Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân – Tư vấn từ A-Z

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật đặt ra các quy định cụ thể để làm căn cứ pháp luật nhằm xác định căn cứ phân chia tài sản khi có tranh chấp xảy ra. Các quy định mới nhất về tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình 2014. Nắm rõ được các quy định về tài sản chung có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc chia tài sản khi ly hôn và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Gọi đến số 1900.6174 để được Tổng Đài Pháp Luật tư vấn cụ thể hơn.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân-Tư vấn từ A-Z
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân-Tư vấn từ A-Z

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Hiện nay, khái niệm về tài sản chung và tài sản riêng cũng quen thuộc với nhiều người nhưng đối với một số người thì vẫn chưa phân biệt được rõ về tài sản chung và tài sản riêng khiến cho khi xảy ra các tranh chấp thì không nắm bắt được việc phân chia tài sản theo pháp luật. Vậy tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là gì? Theo Khoản 1 tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”

Do đó, bạn có thể hiểu rằng tài sản chung là tất cả tài sản mà hai bên tạo ra như thu nhập lao động, lợi nhuận từ việc sản xuất kinh doanh, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, hoa lợi và các thu nhập hợp pháp khác trong suốt thời kỳ hôn nhân. Tài sản được tặng cho 2 bên, thừa kế chúng hoặc tài sản được thoả thuận bởi hai vợ chồng cũng được gọi là tài sản chung.

Vợ và chồng hai bên đều có quyền ngang bằng nhau trong việc sử dụng, chuyển đổi, mua bán, cho tặng đối với tài sản chung. Đối với các trường hợp được tặng riêng hoặc thừa kế riêng hoặc được thông qua gia dịch bằng tài sản riêng thì không được tính vào tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nếu không thực hiện thủ tục xác nhập tài sản riêng sang tài sản chung.

Trong trường hợp bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vui lòng đặt câu hỏi cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư có chuyên môn cao trong lĩnh vực tư vấn hôn nhân gia đình hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân liên hệ ngay 1900.6174

Xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Chị Hoà ( Tuyên Quang) có câu hỏi: Tôi và chồng đã kết hôn được 10 năm và sau khi mẫu thuẫn đạt đến đỉnh điểm thì tôi cùng chồng đi đến quyết định ly hôn để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên thì khi đề cập đến vấn đề tài sản thì chúng tôi vẫn chưa thống nhất được và tôi không biết tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và tài sản nào là tài sản riêng. Luật sư có thể phân biệt cho tôi được không?

> Tư vấn xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gọi 1900.6174

Trả lời:

Luật sư xin tiếp nhận thông tin của bạn và đưa ra lời tư vấn về việc xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Trong suốt thời kỳ hôn nhân thì tài sản hình thành rất nhiều và sẽ có tài sản chung và tài sản riêng. Những tài sản được hình thành sẽ rất khó để xác định được rõ ràng mà cần phải căn cứ vào những đặc điểm, nguồn gốc của tài sản thì mới có thể xác định được chính xác. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì muốn chứng minh là tài sản chung của hai bên hay tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì cần có những tài liệu cụ thể như sau:

Tài sản riêng của vợ và chồng

Tài sản riêng của vợ chông được xác định dựa vào điều 43, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có một số quy đinh dưới đây:.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Ngoài ra, theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì Luật hôn nhân và gia đình cũng có quy định rõ ràng về các điều kiện và biện pháp để thi hành Pháp Luật:

Điều 11. Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

Như vậy, đối chiếu với hai điều luật đựa trích dẫn ở bên trên thì tài sản riêng của vợ hoặc chồng là tài sản mà một trong hai bên có trước khi kết hôn. Ngoài ra, tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ kết hôn là những tài sản được thừa kế riêng, được người khác cho tặng riêng và được chuyển nhượng hợp pháp, do vợ hoặc chồng đứng tên.

Không dính líu gì đến bên còn lại và bên còn lại cũng không được quyền sử dụng hay chuyển nhượng cho bất kỳ ai. Đây là các căn cứ và quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản riêng giữa vợ hoặc chồng. Do bạn không nêu rõ các tài sản mà bạn đang có nên bạn có thể dựa vào những quy định của chúng đưa ra ở bên trên để làm căn cứ xác định tài sản riêng.

>>> Tư vấn khởi kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gọi 1900.6174

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Để xác định một tài sản có phải là tài sản chung của cả hai vợ chồng hay không thì ta căn cứ vào điều 33, luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ngoài ra, khi xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ta cũng căn cứ vào Nghị đinh 126/2014/NĐ-CP có quy định một số điều luật và các biện pháp để thi hành Luật hôn nhân và gia đình:

Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.

Do đó, tài sản chung là tài sản được hiểu rằng hình thành trong giai đoạn hôn nhân do cả hai bên vợ chồng góp công sức, tiền bạc của mình để tạo nên. Tài sản chung thường sẽ là nhà cửa mà hai người xây chung, các hoạt động kinh tế, đầu tư cả hai bên cùng góp vốn. Ngoài ra khi tài sản riêng của một bên được làm thủ tục xác nhận vào tài sản chung thì tài sản riêng đó cũng trở thành tài sản chung.

Vì thế, muốn xác định được tài sản mà hai người sở hữu tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung thì bạn chỉ việc đối chiếu với tư vấn của chúng tôi. Nếu như sau khi đọc tư vấn mà vẫn không xác định được thì có thể gọi đến 19006174 để được luật sư tư vấn rõ hơn

>> Tham khảo thêm bài viết: Tài sản trước hôn nhân

Những quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình 2014

Những quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình 2014
Những quy định của pháp luật về tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình 2014

>> Tham khảo thêm bài viết: Tài sản thừa kế sau hôn nhân

Tài sản chung cua vợ chồng là tài sản thường được tranh chấp nhiều trước Toà Án . Vì thế nắm rõ được các quy định về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ giúp cho các bên khi ra Toà biết được quyền lợi của mình từ đó nêu ra nguyện vọng cũng như mong muốn trước Toà:

Tài sản chung của vợ chồng (Điều 33 Luật HN&GĐ 2014)

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Ngoài ra, tại điều 9, 10 theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP có quy định về các khoản thu nhập hợp pháp của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân:
“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân

1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.

2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.

3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng

1. Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.

2. Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.”

Tài sản chung được cả hai bên làm ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng thừa kế chung trong giai đoạn hôn nhân. Khi muốn mua bán, chuyển đổi hoặc sang tên thì cần phải có được sự đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên không đồng ý thì coi như giao dịch đó thất bại.

Thường thì tài sản riêng sau khi mà hai bên đã trở thành vợ chồng sẽ được cả hai làm thủ tục và nhập vào tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu đời sống cũng như đảm bảo được nghĩa vụ gia đình. Tuy nhiên, nếu để chắc chắn thì không nên chuyển tài sản riêng thành tài sản chung của hai người bởi vì sau này có xảy ra tranh chấp trên Toà án thì sẽ bị thiệt thòi cho bên có tài sản riêng vì lúc này Toà án sẽ chia phần tài sản chung gồm cả tài sản riêng được xác nhập vào.

Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung (Điều 34 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014)

Với những tài sản chung của cả hai bên thì một số tài sản có thể sẽ được Pháp Luật yêu cầu việc đăng ký quyền sử hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần phải được cả vợ và chồng đứng tên trên đó trừ khi cả hai bên có các thoả thuận khác liên quan.

Ngoài ra, trường hợp mà giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ một bên vợ hoặc chồng đứng tên thì khi một trong hai bên thực hiện các giao lịch liên quan đến tài sản chung của cả hai thì tài sản này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu có xảy ra tranh chấp giữa hai bên về tài sản chung thì tài sản đó sẽ được Toà án giải quyết theo quy định hiện hành tại Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình.

Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung (Điều 35 Luật HN&GĐ 2014)

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

Khi xảy ra các tranh chấp không đáng có liên quan đến tài sản chung của hai người thì việc căn cứ vào các điều luật được ghi bên trên thì sẽ khiến các bên không bị thiệt thòi. Các hoạt động liên quan đến tài sản như buôn bán bất động sản, đăng ký quyền sở hữu tài sản,… phải có sự thoả thuận của cả vợ và chồng và phải được thành lập bằng văn bản. Nói cách khác, bất kể quyết định nào được đưa ra phải được cả hai bên đồng thuận và chấp nhận.

Tài sản chung được đưa vào kinh doanh (Điều 36 Luật HN&GĐ 2014)

Khi sử dụng tài sản chung vào việc kinh doanh thì cần có sự thoả thuận lẫn nhau của cả vợ và chồng. Sau khi vợ chồng thoả thuận xong về việc sử dụng tài sản chung thì một trong hai bên đưa tài sản chung vào kinh doanh sẽ có quyền tự mình đưa ra tất cả các quyết định giao dịch liên quan đến tài sản chung của hai người. Tuy nhiên, thoả thuận này phải được thành lập bằng văn bản thì mới được pháp luật công nhận tính hiệu quả.

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng (Điều 37 Luật HN&GĐ 2014)

Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Trên đây là 6 nghĩa vụ mà hai bên đều phải thực hiện với tài sản chung. Vợ chồng sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc sử dụng, chiếm hữu, duy trì, định đoạt tài sản chung. Cả hai bên đều phải có nhiệm vụ phải phát triển, tích luỹ tài sản chung trong suốt thời kỳ hôn nhân để duy trì đời sống chung của hai bên. Vì vậy, các nghĩa vụ đối với tài sản chung cần phải thực hiện đầy đủ. Nếu có xảy ra tranh chấp về tài sản chung trên toà án thì bên không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ thì lúc phân chia tài sản sẽ không được hưởng phần chia như mong muốn.

Trên đây là một bài lưu ý và cũng như các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về tài sản chung của hai bên. Việc đề ra các quy định này giúp bảo vệ được quyền lợi của cả hai bên và cũng như giúp Toà án xử lý tranh chấp dễ dàng khi ly hôn chia tài sản.

Trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải đăng ký

Trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải đăng ký
Trường hợp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải đăng ký

Như được đề cập ở bên trên thì trong một vài trường hợp đặc biệt thì tài sản chung của vợ chồng sẽ phải thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu và giấy đăng ký quyền sở hữu thì sẽ phải có cả tên của vợ và chồng trong đó:

Với những tài sản mang giá trị lớn như nhà cửa, đất đai nếu là tài sản chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì cần phải cả vợ chồng đứng tên cùng nhau theo đúng như quy định hiện hành của pháp luật. Tuy nhiên, đây chỉ là một vài trường hợp về tài sản có giá trị lớn thì mới cần phải đứng tên của cả hai người. Xe máy, ô tô hoặc các tài sản ít giá trị hơn thì sẽ thường chỉ đứng tên vợ hoặc chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu. Tuy nhiên, khi dùng với mục đích khác thì vẫn cần sự đồng ý của cả hai

Tài sản do vợ hoặc chồng có được trong thời kỳ hôn nhân thì Pháp luật quy định là sẽ phải đứng tên và đăng ký quyền sở hữu. Hành động này giúp đảm bảo về quyền lợi chính đáng của cả hai bên. Nhưng nếu như trong giấy tờ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng mà không xảy ra các tranh chấp không đáng có trong suốt thời kỳ hôn nhân thì tài sản do một người đứng tên vẫn tính là tài sản chung cả hai bên.

Nếu xảy ra các tranh chấp về việc phân chia tài sản riêng và tài sản chung thì các bên có nghĩa vụ phải chứng minh được rằng đây là tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc là tài sản này có được từ việc kinh doanh cũng như các quy định tại khoản 1

Điều 32. Việc cung cấp các bằng chứng chứng minh đây là tài sản riêng của bạn trong suốt thời kỳ hôn nhân sẽ giúp cho Toà án làm căn cứ để xác định và thực hiện việc phân chia tài sản.

Rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp nhưng lại không chứng minh được rằng tài sản đang xảy ra tranh chấp là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân nên Toà án sẽ xử lý theo hình thức là tài sản chung và dựa vào nguyện vọng của cả hai bên.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn phân chia như thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn phân chia như thế nào?
Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn phân chia như thế nào?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn được chia như thế nào đang là mối quan tâm của các cặp vợ chồng đang đứng trước nguy cơ ly hôn hiện nay. Về cơ bản thì sẽ có 4 nguyên tắc chủ yếu để phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân:

Nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ( Điều 59 Luật HN&GĐ 2014)

– Toà Án khuyến khích hai bên vợ và chồng tự hoà giải với nhau về vấn đề chia tài sản sau ly hôn. Việc giải quyết tài sản sẽ hoàn toàn do các bên tự thoả thuận với nhau. Nếu không thoả thuận và thống nhất được về việc phân chia tài sản thì việc phân chia tài sản sẽ phụ thuộc vào Toà án quy định dựa trên nguyện vọng của hai bên. Việc này được quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Với trường hợp hai bên có thể tự thoả thuận được với nhau về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ ly hôn thì khi ra Toà án thì Toà sẽ phân xử theo đúng như nguyện vọng của hai bên. Nếu như nguyện vọng không được rõ rthì lúc này Toà án sẽ áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 để giải quyết việc phân chia tài sản.

–  Khi ra Toà thì tài sản chung của hai bên sẽ được chia đều và dựa vào một vài yếu tố dưới đây:

+ Hoàn cảnh của hai bên gia đình và của vợ, chồng

+ Mức độ đóng góp, duy trì, tạo lập và phát triển tài sản chung của hai bên. Ngoài ra, việc vợ và chồng trong gia đình có lao động thì sẽ được cho là lao động có thu nhập;

+ Đưa ra các chính sách để bảo vệ các bên nếu có yếu tố sản xuất, kinh doanh để giúp các bên có các điều kiện cần thiết tiếp tục lao động để tạo thu nhập;

+ Căn cứ vào lỗi của một trong các bên khi vi phạm vào nghĩa vụ hoặc quyền hôn nhân

  • Khi phân chia tài sản chung thì Toà án sẽ tuỳ vào hình thức tài sản mà đưa ra cách phân chia phù hợp. Đối với tài sản chung bằng hiện vật thì chia theo hiện vật. Nếu không chia được theo hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào được nhận phần tài sản hiện vật có giá trị lớn hơn thì bên đó sẽ phải thanh toán cho bên nhận ít hơn phần chênh lệch với nhau.
  • Tài sản riêng của một bên thì bên kia không có quyền được chia . Tài sản của người nào sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó. Ngoại trừ trường hợp là tài sản riêng đã được tiến hành các thủ tục để chuyển đổi thành tài sản chung

Nếu như thuộc trường hợp cuối cùng đó là tài sản riêng được nhập vào tài sản chung mà một trong hai bên yêu cầu phân chia tài sản thì sẽ được Toà án xử lý trả lại phần giá trị tài sản mà bên đó đã góp cùng vào tài sản đó. Nếu trường hợp hai bên có các thoả thuận khác bên ngoài thì cũng sẽ không tính.

  • Bảo vệ lợi ích của các bên yếu kém như người phụ nữ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất đi năng lực dân sự hoặc con không có tài sản cũng như khả năng lao động để có thể tự nuôi mình.
  • Khi tiến hành phân chia tài sản của hai bên thì sẽ do Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp để hướng dẫn phân chia.

Chia tài sản với trường hợp mà hai vợ chồng sống chung với gia đình ( Điều 61 Luật HN&GĐ)

– Trong trường hợp ly hôn vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản chung của hai bên lẫn vào với tài sản của gia đình, khó xác định được rõ ràng tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, khi phân chia tài sản thì sẽ được chia một phần trong tài sản của gia đình tuỳ vào công sức đóng góp, tạo lập duy trì cũng như phát triển khối tài sản chung của hai bên vào mức sống của gia đình. Việc phân chia một phần tài sản trong phần tài sản chung của gia đình là do vợ chồng thoả thuận với gia đình. Nếu như sau khi thoả thuận nhưng vẫn không thành công thì Toà án sẽ giải quyết việc phân chia tài sản này.

– Trong trường hợp ly hôn vợ chồng sống chung với giai đình và tài sản chung có thể xác định được rõ ràng với tài sản của gia đình thì sẽ tiến hành phân chia tài sản theo phần tài sản chung của hai vợ chồng được trích ra từ tài sản của gia đình theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ.

Phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn (theo Điều 63 Luật HN&GĐ 2014)

– Khi tiến hành ly hôn nếu quyền sử dụng đất là tài sản riêng thì tài sản của bên nào vẫn sẽ thuộc về bên đó.

– Thủ tục tiến hành phân chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của hai vợ chồng khi tiến hành ly hôn sẽ được thựa hiện như ở dưới đây:

  • Trong trường hợp tài sản là đất nông nghiệp, đất dùng để trồng cây hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản thì sẽ được chia đều cho hai bên nếu như cả hai bên có điều kiện cũng như nhu cầu sử dụng đất trực tiếp. Nếu như chỉ có một bên có nhu cầu cũng như điều kiện sử dụng đất trực tiếp thì sẽ phải thanh toán một khoản tiền bằng với khoản giá trị quyền sử dụng đất mà bên đó được hưởng.
  • Trong trường hợp tài sản là đất nông nghiệp, đất dùng để trồng cây hoặc nuôi trồng thuỷ hải sản mà lại có góp chung với gia đình thì khi xảy ra tranh chấp ly hôn thì quyền sử dụng đất của cả vợ và chồng sẽ được chia tách theo quy định tại điểm a
  • Trong trường hợp tài sản là đất lân nghiệp để trồng rừng, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm hoặc đất ở thì sẽ được Toà án tiến hành phân chia theo quy định tại Điều 59 của luật HN&GĐ
  • Các loại đất không thuộc các trường hợp trên thì sẽ được chia theo đúng quy định của pháp luật

– Một số trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhưng lại không có quyền sử dụng đất chung với gia đình thì khi tiến hành các thủ tục ly hôn thì quyền lợi của bên không tiếp tục sống chung và không có quyền sử dụng đất sẽ được Toà án giải quyết theo quy định tài Điều 61 Luật HN&GĐ

Tài sản chung của hai vợ chồng đưa vào kinh doanh được phân chia (Điều 64 Luật HN&GĐ 2014)

Khi hai bên ly hôn nhưng một trong hai bên đang thực hiện các hoạt động kinh doanh mà có sử dụng tài sản chung thì sẽ có quyền được nhận tài sản đó và sẽ phải thanh toán cho bên kia một khoản tiền bằng với phần giá trị tài sản mà họ được hưởng theo Luật pháp. Một số trường hợp đặc biệt sẽ tài sản đưa vào kinh doanh sẽ có các quy định khác nhau.

Trên đây là một vài vấn đề tiêu biểu liên quan đến việc xác định tài sản riêng và tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân rất quan trọng khi xảy ra tranh chấp tài sản. Đây sẽ là căn cứ để giúp Toà án phân chia tài sản một cách công bằng và theo đúng quy định của pháp luật. Gọi đến 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.