Thủ tục – Thuế nhập khẩu ngô hạt theo quy định

Thuế nhập khẩu ngô hạt là một loại thuế được áp dụng khi ngô hạt được nhập khẩu từ một quốc gia vào một quốc gia khác. Thuế này thường được quy định và áp dụng bởi quốc gia nhập khẩu nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nước, điều tiết thị trường và tạo thu nhập cho ngân sách quốc gia. Vậy cụ thể thuế nhập khẩu ngô hạt là bao nhiêu? Thủ tục nhập khẩu ngô hạt? Mã HS?…

Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc vừa nêu trên. Để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ phía chúng tôi về các vấn đề pháp luật, vui lòng gọi số hotline sau đây của Tổng đài pháp luật 1900.6174

>>> Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thuế nhập khẩu ngô hạt. Gọi ngay: 1900.6174

Mã HS của ngô hạt


Đối với sản phẩm nhập khẩu là ngô hạt thì nó là loại hàng thuộc Chương 10: Ngũ cốc. Khi tiến hành nhập khẩu ngô hạt, bạn cần phải nắm bắt được mã HS của loại hàng này. Cụ thể
ngô có mã hs là 1005. Trong đó:

– Hạt giống (ngô): 10051000

– Loại khác: 100590

+ Loại dùng để rang nổ (popcorn) (SEN): 10059010

+ Loại khác: 10059099

>>> Xem thêm: Thuế nhập khẩu thép từ Trung Quốc

Thuế nhập khẩu ngô hạt


Khi tiến hành nhập khẩu ngô hạt, cần phải nộp các loại thuế sau:

– Thuế giá trị gia tăng – VAT

– Thuế nhập khẩu thông thường

Dưới đây là thuế nhập khẩu ngô hạt từ một số thị trường chính:

1. Hạt giống (ngô): Mã HS 10051000

– Trung quốc: 0% (AFCTA) hoặc 0% (RCEP)

– Hàn Quốc: 0%(AKFTA hoặc VKFTA) hoặc 0% (RCEP)

– Các nước EU: 0,5% (EVFTA)

– Các nước ASEAN: 0% (ATIGA) hoặc 0% (RCEP)

– Nhật Bản: 0% (AJCEP hoặc VJEPA) hoặc 0% (RCEP) 

thue-nhap-khau-ngo-hat

2. Loại dùng để rang nổ (popcorn) (SEN): Mã HS 10059010

– Trung quốc: 0% (AFCTA) hoặc 30% (Thuế NK ưu đãi)

– Hàn Quốc: 0% (AKFTA hoặc VKFTA) hoặc 30% (RCEP)

– Các nước EU: 11,2% (EVFTA)

– Các nước ASEAN: 0% (ATIGA) hoặc 25,5% (RCEP)

– Nhật Bản: 0% (AJCEP) hoặc 2% (VJEPA) hoặc 30% (RCEP)

3. Loại khác: Mã HS 10059099

– Trung quốc: 0% (AFCTA) hoặc 0% (RCEP)

– Hàn Quốc: 0% (AKFTA hoặc VKFTA) hoặc 0% (RCEP)

– Các nước EU: 0,8% (EVFTA)

– Các nước ASEAN: 0% (ATIGA) hoặc 0% (RCEP)

– Nhật Bản: 0% (AJCEP hoặc VJEPA) hoặc 0% (RCEP)

Lưu ý: Đối với các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA), thì hàng hóa chỉ có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mức thuế kể trên, nếu đáp ứng điều kiện theo yêu cầu của hiệp định. Nếu không đáp ứng theo yêu cầu, điều kiện của hiệp định thì hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.

>>> Tư vấn về thuế nhập khẩu ngô hạt. Gọi ngay: 1900.6174 

Cách tính thuế nhập khẩu ngô hạt


Sau đây, Tổng Đài pháp luật xin cập nhập cho các bạn về cách tính thuế nhập khẩu của ngô hạt:

1. Thuế suất thông thường:

 Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi X 150%

2. Thuế nhập khẩu:

– Hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm

Thuế XNK phải nộp = Số lượng HH thực tế XNK x Trị giá tính thuế trên mỗi đơn vị x TS thuế XNK

– Hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối:

Thuế XNK phải nộp = Số lượng HH thực tế XNK x Mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị 

thue-nhap-khau-ngo-hat

3. Thuế GTGT hành hóa XNK:

– Thuế GTGT của hàng hóa xuất nhập khẩu

 Giá tính thuế GTGT = Giá tính thuế NK + Thuế NK ( nếu có ) + Thuế TTDB (nếu có)

– Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT

– . Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT

Trong đó, thuế tiêu thu đặc biệt được tính như sau:

Thuế tiêu thu đặc biệt = (Giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế xuất thuế TTĐB

>>> Luật sư tư vấn về cách tính thuế nhập khẩu ngô hạt. Gọi ngay: 1900.6174

Hồ sơ bao hải quan về thuế nhập khẩu ngô hạt


Căn cứ quy định khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, hồ sơ  hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình được hướng dẫn cụ thể bởi Bộ Tài chính như sau:

– 01 bản chính tờ khai hải quan

– 01 bản sao hợp đồng mua bán hàng hoá: Hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như không phải nộp)

– 01 bản sao hóa đơn thương mại

– 01 bản sao vận tải đơn

– 01 bản sao phiếu đóng gói (Packing list)

– Bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có

– Giấy đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt, (và Kết quả Kiểm dịch, nộp bổ sung khi đã có)

Lưu ý: Căn cứ công văn số: 4334/TCHQ-GSQL, bạn chỉ cần truyền tờ khai hải quan và đính kèm các chứng từ (đã được ký số điện tử) lên hệ thống V5 của hải quan, không cần phải xuất trình chứng từ giấy tại cơ quan hải quan, ngoại trừ: C/O bản gốc và một số giấy đăng ký kiểm tra nhà nước (nếu có).

>>> Luật sư tư vấn về thuế nhập khẩu ngô hạt. Gọi ngay: 1900.6174 

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập


Sau đây là thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Kê khai hải quan


Khi đó, bạn cần tiến hành kê khai hải quan nhập khẩu qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS theo thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên.

thue-nhap-khau-ngo-hat

Bước 2: Đăng ký tờ khai


Sau khi tiến hành truyền tờ khai bằng ECUS5 VNACCS, bạn cần in tờ khai cùng với bộ chứng từ giấy để tiến hành đăng ký tờ khai. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng của tờ khai để xác định công việc tiếp theo

– Nếu là luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay, bạn chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về

– Nếu là luồng vàng: Bạn cần mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra

– Nếu là luồng đỏ: Bạn cần phải kiểm tra hồ sơ giấy và đồng thời  kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra thì tiến hành lấy hàng về

Lưu ý: Do lô hàng có kiểm dịch thực vật và lấy mẫu hợp quy nên cần phải tiến hành mở cont kiểm dịch và lấy mẫu tại cảng (áp dụng cho tất cả các luồng xanh, vàng và đỏ).

>>>Xem thêm: Thuế nhập khẩu bổ sung là gì? Đối tượng nhập khẩu thuế bổ sung

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về “Thuế nhập khẩu ngô hạt” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định của pháp luật về cách tính thuế nhập khẩu ngô, thủ tục nhập khẩu bắp v.v…

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến các vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline sau đây 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc trong tương lai.

Khuyến cáo:
Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi khách hàng giải quyết vấn đề theo nội dung bài viết mà không tham vấn ý kiến từ chuyên gia hay Luật Sư.
Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ của bài viết, vui lòng gửi email đến info@luatthienma.com.vn.
Luật Thiên Mã là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ luật sư đa lĩnh vực như Hình sự, dân sự, giải quyết tranh chấp, hôn nhân….. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi thông qua hotline 1900.6174.