Luật thừa kế tài sản không di chúc và những quy định của pháp luật

Luật thừa kế tài sản không di chúc được ban hành nhằm giúp bạn tránh được những tranh chấp có thể xảy ra. Quy định của pháp luật về luật thừa kế tài sản như thế nào? Di sản để lại không có di chúc được sang tên cho ai? Cách giải quyết tranh chấp tài sản như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài biết này.

>>Tư vấn quy định về luật thừa kế tài sản không di chúc, gọi ngay 1900.6174

quy-dinh-ve-luat-thua-ke-tai-san-khong-di-chuc

Luật thừa kế tài sản không di chúc quy định như thế nào?

 

Câu hỏi của anh T.B (Hà Nam):
Xin chào Tổng đài. Ông bà tôi có một căn nhà ở quê do ông bà đứng tên. Năm 2016, ông bà tôi mất nhưng không để lại di chúc cho con để phân chia tài sản. Vậy tôi muốn hỏi bố tôi có được thừa kế tài sản này không? Ông bà tôi có 6 người con là 3 người con trai và 3 người con gái. Sau khi ông bà tôi mất một thời gian thì chú tôi cũng mất. Vậy con của chú tôi có được hưởng tài sản thừa kế của ông bà để lại không? Quy định về luật thừa kế tài sản không di chúc như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn Luật thừa kế tài sản không di chúc , liên hệ 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi đã tiếp nhận vấn đề và có phản hồi như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, ông bà bạn mất nhưng không để lại di chúc. Vì vậy, bố bạn hoàn toàn có quyền thừa kế tài sản này. Luật thừa kế tài sản không di chúc được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Dựa theo những quy định của pháp luật, bố bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bố bạn cùng với 5 người con của ông bà có quyền thừa kế phần tài sản này. Tài sản sẽ được chia đều cho mỗi người với giá trị bằng nhau.

Theo quy định của luật thừa kế tài sản không di chúc, người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Bên cạnh đó, người thừa kế có thể được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Do đó, chú bạn mất sau ông bà bạn, tức là sau thời điểm ông bà bạn qua đời nên vẫn được hưởng di sản thừa kế của ông bà. Phần di sản chú bạn được hưởng sẽ được chia lại cho các hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn, trong đó có cả các con của chú. Như vậy, con chú bạn vẫn được hưởng một phần trong khối di sản thừa kế mà ông bà bạn để lại.

Để phân chia di sản thừa kế, những người thừa kế sẽ ra văn phòng công chứng nơi có bất động sản làm thủ tục phân chia di sản, sau đó ra văn phòng đăng ký đất và nhà để tiến hành các thủ tục sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề luật thừa kế tài sản không di chúc bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật để được tư vấn.

>> Xem thêm: Thừa kế theo di chúc được quy định như thế nào?

Người chết không để lại di chúc thì quyền hưởng tài sản thuộc về ai?

 

Chị L.B ( Cần Thơ) có câu hỏi:
Xin chào Tổng đài, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp. Tôi có một người bạn lấy chồng được 5 năm thì chồng của bạn đấy mất đột ngột vào năm 2019. Vì vậy, chồng bạn đấy chưa kịp để lại di chúc hay bất kỳ gì liên quan đến chuyển nhượng tài sản. Vợ chồng bạn tôi có một người con trai. Căn nhà được coi là tài sản chung của vợ chồng khi chồng chết. Vậy trong trường hợp này sổ đỏ của căn nhà ai được hưởng? Những quy định của luật thừa kế tài sản không di chúc về việc chồng mất thì phân chia tài sản không có di chúc như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>>Tư vấn quyền thừa kế thuộc về ai? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài. Sau đây chúng tôi xin được phản hồi về vấn đề này.

Đầu tiên, bạn cần xác định thời hiệu yêu cầu chia tài sản được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”

Như vậy, thời hiệu yêu cầu chia tài sản vẫn còn nên theo quy định về luật thừa kế tài sản không di chúc thì di sản của người chồng đó để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tài sản này sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nội dung này được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Như vậy, trường hợp này, trước khi mất, chồng bạn đấy không để lại di chúc và bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến chuyển nhượng tài sản. Vì vậy, theo quy định luật thừa kế tài sản không di chúc, tài sản đó sẽ do vợ và con trai của người chồng thừa kế. Tài sản sẽ được chia đều cho vợ và con trai của người chồng. Mỗi người sẽ được hưởng một phần tài sản của người chồng với giá trị bằng nhau.

Nếu như bạn có thêm bất kỳ thắc mắc nào về cách chia tài sản thừa kế theo di chúc, nhấc máy lên và gọi ngay tới đường dây để được nóng 1900.6174  để được lắng nghe tư vấn từ luật sư.

 

chia-thua-ke-theo-luat-thua-ke-tai-san-khong-di-chuc-

 

Xem thêm: Tư vấn thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Di sản để lại không có di chúc được sang tên cho ai?

 

Chị H. A ( Quảng Ninh) gửi câu hỏi:
Xin chào Tổng đài, vợ chồng tôi có một mảnh đất rộng 100m2. Do chồng tôi đột ngột qua đời năm 2019 nên không để lại di chúc. Hiện nay, mảnh đất của vợ chồng tôi nằm trên đường quốc lộ chạy qua nên đang được yêu cầu giải tỏa. Sau khi chồng mất, tôi có đi làm thủ tục sang tên tên đất cho tôi. Mẹ chồng sống cùng tôi sau khi chổng em mất, mẹ chồng đứng tên trên sổ hộ khẩu cùng tôi. Để nhận được đền bù xã yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của mẹ chồng, tôi và 2 con của vợ chồng tôi. Theo luật thừa kế tài sản không di chúc, điều này có đúng không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Những ai có quyền hưởng di sản thừa kế không di chúc. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi xin được tiếp nhận và phản hồi vấn đề của bạn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 người thừa kế theo pháp luật gồm các nhóm sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Theo thông tin bạn cung cấp thì hàng thừa kế thứ nhất hiện tại có bạn, hai con và mẹ chồng của bạn. Quy định của pháp luật thì những người cùng hàng sẽ được thừa hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy mẹ chồng, hai con và bạn đều có quyền với phần di sản này.

Để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thì bạn có thể ra văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để làm thủ tục khai nhận. Theo quy định về luật thừa kế tài sản không di chúc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản khai nhận di sản

+ Biên bản tặng cho quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất, biên bản từ chối nhận di sản

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất

+ Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn để chứng minh mối quan hệ với người đã mất

+ Giấy chứng tử của người mất.

Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì chúng sẽ được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú của chồng bạn. Sau thời gian đó 15 ngày, nếu không có bất kỳ thông báo về việc khiếu nại, kiến nghị thì công chứng viên sẽ công chứng biên bản khai nhận. Sau đó, bạn có thể nộp hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai của Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện thủ tục đăng ký biến động về tên người sử dụng. Từ khi khai nhận các biên bản đều có đầy đủ chữ ký của mẹ chồng, hai con và bạn. Vì vậy, khi nhà nước tiến hành đền bù cho khu đất nằm trong vùng giải tỏa thì cũng cần đầy đủ chữ ký.

Nếu bạn còn có những băn khoăn muốn được tư vấn pháp luật dân sự, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng từ các chuyên gia, luật sư giàu kinh nghiệm.

>> Xem thêm: Chia thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi thừa kế không có di chúc

 

Anh N.P ( Hà Nội) có câu hỏi:
Xin chào Tổng đài. Bố mẹ tôi có một mảnh đất với diện tích 250m2 ở quê. Bố mẹ tôi có 4 người con gồm 3 con trai và 1 con gái. Bố tôi mất năm 2018 và không để lại di chúc hay bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản. Vì vậy, hiện nay đang xảy ra tranh chấp trong nội bộ gia đình tôi. Mọi người ai cũng muốn mình được hưởng phần tài sản nhiều. Tôi muốn hỏi giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai này như thế nào? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật. Theo như bạn chia sẻ, do bố mất không để lại di chúc nên đã xảy ra các vụ việc tranh chấp nội bộ trong gia đình. Trong trường hợp này, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp trong trường hợp này tương tự như giải quyết tranh chấp thông thường.

Theo Điều 203 Luật đất đai 2013, bạn cần có những lưu ý về thẩm quyền giải quyết như sau:

“Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.

Khởi kiện tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Nếu còn có vấn đề gì phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp theo luật thừa kế tài sản không di chúc thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật.

 

giai-quyet-tranh-chap-dat-theo-luat-thua-ke-khong-di-chuc

 

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong gia đình

Câu hỏi liên quan về luật thừa kế tài sản không di chúc?

 

Tư vấn luật thừa kế tài sản không di chúc

 

Câu hỏi của anh N.P (Tiền Giang):
Xin chào tổng đài, tôi có một số câu hỏi cần được giải đáp. Ông nội tôi có 840m2 đất ruộng cấy. Năm 2017, ông nội tôi mất và không để lại di chúc cho ai. Bà tôi đã mất từ lâu. Ông tôi có 5 người con là bố tôi và 4 bác gái. Bố tôi đã mất năm 2020. Nay các bác gái muốn bàn giao lại khu đất này cho tôi vì tôi là cháu trưởng trong gia đình. Theo luật thừa kế tài sản không di chúc, để chuyển số tài sản này sang cho tôi thì cần phải làm như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi từ tổng đài. Xin cảm ơn rất nhiều.

 

>>Tư vấn quyền thừa kế không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi xin phản hồi lại như sau:

Người thừa kế được quy định tại Điều 651 của Bộ luật dân sự 2015.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”

Theo thông tin bạn cung cấp, ông nội của bạn sau khi mất không để lại di chúc. Vì vậy, toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của ông bạn sẽ được chia lại cho 4 bác gái và bố của bạn. Hiện nay, 4 bác gái đều đồng ý để lại mảnh đất đó cho bạn. Theo quy định của pháp luật thì 4 bác gái cần tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn.

Đầu tiên để tiến hành thủ tục chuyển nhượng sử dụng đất, bạn cần chú ý đến các nội dung như sau:

Thứ nhất, khai nhận di sản thừa kế.

* Thẩm quyền: Gia đình bạn có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn nơi có bất động sản.

* Người thực hiện: Những người thừa kế của ông bạn (các bác, các cô của bạn)

* Hồ sơ bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng tử của ông bạn, của bố bạn và bác cả

– Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;

– Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh, giấy kết hôn …).

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây ông bạn.Sau 15 ngày, nếu không có vấn đề phát sinh gì xảy ra thì cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thừa kế. 4 bác gái của bạn có thể lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Điều 58 Luật Công chứng 2014). Sau khi công chứng văn bản thừa kế, người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Tiếp đến, cần thực hiện chuyển quyền sử dụng đất

Các bước thực hiện tương tự như trên theo quy định của Luật Công chứng 2014.

Sau đó, tiến hành sang tên quyền sử dụng đất.

Nội dung này được quy định đầy đủ tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

* Thẩm quyền:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

*  Hồ sơ bao gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng đối với trường hợp khai nhận di sản thừa kế; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử…).

*  Thủ tục:

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận.

Sau khi bên nhận thừa kế/nhận chuyển nhượng thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất cho chủ sử dụng.

Như vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các bước như trên là có thể chuyển tài sản sang tên mình theo quy định của luật thừa kế tài sản không di chúc.

>> Xem thêm: Hướng dẫn làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc nhanh chóng nhất

Điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất

 

Câu hỏi của chị K.V (Quảng Nam):
Xin chào Tổng đài. Ông bà nội tôi có một mảnh đất ở quê. Ông bà tôi đã mất từ năm 2018. Sau khi mất, ông bà tôi không để lại di chúc hay giấy tờ chuyển nhượng tài sản. Ông bà tôi chỉ có một mình bố tôi là con. Hiện nay, bố tôi muốn xây dựng nhà thờ trên mảnh đất này để thờ cúng ông bà. Để quá trình thi công diễn ra nhanh chóng và để tránh những tranh chấp sau này thì bố tôi muốn chuyển giao quyền sử dụng đất sang cho bố tôi. Vậy tôi muốn hỏi điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của luật thừa kế tài sản không di chúc là gì?

 

>> Tư vấn điều kiện nhận thừa kế, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Sau đây chúng tôi xin được phản hồi về vấn đề bạn đang thắc mắc.

Việc thừa kế đất đai theo quy định của luật thừa kế không di chúc ngoài việc phải tiến hành chia thừa kế theo pháp luật. Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Các điều kiện này được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

“1. Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

2. Đất không có tranh chấp;

3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

4. Đất đai thừa kế đang trong thời hạn sử dụng đất.”

Như thông tin bạn cung cấp, khi ông bạn mất không để lại di chúc hay giấy tờ chuyển nhượng. Bố bạn là con duy nhất của ông bà. Bố bạn muốn chuyển giao quyền sử dụng đất để việc xây dựng diễn ra thuận lợi. Theo quy định, nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên thì bố bạn có thể thừa kế mảnh đất này. Khi đó, bố bạn có thể chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để nhận phần tài sản thừa kế này.

Nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng, hãy gọi ngay tới đường dây để được nóng 1900.6174  để được hỗ trợ giải đáp từ luật sư.

Xem thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ mới nhất 2022

Trách nhiệm khi hưởng di sản thừa kế

 

Anh T.N ( Thanh Hóa) có câu hỏi:
Xin chào Tổng đài, tôi có một số vấn đề cần được tư vấn. Năm 2018, bố tôi có vay ngân hàng một khoản tiền để mua một mảnh đất. Bố tôi mua mảnh đất này là để cho tôi sau này có đất xây nhà. Mấy tháng trước, bố tôi đột ngột qua đời. Trước khi mất bố tôi có lập một bản di chúc là để lại mảnh đất này cho tôi. Khi bố tôi mất thì khoản vay ngân hàng vẫn chưa được trả xong. Vì vậy tôi muốn hỏi theo luật thừa kế tài sản theo di chúc tôi có trách nhiệm trả nợ ngân hàng khoản tiền vay của tố tôi không? Tôi xin cảm ơn.

 

>> Tư vấn trách nhiệm khi hưởng di sản thừa kế trực tuyến, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chúng tôi xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề này, chúng tôi xin phản hồi một số thông tin như sau:

Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng trong phạm vi di sản do người mất để lại.

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như thông tin bạn cung cấp, Bố bạn có vay một khoản tiền của ngân hàng để mua mảnh đất này và chưa trả xong. Bố bạn có để lại di chúc cho bạn thừa kế mảnh đất. Vì vậy khi được hưởng thừa kế, theo quy định bạn cần có trách nhiệm trả nợ ngân hàng khoản vay của bố bạn tương ứng với phần tài sản bạn được thừa kế.

Trên đây là những quy định về luật thừa kế tài sản không di chúc. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giải quyết được các vấn đề bạn đang gặp phải. Để biết thêm những quy định khác về luật thừa kế bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ các bạn.