Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Điều kiện và thủ tục như thế nào?

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần đơn giản hay phức tạp? Đây chắc hẳn là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động khi có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội. Trong bài viết dưới đây, Luật sư Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về rút bảo bảo hiểm xã hội 1 lần và những điều cần lưu ý khi làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy nhấc máy lên và gọi đến số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Giải đáp rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

rut-bao-hiem-xa-hoi-1-lan-o-dau

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

 

Chị Ngát (Vĩnh Phúc) có câu hỏi :
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi tôi là công nhân cho một công ty sản xuất giày da X từ năm 2012. Đến nay đã được 10 năm, trong quá trình làm việc ở đây tôi đều đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Hiện tại tôi định nghỉ việc tại công ty vì một vài lý do và tôi muốn chấm dứt đóng BHXH 1 lần. Vậy thưa Luật sư, mong Luật sư tư vấn giúp tôi các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

Người lao động làm việc tại công ty, doanh nghiệp sau một thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được lãnh bảo hiểm xã hội 1 lần. Vậy điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì?

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được quy định rõ ràng chi tiết theo căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115 năm 2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định căn cứ chi tiết rõ ràng tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và người lao động không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà người lao động chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và họ không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Người lao động ra nước ngoài để định cư;

d) Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng, bại liệt, lao nặng , phong, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những căn bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 thì “Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc tại công ty, doanh nghiệp, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần”

Như vậy, nếu như chỉ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì chị Ngát có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần:

Nếu chị Ngát đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chị chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và chị không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. (Trường hợp này chị có thể lãnh tiền bảo hiểm xã hội luôn mà không cần đợi 1 năm);

Trường hợp chị không đủ tuổi hưởng lương hưu và chưa đóng đủ 20 năm BHXH; chị không tiếp tục tham gia BHXH sau 1 năm nghỉ việc. (Trường hợp này chị bắt buộc phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc thì chị mới có thể thể lãnh tiền BHXH);

Trường hợp chị ra nước ngoài định cư;

Trường hợp chị bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Bộ Y tế quy định. (Trường hợp này không phân biệt thời gian đã tham gia bảo hiểm xã hội là bao nhiêu lâu, và cũng tương tự như trường hợp đầu tiên, thì chị có thể lãnh BHXH 1 lần luôn mà không cần đợi 1 năm).

Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến điều kiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: [TƯ VẤN] Mua bảo hiểm xã hội tự nguyện ở đâu uy tín nhất 2022

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu? Khi nào được rút?

 

Chị Ly ( Biên Hòa) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi như sau mong Luật sư giải đáp như sau: Tôi là một nhân viên của một công ty May X trên địa bàn tỉnh Biên Hòa. Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 5 tháng và bây giờ tôi cũng nghỉ làm ở công ty luôn rồi.Luật sư cho em hỏi rằng, liệu bây giờ tôi muốn rút tiền bảo hiểm xã hội được không? Và rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, khi nào có thể rút được? Xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị! Chúc chị một ngày tốt lành! Nội dung thắc mắc của chị về vấn về rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu được Luật sư tư vấn như sau:

Hiện nay có rất nhiều người lao động có xu hướng rút tiền bảo hiểm xã hội một lần, đây là khoản tiền mà người lao động tham gia đóng BHXH được hưởng? Vậy làm sao để biết được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu và khi nào được rút?

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014Nghị quyết số 93/2015/QH13 thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp như sau:

Trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc tại công ty, doanh nghiệp; người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà họ chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà họ chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà họ chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và họ không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Người lao động ra nước ngoài để định cư;

Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, xơ gan cổ chướng lại, lao nặng liệt, phong, , nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Trường hợp người lao động theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Trong trường hợp thông thường, nếu không thuộc các trường hợp ra nước ngoài định cư, mắc bệnh hiểm nghèo, phục viên, xuất ngũ hoặc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sau 1 năm nghỉ việc bạn sẽ được làm thủ tục hưởng BHXH 1 lần theo Nghị quyết 93/2015/QH13.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm mà người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Về nơi nộp hồ sơ bảo hiểm xã hội 1 lần: Người lao động có nhu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội huyện nơi người lao động đang cư trú (Nơi cư trú bao gồm nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật).

Hồ sơ hưởng BHXH một lần gồm:

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần

+ Sổ BHXH của người lao động

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

Trong quá trình tham khảo nội dung về rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, nếu còn vướng mắc, cần hỗ trợ pháp lý khác chị vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến của Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Thời gian rút bảo hiểm xã hội mất bao lâu?

rut-bao-hiem-xa-hoi-1-lan-o-dau-nhanh-nhat

Thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

 

Anh Việt ( Đồng Tháp) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn Luật sư giải đáp như sau: tôi là một công nhân của một công ty in XZ trên địa bàn thành phố Đồng Pháp. Hiện tại tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm và bây giờ tôi mong muốn nghỉ việc tại công ty để về kinh doanh. Tôi mong muốn Luật sư tư vấn giúp đỡ tôi các thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào, xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu và quy trình rút BHXH nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh! Với thắc mắc của anh, Luật sư của chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần kinh tế khi người lao động bị bệnh, thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động,… Thực tiễn hiện nay, do nhiều lý do khác nhau mà người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội 1 lần thay vì hưởng lương hưu.

Về thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bảo hiểm xã hội 1 lần

Xét căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Điều 20 Quyết định số 636/QĐBHXH về hồ sơ và quy trình, thủ tục giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong đó hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội bản chính của người lao động;

Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần ( theo mẫu 14HSB);

CMND, sổ hộ khẩu hoặc tạm trú để đối chiếu của người lao động.

Ngoài ra, đối với người ra nước ngoài định cư cần có thêm một trong các loại giấy tờ như:

Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam;

Bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng của một trong các giấy tờ: Hộ chiếu; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

Giấy tờ xác nhận về việc người lao động đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài;

Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Đối với người lao động mắc bệnh nguy hiểm tính mạng như ung thư, phong, lao nặng, bại liệt, xơ gan cổ chướng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì nộp kèm theo trích sao hồ sơ bệnh án

Người lao động nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội 1 lần tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi người lao động có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú. Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền sẽ giải quyết hồ sơ xin rút BHXH 1 lần và tổ chức chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trong quá trình làm thủ tục rút BHXH 1 lần, nếu anh gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần?

rut-bao-hiem-xa-hoi-1-lan-o-dau-va-thu-tuc-rut

Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần?

 

Anh Long (Thừa Thiên Huế) có câu hỏi:
“Xin chào anh/chị Luật sư Tổng đài pháp luật, em có câu hỏi mong anh/ chị tư vấn giải đáp như sau: Tôi là một giáo viên mầm non một trường tư từ 21/5/2014, đến tháng 6/2014 tôi bắt đầu đóng Bảo hiểm xã hội với mức lương là 2.450.000. Đóng đến tháng 6/2016 mức lương đóng là 3.4700.000. Từ tháng 7/2017 đến hiện tại là tháng 4/2018 với số tiền 5.800.000 đồng.
Luật sư có thể tư vấn giúp tôi cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần được không ạ? Xin cảm ơn Luật sư Tổng đài pháp luật?”

 

>> Tư vấn chính xác cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của anh và giải đáp như sau:

Về mức hưởng BHXH:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH như sau:

“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Thời gian tham gia BHXH

Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 03 năm 11 tháng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

Giai đoạn đóng từ tháng 6/2014 đến tháng 12/2014: Thời gian 7 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 2.450.000 đồng
2.450.000 x 1.2 x 7 = 20.580.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2015: Thời gian 12 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 2.450.000 đồng
2.450.000 x 1.19 x 12 = 34.986.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2016: Thời gian 5 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 2.450.000 đồng
2.450.000 x 1.16 x 5 = 14.210.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2016: Thời gian 7 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.470.000 đồng
3.470.000 x 1.16 x 7 = 28.176.400 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017: Thời gian 6 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.470.000 đồng
3.470.000 x 1.12 x 6 = 23.318.400 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 7/2017 đến tháng 12/2017: Thời gian 6 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.800.000 đồng
5.800.000 x 1.12 x 6 = 38.976.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2018 đến tháng 4/2018: Thời gian 4 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.800.000 đồng
5.800.000 x 1.08 x 4 = 25.056.000 đồng

Tổng tiền đóng BHXH = 20.580.000 + 34.986.000 + 14.210.000 + 28.176.400 + 23.318.400 + 38.976.000 + 25.056.000 = 185.302.800 đồng

2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 3.942.613 đồng

3. Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 3.942.613 x 4 năm x 2 = 31.540.904 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần mà anh Long có thể được nhận là 31.540.904 đồng.

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào về cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>> Xem thêm: Rút bảo hiểm xã hội có đóng lại được không?

Một số câu hỏi liên quan đến rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu?

 

Cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi nghỉ thai sản?

 

Chị Linh (Điện Biên) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi là thư ký cho một công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng ABC. Tôi đã làm việc tại công ty vào ngày 28/4/2014 và bắt đầu tham gia đóng BHXH từ tháng 05/2014. Tôi cần Luật sư tư vấn và tính mức hưởng BHXH giúp tôi.
Tôi đã đóng BHXH như sau: 5/2014 – 7/2014 : 3.340.000đ; tháng 8/2014 – 10/2015: 3.360.000đ; tháng 11/2015 – 03/2016: 4.275.000 đ; tháng 04/2016 – 08/2016: 4.463.000đ; tháng 09/2016 – 05/2017: 5.150.000đ; tháng 06/2017 – 03/2018: 5.350.000đ; tháng 04/2018 – 10/2018: 5.450.000đ; (nghỉ chế độ thai sản); tháng 11/2018 – 12/2019: 5.600.000đ.
Mong các Luật sư tính giúp tôi mức hưởng chế độ 1 lần khi nghỉ thai sản!”

 

>> Tư vấn chính xác mức hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ thai sản năm 2022, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật! Luật sư đưa ra tư vấn cho thắc mắc của chị như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những vấn đề pháp lý được rất nhiều người lao động quan tâm đặc biệt và đặt câu hỏi đến chúng tôi. Tổng Đài Pháp Luật tư vấn, giải đáp thắc mắc trên của quý bạn đọc như sau:

Về mức hưởng BHXH 1 lần được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Căn cứ theo nội dung Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng BHXH 1 lần được quy định rõ ràng như sau:

“a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

Bên cạnh đó, khoản 6 điều 42 Quyết định 595/QĐBHXH có quy định như sau:

“6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTNLĐ, BHTN, BNN, thời gian này sẽ được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.

Theo đó, trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng thì thời gian này vẫn được tính là tham gia BHXH và do cơ quan BHXH đóng.

Thời gian tham gia BHXH

Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 05 năm 8 tháng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

Giai đoạn đóng từ tháng 5/2014 đến tháng 7/2014: Thời gian 3 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.340.000 đồng
3.340.000 x 1.2 x 3 = 12.024.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2014: Thời gian 5 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.360.000 đồng
3.360.000 x 1.2 x 5 = 20.160.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2015 đến tháng 10/2015: Thời gian 10 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.360.000 đồng
3.360.000 x 1.19 x 10 = 39.984.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015: Thời gian 2 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 4.275.000 đồng
4.275.000 x 1.19 x 2 = 10.174.500 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2016: Thời gian 3 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 4.275.000 đồng
4.275.000 x 1.16 x 3 = 14.877.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 4/2016 đến tháng 8/2016: Thời gian 5 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 4.463.000 đồng
4.463.000 x 1.16 x 5 = 25.885.400 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016: Thời gian 4 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.150.000 đồng
5.150.000 x 1.16 x 4 = 23.896.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2017: Thời gian 5 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.150.000 đồng
5.150.000 x 1.12 x 5 = 28.840.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017: Thời gian 7 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.350.000 đồng
5.350.000 x 1.12 x 7 = 41.944.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2018 đến tháng 3/2018: Thời gian 3 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.350.000 đồng
5.350.000 x 1.08 x 3 = 17.334.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 4/2018 đến tháng 10/2018: Thời gian 7 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.450.000 đồng
5.450.000 x 1.08 x 7 = 41.202.000 đồng

– Giai đoạn đóng từ tháng 11/2018 đến tháng 12/2018: Thời gian 2 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.600.000 đồng
5.600.000 x 1.08 x 2 = 12.096.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019: Thời gian 12 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 5.600.000 đồng
5.600.000 x 1.05 x 12 = 70.560.000 đồng

Tổng tiền đóng BHXH = 12.024.000 + 20.160.000 + 39.984.000 + 10.174.500 + 14.877.000 + 25.885.400 + 23.896.000 + 28.840.000 + 41.944.000 + 17.334.000 + 41.202.000 + 12.096.000 + 70.560.000 = 358.976.900 đồng

2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền/tổng số tháng = 5.279.072 đồng

Mức hưởng BHXH một lần

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 5.279.072 x 6 năm x 2 = 63.348.864 đồng

Như vậy, Tổng tiền BHXH 1 lần mà chị được nhận là 63.348.864 đồng.

Mọi thắc mắc về cách tính mức hưởng BHXH 1 lần khi nghỉ thai sản và rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ hotline 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chi tiết nhất!

>> Xem thêm: Nghỉ việc 1 năm có được hưởng chế độ thai sản không?

Cách tính tiền rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng bảo hiểm xã hội được 12 tháng?

 

Chị Chúc (Hà Giang) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em xin hỏi như sau: Em đã làm việc tại một công ty được hơn 1 năm từ tháng 3/2020 và đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 12 tháng với mức lương là 3.600.000đ. Do em muốn chuyển vào miền Nam sinh sống nên tôi quyết định sẽ nghỉ việc tại công ty này. Vậy tôi mong muốn Luật sư tư vấn tôi cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần khi đóng bảo được 12 tháng? Mong Luật sư tư vấn, giúp đỡ tôi, xin cảm ơn!”

 

>> Hướng dẫn cách tính tiền rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH 12 tháng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Chúc đã gửi câu hỏi đến dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Về câu hỏi của chị, chúng tôi đã xem xét, nghiên cứu và đưa ra các nhận định tư vấn như sau:

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp được hưởng BHXH một lần và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định:

“Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Thời gian tham gia BHXH: 

Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 01 năm 1 tháng

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

1. Tiền lương đóng BHXH của các giai đoạn tham gia BHXH như sau:

Giai đoạn đóng từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020: Thời gian 10 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.600.000 đồng
3.600.000 x 1.02 x 10 = 36.720.000 đồng

Giai đoạn đóng từ tháng 1/2021 đến tháng 3/2021: Thời gian 3 tháng Mức tiền lương đóng BHXH: 3.600.000 đồng
3.600.000 x 1 x 3 = 10.800.000 đồng

Tổng tiền đóng BHXH = 36.720.000 + 10.800.000 = 47.520.000 đồng.

2. Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng tiền / tổng số tháng = 3.655.385 đồng.

Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi: 3.655.385 x 1.5 năm x 2 = 10.966.155 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần được nhận = 10.966.155 đồng

Khi đủ điều kiện hưởng BHXH, chị Chúc tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi chị đang cư trú (nơi cư trú là nơi thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý chị vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua hotline của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Hướng dẫn rút tiền bảo hiểm xã hội và các thủ tục liên quan từ A – Z

Bài viết trên là chia sẻ của Luật sư về vấn đề rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở đâu và những lưu ý người lao động cần nắm rõ khi làm thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Hy vọng với tất cả thông tin hữu ích trong bài viết trên sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào trường hợp thực tế của mình. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174, đội ngũ Luật sư, chuyên gia, chuyên viên luôn sẵn sàng tư vấn mọi lúc mọi nơi mọi trường hợp!