang gặp phải, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:
– Thứ nhất, khi các bên cùng thỏa thuận xác lập hợp đồng góp vốn mua bán đất cần tuân theo nội dung của bản hợp đồng về điều khoản, quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Khi chưa hết thời hạn, không bên nào được tự ý rút vốn. Đối với trường hợp của anh, anh có thể tham khảo hình thức chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để mua đất.
Chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để mua đất được hiểu là chuyển nhượng phần vốn góp của mình khi góp vốn mua đất cho người khác. Các bên thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp bằng việc lập hợp đồng chuyển nhượng.
Theo đó, anh Minh Đức có thể chuyển nhượng phần vốn góp mua đất cho bạn bè, người thân. Tuy nhiên các hành vi trên cần soạn thảo trên hợp đồng chuyển nhượng và quy định rõ các điều khoản liên quan. Việc góp vốn mua đất cần đáp ứng điều kiện riêng để giao dịch có hiệu lực.
Cụ thể, để được công nhận là người sử dụng đất và có quyền với đất hợp pháp thì tất cả những người góp vốn mua đất phải cùng đứng trên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Pháp luật đất đai quy định, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Do đó, người góp vốn, đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ký vào hợp đồng này, sau đó công chứng hoặc chứng thực.
Trên thực tế, nhiều trường hợp người góp vốn không đứng tên trên Giấy chứng nhận mà chỉ có một người đứng tên nên việc chuyển nhượng hợp đồng góp vốn chỉ do các bên ký kết với nhau, không được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, người mua có thể gặp phải những rủi ro pháp lý đáng tiếc nếu như có tranh chấp quyền sử dụng đất, về phân chia lợi ích của mảnh đất,…
Ngoài ra, nhiều trường hợp mua đất dự án nhưng chủ đầu tư không lập hợp đồng chuyển nhượng mà lập hợp đồng góp vốn do chưa đủ điều kiện để mở bán bất động sản. Cho nên, cần kiểm tra rõ về nội dung và điều kiện về hình thức của hợp đồng.
Sau khi chuyển nhượng số vốn góp mua đất, bên nhận chuyển nhượng sẽ chuyển lại cho anh số vốn góp cho bên chuyển nhượng. Do đó, anh có thể nhận lại số vốn góp của mình.
Trên đây là những tư vấn của đội ngũ chuyên gia pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật, giải đáp thắc mắc của anh Minh Đức, nếu anh còn bất cứ câu hỏi nào, xin liên hệ 1900.6174 để được hỗ trợ.
Dịch vụ soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất tại Tổng Đài Pháp Luật
Tổng Đài Pháp Luật là nơi khách hàng có thể đặt trọn niềm tin, bởi đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, đặc biệt là các vấn đề về soạn thảo hợp đồng; rà soát các điều khoản, nội dung hợp đồng, trong đó có mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.
Đội ngũ chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm sẽ tư vấn đầy đủ, chi tiết các vấn đề liên quan khi khách hàng muốn tham gia góp vốn mua đất, dự báo những rủi ro và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cách chính xác, ngắn gọn, logic, chặt chẽ. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và lấy chữ tín làm kim chỉ nang mang đến sự thành công.
Chính vì vậy, khi lựa chọn Tổng Đài Pháp Luật, người dân hoàn toàn có thể yên tâm về dịch vụ pháp lý, soạn thảo hợp đồng đặc biệt là các vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai.
Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, bạn còn có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tư vấn giải quyết tranh chấp.
Những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới hợp đồng góp vốn mua đất và các tình huống xoay quanh. Nếu các bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải.