Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai hay còn gọi là mẫu đơn khiếu kiện đất đai, mẫu đơn tranh chấp đất đai gửi tòa án. Tranh chấp đất đai luôn luôn là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Dựa vào quyền hạn, điều kiện của mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau. Và để viết được một mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì không phải ai cũng biết. Vậy, viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi tòa án, cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào? Đơn xin hòa giải tranh chấp đất đai ra sao. Thời hiệu khởi kiện đất đai là kéo dài trong bao lâu? Trong bài viết dưới đây Tổng đài Pháp luật 19006174 sẽ hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, đơn kiện đất đai, đơn kiện tranh chấp đất đai, đơn thưa kiện đất đai và giải đáp một số vấn đề mà khách hàng hay gặp phải.
>> Liên hệ luật sư tư vấn đất đai, gọi ngay 1900.6174
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất 2022
1. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi tòa án
Chị Vân (Yên Bái) có câu hỏi về mẫu đơn thưa kiện đất đai gửi tòa án:
Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất rộng 53m vuông do cha mẹ tôi để lại và tôi sử dụng nó để làm mặt bằng kinh doanh từ năm 2002 đến nay và có giấy chứng nhận QSDĐ và được pháp luật công nhận hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, đến 8/2012 thì người em nuôi mà bố mẹ tôi nhận nuôi đi làm xa trở về xảy ra tranh chấp đất đai trong gia đình và đã chiếm toàn bộ mảnh đất của tôi để sử dụng.
Để đòi lại công bằng tôi đã tìm đến chính quyền xã và nhờ giải quyết vấn đề của tôi nhưng lại không thành. Vào 5/2015 thì chính quyền xã đã có giải quyết vấn đề của tôi nhưng không được nên đã chuyển đơn lên tòa án nhân dân huyện và nói với tôi là viết đơn khởi kiện. Tôi có tìm hiểu qua trên mạng về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và mẫu đơn khởi kiện đất đai thì tôi đã hoàn thành gần như xong tuy nhiên vẫn còn phần nội dung tôi không biết nên viết như thế nào cho hợp với mẫu đơn khiếu kiện đất đai để gửi tòa án? Mong luật sư giải đáp cho tôi.
>>Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi tòa án – Gọi 19006174
Trả lời:
Luật sư tư vấn đất đai của Tổng đài Pháp luật xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 92/2015/QH13 quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, mẫu đơn khiếu nại đất đai gửi tòa án mới nhất và chính xác nhất. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn khiếu kiện đất đai theo hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Về việc tranh chấp đất đai
(Có thể ghi rõ là tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp tài sản trên đất)
Kính gửi: Toà án nhân dân
………………………………………………………………………..
Họ và tên người khởi kiện: …………………………………………………………………………………………
CMND số……………………………. cấp ngày …/…/…… tại ……………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………….
Họ và tên người bị kiện: ……………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………
Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ ………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………..
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây :
……………………………………………………………..
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………
Họ và tên người làm chứng (nếu có) :………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………
Những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
1 ……………………………………………………………………
2 ……………………………………………………………….
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
……………………………………………………………………
Người khởi kiện
(Ký rõ họ, tên)
Tuy nhiên, chúng tôi mới chỉ cung cấp mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cho bạn tham khảo. Tùy vào từng trường hợp ví dụ như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất hay tranh chấp sử dụng đất thì cách viết mẫu đơn khởi kiện đất đai sẽ khác và giải quyết khác nhau. Nếu không nắm rõ và đúng cách viết đơn hoặc mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mà chúng tôi cung cấp thì bạn có thể mất quyền lợi, mất thời gian. Hoặc nếu bạn có nhu cầu viết đơn xin hòa giải tranh chấp đất đai thì hãy gọi điện đến Tổng đài Pháp luật 19006174 để được tư vấn luật đất đai rõ hơn, nhanh chóng, thuận tiện không phải đến trực tiếp văn phòng.
Thực tế, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.
>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ, không có sổ đỏ?
Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi 19006174
2. Cách viết mẫu đơn thưa kiện đất đai gửi tòa án
Chị Vy (Hải Dương) có câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi về cách viết mẫu đơn thưa kiện đất đai với ạ. Tôi và hàng xóm bên cạnh có xảy ra tranh chấp đất đai. Đây là đất được mẹ tôi để lại cho tôi khoảng 100m vuông. Tuy nhiên, hàng xóm của tôi cãi với tôi rằng của tôi chỉ có 80m vuông và 20m vuông còn lại thuộc về bên hàng xóm do ngày xưa mẹ tôi lấn đất nên nay hàng xóm tôi lấn lại. Vì quá bức xúc trong giấy tờ của tôi ghi rõ 100m vuông nhưng nay chị ta cứ cãi nên tôi quyết định thưa kiện gửi tòa án. Tuy nhiên, sau khi tham khảo mẫu đơn thì tôi không biết cách viết làm sao để tôi được hưởng lợi ích nhiều nhất. Mong luật sư tư vấn ạ!
>> Tư vấn tranh chấp, thưa kiện đất đai gọi ngay 19006174
Trả lời:
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi tòa án nhưng bạn vẫn chưa biết viết như thế nào cho đúng thì có thể gọi đến Tổng đài Pháp luật 19006174 hoặc tham khảo phần hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai của chúng tôi dưới đây:
Kính gửi: Đây là phần đầu của lá đơn. Ở phần này bạn phải ghi nơi mà sẽ tiếp nhận tranh chấp của bạn. Ví dụ như nơi tiếp nhận là Tòa án nhân dân thì bạn cần phải ghi rõ ràng, cụ thể, chi tiết là tòa án nhân dân cấp huyện hoặc tòa án nhân dân cấp tỉnh ở thành phố nào.
Thông tin người khởi kiện: Phần thông tin người khởi kiện này khá phức tạp. Nếu như người khởi kiện chỉ là cá nhân thì cần ghi rõ các thông tin về họ tên, CMND/CCCD, địa chỉ cư trú. Nếu như người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất khả năng nhận thức, người không có đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ viết đầy đủ thông tin của người đại diện đứng ra kiện tụng. Nếu người khởi kiện là một tổ chức, công ty thì cần ghi rõ tên người đại diện công ty, địa chỉ công ty và cung cấp đầy đủ các thông tin khác. Lưu ý rằng, bạn nên ghi địa chỉ cụ thể và chính xác để Tòa án có thể liên hệ với bạn ngay khi tiếp nhận vụ kiện.
Thông tin người bị kiện: Nếu người bị kiện là một cá nhân thì tương tự như trên bạn ghi rõ thông tin đầy đủ của người bị kiện. Tuy nhiên, nếu người bị kiện là một tổ chức thì cần ghi rõ họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Trong trường hợp, bạn không biết được địa chỉ chính xác của cơ quan hay tổ chức thì ghi địa điểm cuối cùng của tổ chức đó trước ghi họ chuyển đi nơi khác.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 04/2017 địa chỉ “nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng” là địa chỉ mà người khởi kiện biết đến cuối cùng trước ghi chuyển đi nơi khác và phải có căn cứ chính xác của chính quyền và bằng chứng để chứng minh.
Phần yêu cầu tòa án: Trong phần này, bạn phải ghi sơ lược và tóm tắt qua về quá trình tranh chấp. Ví dụ, tranh chấp bắt đầu từ khi nào? Thời gian diễn ra tranh chấp? Quá trình diễn ra và giải quyết tranh chấp trước ghi tìm đến tòa án? Ý kiến, quan điểm của mỗi bên như thế nào về việc tranh chấp? Đây là những thông tin mà bạn cần cung cấp để Tòa án có thể nắm được rõ tình hình tranh chấp của đôi bên giúp việc giải quyết được nhanh chóng hơn.
Sau khi cung cấp thông tin thì cuối cùng bạn cần phải ghi ra nguyện vọng và yêu cầu của mình để Tòa án xem xét kỹ lưỡng. Ở một vài trường hợp, người khởi kiện không đề cập gì đến nguyện vọng và yêu cầu của mình trong lá đơn hoặc có thì lại bị quá chung chung và không cụ thể hoặc yêu cầu chồng chéo, phi lý, không logic. Vì thế, cần ghi chính xác, ngắn gọn và đúng nguyện vọng, yêu cầu của mình để làm căn cứ cho Tòa án xử lý vụ kiện sau này.
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm đơn khởi kiện: Sau khi viết đơn cần phải đính kèm theo các tài liệu cùng với đơn khởi kiện. Các tài liệu bao gồm: các chứng cứ chứng nộp để chứng minh cho các yêu cầu của người khởi kiện. Và một lưu ý, người khởi kiện sẽ cần phải ghi rõ họ tên của mình ở các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và liệt kê những tài liệu đi kèm. Tài liệu nào bản chính, bản sao cần ghi rõ ràng, rành mạch. Cần ghi thêm cả số hiệu trên tài liệu, các loại giấy tờ cùng cơ quan nhà nước khi cấp tài liệu và giấy tờ.
Ký tên, điểm chỉ của người viết đơn: Người khởi kiện cần có chữ ký ở cuối lá đơn. Trường hợp người khởi kiện là một cá nhân thì chỉ cần ký tên của mình. Trong trường hợp người khởi kiện là người chưa đủ tuổi, mất năng lực hành vi dân sự,… thì người ký sẽ là người đại diện hợp pháp. Đối với các cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của công ty ký và có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Một trường hợp nữa là người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trên đây, là hướng dẫn chi tiết về cách viết đơn khởi kiện bằng mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Như bạn thấy, nó khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Do đó, để tiết kiệm thời gian, hưỡng dẫn tỉ mỉ hơn, chính xác hơn bạn hãy liên hệ trực tiếp đến luật sư của chúng tôi qua tổng đài 19006174 để được tư vấn luật dân sự miễn phí. Dịch vụ của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng, thuận tiện và không cần đến tận nơi.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy uỷ quyền tranh chấp đất đai – Tổng đài pháp luật tư vấn MIỄN PHÍ các vấn đề đất đai
3. Nơi tiếp nhận mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Anh Tuấn Anh (Bình Dương) có câu hỏi về nơi tiếp nhận mẫu đơn khiếu kiện đất đai:
Chào luật sư, tôi có một mảnh đất 60m vuông ở một tỉnh của Bình Dương. Vào tháng 2/2020, một công ty xây dựng khách sạn có xây một khách sạn 20 tầng ngay cạnh mảnh đất mà tôi đang sở hữu. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu như công ty xây dựng đó không lấn sang đất của tôi khoảng 12m vuông. Tôi có tìm đến chủ thầu và muốn nhận lời giải thích và tìm cách xử lý. Tuy nhiên, chủ thầu lại có thái độ khinh thường tôi và không có ý định đền bù cho tôi nên đã xảy ra việc tranh chấp đất đai. Tôi đã có viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tuy nhiên lại không biết nộp ở đâu. Mong luật sư giải đáp.
>> Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi 19006174
Trả lời:
Luật sư tư vấn luật của Tổng đài Pháp luật xin phép trả lời:
Theo quy định của pháp luật thì các loại đơn kiện sẽ được nộp lên các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai để thi hành xét xử. Tòa án là nơi xét xử các vụ kiện liên quan đến tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nộp đơn kiện chính xác tại tòa án nào.
Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp thường xảy ra để xác định rằng ai có quyền sử dụng mảnh đất này. Nó bao gồm tranh chấp thừa kế và tranh chấp giữa diện tích hai mảnh đất liền kề nhau. Những tranh chấp này sẽ được giải quyết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
“Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Như vậy, trong trường hợp của anh Tuấn Anh thì anh sẽ cần phải mang đơn kiện đến Tòa án có bất động sản để được giải quyết.
Ngoài ra, đối với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.
Đây là những tranh chấp liên quan đến quyền đất đai như mua bán đất, tranh chấp đất giữa vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đất đai năm 2013:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Trên đây là một vài gợi ý của chúng tôi về nơi nộp đơn khởi kiện liên quan đến quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn biết được chi tiết hơn trong trường hợp của bạn hoặc bạn không biết các thủ tục liên quan đến giấy tờ, mẫu đơn thì hãy gọi đến ngay tổng đài 19006174 để tránh việc mất thời gian, công sức hay bị cướp đất trắng trợn. Luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn hợp lý nhất để bạn có thể giải quyết vấn đề nhanh gọn, hạn chế tối đa rủi ro.
>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ qua tình huống cụ thể
Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp đất đai – Gọi ngay 19006174
4. Thời hiệu khởi kiện đất đai
Anh Thắng (Quảng Ninh) có câu hỏi về thời hiệu khởi kiện đất đai:
Tôi có sở hữu một mảnh đất rộng và tôi dùng nó để làm hoạt động nông nghiệp để buôn bán. Sau khi thấy tôi ăn nên làm ra nên hàng xóm của tôi là anh Quang đã bắt chước theo tôi nhưng anh ta lại cố tình phá rào ngăn giữa hai bên đất để lấn đất sang bên tôi. Trước kia tôi cũng nhẫn nhịn vì do là hàng xóm. Tuy nhiên dạo gần đây anh ta ngày càng quá đáng hơn nên tôi quyết định kiện anh ta về việc lấn đất sang bên tôi. Luật sư cho tôi hỏi là do tôi nhịn anh ta khoảng thời gian khá lâu rồi nên không biết thời hiệu khởi kiện đất đai có còn không ạ?
>>Tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định pháp luật – Gọi 19006174
Trả lời:
Theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được áp dụng theo quy định của bộ luật dân sự.
Tại điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
4. Trường hợp khác do luật quy định.”
Dựa vào các điều luật trên anh có thể thấy rằng nhà nước ta không áp dụng thời hiệu khởi kiện đất đai. Do đó, anh có thể khởi kiện bất cứ lúc nào anh muốn để đảm bảo được những quyền lợi và nghĩa vụ của mình và nó sẽ không phụ thuộc vào thời hạn tính từ thời điểm xảy ra vụ án.
Thứ hai, liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất:
Tại điều 132 Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể:
“Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”
Đối với một giao dịch được cho là hợp pháp, đúng với quy định của pháp lý thì người thực hiện giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn và tự nguyện giao dịch chứ không ép buộc. Nếu không có các yếu tố trên trong hợp đồng thì hợp đồng sẽ bị tính là vô hiệu. Tuy nhiên, khi vô hiệu thì các bên liên quan phải đề nghị Tòa đưa ra tuyên bố vô hiệu nếu không tuyên bố vô hiệu thì sau thời gian này sẽ bị tính là một giao dịch mua bán đất có hiệu lực.
Chúng tôi cũng đã cung cấp cho bạn thông tin về thời hiệu khởi kiện đất đai. Tuy nhiên, thì với từng trường hợp riêng Tòa sẽ có một cách xử lý khác nhau. Những kiến thức chúng tôi nêu trên không thể đầy đủ và chính xác do giới hạn của bài viết. Vì vậy, nếu đang có khúc mắc về đất đai, tranh chấp đất đai thì nên tìm đến luật sư để được tư vấn. Tổng đài 19006174 nhanh chóng, thuận tiện giải quyết vấn đề nhanh gọn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
>>Xem thêm: Án phí tranh chấp đất đai theo quy định 2022
5. Viết đơn khởi kiện đất đai để đòi quyền lợi
Chị Thúy (Bắc Ninh) có câu hỏi về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai:
Thưa luật sư, tôi có một mảnh đất 100m vuông. Do không biết kinh doanh mà để đất thì cũng phí nên tôi có nhờ bạn tôi là chị Hằng kinh doanh trên đất của tôi và hàng tháng thì tôi sẽ được hưởng 30% lãi từ việc kinh doanh. Và chị Hằng cũng đã cam kết với tôi rằng nếu tôi cần đất sẽ trả lại cho tôi. Đã hơn 2 năm ngừng kinh doanh nhưng chị Hằng vẫn không chịu trả lại đất cho gia đình tôi. Xin luật sư tư vấn giúp!
>>Viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai gửi tòa án thế nào cho hợp pháp? Gọi 19006174
Trả lời:
Đầu tiên, quyền khởi kiện bảo vệ quyền lợi:
Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo điều luật được nêu ra bên trên, nếu như chị cảm thấy rằng lợi ích và quyền của chị đang bị chị Hương xâm phạm thì chị hoàn toàn có quyền khởi quyền đến tòa án để tòa án đưa ra phán quyết chính xác và đòi lại công bằng cho chị.
Thứ hai, quyền thụ lý đơn kiện
Căn cứ theo các Điều 26, 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
…
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
… ”
Với các quy định được nêu ra ở bên trên thì chị có thể đến Tòa án nhân dân các cấp nơi chị đang cư trú hoặc làm việc để khởi kiện. Đơn khởi kiện bao gồm một số nội dung cơ bản theo quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cuối cùng, mẫu đơn khởi kiện
Chị có thể tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, mẫu đơn kiện tranh chấp đất đai mà chúng tôi đã cung cấp ở bên trên.
Tuy nhiên, viết như thế nào để đòi được quyền lợi nhiều nhất về mình thì bạn cũng cần phải cung cấp rất nhiều thông tin khác nhau về vấn đề mà bạn đang gặp phải. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tư vấn chính xác nhất, đem về quyền lợi cho bạn nhiều nhất nếu như bạn trò chuyện trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 19006174.
>>>Xem thêm: Hoà giải tranh chấp đất đai – Quy trình, thủ tục và thẩm quyền hoà giải
6. Tư vấn giải quyết việc tranh chấp đất đai do ông nội để lại
Chị Hương (Trà Vinh) có câu hỏi:
Chào luật sư tôi xin phép được trình bày tình hình của tôi như sau:
Ông nội tôi có để lại một mảnh đất khá to và rộng khoảng 3000m vuông cho ba tôi. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận đất mà ông nội để lại khoảng 1 năm sau ba tôi mất và gia đình thì cũng chưa cần sử dụng miếng đất đó nên có cho chú tôi mượn để kinh doanh, canh tác. Và gia đình tôi vẫn đang giữ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện tại, do tôi đang cần mảnh đất đó để khởi nghiệp nên đã đến tìm chú và đòi lại mảnh chất cha tôi đã để lại tuy nhiên thì chú tôi lại lật lọng, không đồng ý trả lại mảnh đất. Quá bức xúc nên tôi đã quyết định tìm hiểu để đòi lại mảnh đất của cha.
Tôi có đi đến chính quyền xã tôi để xin cấp lại giấy chứng nhận sử dụng đất kiểu mới để có thể thực hiện các pháp lý sau này cho tiện nhưng chính quyền lại lẩn tránh và không tiếp nhận. Sau đó, tôi có lên tận trên huyện để xin giải quyết nhưng do mảnh đất đó không thuộc huyện tôi đang sinh sống nên tôi lại quay về xã. Khi đến phòng Chủ tịch xã để hỏi thì tôi mới biết là mảnh đất đó đã do chú tôi đứng tên từ 2 năm trước. Và họ nói đây là vấn đề gia đình không thuộc thẩm quyền của họ nên họ không giải quyết. Sau một thời gian tìm hiểu tôi mới biết được là chú tôi có thông đồng với bên xã để cướp đất của cha tôi để lại cho tôi. Tôi rất ức chế vì không biết làm sao để đòi lại mảnh đất đó mà đưa đơn lên huyện hay tỉnh họ đều phớt lờ vì chú tôi có quan hệ. Mong luật sư tư vấn cho tôi.
>> Đặt câu hỏi cho luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai – Gọi ngay 19006174
Trả lời:
Theo như thông tin của bạn cung cấp thì khi ông nội mất để lại đất cho bố bạn và khi bố bạn mất không để lại di chúc thì đương nhiên tài sản của bố bạn sẽ được phân chia theo hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, cha đẻ, mẹ đẻ và các con.
Do đó, khi chú bạn mượn đất thì sẽ phải có sự đồng ý của những người đồng sở hữu. Nếu như bạn không đồng ý và muốn đòi lại đất thì nên khởi kiện đến tòa án cấp cao về vấn đề này. (Tham khảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai)
Trường hợp bị chiếm đất của bạn thì không phải là hiếm nên bạn cần tỉnh táo trước việc cho mượn tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu như không có sự tư vấn và hướng dẫn của luật sư thì có thể bạn sẽ mất đất hoàn toàn và chú của bạn sẽ là người sử dụng hợp pháp hoàn toàn. Nếu như bạn cũng đang ở trong trường hợp giống như vậy thì nên gọi điện đến nhờ luật sư tư vấn để đòi lại quyền lợi cho bản thân đừng để như trường hợp trên sẽ bị khó giải quyết và mất quyền lợi. Tổng đài 19006174 nơi tư vấn các vấn đề về tranh chấp đất đai.
Trên đây là mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và một số tình huống về đất đai mà chúng tôi hay nhận được. Để được tư vấn nhanh chóng, thuận tiện và không mất công sức đi lại thì bạn hãy gọi đến Tổng Đài Pháp Luật 19006174, nơi tập hợp các luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm. Nếu vấn đề quá phức tạp thì bạn có thể gửi email cho chúng tôi hoặc đến gặp trực tiếp luật sư. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn cho bạn về các vấn đề mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, cách viết đơn, thời hiệu kiện tụng và đưa ra cách giải quyết.