Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông theo quy định mới nhất năm 2022

Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi khi tham gia giao thông, việc va chạm tuy không ai mong muốn nhưng nhiều khi vẫn khó mà tránh được. Dù hậu quả nặng hay nhẹ thì chắc hẳn việc khởi kiện rắc rối là điều không mấy ai mong muốn. Vậy nếu muốn hòa giải khi gây tai nạn giao thông thì cần làm những gì? Bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích về quy trình này.

Có thể tiến hành thủ tục hòa giải tai nạn giao thông không?

Anh Huy (Hà Nam) có câu hỏi:
Hai ngày trước do trời tối và mưa to nên tôi có vô tình va chạm với một xe máy khác. Tôi chỉ bị xây xát nhẹ, tuy nhiên, đối phương bị thương khá nặng ở chân và đầu. Lỗi dẫn đến tai nạn đều do tôi nên hiện giờ người nhà nạn nhân muốn khởi kiện tội gây thương tích. Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp tai nạn giao thông này thì có tiến hành hòa giải được không? Tôi cảm ơn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn cách hòa giải tai nạn giao thông, gọi ngay 19006174 

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào anh Huy!

Xảy ra tai nạn giao thông là tình huống không ai mong muốn. Trong những trường hợp chỉ gây ra thương tích nhỏ, một lời xin lỗi hay bồi thường thiệt hại là có thể giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, đối với những trường hợp thiệt hại nặng có thể dẫn đến xung đột và khởi kiện phức tạp hơn rất nhiều.

Trước hết, hai bên nên bình tĩnh trao đổi với nhau về phương án giải quyết. Nếu vụ tai nạn gây ra các thiệt hại về kinh tế, sức khỏe,… mà anh có thiện chí đền bù, anh có thể đề nghị bồi thường với bên thiệt hại để cả hai cùng thống nhất. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được dẫn đến khởi kiện, Tòa án sẽ chịu trách nhiệm giải quyết về thủ tục hòa giải tai nạn giao thông căn cứ vào thiệt hại thực tế và đưa ra mức phạt, mức bồi thường phù hợp.

Trong trường hợp hòa giải không thành mà không biết xử lý thế nào, anh có thể liên hệ Tổng đài tư vấn luật giao thông đường bộ để được hỗ trợ, chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra lời tư vấn và hướng giải quyết phù hợp với anh.

>>> Xem thêm: Không có giấy phép lái xe phạt bao nhiêu tiền – Quy định năm 2022

thủ tục hòa giải tai nạn giao thông (1)

Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông có thể tiến hành trong các trường hợp nào?

Anh Quang (Khánh Hòa) có câu hỏi:
Khi đang điều khiển ô tô, tôi có vô ý đâm vào một bạn khiến xe máy của bạn bị hỏng hoàn toàn, bạn ấy thì bị gãy tay và xây xát phải băng bó. Gia đình bạn rất bức xúc và muốn khởi kiện, vì tôi là người có lỗi nên tôi cũng muốn hòa giải ngay. Hiện giờ bạn ấy đang nằm viện, tôi cũng có trách nhiệm lo tiền viện phí thuốc thang rồi. Vậy xin hỏi luật sư thiệt hại ở mức không quá nghiêm trọng thì có thể làm thủ tục hòa giải tai nạn giao thông. Tôi thật sự không muốn bị kiện ra Toà. Tôi mong nhận được tư vấn của luật sư.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn luật giao thông đường bộ mới nhất, gọi ngay 19006174 

Trả lời: 
Tổng đài pháp luật xin chào anh Quang!
Khi xảy ra tai nạn giao thông rất dễ dẫn đến thiệt hại tính mạng và sức khỏe, cũng không thể không kể đến tài sản bị hư tổn. Pháp luật hiện nay đã có các quy định đề cập đến các loại thiệt hại, dựa vào đó xác định bồi thường hoặc xử lý tố tụng phù hợp. Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, có thể phân chia các loại thiệt hại như sau:

Thứ nhất, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, cụ thể bao gồm:

– Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc hư hỏng.

– Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút.

– Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Các thiệt hại khác do luật quy định.

Thứ hai, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, trong đó bao gồm:

– Chi phí hợp lý chi cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Thiệt hại khác do luật quy định

Thứ ba, thiệt hại về tính mạng, cụ thể bao gồm:

– Thiệt hại do sức khỏe và tính mạng bị xâm phạm

– Chi phí hợp lý chi cho việc mai táng;

– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể dẫn tới tổn hại về danh dự và nhân phẩm. Nếu trường hợp tai nạn của anh gây ra các tổn thất trên, anh có thể tự tiến hành thủ tục hòa giải tai nạn giao thông mà không cần tới tòa án. Trường hợp không thể tự thỏa thuận dẫn đến giải quyết tại Tòa án, Tòa sẽ căn cứ vào mức độ thiệt hại thực tế để đưa ra mức bồi thường cho bên bị hại.

Nếu anh có thiện chí hối lỗi và muốn đền bù thoả đáng, tôi tin gia đình người bị hại sẽ không làm khó anh. Anh có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 19006174 để chúng tôi tư vấn thêm về mức bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông. Với mức đền bù thoả đáng, mọi việc hoà giải sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều khi hai bên phải nhờ đến sự giải quyết của Toà án.

Nguyên tắc bồi thường, hòa giải trong tai nạn giao thông

Câu hỏi của anh Dũng (Hà Tĩnh):
Tôi có xảy ra va chạm khi đi xe máy, nguyên nhân là do tôi không không xi nhan còn đối phương chạy xe quá tốc độ. Hai bên đều có lỗi, tuy nhiên, bạn kia bị thương nặng hơn và phải nhập viện điều trị dài hạn. Gia đình bạn dựa vào lý do này bắt tôi phải bồi thường thiệt hại. Vậy xin hỏi luật sư tôi có nên bồi thường không? Nguyên tắc hoà giải, bồi thường trong tai nạn giao thông ra sao là hợp lý? Tôi thấy trường hợp của mình cả hai bên đều có lỗi.

>>> Tư vấn mức bồi thường thiệt hại tai nạn giao thông thỏa đáng nhất, gọi ngay 19006174 

Trả lời: thủ tục hòa giải tai nạn giao thông
Xin chào anh Dũng!
Khi xảy ra tai nạn giao thông có thể sẽ dẫn đến thiệt hại về tài sản và tính mạng. Khi đó, bên nào gây ra thiệt hại sẽ phải chịu bồi thường cho phía còn lại. Trách nhiệm bồi thường cũng đã được quy định rõ ràng tại Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

thủ tục hòa giải tai nạn giao thông (1)

Như vậy, bên nào trong vụ tai nạn xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, của cải của bên còn lại sẽ phải chịu bồi thường thiệt hại. Chỉ trong trường hợp bất khả kháng sẽ được xem xét nghĩa vụ bồi thường. Xét thấy trong tình huống của anh, cả hai bên đều là người có lỗi và đều là người gây thương tích. Hai bên có thể thương lượng và tự hòa giải để thống nhất xem có cần thiết bồi thường hay không và mức bồi thường của mỗi bên là bao nhiêu.

Nếu hai bên không thể tự hoà giải được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết, tuy nhiên thủ tục này khá phức tạp và tốn thời gian đi lại, chính vì vậy chúng tôi vẫn khuyến khích hai bên tự hoà giải với nhau. Nếu trong quá trình hòa giải có bất cứ trở ngại hay sự bất hợp tác nào, anh có thể liên hệ các luật sư của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ giải quyết.

Tai nạn giao thông gây chết người có tự hoà giải được không?

Câu hỏi của chị Thanh (Quảng Nam):
Cháu họ tôi mới 5 tuổi, cháu sang đường không may bị người ta đâm phải do người này say rượu. Cháu bị thương nặng và không qua khỏi. Gia đình họ hàng tôi rất đau xót. Bố cháu rất sốc và đau đớn, quyết giành lại công bằng cho con nên muốn làm đơn kiện nhưng bên gây tai nạn có thiện ý muốn xin hòa giải trước và bồi thường. Xin hỏi luật sư trường hợp tai nạn dẫn đến chết người thì pháp luật có cho phép tự hòa giải như vậy hay không? Gia đình chúng tôi cũng rất rối. Tôi mong luật sư tư vấn sớm cho tôi, tôi cảm ơn.

>>> Tư vấn hòa giải trong các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gọi ngay 19006174 

Trả lời:
Xin chào chị Thanh!
Tổng đài pháp luật rất tiếc với trường hợp của gia đình chị. Hiện nay, pháp luật luôn khuyến khích các bên tự tiến hành thủ tục hoà giải tai nạn giao thông và thống nhất phương án bồi thường nếu cần thiết. Tòa án và luật pháp chỉ can thiệp khi các bên không thể tự thỏa thuận được.
Tuy nhiên, do trường hợp này dẫn đến thiệt hại về tính mạng, anh chị có thể khởi kiện bất cứ lúc nào về hành vi gây tai nạn chết người nếu phương án bồi thường đưa ra không thực sự hợp lý. Pháp luật có quy định rõ ràng về xử phạt hành vi gây chết người khi tham gia giao thông trong Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Do bên gây tai nạn vi phạm luật giao thông dẫn đến chết người, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bên gây thiệt hại có thiện chí hòa giải, gia đình chị có thể xem xét tự hòa giải mà không nhất thiết phải tới Tòa án. Kết quả hòa giải là hoàn toàn dựa vào ý chí của hai gia đình. Nếu đồng ý bồi thường thì hai bên nên có văn bản thỏa thuận để làm minh chứng.

Sự việc gia đình như thế, chúng tôi cũng rất lấy làm thương tiếc, nhưng chúng tôi vẫn khuyên gia đình chị nên tiếp nhận hoà giải nếu mức bồi thường bên gây tai nạn đưa ra là phù hợp. Tất nhiên mạng người thì không có gì có thể sánh được, nhưng gia đình nên nén đau thương, tha thứ được điều gì thì tốt điều ấy, hãy nghĩ về tương lai nhiều hơn chị nhé.

Chị có thể liên hệ các luật sư của chúng tôi nếu quá trình hòa giải, tố tụng gặp bất cứ trở ngại nào. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất cho vấn đề của chị.

Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông cho người dưới 18 tuổi

Câu hỏi của anh Bảo (Hải Phòng):
Tôi có cháu trai năm nay 17 tuổi, cháu có tham gia điều khiển xe máy quá tốc độ dẫn đến tai nạn. Cháu đâm phải bác gái đi xe đạp, bác bị gãy xương, chấn thương bả vai phải mổ nắn chỉnh hình. Hiện gia đình tôi muốn đứng ra bồi thường và hòa giải với bên bị hại. Nhưng do cháu còn chưa đủ tuổi nên không đứng ra chịu trách nhiệm được. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục hòa giải tai nạn giao thông cho người chưa đủ 18 tuổi ra sao? Tôi xin cảm ơn.

>>> Gây tai nạn giao thông khi chưa đủ 18 tuổi, cách hoà giải tốt nhất. Gọi ngay 19006174 

Trả lời:
Tổng đài pháp luật xin chào anh Bảo!
Trước hết, khi điều khiển xe máy, người tham gia giao thông cần đạt một độ tuổi nhất định và có giấy phép lái xe hợp lệ. Cháu nhà anh điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, chưa có bằng lái xe là vi phạm luật giao thông đường bộ. Do đó, cháu sẽ bị xác định là người vi phạm luật giao thông gây tai nạn và gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

thủ tục hòa giải tai nạn giao thông (1)

Nếu hai bên không thể tự hoà giải thì bên bị hại có thể tiến hành khởi kiện theo đúng quy định của Bộ luật dân sự 2015 trong khoảng thời gian kéo dài như sau:

Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

Khi tiến hành khởi kiện sẽ khó tránh khỏi các vấn đề và hệ lụy rắc rối. Để tránh xảy ra trường hợp này, gia đình nên tiến hành hòa giải với bên bị hại sao cho hợp tình hợp lý. Tuy nhiên do cháu chưa đủ 18 tuổi, trong trường hợp cháu không đủ khả năng kinh tế, bố mẹ cháu có thể thay cháu đứng ra chi trả và bồi thường cho bên chịu thiệt hại.

Gia đình nên chú ý tới vấn đề hoà giải này, cháu còn nhỏ, còn tương lai ở phía trước. Hai bên nếu hoà giải không thành, dẫn tới khởi kiện sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của cháu nhỏ. Nếu còn điều gì khó khăn khi tiến hành thủ tục hoà giải, anh có thể liên hệ nhanh với chúng tôi qua hotline để nhận hỗ trợ.

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thế nào khi không muốn làm thủ tục hòa giải tai nạn giao thông?

Anh Tuấn (Sóc Trăng) có câu hỏi:
Mẹ tôi trên đường đi đón cháu có bị một thanh niên đi xe máy đâm phải, khiến bà bị gãy xương sườn và chấn thương đầu gối. Bác sĩ nói chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới đi lại và sinh hoạt sau này. Cậu thanh niên gây tai nạn thì không có thái độ hối lỗi nào. Gia đình tôi đã đòi bồi thường nhưng bên đó không chấp nhận và chối bỏ trách nhiệm. Tôi đã suy nghĩ và quyết định sẽ khởi kiện ra tòa về hành vi vi phạm giao thông gây thương tích. Mong luật sư tư vấn các thủ tục cho tôi. Tôi cảm ơn.

>>> Tư vấn khởi kiện gây tai nạn giao thông chối bỏ trách nhiệm, gọi ngay 19006174 

Trả lời: thủ tục hòa giải tai nạn giao thông
Chào anh Tuấn!
Căn cứ vào Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về quyền khởi kiện các vụ án, cụ thể ở đây là vụ va chạm giao thông đường bộ như sau:

Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

Khi khởi kiện hành vi gây thương tích, tổn hại sức khỏe do tai nạn giao thông, anh và gia đình có thể nộp đơn lên Tòa án địa phương để được giải quyết. Việc khởi kiện là được phép nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân. Để tiến hành thủ tục ra tòa, anh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại khi gặp tai nạn giao thông

– Bản sao đã công chứng các giấy tờ bao gồm CCCD, sổ hộ khẩu,…

– Các giấy tờ là minh chứng thiệt hại (giám định sức khỏe, giấy nhập viện, ra viện,..)

– Các minh chứng lỗi của người vi phạm để làm căn cứ cho Tòa án

– Các văn bản, giấy tờ liên quan khác

Sau khi hoàn tất hồ sơ, anh có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh cư trú để được giải quyết. Tòa án sẽ xem xét các hồ sơ liên quan và đánh giá tình huống, từ đó mở phiên tòa và quyết định mức bồi thường cụ thể.

Trong trường hợp trước khi phiên tòa bắt đầu mà bên gây thương tích đồng ý bồi thường, anh có thể xin rút đơn và không cần giải quyết trên tòa. Còn nếu bên gây tai nạn tiếp tục không có ý bồi thường hay hối cải, anh có thể tiếp tục yêu cầu Toà án xử lý nghiêm minh để lấy lại công bằng cho mẹ mình.

Thủ tục hòa giải tai nạn giao thông theo quy định mới nhất hiện nay như thế nào, chúng tôi đã hỗ trợ giải đáp qua bài viết trên đây. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này cần được giải đáp, bạn có thể liên hệ số hotline 19006174 của chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể. Tổng đài pháp luật luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn giải đáp cho bạn.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh chóng – Uy tín
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Nhanh chóng
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp