Sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn thực hiện như thế nào?

Sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn thường gặp khi bố mẹ muốn chia tài sản sau ly hôn cho con cái. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những quy định khi sang tên nhà trong trường hợp này. Bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp những quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ, thủ tục sang tên nhà cho con. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết!

>> Luật sư tư vấn miễn phí về thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn, gọi ngay 1900.6174

luat-su-tu-van-mien-phi-sang-ten-mha-cho-con-khi-bo-me-ly-hon
Luật sư tư vấn miễn phí sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn

 

Quy định về tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn

 

Chị Quỳnh Anh (Cao Bằng) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp:

Vợ chồng lấy nhau từ năm 2002 và đã có với nhau một con chung năm nay 19 tuổi. Chồng tôi có một con riêng năm nay 21 tuổi và người con đấy đã được nhập khẩu vào hộ khẩu của gia đình tôi. Trong quá trình sinh sống, vợ chồng tôi và người con riêng đó có chung góp vốn với nhau để mua một chiếc xe ô tô phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Đến tháng 9/2022, tôi có phát hiện ra chồng mình ngoại tình. Chồng tôi thường xuyên về muộn, thờ ơ với gia đình, vợ con nên chúng tôi quyết định ly hôn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, khi chúng tôi ly hôn thì con cái có được chia tài sản không? Pháp luật quy định như thế nào về tài sản cho con khi bố mẹ ly hôn? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào chị Quỳnh Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Để chị có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình gặp phải các Luật sư chúng tôi sẽ phân tích vấn đề liên quan như sau:

Quy định về tài sản cho con cái khi ly hôn

>> Chia tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn được quy định như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Pháp luật hiện hành hiện chưa có quy định cụ thể về việc chia tài sản cho con cái khi bố mẹ ly hôn. Tuy nhiên, con cái vẫn có thể được nhận tài sản khi bố mẹ ly hôn nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Trường hợp thứ nhất: Hai bố mẹ thỏa thuận về việc để lại tài sản cho con

Có thể thấy tài sản chung của hai vợ chồng được coi như là một khối tài sản thuộc sở hữu hợp nhất của hai người, trong đó sẽ không có phần của con cái. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề ly hôn, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được việc phân chia tài sản chung thì Tòa án sẽ chia cho hai vợ chồng dựa trên tình hình thực tế và dựa trên các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, căn cứ tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của hai vợ chồng khi ly hôn sẽ luôn ưu tiên việc các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì sẽ theo yêu cầu của vợ, của chồng hoặc là của cả hai vợ chồng mà Tòa án sẽ giải quyết. Như vậy, nếu trong khi ly hôn mà bố mẹ có thỏa thuận về việc tặng cho, chuyển nhượng một phần hoặc chuyển nhượng toàn bộ tài sản của mình cho con thì con cái vẫn có thể được nhận tài sản đó. Việc tặng cho tài sản đó sẽ phải tuân thủ theo các quy định tặng cho tại Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

+ Tặng cho động sản:

Hợp đồng tặng cho động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối với tài sản là động sản mà pháp luật có quy định về đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

+ Tặng cho bất động sản:

Trường hợp tặng cho bất động sản sẽ phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc là phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo các quy định của pháp luật.

Hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải tiến hành đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Trường hợp thứ hai: Con cái là đồng sở hữu tài sản chung với bố mẹ

+ Con cái có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với các tài sản chung của hộ gia đình. Khi hai vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản chung đó.

+ Khi mua hoặc là được nhận tặng cho, thừa kế chung: Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc là được nhận tặng cho, được thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn và giải quyết khối tài sản trong gia đình thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.

>> Xem thêm: Sang tên nhà cho con dưới 18 tuổi được không? Điều kiện là gì?

Quy định về tài sản cho con cái sau ly hôn

 

>> Tài sản cho con cái sau ly hôn được quy định như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

Sau khi cha mẹ ly hôn thì con cái của họ vẫn có thể sẽ được nhận tài sản từ cha mẹ trong trường hợp sau đây:

Sau khi tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia thì cha mẹ có thể tặng cho một phần hoặc tặng cho toàn bộ tài sản của mình cho con;

Khi cha mẹ chết, người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng phần di sản mà cha mẹ để lại (nếu cha mẹ không để lại di chúc). Lúc này thì tài sản đã được chia sau khi ly hôn cũng là một trong những di sản mà cha mẹ để lại.

Từ những quy định của pháp luật nêu trên, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng chị khi anh chị ly hôn chỉ là phần tài sản của vợ chồng chị chứ không liên quan đến con cái. Khi vợ chồng chị ly hôn, tài sản của hộ gia đình là có một chiếc ô tô nên vợ chồng chị chỉ cần chia một phần tài sản tương ứng với phần quyền của người con riêng trong khối tài sản chung đó. Còn về việc tài sản chung của vợ chồng chị thì việc chia tài sản cho con hay không chia tài sản cho con khi ly hôn, là thuộc quyền quyết định của anh chị. Vì vậy, để chia tài sản cho con khi ly hôn thì vợ chồng chị hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản của mình cho con.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về quy định về tài sản cho con cái sau khi bố mẹ ly hôn. Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc nào chưa được sáng tỏ, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!

>> Xem thêm: Sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn thực hiện như thế nào?

 

co-duoc-sang-ten-nha-cho-con-khi-bo-me-ly-hon-khong
Có được sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn không?

 

Có được sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn không?

 

Anh Huy Hoàng (Nam Định) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi đang có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Hiện tại tôi đang làm thủ tục ly hôn với vợ. Chúng tôi đã có với một người con chung năm nay 15 tuổi. Khi chúng tôi ngồi với nhau để giải quyết tài sản chung khi ly hôn thì nhận thấy tài sản chung lớn nhất của chúng tôi chỉ có một căn nhà. Vì con cũng đã lớn, sắp đến tuổi trưởng thành cũng như chúng tôi đã thống nhất với nhau con sẽ do vợ tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng nên chúng tôi muốn để lại căn nhà này cho con. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, có được sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư giải đáp miễn phí có được sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn không? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Hoàng đã dành sự tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Để anh có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình đang gặp phải, các Luật sư chúng tôi sẽ đưa ra phân tích về quy định của pháp luật như sau:

Căn cứ tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết các tài sản sẽ do các bên thỏa thuận; nếu các bên không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, của chồng hoặc của cả hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết theo quy định tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của hai vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn sẽ được áp dụng theo sự thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận đó không đầy đủ và rõ ràng thì sẽ áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố dưới đây:

+ Về hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

+ Công sức đóng góp của vợ và của chồng vào việc tạo lập, duy trì cũng như phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, của chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có đủ điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền cũng như nghĩa vụ của vợ chồng.

 Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ được chia dựa theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì sẽ phải thanh toán cho bên kia phần bị chênh lệch.

Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đó đã được nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập hay trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi mình.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc tặng cho bất động sản như sau:

Việc tặng cho bất động sản sẽ phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực hoặc là phải đăng ký, nếu bất động phải đăng ký quyền sở hữu theo các quy định của pháp luật

Hợp đồng tặng cho bất động sản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Như vậy, trong trường hợp của anh Hoàng, vì căn nhà được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng anh nên khi ly hôn vợ chồng anh sẽ có quyền thỏa thuận phân chia tài sản chung là căn nhà đó. Anh có thể lập một văn bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản, trong đó, vợ chồng anh sẽ trao lại toàn quyền sở hữu căn nhà đó cho con. Do đó, nếu vợ chồng anh thỏa thuận được thì hoàn toàn có thể sang tên nhà cho con khi anh chị ly hôn.

Trên đây là giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn. Trong quá trình tìm hiểu câu trả lời bên trên, nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Cha mẹ sang tên nhà cho con có đóng thuế không? Cập nhập 2022

 

thu-tuc-sang-ten-nha-cho-con-khi-bo-me-ly-hon
Thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn

 

Thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn

 

Chị Như Quỳnh (Nghệ An) có câu hỏi:

“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc mong muốn được Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Hai vợ chồng tôi ly hôn và chúng tôi muốn chuyển nhượng quyền sở hữu căn nhà của chúng tôi sang cho con trai. Con trai tôi năm nay 31 tuổi và đã lập gia đình. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư hướng dẫn thực hiện thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Quỳnh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật! Để chị có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình đang gặp phải các Luật sư chúng tôi sẽ phân tích quy định của pháp luật về thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn như sau:

Nếu vợ chồng chị đã thỏa thuận được với nhau và cùng muốn chuyển nhượng căn nhà đó sang cho con của hai người thì vợ chồng chị sẽ phải làm thủ tục tặng cho tài sản. Thủ tục tặng cho tài sản được quy định như sau:

Đầu tiên hai vợ chồng chị sẽ cùng làm một hợp đồng tặng cho ngôi nhà cho con và hợp đồng đấy phải có công chứng chứng thực của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

Sau khi đã làm xong hợp đồng tặng cho tài sản thì hai vợ chồng chị sẽ tiến hành làm thủ tục sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn trên giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất theo trình tự thủ tục như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng như sau:

Vợ chồng chị sẽ nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Hồ sơ sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn bao gồm có:

Tờ khai lệ phí trước bạ (bên mua);

Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (bên bán, trừ trường hợp được miễn thuế);

 Hợp đồng chuyển nhượng;

Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có công chứng, chứng thực);

Bản sao chứng minh nhân dân/CCCD và sổ hộ khẩu của hai bên. (có chứng thực).

Sau khi có thông báo nộp thuế: Hai bên tiến hành nộp thuế trong thời hạn 10 ngày vào ngân sách nhà nước.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì sẽ tiến hành thực hiện các công việc sau đây:

+ Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

+ Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

+ Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Như vậy, để sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn, chị phải chuẩn bị những giấy tờ và thực hiện những bước mà luật sư của chúng tôi hướng dẫn ở trên. Nếu chị còn bất kỳ vướng mắc trong quá trình thực hiện, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết!

>> Xem thêm: Sang tên sổ đỏ sau ly hôn cho vợ/chồng thực hiện như thế nào?

 

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về sang tên nhà cho con khi bố mẹ ly hôn. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng thông tin này sẽ góp phần cung cấp cho các bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp, bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc chưa được sáng tỏ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn hỗ trợ của đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm mọi nơi, mọi lúc và nhanh chóng nhất!

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174