Lập di chúc cho người ngoài được không? Thủ tục như thế nào?

Trên thực tế, nhiều người gặp khó khăn trong quá trình lập di chúc cho người ngoài. Để giúp bạn đọc hiểu rõ vấn đề này, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy định về di chúc và thủ tục lập di chúc cho người không thân thích. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

luat-su-tu-van-quy-dinh-ve-lap-di-chuc-doi-tai-san-chung
Luật sư tư vấn quy định về lập di chúc đối với tài sản chung

 

Quy định của pháp luật về việc lập di chúc cho người ngoài

 

Ông Thanh Minh (Hà Giang) có câu hỏi:

“Tôi năm nay đã 72 tuổi vừa trải qua một đợt bệnh nặng mới hồi phục. Tôi có mong muốn lập di chúc để lại di sản cho con cháu tôi và một phần tài sản cho cháu Lâm – người đã chăm sóc tôi lúc tôi ốm đau, bệnh tật. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn lập di chúc cho người ngoài, cần tuân thủ các nội dung và hình thức của di chúc như thế nào?
Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về việc lập di chúc cho người ngoài, gọi ngay 1900.6174

Luật sư tư vấn luật dân sự trả lời:

Cảm ơn ông Minh vì đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật! Để giải đáp thắc mắc về lập di chúc cho người ngoài, Luật sư của chúng tôi đã phân tích và đưa ra phần giải đáp như sau:

Nội dung của di chúc

 

>> Luật sư tư vấn miễn phí về nội dung của di chúc, gọi ngay 1900.6174 

Nội dung của di chúc chứa đựng toàn bộ những quyết định của người để lại di sản trong việc định đoạt tài sản của người lập di chúc sau khi chết. Di chúc là một giao dịch dân sự, do vậy, di chúc cũng cần tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong đó có điều kiện về nội dung của di chúc. Cụ thể, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

Hình thức di chúc không trái với quy định của luật.

Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2015, di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Một là ngày, tháng, năm lập di chúc;

– Hai là họ và tên, nơi cư trú của người lập di chúc;

– Ba là họ và tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

– Bốn là di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung trên, di chúc còn có thể có các nội dung khác như: chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ; xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Xác định ai là người phụ trách quản lý di sản…

Ý chí của người lập di chúc phải phù hợp với các quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội, tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ Luật dân sự năm 2015.

Đây là các nội dung cơ bản mà một bản di chúc nào cũng cần phải có và cần lưu ý các nội dung trên để không bị bỏ sót các nội dung này trong bản di chúc của mình để tránh các tranh chấp không đáng có sau này.

>> Xem thêm: Lập di chúc cho người nước ngoài – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục

Hình thức của di chúc

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về hình thức của di chúc, gọi ngay 1900.6174

Di chúc để có hiệu lực ngoài nội dung cần lưu ý trên, hình thức cũng là một yếu tố rất quan trọng để một bản di chúc có hiệu lực pháp luật. Về mặt hình thức, di chúc có thể được thể hiện dưới một trong hai hình thức sau đây bao gồm: di chúc miệng và di chúc bằng văn bản. Bộ luật dân sự năm 2015 có các quy định riêng biệt về hình thức ứng với từng hình thức di chúc của từng đối tượng lập di chúc đặc thù như sau:

Hình thức di chúc bằng miệng (điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015): là sự bày tỏ ý chí bằng lời nói của người có tài sản để lại di sản thừa kế lúc họ còn sống trong việc định đoạt khối tài sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc miệng chỉ được công nhận là hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau: người lập di chúc không ở trong tình trạng mà tính mạng của họ bị đe dọa nghiêm trọng mà đến mức không thể lập di chúc bằng văn bản được, người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng mình trước mặt ít nhất là hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng này phải ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc đó.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày mà người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình, di chúc phải được cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng (khoản 5 điều 630 Bộ Luật dân sự 2015).

Sau 3 tháng kể từ ngày người lập di chúc lập di chúc bằng miệng còn sống, minh mẫn và sáng suốt, di chúc bằng miệng sẽ bị hủy bỏ (khoản 1 Điều 629 Bộ luật dân sự 2015).

Hình thức văn bản, đây là hình thức phổ biến và thường xuyên được người có di sản sử dụng để thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình. Di chúc bằng văn bản có các loại bao gồm: Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Như vậy, để một di chúc có hiệu lực pháp lý, ngoài điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc, cũng cần chú ý đến nội dung và hình thức của di chúc không phân biệt lập di chúc cho người ngoài hay người thân thích.

Trên đây là những quy định về nội dung và hình thức của di chúc. Nếu ông còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Lập di chúc tại nhà có được không? Tư vấn thủ tục miễn phí

lap-di-chuc-cho-nguoi-ngoai-co-duoc-khong
Lập di chúc cho người ngoài có được không?

 

Lập di chúc cho người ngoài có được không? 

 

Ông Thủy (An Giang) có câu hỏi:

“Tôi đã hơn 80 tuổi, gần đây mắt tôi bị mờ và trí nhớ có sự sụt giảm nhanh. Tôi có 3 người con hai trai, một gái. Hiện nay, tôi muốn viết di chúc để lại tài sản cho con của mình và cháu Minh (không có quan hệ họ hàng, huyết thống hay nuôi dưỡng) do tôi tuổi già đơn chiếc thường xuyên được cháu sang chăm sóc, hỏi han. Vì vậy, tôi muốn để lại một phần di sản của mình sau khi chết cho cháu Minh. Vậy cho tôi hỏi cháu Minh không phải là con tôi hay có họ hàng với tôi, tôi có thể lập di chúc cho người ngoài không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí về lập di chúc cho người ngoài có được không? Gọi ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bác Thủy đã gửi câu hỏi của mình đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Đối với vấn đề mà ông gặp phải, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân người nắm giữ tài sản nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết (Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015). Người có tài sản có quyền tự do lựa chọn người để lại di chúc cho bất cứ ai không phân biệt là người thân thích, người có huyết thống hay nuôi dưỡng hay có là công dân Việt Nam hay người nước ngoài. Do tài sản trong di chúc để lại thuộc sở hữu của bác Thuỷ nên việc di chúc để lại tài sản cho ai là quyền của người lập di chúc, không phân biệt đó là người ngoài hay dưng.

Như vậy, bác Thuỷ có thể lập di chúc cho người ngoài là anh Minh (người không phải là thành viên trong gia đình). Trong quá trình lập di chúc, nếu bác gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Lập di chúc đối với tài sản chung của vợ chồng – Tư vấn miễn phí

thu-tuc-lap-di-chuc-cho-nguoi-ngoai
Thủ tục lập di chúc cho người ngoài

 

Thủ tục lập di chúc cho người ngoài

 

Chị Kim Mỹ (Thái Bình) có câu hỏi

“Ngày 22/11/2022, khi đang tham gia giao thông trên đường bằng xe máy, anh Hoàng có va chạm với một xe container, bị thương rất nặng và mất tại bệnh viện sau đó 02 ngày. Trên đường đưa anh Hoàng đi cấp cứu trên xe cứu thương, anh có trăn trối lại rằng anh có di nguyện là để toàn bộ số tiền tiết kiệm anh có trong ngân hàng và ngôi nhà 02 tầng cho vợ anh là bà Linh. Đồng thời, anh để lại cho tôi (người yêu cũ của anh Hoàng) một mảnh đất trống ở xã Việt Hùng huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình.

Lời trăn trối trên được anh nói trước 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng viên và tôi). Sau đó 2 ngày tôi đã đưa tờ giấy đến phòng công chứng để hoàn thành nốt di nguyện của anh Hoàng. Cho tôi hỏi là di chúc của anh Hoàng có hợp pháp hay không?”

 

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục lập di chúc cho người ngoài, liên hệ ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Cảm ơn chị Mỹ đã quan tâm và gửi thắc mắc đến cho đội ngũ Luật sư của chúng tôi! Trong trường hợp của chị, Luật sư của chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Trình tự lập di chúc miệng

 

>> Luật sư tư vấn trình tự lập di chúc miệng nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174 

Di chúc miệng được thể hiện khi mà người lập di chúc đang trong tình trạng bị đe dọa về tính mạng, sức khoẻ và không thể lập di chúc bằng văn bản, mới có thể lập di chúc bằng miệng, chủ thể không được lập di chúc miệng là người dưới 18 tuổi (chưa đủ 18 tuổi).

Lập di chúc miệng, chỉ cần người để lại di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình từ ít nhất 2 người làm chứng trở lên và ngay sau đó những người làm chứng thực hiện ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ lên văn bản đó.

Trong thời hạn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Sau 03 tháng, tính từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc vẫn còn sống, minh mẫn và sáng suốt, di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, theo thông tin chị cung cấp, di chúc miệng được anh Hoàng thể hiện khi bị đe dọa đến tính mạng (tai nạn) và thể hiện ý chí cuối cùng đó trước mặt 3 người và sau đó đã được đi công chứng sau 2 ngày nên di chúc miệng của anh Hoàng là hợp pháp. Nếu chị còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

Hồ sơ để công chứng di chúc miệng

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ để công chứng di chúc miệng, gọi ngay 1900.6174 

Để di chúc hợp pháp phải chuẩn bị hồ sơ để công chứng di chúc bao gồm:

– Thứ nhất, phiếu yêu cầu công chứng;

– Thứ hai, bản sao giấy tờ tùy thân của người đã lập di chúc miệng;

– Thứ ba, bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.

Như vậy, di chúc miệng để có hiệu lực pháp lý, cần được người để lại thừa kế thể hiện trước mặt ít nhất 2 người trở lên và họ phải trong tình trạng bị nguy hiểm hoặc bị đe dọa đến tính mạng mà không thể nào lập di chúc được bằng văn bản và khi thực hiện công chứng cần chuẩn bị các loại giấy tờ trên để thực hiện công chứng di chúc nhanh nhất.

Trên đây là những tư vấn của đội ngũ Luật sư về hồ sơ để công chứng di chúc miệng. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, chị có thể liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư giải đáp nhanh chóng!

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã cung cấp cho anh/chị những thông tin về lập di chúc cho người ngoài và các vấn đề xoay quanh. Việc chủ động trang bị kiến thức pháp luật là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình và người thân yêu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tháo gỡ những thắc mắc của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174, đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng!