Không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền? Quy định về các loại giấy tờ cần đem theo khi tham gia giao thông như thế nào? Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về những quy định về mức xử phạt khi không đem giấy tờ xe. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các luật sư!
>> Tư vấn chính xác về không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền? Luật sư tư vấn 1900.6174
Quy định về các giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định về Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, người lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:
– Đăng ký xe;
– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông được quy định cụ thể tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (đối với ô tô) theo quy định tại Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu?
Không đem giấy đăng ký xe phạt bao nhiêu?
Chị Giang (Quảng Ninh) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề mong luật sư tư vấn như sau:
Tôi làm nhân viên văn phòng cũng được 9 năm rồi. Hai tuần trước khi nghe tin bố tôi bị ngã cầu thang nên tôi đã tự lái xe về nhà. Do hoảng loạn và đi gấp quá nên tôi không mang theo đủ giấy tờ xe. Bình thường tôi hay để giấy tờ trong túi xách nhưng vì vội nên tôi không cầm đủ giấy tờ xe khi đi.
Tuy nhiên, khi đi gần đến nút giao giữa các đường, tôi bị cảnh sát giao thông giữ lại kiểm tra giấy tờ xe. Vì tôi không mang theo đủ giấy tờ xe, cụ thể là giấy đăng ký xe nên tôi bị cảnh sát giao thông xử phạt hành chính đối với lỗi tôi không mang theo giấy đăng ký xe. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp của tôi, không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu? Cụ thể là giấy đăng ký xe. Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Mức xử phạt khi không đem giấy đăng ký xe? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Giang! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi liên quan đến tư vấn luật giao thông cho Tổng Đài Pháp Luật! Với câu hỏi không đem giấy đăng ký xe phạt bao nhiêu? Chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Do chị không nêu rõ chị điều khiển phương tiện giao thông nào khi tham gia giao thông mà bị cảnh sát giao thông giữ lại và yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe nên chúng tôi xin đưa ra các trường hợp xử lý và các mức phạt như sau:
Mức phạt đối với xe ô tô
* Thứ nhất, căn cứ theo Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu, chủ phương tiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô đối với các hành vi vi phạm sau đây:
+ Điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà không có Giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết thời hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) theo quy định của pháp luật.
+ Điều khiển xe ô tô không gắn biển số (đối với các loại xe có quy định phải gắn biển số).
+ Điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật nhưng đã hết thời hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
+ Điều khiển xe ô tô có lắp đặt và sử dụng còi xe vượt quá âm lượng cho phép theo quy định của pháp luật.
+ Điều khiển xe ô tô không đủ về hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng và không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
* Thứ hai, căn cứ theo điểm b Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đối với trường hợp chủ phương tiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.
* Thứ ba, ngoài áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm chính nêu trên thì chủ phương tiện điều khiển xe ô tô tham gia giao thông còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi cụ thể như sau:
– Một là, thực hiện các hành vi vi phạm quy định tại các khoản của Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng:
+ Theo Điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều khiển xe ô tô có lắp thêm đèn ở phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;
Điều khiển xe ô tô có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
+ Các điểm a, b, c, d, đ Khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều khiển xe ô tô không có Giấy đăng ký xe theo quy định của pháp luật hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết thời hạn sử dụng.
Điều khiển xe ô tô không gắn biển số xe (đối với các loại xe có quy định phải gắn biển số).
Điều khiển xe ô tô có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật nhưng đã hết thời hạn sử dụng dưới 01.
Điều khiển xe ô tô có lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng cho phép theo quy định của pháp luật.
Điều khiển xe ô tô không có đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.
+ Các điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Điều khiển xe ô tô đăng ký tạm, xe có phạm vi hoạt động hạn chế hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
Điều khiển xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với các loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);
Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái với quy định của pháp luật tham gia giao thông (bao gồm cả các loại xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông);
Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký xe.
Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe theo quy định của pháp luật.
Điều khiển xe không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với các loại xe có quy định phải kiểm định, trừ xe đăng ký tạm thời) hoặc có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết thời hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên.
+ Điểm c Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Thực hiện hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 5 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định của pháp luật hoặc bị tẩy xóa.
+ Điểm a Khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 3; điểm d, điểm đ khoản 4 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo đúng quy định của pháp luật.
– Hai là, căn cứ theo điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe ô tô thực hiện các hành vi được quy định tại điểm a Khoản 4, điểm b Khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trong trường hợp người điều khiển xe ô tô không có:
Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy
* Thứ nhất, căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm m Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, quy đinh bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.
* Thứ hai, căn cứ theo Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vi phạm một trong các trường hợp dưới đây sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng:
– Một là, Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới vẫn còn hiệu lực;
– Hai là, Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy tham gia giao thông mà không mang theo Giấy đăng ký xe
– Ba là, Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ các hành vi vi phạm được quy định tại điểm b Khoản 5 và điểm c Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với các hành vi:
Căn cứ theo điểm đ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thực hiện các hành vi vi phạm các quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp người điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.
Như vậy, trong trường hợp của chị, cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính đối với lỗi không mang theo giấy đăng ký xe ô tô tham gia giao thông hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chị không mang theo giấy đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Mọi thắc mắc liên quan đến lỗi không mang giấy đăng ký xe, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Hết hạn đăng kiểm phạt bao nhiêu, có thể phạt nặng đến đâu?
Không đem giấy phép lái xe phạt bao nhiêu?
Anh Thịnh (Bình Định) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Một tháng trước, vào ngày sinh nhật tròn 19 tuổi của tôi, chú tôi có tặng cho tôi một chiếc xe wave đen trắng để tôi tiện đi học đại học vì thấy tôi đi học bằng xe buýt cũng bất tiện. Đến hai tuần sau đó, bố chở tôi đi thi bằng lái xe ở gần nhà. Tôi đã đậu khi đi thi bằng lái xe và họ đưa giấy hẹn cho tôi và hẹn tôi sau 2 tuần nữa ra lấy Giấy phép lái xe. Để chúc mừng vì tôi đã thi đỗ bằng lái xe nên tôi có rủ thằng bạn thân đi ăn lẩu ở gần nhà nó.
Nhưng khi đang đi trên đường, tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe. Tôi có đưa giấy tờ xe và cả giấy hẹn lấy Giấy phép lái xe cho cảnh sát giao thông nhưng họ không chấp nhận tờ giấy hẹn này. Vì cảnh sát giao thông bảo rằng giấy hẹn này của tôi không có hiệu lực thay thế giấy phép lái xe. Sau đó, tôi bị xử phạt hành chính về lỗi không đem giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Vậy luật sư cho em hỏi việc không đem giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu? Cụ thể là không xem giấy phép lái xe. Tôi xin cảm ơn!”
>> Không đem giấy phép lái xe phạt bao nhiêu? Luật sư giải đáp 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Thịnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi không đem giấy tờ xe bị phạt bao nhiêu, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Mức phạt đối với ô tô
Đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô mà không có Giấy phép lái xe hoặc không mang Giấy phép lái xe thì bị xử phạt cụ thể như sau:
– Thứ nhất, căn cứ theo điểm Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà có hành vi vi phạm thuộc một trong các hành vi dưới đây thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô:
+ Một là, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết thời hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.
+ Hai là, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
+ Ba là, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
+ Bốn là, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
– Thứ hai, căn cứ theo Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà có hành vi vi phạm thuộc một trong các hành vi dưới đây thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô:
+ Một là, Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô tham gia giao thông không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
+ Hai là, Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô tham gia giao thông mà không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc)
+ Ba là, Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô tham gia giao thông không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật (đối với các loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy
Về câu hỏi không đem giấy tờ xe, đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy phép lái xe thì bị xử phạt cụ thể:
* Thứ nhất, căn cứ theo điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 mà thực hiện một trong các hành vi vi phạm dưới đây thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng cụ thể như sau:
– Một là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
– Hai là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
– Ba là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
* Thứ hai, căn cứ theo điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh mà thực hiện một trong các hành vi vi phạm dưới đây thì bị phạt tiền 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng như sau:
– Một là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
– Hai là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
– Ba là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
– Bốn là, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe).
Đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà quên không mang Giấy phép lái xe thì căn cứ theo điểm c Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.
Như vậy, theo thông tin bạn Thịnh cung cấp, bạn điều khiển xe mô tô tham gia giao thông mà không có giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với trường hợp không mang giấy phép lái xe. Mọi thắc mắc liên quan đến mức phạt khi không đem giấy phép lái xe, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!
>> Xem thêm: Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền – Quy định năm 2022
Không đem giấy chứng nhận bảo hiểm phạt bao nhiêu?
Chị Hương (Quảng Ngãi) có câu hỏi:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn như sau:
Ba ngày nữa là kỷ niệm tròn 5 năm ngày cưới của hai vợ chồng tôi, để tạo bất ngờ cho chồng nên tôi đã chuẩn bị một món quà rất đặc biệt cho chồng. Nhưng khi tôi đang trên đường đi lấy quà, tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe. Do lúc đi vội quá nên tôi không cầm theo đầy đủ giấy tờ xe, cụ thể là giấy chứng nhận bảo hiểm. Cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ xe của tôi và phạt tôi vì lỗi không đem theo giấy chứng nhận bảo hiểm. Vậy luật sư cho tôi hỏi lỗi không đem giấy chứng nhận bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Tôi xin cảm ơn luật sư!”
>> Mức phạt khi không đem giấy chứng nhận bảo hiểm? Luật sư tư vấn 1900.6174
Trả lời:
Chào chị Hương! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm, trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì căn cứ theo điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Thứ hai, đối với trường hợp người điều khiển xe là xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm, trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, do chị không nói cụ thể là chị điều khiển phương tiện giao thông nào khi tham gia giao thông nên đối với trường hợp chị điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trong trường hợp chị điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông mà không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Mọi thắc mắc liên quan đến mức phạt lỗi không đem giấy chứng nhận bảo hiểm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết!
>> Xem thêm: Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?
Trên đây là những quy định của pháp luật về vấn đề không đem giấy tờ xe phạt bao nhiêu tiền? Chúng tôi hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải quyết những vấn đề trong thực tế. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!