Người lập di chúc và điều kiện lập di chúc theo quy định mới nhất

Người lập di chúc được pháp luật quy định là một trong các yếu tố quyết định tới tính hợp pháp của di chúc. Bộ Luật Dân sự 2015 đã đưa ra những quy định cụ thể về quyền và các điều kiện của người lập di chúc. Sau đây là những quy định cụ thể nhất để việc lập di chúc một cách hợp pháp và không trái theo quy định của pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tham khảo nội dung, hãy gọi ngay đến hotline của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn nhanh chóng điều kiện đối với người lập di chúc, gọi ngay 1900.6174

nguoi-lap-di-chuc-theo-quy-dinh

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc với điều kiện gì?

 

Câu hỏi của Anh Nam (Bình Dương):
Chào luật sư, tôi là Nguyễn Văn Nam hiện nay tôi 40 tuổi sinh sống tại Bình Dương. Tôi có hai cháu một cháu đầu năm nay 16 tuổi và cháu thứ hai 13 tuổi. Đứa con đầu của tôi do có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ nên sớm đã được gia đình đưa đi học tập và biểu diễn. Vì vậy nên đến nay cháu 16 tuổi đã đi diễn ở nhiều nơi và kiếm được số tiền không nhỏ cụ thể là gần 1 tỷ đồng. Vì số tiền đó là của cháu đi kiếm được nên vợ chồng tôi cũng không lấy dùng vào việc gì mà chỉ cất giữ hộ con.
Đến đầu năm nay, do cũng nắm trong tay nhiều tiền và được biết theo quy định của pháp luật là 16 tuổi vẫn đủ điều kiện lập di chúc nên vợ chồng tôi cho cháu đi lập di chúc. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp của con tôi thì có được lập di chúc hay không? Người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc thì với điều kiện gì? Rất cảm ơn luật sư, mong luật sư tư vấn, giải đáp thắc mắc giúp tôi.”

 

>> Tư vấn chính xác độ tuổi đủ điều kiện lập di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn, Luật sư của chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật dân sự 2015:

“Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi”

Đồng thời, căn cứ theo nội dung tại Điều 625 Bộ Luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Như vậy, trong trường hợp người muốn lập di chúc từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc thì cá nhân đó sẽ có quyền lập di chúc. Theo đó những trường hợp cá nhân dưới 15 tuổi dù có nhiều tài sản hay mong muốn được lập di chúc cũng không đủ điều kiện là người lập di chúc.

Pháp luật quy định với mục đích đảm bảo tính hợp pháp và minh bạch, chính xác nhất bởi với độ tuổi còn quá nhỏ thì cá nhân đó chưa nhận thức được những hành vi của mình làm mà đó hầu hết chỉ là ý kiến của những người thân, người giám hộ. Như vậy, chỉ có những cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi mới có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch, trừ một số hoạt động giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật phải được người đại diện, người giám hộ theo quy định của pháp luật chấp nhận.

Với độ tuổi từ 15 đến người dưới 18 tuổi vẫn có thể là người lập di chúc, còn những trường hợp là cá nhân dưới độ tuổi theo luật định thì không có khả năng là người lập di chúc được. Bởi những người ở độ tuổi này thường chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về hành vi của mình cũng như những hậu quả từ các hành vi đó.

Như vậy, với trường hợp của bạn con bạn đã được 16 tuổi thì con của bạn hoàn toàn có thể là người lập di chúc theo điều kiện người lập di chúc của pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng cần sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ cụ thể là cần sự đồng ý của vợ chồng bạn.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được kết nối với Luật sư và lắng nghe giải đáp chi tiết nhất!

Người mất năng lực hành vi dân sự có thể lập di chúc không?

 

Câu hỏi của Anh An (Nghệ An):
“Chào luật sư, tôi là An ở Nghệ An, bố tôi năm nay gần sáu mươi tuổi, ông có một mảnh đất và ngôi nhà trên mảnh đất đó. Nhưng bây giờ bố tôi đang mất năng lực hành vi dân sự do bố tôi gặp cú sốc rất lớn nên từ đầu năm 2019 đến bây giờ là đã ba năm bố tôi bị như vậy.
Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp trên thì bố tôi có khả năng là người lập di chúc không? Và trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự có thể lập di chúc không? Rất cảm ơn luật sư, mong Luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi.”

 

>> Luật sư giải đáp người mất năng lực hành vi dân sự có lập di chúc được không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định pháp luật tại điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự, thì người lập di chúc phải có đầy đủ các điều kiện của di chúc hợp pháp như sau:

Thứ nhất, người lập di chúc phải thật minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.

Thứ hai, nội dung của bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Qua đó có thể thấy, trường hợp những người mất năng lực hành vi dân sự không được lập di chúc vì khi đó di chúc của người đó sẽ không hợp pháp do yếu tố minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc không được đảm bảo.

Như vậy, từ quy định trên của pháp luật thì trường hợp của bố bạn do mất năng lực hành vi dân sự nên sẽ không được là người lập di chúc. Nếu còn thắc mắc các vấn đề liên quan đến người lập di chúc, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

Người lập di chúc là gì?

 

Câu hỏi của Anh Bình (Đà Nẵng):
“Chào luật sư, tôi là Bình (Hà Tĩnh), Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi viết di chúc thì có phải là người lập di chúc không? Tôi vẫn chưa hiểu người lập di chúc là như thế nào? Mong Luật sư giải đáp sớm giúp tôi với ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn nhanh chóng quy định pháp luật đối với người lập di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với câu hỏi này chúng tôi xin đưa ra lời giải đáp như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam tại Điều 624, từ đó đưa ra khái niệm về di chúc được quy định như sau:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân nhằm dịch chuyển tài sản hợp pháp của bản thân cho người khác sau khi chết”

Từ quy định trên có thể hiểu rằng người lập di chúc là người thể hiện ý chí cá nhân của mình để nhằm định đoạt tài sản và quyền tài sản thuộc sở hữu của mình sau khi chết bằng việc lập di chúc bằng văn bản hoặc có thể là lập di chúc bằng miệng trường hợp di chúc bằng miệng cần phải có người làm chứng.

Người lập di chúc phải là người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự, chủ sở hữu những tài sản và quyền tài sản thuộc sở hữu của người đó theo quy định của pháp luật một cách hợp pháp.

Ngoài ra, pháp luật còn có quy định đối với người lập di chúc đó là họ sẽ chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho họ hưởng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Nếu trong di chúc có nhiều người, mỗi người được hưởng bao nhiêu phụ thuộc vào ý chí của người có tài sản. Người có tài sản thể hiện ý chí của mình, nhưng ý chí đó có được thực hiện hay không phụ thuộc vào hình thức biểu lộ ý chí.

Trên đây, là các quy định của pháp luật về di chúc và người lập di chúc là gì, qua đây các bạn có thể hiểu rõ hơn thế nào là người lập di chúc để tránh nhầm lẫn với các thuật ngữ khác của pháp luật quy định. Nếu bạn còn vấn đề thắc mắc hay chưa hiểu rõ về người lập di chúc hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Di chúc có người làm chứng hay không? Quyền thừa kế di sản

nguoi-lap-di-chuc-la-gi

Quyền của người lập di chúc

 

Câu hỏi của Anh Dương (Bình Định):
“Chào Luật sư, tôi có vấn đề sau xin được luật sư tư vấn và giải đáp thắc mắc cho chúng tôi: Bố tôi có một mảnh đất ( đứng tên sở hữu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nhưng vì đã gần tám mươi tuổi nên không biết mình sẽ qua đời lúc nào vì vậy có ý định làm di chúc để lại mảnh đất này cho các con (bố tôi có năm người con) nhưng bố tôi không muốn chia đều cho các con mà muốn chia theo ý kiến của mình thì có được không và luật sư cho tôi hỏi người lập di chúc có những quyền gì?”

 

>> Tư vấn quyền của người lập di chúc theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi trong trường hợp này luật sư của chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Về vấn đề lập di chúc

Căn cứ theo quy định tại Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

“Người lập di chúc có các quyền sau đây:

Thứ nhất, quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Thứ hai, phân định phần di sản cho từng người được hưởng di sản thừa kế

Thứ ba, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Thứ tư, giao nghĩa vụ cho người được hưởng di sản thừa kế

Thứ năm, chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

Căn cứ theo quy định trên thì nếu bố bạn là chủ sở hữu của miếng đất trên (thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) thì bố bạn hoàn toàn có quyền viết di chúc chỉ định những người nào được hưởng di sản và truất quyền của những người con.

Như vậy, có nghĩa là bố bạn có quyền chỉ định trong di chúc để lại di sản cho những ai và không cho ai hưởng di sản này.

Trên đây, là các quy định của pháp luật liên quan đến quyền của người lập di chúc. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174  để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!

>> Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?

quyen-cua-nguoi-lap-di-chuc

Những trường hợp hạn chế về quyền của người lập di chúc

 

Câu hỏi của Anh Hưng (Nghệ An):

“Chào luật sư, tôi tên là Hưng quê ở Nghệ An năm nay tôi gần 60 tuổi, tôi có năm người con trong đó hai đứa đầu đã lập gia đình, hai đứa đang đi học và một đứa không có khả năng lao động nên nó luôn ở với tôi. Vợ tôi mất sớm nên tôi ở vậy nuôi các con, hiện giờ tôi có một mảnh đất và ngôi nhà đứng tên trên mảnh đất đó (tôi là người đứng tên trên sổ đỏ- giấy chứng nhận quyền dụng đất ). Bây giờ, tôi tuổi đã cao nên tôi muốn lập một bản di chúc cho các con để có thể yên tâm và tránh việc tranh chấp tài sản khi tôi mất đi.

Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi muốn lập di chúc thì có được không và những trường hợp nào pháp luật quy định hạn chế về quyền lập di chúc của người lập di chúc. Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Rất cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn chính xác hạn chế về quyền của người lập di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Hưng, thắc mắc của anh được Luật sư nghiên cứu và tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật bạn hoàn toàn có thể lập di chúc để phân chia tài sản của mình cho các con khi bạn qua đời và Điều 644 của Bộ luật dân sự 2015 thì người lập di chúc có thể bị hạn chế bởi một số trường hợp sau đây;

Các trường hợp hạn chế quyền của người lập di chúc:

Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là sự biểu hiện của tự do ý chí, được pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc là tôn trọng quyền tự do ý chí cá nhân. Do tính chất chủ quan của ý chí và mục đích chuyển dịch tài sản đã phản ánh tính độc lập và tự định đoạt của người lập di chúc. Ý chí cá nhân khi lập di chúc thể hiện hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc, hoàn toàn độc lập, tự định đoạt ý chí cá nhân người lập di chúc mà không có sự lệ thuộc nào và bất kỳ ý kiến của ai, di chúc là loại giao dịch dân sự một bên.

Tuy nhiên, dù tự do ý chí là cái cá biệt, cái đơn nhất của cá nhân nhưng cái cá biệt không thể tồn tại ngoài mối liên hệ dẫn đến cái chung. Trong các mối liên hệ xã hội, cái riêng luôn được tôn trọng nhưng đồng thời cũng bị cái chung hạn chế.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

 

Căn cứ vào Điều 644 bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là những cá nhân dù không có tên trong bản di chúc do người lập di chúc lập ra vẫn có quyền hưởng di sản. Cụ thể trong điều luật đã quy định những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Như vậy, những trường hợp sau đây sẽ được hưởng như trên bao gồm: Con chưa thành niên, cá nhân đó là cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các trường hợp mặc dù con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Quy định trên của pháp luật vừa thể hiện pháp luật tôn trọng ý chí cá nhân của người lập di chúc nhưng bên cạnh đó pháp luật cũng hạn chế quyền của người lập di chúc nhằm tạo điều kiện cho những cá nhân không có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt khi người để lại di sản chết đi.

Nếu bạn còn có vấn đề thắc mắc về người thừa kế không phụ thuộc vào người lập di chúc thì liên hệ với chúng tôi qua tổng đài pháp luật hotline 1900.6174 để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Hạn chế về quyền của người lập di chúc trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng

 

Người lập di chúc có quyền định đoạt một phần hay toàn bộ tài sản của mình sau khi chết để dùng vào việc thờ cúng, tuy nhiên quyền tự định đoạt đó của người lập di chúc cũng bị hạn chế trong hai trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, nếu sự định đoạt đó vi phạm quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015. Nếu người lập di chúc định đoạt phần lớn hoặc toàn bộ di sản dùng vào việc thờ cúng mà xâm phạm đến quyền được hưởng hai phần ba suất thừa kế được chia theo pháp luật của cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì trước hết phải tính phần thừa kế cho những người này theo quy định tại Điều 644, phần còn lại là di sản dùng vào việc thờ cúng.

Trường hợp thứ hai, quyền của người lập di chúc định đoạt di sản dùng vào việc thờ cúng bị hạn chế trong trường hợp toàn bộ tài sản của người đó để lại không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng (khoản 2 Điều 645). Việc di tặng của người lập di chúc cũng bị hạn chế bởi các trường hợp giống như việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Quy định này của pháp luật là nhằm bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ.

Hạn chế về quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất

Trước đây, pháp luật chưa ghi nhận quyền sử dụng đất là một tài sản nên di sản thừa kế của người chết chỉ đơn thuần là các vật dụng thuộc quyền sở hữu của người đó. Hiện nay, Bộ Luật Dân sự đã quy định quyền tài sản cũng được coi là một loại tài sản nên quyền sử dụng đất của người đó cũng thuộc di sản thừa kế. Tuy nhiên việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất bị hạn chế hơn nhiều so với quyền để lại thừa kế di sản nói chung.

Không phải ai cũng được để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Trong số những người có quyền sử dụng đất, khi họ chết việc xác định quyền đó của họ có phải là di sản thừa kế không phải dựa vào việc xem xét quyền sử dụng đất của họ hình thành từ căn cứ nào. Nếu quyền sử dụng đất được xác lập do nhà nước giao cho hộ gia đình mà người chết là một thành viên trong gia đình ấy thì họ chỉ được để lại thừa kế nếu đất được giao là đất ở, đất lâm nghiệp lâu năm, để trồng rừng hoặc đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản.

Trên đây là các quy định của pháp luật về hạn chế về quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài pháp luật với hotline 1900.6174 để được tư vấn chi tiết!

Hạn chế về quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

 

Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Từ quy định trên ta có thể thế người để lại di sản có quyền giao nghĩa vụ cho những người được nhận di sản đó tương ứng với phần di sản mà họ được nhận. Trong trường hợp phần nghĩa vụ mà người nhận di sản phải thực hiện vượt quá phần di sản mà họ được nhận thì họ không phải thực hiện phần nghĩa vụ vượt quá đó. Đây cũng là một hạn chế nhằm đảm bảo quyền của người nhận di sản, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo ý chỉ chủ quan của người lập di chúc không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của họ.

Có thể thấy rằng với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp của khối tài sản, quyền của người lập di chúc được pháp luật tôn trọng tuyệt đối và phù hợp với những quy định pháp luật về quyền sở hữu. Pháp luật trao vào tay người lập di chúc rất nhiều quyền năng:

– Quyền chỉ định người thừa kế

– Quyền truất quyền hưởng di sản

– Quyền phân định di sản cho từng người thừa kế

– Quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, dùng vào việc thờ cúng

– Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế

– Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc

– Quyền thay thế di chúc.

Trên đây là minh chứng cho quyền sở hữu và định đoạt tài sản của người lập di chúc khi còn sống và ngay cả lúc đã qua đời. Đồng thời, đây cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của nhân dân bởi đây là một trong những quyền thiêng liêng và quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, quyền của người lập di chúc luôn gắn liền với những hạn chế của quyền tự định đoạt của người lập di chúc.

Những hạn chế cụ thể là về các mặt:

– Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế, về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

– Quyền trong việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng

– Quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất

– Quyền đặt điều kiện trong di chúc và về việc định đoạt di sản cho vật nuôi, cây trồng.

Có thể thấy người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản và các vấn đề khác nhưng việc định đoạt đó không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư về điều kiện và những hạn chế đối với người lập di chúc. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc nào liên quan đến việc lập di chúc, hãy gọi đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được kết nối và lắng nghe tư vấn cụ thể từ Luật sư uy tín, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực luật thừa kế!