Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhanh nhất

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất như thế nào? Hiện nay người lao động có thể tự mình tra cứu quá trình tham gia chính sách BHTN mà không cần đến trực tiếp cơ quan bảo hiểm. Ngay sau đây Tổng Đài Pháp Luật hướng dẫn bạn tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

tra-cuu-qua-trinh-tham-gia-bao-hiem-that-nghiep-nhanh-nhat

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch với Luật sư

Lợi ích tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Khi bắt đầu quá trình tham gia làm việc tại doanh nghiệp, người lao động sẽ được cấp cho một mã số bảo hiểm xã hội tương ứng với một cuốn sổ bảo hiểm thất nghiệp. Trong cuốn sổ bảo hiểm sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ về việc đóng, hưởng các chế độ của cá nhân đó. Do đó, để biết rõ về quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như BHXH của mình, người lao động cần biết các cách tra cứu quá trình tham gia cũng như thường xuyên cập nhật những thông tin về việc đóng, hưởng của mình.

Những lợi ích của việc thường xuyên tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp có thể kể đến như sau:

– Thứ nhất, bảo hiểm thất nghiệp được coi là một loại chi phí bù đắp cho những khoản tiền khi người lao động bị mất việc và hỗ trợ người lao động đang trong quá trình tìm việc làm hoặc chưa tìm được việc làm.

– Thứ hai, việc tra cứu giúp người lao động có thể kiểm tra được chính xác những thông tin của mình trong quá trình tham gia như: thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm xã hội, thông tin các Thanh hưởng bảo hiểm thất nghiệp hoặc những chế độ đóng, hưởng, kiểm tra mức trợ cấp, hỗ trợ được hưởng từ bảo hiểm thất nghiệp… từ đó nắm bắt được rõ ràng về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động trong quá trình tham gia lao động tại doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số bảo hiểm xã hội để theo dõi quá trình tham gia của mình. Tra cứu là cách nhanh nhất để người lao động biết được về quá trình tham gia cũng như chế độ đóng, hưởng của mình. Hiện nay, có rất nhiều cách để có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình. Bạn đọc có thể tham khảo một trong những cách sau đây:

– Tra cứu thông qua sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động

– Tra cứu qua ứng dụng VssID

– Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội

– Tra cứu trên hệ thống SMS

– Tra cứu bằng cách gọi đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội

>> Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp – Tổng đài tư vấn BHTN trực tuyến 24/7

cach-tra-cuu-qua-trinh-tham-gia-bao-hiem-that-nghiep

 

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động

 Anh Mạnh (Bắc Giang) có gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật:

“Chào các Luật sư, em có trường hợp này cần các Luật sư giúp đỡ ạ. Em làm công nhân tại công ty đồ điện tử ở Thanh Giang đã được hơn 2 năm nay, khi ký kết hợp đồng thì công ty có phát cho một cuốn sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, sau đó thì công ty có thu lại sổ và chỉ trả lại cho em các tờ rời.

Vậy giờ em muốn kiểm tra quá trình tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp của mình từ lúc bắt đầu làm việc đến bây giờ thì phải làm thế nào ạ? Cảm ơn Luật sư!”

Xin chào anh Mạnh! Cảm ơn anh đã gửi những thắc mắc của mình tới Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp của anh, tổng đài tư vấn luật của chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Mỗi người lao động khi tham gia làm việc tại doanh nghiệp sẽ được cấp 1 cuốn sổ bảo hiểm xã hội tương ứng với 1 mã bảo hiểm xã hội duy nhất.

Trong quá trình làm việc, nếu người lao động muốn tra cứu bảo hiểm thất nghiệp thì cách đơn giản nhất là tra cứu trên chính cuốn sổ bảo hiểm xã hội của mình.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và những văn bản liên quan có quy định: Kể từ 01/01/2016 trở đi thì người lao động sẽ có quyền giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình. Tại Điều 18, Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014Điều 49 Nghị định 959/NĐ – CP quy định về việc quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.”

“Điều 19. Trách nhiệm của người lao động

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

“Điều 49. Trách nhiệm của người tham gia – Quyết định 959/QĐ – Bảo hiểm xã hội

….

3. Tự bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”

Quy định trên đã phần nào giúp người lao động dễ dàng hơn trong việc tự mình tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp tạo điều kiện cho người lao động chủ động hơn trong việc nắm bắt các thông tin và quyền lợi của mình trong khi tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị sử dụng lao động.

Do đó, trong trường hợp công ty thu sổ bảo hiểm xã hội của mình thì anh Mạnh có quyền yêu cầu đơn vị sử dụng lao động trả lại sổ cho mình. Bởi theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì người lao động sẽ là bên có quyền được giữ và quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình. Khi đã lấy lại được sổ thì anh sẽ dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng như những thông tin cần thiết ghi đầy đủ trong cuốn sổ bảo hiểm xã hội của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người lao động.

>> Xem thêm: Thử việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?

 

Kiểm tra thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng ứng dụng VssID

Chị Thanh (Hải Dương) có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp:

“Chào Luật sư, tôi đang làm lao động tự do cũng được 2 tháng nay rồi và hiện đang được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tháng đầu tiên. Tuy nhiên, tôi không biết là mình sẽ được hưởng bao nhiêu tháng và số tiền mà tôi được hưởng hàng tháng là bao nhiêu. Vậy bây giờ tôi muốn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của tôi thì phải làm thế nào ạ?

Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư sớm trả lời!”

Chào chị Thanh! Đối với câu hỏi chị gửi về cho Tổng Đài Pháp Luật, đội ngũ Luật sư của chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hiện nay, có rất nhiều phương thức điện tử để người lao động có thể tra cứu thông tin cũng như quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, trong đó có ứng dụng VssID. Thông qua ứng dụng này, người sử dụng có thể dễ dàng tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình mà không cần phải ra trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội như trước nữa. Cách tra cứu qua app này không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian, chi phí đi lại mà còn giảm thiểu được những thủ tục rườm rà, phức tạp không đáng có.

Về cách kiểm tra bảo thất nghiệp thông qua ứng dụng VssID, Tổng Đài Pháp Luật sẽ hướng dẫn chi tiết cho chị Thanh về cách tra cứu như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng VssID. Trong trường hợp chị chưa có tài khoản thì phải nhấn vào mục “Đăng ký”, sau đó điền những thông tin cá nhân của mình để đăng ký tài khoản.

Bước 2: Sau khi vào được ứng dụng, sẽ hiện ra giao diện màn hình bao gồm: Quản lý cá nhân, tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội, hỗ trợ,…

Bước 3: Sau đó, chị nhấn vào mục “Quản lý cá nhân” để tra cứu thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của mình. Trong phần “Quản lý cá nhân” sẽ hiển thị các mục bao gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động… Để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì chị chọn mục “Bảo hiểm thất nghiệp”.

Tại đây, chị Thanh có thể xem chi tiết các thông tin tham gia bảo hiểm thất nghiệp bằng cách vào từng mục cụ thể để tra cứu. Quá trình tham gia ghi trên hệ thống sẽ là căn cứ để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét các chế độ đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho chị.

Hướng dẫn đăng ký VssID

Để đăng ký tài khoản cá nhân trên ứng dụng VssID, chị Thanh có thể đăng ký trên Website của Cổng thông tin điện tử – Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo tên miền: dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn hoặc đăng ký ngay trên ứng dụng VssID.

Đối với cách đăng ký bảo hiểm xã hội trên điện thoại thì chị Thanh cần thực hiện tải ứng dụng VssID về điện thoại di động và thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

Bước 1: Mở ứng dụng “VssID” và chọn vào phần “Đăng ký ngay”
Sau khi tải về ứng dụng này, chị Thanh nhấn vào biểu tượng của ứng dụng trên màn hình. Tại giao diện màn hình, chị ấn chọn phần “Đăng ký ngay”.

Bước 2: Chọn đối tượng cần đăng ký

Tại phần đăng ký ngay sẽ có hai biểu tượng là cá nhân và doanh nghiệp, chị Thanh chọn vào mục “cá nhân” để đăng ký tài khoản cá nhân cho mình. Sau đó nhấn “Tiếp” để chuyển sang các bước kê khai tiếp theo.

Bước 3: Kê khai thông tin theo mẫu

Sau khi nhấn “Tiếp”, màn hình sẽ hiển thị các thông tin cá nhân để định dạng và xác nhận thông tin của người lao động. Tại đây, chị Thanh sẽ phải thực hiện kê khai các thông tin đăng ký giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội bằng phương thức điện tử theo mẫu số 01 của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (ban hành kèm theo công văn số 5236/VNHN-BLĐTBXH).

Bước 4: Ghi nhận

Tiếp theo người sử dụng nhấn chọn “Ghi nhận” hệ thống hiển thị thông tin đã đăng ký theo Mẫu TK1-TS, mẫu đơn ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-Bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bước 5: Thực hiện in, ký, ghi rõ họ tên và nộp tờ khai

Sau khi nộp hồ sơ, chị Thanh cần cung cấp các thông tin cá nhân cần thiết cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ, ký và ghi rõ họ tên, sau đó xuất trình chứng minh thư hoặc căn cước công dân còn thời hạn để xác minh thông tin.

Sau khi nộp hồ sơ sẽ có thể xảy ra 2 trường hợp như sau:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ:

Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ thì hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện cấp và kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ gửi thông báo chấp thuận về tài khoản của cá nhân kèm theo thông tin về tài khoản giao dịch Bảo hiểm xã hội điện tử vào địa chỉ thư điện tử và gửi tin nhắn tới số điện thoại chị đã đăng ký sau khi nhận đủ hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

Nếu hồ sơ của chị không đầy đủ hoặc không hợp lệ thì bên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội sẽ gửi thông báo về việc không chấp nhận đăng ký sử dụng và gửi tin nhắn tới số điện thoại mà chị đã đăng ký khi sử dụng ứng dụng. Sau khi nhận được thông báo, chị Thanh sẽ căn cứ vào thông báo không chấp thuận của cơ quan Bảo hiểm xã hội để hoàn chỉnh thông tin đăng ký hoặc liên hệ với cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi gần nhất.

Tuy nhiên, trong thời hạn 10 ngày kể từ khi điền tờ khai, nếu chị Thanh không đến Cơ quan Bảo hiểm xã hội để nộp hồ sơ thì thông tin về tờ khai điện tử sẽ tự động xóa trên Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp

Để tra cứu thông tin qua ứng dụng VssID, trước hết chị Thanh sẽ ấn vào biểu tượng của ứng dụng VssID trên màn hình điện thoại. Nếu chị đã có tài khoản thì tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng, trên giao diện chính của màn hình sẽ có phần “Quản lý cá nhân”.

Bước 2: Tại phần quản lý cá nhân này, chị nhấp vào phần “Quá trình tham gia”, sau đó nhấn tiếp vào phần “Bảo hiểm thất nghiệp”.

Bước 3: Tại đây sẽ xuất hiện đầy đủ những thông tin về quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của chị, bao gồm: Tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, thông tin những công ty/ doanh nghiệp mình đã làm việc trước đó và được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Nếu muốn xem thêm những thông tin chi tiết hơn, chị chọn biểu tượng hình “con mắt” để xem về mức hưởng và mức đóng. Để xem chi tiết, chị nhấn chọn biểu tượng “con mắt” để biết các thông tin về mức lương và mức đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã hướng dẫn chị Thanh cách để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình qua ứng dụng VssID trên thiết bị di động.

>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2022 – Tư vấn BHTN uy tín 24/7

tra-cuu-qua-trinh-tham-gia-bao-hiem-that-nghiep-tren-ung-dung-vssid

Cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội

Bác Yến (Phú Thọ) có thắc mắc gửi về Tổng đài pháp luật như sau:

“Chào Luật sư!

Tôi hiện đang làm công việc tự do ở một quán ăn nhỏ. Tuy nhiên trước đây tôi có khoảng thời gian 2 năm làm ở công ty sản xuất đồ thể thao. Khi vào làm thì công ty có phát cho tôi một cuốn sổ bảo hiểm xã hội kèm theo những tờ rời đi kèm. Công ty cũng yêu cầu chúng tôi tải ứng dụng VssID để theo dõi quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, nhưng do tôi ở quê và cũng lớn tuổi rồi nên không thông thạo về cách sử dụng điện tử.

Vậy bây giờ tôi muốn tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của tôi thì phải làm như thế nào thưa Luật sư? Tôi xin cảm ơn!”

>>> Thanh toán phí tư vấn hôm nay để nhận được giải pháp pháp lý tối ưu từ luật sư, bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tốt nhất!

Đặt lịch với Luật sư

Chào bác Yến! Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với trường hợp này của bác, đội ngũ Luật sư của chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Ngoài VssID thì còn một cách khác để người lao động có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động sẽ tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội. Đối với cách này, bác sẽ thực hiện tra cứu các bước sau đây:

Bước 1: Bác lên các trang thông tin trực tuyến và gõ “Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội”, sẽ hiện ra giao diện của trang thông tin chính thức

Giao dịch điện tử – Bảo hiểm xã hội Việt Nam”. Nếu bác chưa có tài khoản thì sẽ phải nhấn vào phần “Đăng ký” để đăng ký tài khoản sử dụng. Nếu đã có tài khoản thì bác sẽ nhấn vào phần “Đăng nhập” trên góc phải màn hình để tiếp tục các bước tra cứu tiếp theo.

Bước 2: Trên giao diện của Web sẽ có hiển thị mục “Tra cứu trực tuyến”. Tại đây, bác nhấn vào phần “Tra cứu trực tuyến” để tra cứu quá trình tham gia BHXH của mình. Hệ thống sẽ hiện ra những thông tin cần thiết để bác có thể tra cứu cứu được quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình.

Bước 3: Bên góc bên phải màn hình sẽ có một danh sách ghi những dịch vụ mình cần tra cứu. Tại đây, bác chọn vào phần “Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội”, sau đó điền những thông tin bắt buộc vào những ô có dấu (*) như: Họ tên, tỉnh thành, cơ quan bảo hiểm xã hội đang đóng, mã số bảo hiểm xã hội…

Bước 4: Sau khi điền các thông tin cần thiết vào những ô có dấu (*), bác chọn vào phần “Lấy mã OTP” trước khi thực hiện bước tra cứu. Mã OTP sẽ được Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi về số điện thoại đã được đăng ký khi làm hồ sơ bảo hiểm xã hội. Khi đã có mã OTP gửi về thiết bị di động, bác sẽ nhập mã số đó vào ô “Nhập mã OTP” và nhấn “Tra cứu”.

Bước 5: Sau khi bác điền đầy đủ thông tin và nhấn “Tra cứu”, hệ thống sẽ tự động tra cứu cho mình và hiển thị kết quả ở bên dưới màn hình, bao gồm toàn bộ quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bác từ trước tới nay.

Trên đây là cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hi vọng thông qua câu trả lời trên bạn đọc đã có cho mình những kiến thức cần thiết và biết cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp một cách chính xác nhất.

Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp qua SMS

Anh Huy (Hà Giang) có gửi câu hỏi về cho Tổng đài pháp luật:

“Chào Luật sư! Tôi có thắc mắc muốn được các Luật sư giải đáp giúp ạ.

Trước đây tôi làm kế toán cho một công ty cổ phần, giám đốc là người Hàn Quốc. Tuy nhiên, do giám đốc của tôi rất nghiêm ngặt trong việc quản lý nhân viên nên đã yêu cầu thu hết sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong công ty lại để giám đốc giữ. Vậy bây giờ tôi muốn xem về quá trình đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp của tôi thì phải làm thế nào ạ? Mong các Luật sư sớm giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Chào anh Huy! Cảm ơn anh Huy đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Qua quá trình phân tích những thông tin anh cung cấp , chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đã quy định về những trường hợp người lao động có thể tự tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình. Công văn 815/CNTT-PM ngày 3/4/2019 về việc tra cứu bảo hiểm xã hội qua đầu số 8079 đã được thực hiện và triển khai trên hệ thống đa phương tiện, cho phép người dân và doanh nghiệp có thể tương tác dễ dàng hơn với cơ quan BHXH;

Trong đó, có nội dung cá nhân, doanh nghiệp có thể tự tra mình cứu thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo đầu số 8079. Theo đó, từ ngày 1-8-2019, các cá nhân, đơn vị chỉ còn sử dụng đầu số 8079 trong nhắn tin tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ triển khai 2 loại hình tin nhắn SMS cho cả cơ quan Bảo hiểm xã hội và cho đơn vị/doanh nghiệp. Theo quy định này thì người lao động có thể tự tra cứu quá trình tham gia chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của mình bằng cách soạn tin nhắn SMS gửi đến số tổng đài 8079 với 5 cú pháp sau:

– Tra cứu thời gian tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp: BH QT Mã số BHXH gửi 8079.

– Tra cứu hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp đã nộp, tình trạng hồ sơ: BH HS Mã hồ sơ gửi 8079.

– Tra cứu thời gian tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo năm: BH QT Mã số BHXH Từ năm Đến năm gửi 8079.

– Tra cứu thời gian tham gia BHXH, BHTN theo khoảng thời gian: BH QT Mã số BHXH Từ tháng – năm Đến tháng năm gửi 8079.

Trên đây là phần tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật về cách tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp qua tin nhắn SMS.

Tra cứu bằng cách gọi đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội

Chị Hà My (thành phố Hải Dương) có câu hỏi muốn Luật sư giải đáp:

“Trước đây tôi từng là giáo viên hợp đồng của một trường tiểu học ở thành phố Hải Dương. Sau khi hết hợp đồng, tôi đã kết thúc việc giảng dạy tại đây. Sau đó 1 tháng, tôi đi làm hồ sơ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên hiện tại tôi đang không giữ sổ Bảo hiểm xã hội nên không biết cách tra cứu như thế nào?

Vậy trong trường hợp này tôi nên làm thế nào thưa Luật sư? Mong được Luật sư sớm phản hồi!”

Phần trả lời của Luật sư:

Xin chào chị Hà My! Đối với câu hỏi của chị, đội ngũ Luật sư chúng tôi xin đưa ra phương án tư vấn như sau:

Hiện nay, người lao động có thể tiến hành tra cứu thông tin về bảo hiểm xã hội trực tuyến, qua nhắn tin bằng điện thoại hoặc qua ứng dụng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Muốn tra cứu bảo hiểm xã hội, gồm các thông tin về thời gian đóng, mức đóng, hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trước hết phải nắm rõ được mã số bảo hiểm xã hội của mình và nếu không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì bạn cũng không thể tra cứu thành công.

Hiện nay, đa phần người lao động vẫn còn mơ hồ, chưa nắm rõ được các cách để có thể tự tra cứu quá trình bảo hiểm thất nghiệp của mình. Nắm bắt được tâm lý đó, Tổng đài tư vấn pháp luật ra đời nhằm hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan đến việc tra cứu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Do đó, trong trường hợp nếu chị My chưa biết cách tra cứu cũng như chưa hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ qua hotline trên để được các Luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

>>> Thanh toán ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ pháp lý chuyên nghiệp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giúp bạn vượt qua mọi thách thức pháp luật!

Đặt lịch với Luật sư

Lưu ý khi tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Mã số Bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm 10 ký tự và được liên kết với thông tin của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình, bạn đọc cần biết được chính xác mã số bảo hiểm hiện tại của mình. Nếu không biết hoặc không nhớ mã số của mình, bạn đọc có thể tra cứu nhanh thông qua 2 cách sau:

– Truy cập vào trang web của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, sau đó vào mục “Tra cứu mã số BHXH”. Tại đây, ấn chọn phần “Nhập thông tin cần thiết”, sau đó tích chọn vào ô “Tôi không phải là người máy”, cuối cùng nhấn vào mục “Tra cứu”.

– Xem 10 số cuối trên mã thẻ bảo hiểm y tế, đó chính là mã số bảo hiểm xã hội của bạn.

Như vậy, trong bài viết này Tổng Đài Pháp Luật đã hướng dẫn quý bạn đọc những cách để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình qua các phương thức khác nhau, bao gồm cả trực tiếp và trực tuyến.

Chat Zalo
Đặt Lịch