Khởi tố theo yêu cầu người bị hại là thuộc phạm vi của vụ án hình sự. Việc khởi tố được áp dụng đối với một số tội phạm có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, đến danh dự, nhân phẩm và một số quyền nhân thân khác của bị hại. Vậy người bị hại có yêu cầu khởi tố cần phải biết những quy định gì? Mời bạn cùng đọc hết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bên cạnh đó nếu bạn đang cần được luật sư tư vấn hay hỗ trợ vụ án, hãy gọi ngay đến đường dây nóng số 1900.6174 của Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí để được giải quyết vụ việc một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Khởi tố trong lĩnh vực hình sự là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự, theo đó cơ quan có thẩm quyền trong tư pháp hình sự sẽ tiến hành việc xác định có hay không việc phạm tội, các dấu hiệu của tội phạm trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm theo quy định của luật hình sự gây ra cho xã hội.
Đồng thời cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này cũng sẽ ban hành quyết định về việc có khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự mà trong đó có liên quan tới hành vi này. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự gồm 5 giai đoạn: Khởi tố vụ án, điều tra, truy tố, xét xử vụ án và thi hành bản án, quyết định của Tòa án đối với vụ án đó đã có hiệu lực pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì khởi tố vụ án hình sự chính là cánh cửa, giai đoạn mở đầu quá trình tố tụng hình sự.Khởi tố một vụ án hình sự thể theo yêu cầu của bị hại là một trường hợp khá đặc biệt do tính chất của vụ án hình sự đó và vì chính lợi ích của người bị hại, mà việc này cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà chính việc khởi tố vụ án hình sự này phải được thực hiện theo yêu cầu của bị hại.
Thuộc phạm vi của khởi tố vụ án hình sự, áp dụng đối với một số tội phạm có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, đến danh dự, nhân phẩm và một số quyền nhân thân khác của bị hại là các nhân hoặc tài sản, uy tín của bị hại là việc cơ quan, tổ chức mà theo đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi đã xác định được hành vi đó có dấu hiệu của tội phạm thì chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình đó sự khi có yêu cầu bị hại.
Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp khi phát hiện được có dấu hiệu tội phạm, lúc này thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà có hành vi phạm tội để đảm bảo xử lý nhanh chóng, kịp thời và nghiêm minh người thực hiện tội phạm và kịp thời sửa chữa, khắc phục hậu quả mà tội phạm đó gây ra.
Vì thế nên, trong đại đa số các trường hợp thì việc khởi tố một vụ án hình sự là trách nhiệm và đây cũng chính là nghĩa vụ bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm này khi phát hiện được có dấu hiệu tội phạm, mà không phụ thuộc vào sự đồng ý, cho phép hay phải có một yêu cầu của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khác.
Như vậy, có thể hiểu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là việc người bị hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự 2015. Đồng thời coi người bị hại là cá nhân trực tiếp bị xâm phạm gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đó, mà hành vi đó với tính chất ít nghiêm trọng của vụ án.
Bên cạnh đó, vì lợi ích của bị hại mà không vi phạm đến lợi ích công cộng theo quy định tại khoản 1 điều 155 Bộ luật hình sự 2015 thì cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại.
Nếu bạn còn vướng mắc hay gặp khó khăn đang muốn được tư vấn, có thể liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn hình sự của Tổng đài pháp luật hỗ trợ giải đáp chính xác và nhanh chóng nhất.
Quy định của pháp luật về khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Anh Hùng (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
Chào Luật sư, Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại.
Gần nhà tôi gần đây có một người hàng xóm mới chuyển đến, gần đây do có một vài xích mích phát sinh nên tôi và người này đã cãi vã, to tiếng với nhau. Mấy ngày sau đó người hàng xóm đó có vứt gạch ra ngoài đường đi vào nhà tôi, nhưng do khuất bức tường nên đã ném trúng đầu tôi. Do lúc đó, tôi đang điều khiển xe máy nên đã bị ngã và tỷ lệ tổn thương cơ thể lên đến 32%.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi muốn kiện hành vi trên của người hàng xóm đó có được không? Mong luật sư tư vấn!
>>>Tư vấn Luật hình sự miễn phí. Liên hệ luật sư 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Hùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, câu hỏi của anh sẽ được luật sư giải đáp như sau:
Hiện tại theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định về một số tội phạm mà theo đó việc khởi tố chỉ được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Do đó cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự số 02/2021/QH2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:
“Thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ Luật hình sự 2015, khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”.
+ Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút đơn kiện thì vụ án phải được đình chỉ.
+ Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu không khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức, thì Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
+ Trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, thông qua các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì những tội này chỉ được phép khởi tố theo yêu cầu của bị hại. nghĩa là cơ quan có thẩm quyền sẽ phải nhận được tin báo, tố giác, yêu cầu của bị hại thì mới được khởi tố vụ án. Nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật và các tội này được quy định cụ thể bao gồm các tội theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017:
Một số trường hợp nhất định của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khá;
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,… thì khi có yêu cầu của bị hại có quan có thẩm quyền mới được phép khởi tố vụ án hình sự đối với các tội theo quy định nêu trên.
Căn cứ theo quy định của điều luật nêu trên và thông tin anh cung cấp thì anh có thể khởi kiện hành vi của người này về tội vô ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho người khác. Bên cạnh đó, đối với hành vi phạm tội vô ý gây thương tích gây tổn hại sức khỏe lên đến 32% thì người này có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng. Hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, nặng hơn thì có thể phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm.
Nếu anh còn vướng mắc hoặc muốn được luật sư tranh tụng hỗ trợ về pháp lý của vụ việc trên, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 của tổng đài tư vấn pháp luật đề được giải quyết vấn đề hiệu quả và nhanh chóng nhất!
Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
– Trong thực tế có những trường hợp việc khởi tố xử lý tội phạm mặc dù đảm bảo được việc bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, nhưng lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho đối tượng trực tiếp bị tội phạm tác động là bị hại.
Chính vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự trao cho bị hại – chủ thể có địa vị pháp lý đặc biệt trong tố tụng hình sự quyền quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị hại, không làm họ phải chịu những tổn thất khác về tinh thần do việc khởi tố vụ án, xử lý tội phạm và người phạm tội.
– Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại được là một bước tiến quan trọng nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Đồng thời hành vi đó gây ra đối với nạn nhân chưa quá nghiêm trọng thì lúc này nạn nhân có quyền quyết định việc yêu cầu khởi tố hay không.
Pháp luật hiện hành không giới hạn quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại, việc rút yêu cầu khởi tố ở thời điểm nào cũng có lợi cho các bên, trong đó có cả lợi ích của Nhà nước.
+ Trường hợp khi bị hại hoặc đại diện hợp pháp của bị hại rút yêu cầu khởi tố nghĩa là họ thể hiện ý chí không mong muốn giải quyết bằng biện pháp hình sự nữa mà họ muốn tự thỏa thuận dân sự với nhau thì vụ án phải được đình chỉ.
+ Trường hợp khi bị hại rút yêu cầu thì người phạm tội lúc này sẽ được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn chấp hành hình phạt.
Như vậy, việc quy định các vấn đề có hành vi phạm tội chỉ có thể được khởi tố vụ án hình sự khi có sự yêu cầu của người bị hại là ở chỗ, việc xác định một trong những mục tiêu tất yếu, quan trọng của cuộc đấu tranh với tội phạm và người phạm tội mà Nhà nước, đặt ra là vì bảo vệ quyền chính đáng và lợi ích hợp pháp của những con người, cá nhân, công dân của một Nhà nước là thành viên của xã hội đó.
– Việc quan trọng của quy định này để nhằm hạn chế tối đa nhất những trường hợp, chính quyết định khởi tố vụ án có thể cùng một lúc, mang lại một lợi ích rất nhỏ cho xã hội nhưng cũng chính việc ra quyết định khởi tố đó lại đã và đang gây thiệt hại lớn hơn cho lợi ích, cho chính cuộc sống sau này của người bị hại.
– Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp đó chính là xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại được cân nhắc tính toán, khởi tố như thế có quá bất lợi cho cả lợi ích của họ hay không.
Điều này cũng biểu hiện một khía cạnh của nguyên tắc công bằng trong Luật hình sự Việt Nam. Nói cách khác, do sự khởi tố vụ án trái với ý muốn của người bị hại có thể gây thêm những mất mát, thiệt hại cho họ mà nhà làm luật đã quy định những trường hợp cụ thể cần khởi tô’ vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
>>>Hướng dẫn thủ tục khởi tố theo yêu cầu người bị hại? Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của người bị hại
Anh Tình (Điện Biên) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại:
Vừa qua, Em trai tôi có đi liên hoan lớp và có trở một người bạn. Trên đường di chuyển không may xảy ra tai nạn, khiến người ngồi sau bị tử vong và em tôi cũng bị thương nặng. Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này của e trai tôi nếu không bị người thân của nạn nhân khởi tố thì em tôi có bị công an truy tố hình sự hay không? Mong luật sư giải đáp!
>>>Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại. Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Tình! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, câu hỏi của anh sẽ được luật sư giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật tại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021 có quy định về vấn đề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại quy định các trường hợp chỉ được khởi như sau:
“Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 của Bộ luật hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết”.
Như vậy, thông qua các quy định trên của Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ có thể khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại đối với các tội sau:
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Khoản 1 Điều 134;
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tại Khoản 1 Điều 135;
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Khoản 1 Điều 136;
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Khoản 1 Điều 138;
+ Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tại Khoản 1 Điều 139;
Tội hiếp dâm tại Khoản 1 Điều 141; Tội cưỡng dâm tại Khoản 1 Điều 143; Tội làm nhục người khác tại Khoản 1 Điều 155; Tội vu khống tại Khoản 1 Điều 156.
Căn cứ theo quy định những điều luật nêu trên và thông tin anh cung cấp, thì trường hợp của em trai anh nếu không bị người thân của nạn nhân khởi tố thì sẽ không bị công an truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trên. Nếu anh còn vướng mắc muốn được luật sư tư vấn pháp lý liên quan, có thể gọi đến hotline 1900.6174 của tổng đài tư vấn miễn phí để được giải đáp mọi vấn đề một cách nhanh chóng nhất!
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu
Chị Hương (Lạng Sơn) có câu hỏi:
Xin chào Luật sư, Tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp liên quan đến Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu như sau:
Vừa qua, trong lúc em trai tôi can ngăn vụ ẩu đả giữa anh Hoàng và a Tiến thì đã bị thương vào đầu do anh Tiến gây ra nhưng không cố ý. Sau khi đi viện thì tỷ lệ thương tật là 32%, nhưng do bên gia đình người kia là hàng xóm và cũng đã có bồi thường và khắc phục hậu quả nên tôi muốn rút đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự này.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu gia đình tôi rút đơn thì hậu quả pháp lý có thể xảy ra là gì? Tôi cảm ơn!
>>>Có nên rút đơn yêu cầu khởi tố không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào Chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, câu hỏi của anh sẽ được luật sư giải đáp như sau:
– Đối với hậu quả về mặt pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì có thể hiểu là với một số tội danh đặc thù theo quy định, yếu tố ý chí chủ quan, mong muốn của người bị hại được sẽ được tôn trọng. Việc bị hại rút đơn cũng chính là cơ sở để quyết định có khởi tố hay không.
Lưu ý, đối với vấn đề rút đơn yêu cầu này không phải trường hợp nào khi thuộc các tội danh tại quy định nêu trên cũng đều được áp dụng quy định về khởi tố theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu, mà chỉ các trường hợp thuộc khoản 1 của các điều luật tương ứng trên.
– Về hậu quả về mặt pháp lý của việc người có quyền yêu cầu khởi tố nêu trên rút yêu cầu khởi tố vụ án đó, thì theo khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định;
“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”.
Như vậy, đối với vấn đề về việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, rồi xử lý hậu quả pháp lý của việc người bị hại hoặc người đại diện của họ rút đơn đã có các quy định pháp luật quy định tương đối cụ thể.
+ Trong một số trường hợp vì lợi ích và tôn trọng quyền của phía bị hại, vụ án có tính chất mức độ phù hợp theo các tội danh cụ thể người bị hại có quyền của mình trong việc quyết định có xử lý trách nhiệm hình sự hay không đối với người có hành vi vi phạm pháp.
Hậu quả pháp lý của việc rút yêu cầu khi đang trong giai đoạn xét xử sơ thẩm:
“Người đã có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó trước đây nhưng hiện tại do ý chí của người đó mà rút yêu cầu này trước ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì lúc này Thẩm phán sẽ phải ra quyết định đình chỉ vụ án.”
+ Trong trường hợp mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là bị hại đã rút yêu cầu tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn được căn cứ tại khoản 2 Điều 155, Điều 299 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đối với việc ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự.
+ Trường hợp sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm mà vẫn còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu đó thì Tòa án phải có trách nhiệm hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo để Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết việc rút yêu cầu theo thủ tục phúc thẩm.
Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm:
“Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu thì HĐXX hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 359 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Trong bản án phúc thẩm, Tòa án phải nhận định rõ lý do hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án là do người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu, không phải do lỗi của Tòa án cấp sơ thẩm”.
Căn cứ quy định của điều luật nêu trên thì việc rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo đúng quy định và trình tự thì trong một số trường hợp nhất định vì lợi ích và tôn trọng quyền của phía bị hại, vụ án có tính chất mức độ phù hợp theo các tội danh cụ thể người bị hại có quyền của mình trong việc quyết định có xử lý trách nhiệm hình sự hay không đối với người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự đó.
Hậu quả pháp lý mà điều này do chính ý chí của người bị hại đó mà rút yêu cầu này trước ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa căn cứ vào Điều 45, điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì lúc này Thẩm phán sẽ phải ra quyết định đình chỉ vụ án.
Bị hại không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án thì làm thế nào?
Anh Lộc (Nghệ An) có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp liên quan đến việc Bị hại không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự:
Cách đây vài tháng trên địa bàn xã trên có xảy ra một vụ hiếp dâm, do hai người thanh niên thực hiện. Hậu quả 2 người này là đã làm nạn nhân có thai. Sau khi công an vào cuộc điều tra và khởi tố vụ án thì người con gái là bị hại của vụ án này do sợ bị dị nghị và ảnh hưởng đến bản thân nên đã không lên giải quyết vụ án theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này người con gái đó có bắt buộc phải lên cơ quan có thẩm quyền để phối hợp giải quyết vụ án này không? Mong Luật sư giải đáp cho tôi. Tôi cảm ơn!
>>>Bị hại không hợp tác giải quyết vụ án có bị xử phạt không? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Lộc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, câu hỏi của anh sẽ được luật sư giải đáp như sau:
– Biện pháp “Dẫn giải” là một biện pháp cưỡng chế để bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử được diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về biện pháp cưỡng chế, trong đó Điều 127 có nêu dẫn giải là một trong 4 biện pháp cưỡng chế và trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tuân thủ đúng pháp luật.
– Quy định về “Dẫn giải” trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng áp dụng thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm.
– Trong vụ án hình sự việc bị hại tham gia phiên tòa vừa có quyền và đồng thời có nghĩa vụ. Việc người bị hại tham gia phiên tòa trong nhiều vụ án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp hội đồng xét xử làm sáng tỏ nội dung vụ án.
– Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì bị hại có nghĩa vụ “Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải…”.
– Tuy nhiên theo quy định tại điểm l Khoản 1 Điều 4 và điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì biện pháp “Dẫn giải” chỉ được áp dụng đối với bị hại khi bị hại từ chối đi giám định, không quy định đối với trường hợp khi bị hại từ chối hoặc trốn tránh tham gia phiên tòa.
+ Mặc dù việc dẫn giải bị hại tham gia phiên tòa không được quy định điều luật trên nhưng căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì vẫn có thể áp dụng đối với trường hợp dẫn giải bị hại khi tham gia phiên tòa.
Căn cứ vào nội dung của điều luật nêu trên và thông tin bạn cung cấp thì việc cô gái này nếu không tham gia điều tra của cơ quan có thẩm quyền có thể bị “Dẫn giải” theo quy định pháp luật. Nếu anh còn thắc mắc nào khác hay muốn được hỗ trợ pháp lý khác có thể gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí và chính xác nhất
Giới hạn thẩm quyền giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu bị hại
Anh Tùng ở Hà Nội có câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp liên quan đến việc Giới hạn thẩm quyền giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu bị hại.
Cụ thể, bạn tôi có một đứa cháu trai, cách đây mấy hôm có đi đám cưới bạn do hơi quá chén nên sau đó có xảy ra xích mích với một thanh niên khác và đã xảy ra va chạm. Hiện cháu tôi đang phải nhập viện điều trị. Vậy Luật sư cho tôi hỏi gia đình cháu có ý định đưa vụ việc đó ra cơ quan công an, thì đối với trường hợp này gia đình tôi có thể gửi đơn khởi tố ở đâu? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Luật sư!
>>>Giới hạn thẩm quyền giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu người bị hại. Luật sư tư vấn miễn phí 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Tùng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật, câu hỏi của anh sẽ được luật sư giải đáp như sau:
– Giới hạn thẩm quyền giải quyết vụ án gắn với thẩm quyền và nhiệm vụ mà pháp luật quy định cho cơ quan nhà nước, người nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đó để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của họ.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án trong được giới hạn trọng trường hợp phải nhận được yêu cầu của bị hại đối với các tội được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
+ Thẩm quyền của mỗi cơ quan và cá nhân được phân định theo lĩnh vực, ngành, khu vực hành chính, cấp hành chính.
+ Thẩm quyền và giới hạn giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu của bị hại được quy định thuộc về Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,….
Trong mỗi ngành, thẩm quyền được phân định theo chức năng, nhiệm vụ của ngành như thẩm quyền của cơ quan điều tra là tiếp nhận, khởi tố và giải quyết yêu cầu khởi tố của người bị hại, và trong một số trường hợp nhất định sẽ không được khởi tố nếu không có yêu cầu của người bị hại.
+ Thẩm quyền của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ quan khác,… là toàn bộ quyền do pháp luật quy định, theo đó cơ quan này có thẩm quyền được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định pháp luật.
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một số tội phạm nhất định chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái với ý chí, nguyện vọng của người bị hại và trái quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2021 đã nêu các tội danh gồm:
Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
Điều 138 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
Điều 139 Tội vô ý gây thương tíchhoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; Điều 141 Tội hiếp dâm; Điều 143 Tội cưỡng dâm; Điều 155 Tội làm nhục người khác;
Như vậy, thông quá các quy định nêu trên có thể thấy việc giới hạn thẩm quyền giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu của bị hại đã được quy định của thể các tội nào trong giới hạn thẩm quyền của mình mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án và khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Nếu những yêu cầu này thuộc một trong các tội được quy định tại khoản 1 các điều trên trong Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự
+ Trường hợp yêu cầu của bị hại mà không có căn cứ hoặc căn cứ không đủ thì cơ quan này sẽ không có thẩm quyền để giải quyết cũng như khởi tố theo yêu cầu của bị hại và sẽ bị giới hạn quyền giải quyết và khởi tố vụ án đó
Căn cứ theo quy định của điều luật nêu trên và thông tin bạn cung cấp thì trường hợp này người gây ra thương tích cho cháu của anh sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.
Tuy nhiên, trường hợp này sẽ cần phải suy xét đến rất nhiều yếu tố về tỷ lệ, mức độ tổn hại về sức khỏe thì mới có thể xác định và giải quyết vụ án. Nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều này thì cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết sẽ không được phép can thiệp nếu không có yêu cầu của bị hại. Đây chính là giới hạn thẩm quyền giải quyết và khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Tổng đài pháp luật về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại và các vấn đề pháp lý liên quan. Mong rằng bài viết trên đây có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn có điều gì vướng mắc, băn khoăn hay chưa hiểu rõ hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý ở tất cả các lĩnh vực khác mời bạn vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư tư vấn trực tuyến có bề dày kinh nghiệm để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của mình hoặc người thân theo số hotline 1900.6174 , hỗ trợ 24/7.