Vi phạm pháp luật là một hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, làm mất ổn định xã hội. Một vi phạm pháp luật được nhận diện, đánh giá và là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là nhờ có cấu thành cơ bản xác định. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp luật sẽ giải đáp cho các bạn biết những vấn đề xoay quanh vi phạm pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.
>>Quy định về vi phạm pháp luật mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Vi phạm pháp luật là gì?
Vi phạm pháp luật là một hiện tượng làm phá vỡ trật tự pháp luật, gây hậu quả xấu cho nhà nước, xã hội và cá cá nhân. Để xóa bỏ vi phạm pháp luật, trước hết cần nhận diện vi phạm pháp luật, tìm hiểu những hấu hiệu, bản chất của nó để rồi tìm cách loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện đã sinh ra vi phạm pháp luật.
Những dấu hiệu của vi phạm pháp luật là gì?
Thứ nhất: Vi phạm pháp luật là hành vi của con người
Như ta đã biết pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định, nói cách khác, pháp luật là chuẩn mực cho hành vi của con người. Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
Từ đó cho thấy vi phạm pháp luật trước hết là hành vi của cá nhân hoặc là hoạt động của tổ chức, của các chủ thể pháp luật được pháp luật điều chỉnh, hay còn gọi là hành vi pháp luật.
Khi xác định vi phạm pháp luật thì dấu hiệu hành vi không thể thiếu được, nếu không có hành vi được pháp luật điều chỉnh của con người thì không có vi phạm pháp luật. Hành vi pháp luật có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động của các chủ thể pháp luật.
Pháp luật không điều chỉnh những suy nghĩ hoặc những đặc tính cá nhân khác của con người vì thế suy nghĩ, những đặc tính cá nhân của con người và cả sự biến cho dù có nguy hiểm cho xã hội cũng không liên quan đến vi phạm pháp luật.
Thứ 2: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật xâm phạm những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Vi phạm pháp luật không những là hành vi pháp luật của các chủ thể pháp luật, mà hành vi đó còn phải trái với pháp luật. Hành vi trái pháp luật là hành vi được thực hiện không đúng với những quy định của pháp luật. Những hành vi trái với các quy định của tổ chức xã hội, trái với tập quán, tín điều, tôn giáo… mà không trái pháp luật thì không liên quan đến vi phạm pháp luật.
Thứ 3: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể
Mỗi hành vi đều được hình thành trên cơ sở nhận thức và kiểm soát của chủ thể, nghĩa là chủ thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định hành vi vi phạm pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của nó, nghĩa là xác định lỗi của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó.
Lỗi là yếu tố chủ quan thể hiện thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình. Nếu hành vi trái pháp luật được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan, chủ thể hành vi đó không cố ý và cũng không vô ý thực hiện hoặc không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn hoặc điều khiển được hành vi của mình theo yêu cầu của pháp luật thì chủ thể của hành vi đó không bị coi là có lỗi và hành vi đó không liên quan đến vi phạm pháp luật.
Thứ 4: chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý
Năng lực trách nhiệm pháp lý là khả năng chịu trách nhiệm pháp lý của các chủ thể đối với hành vi của mình. Năng lực trách nhiệm pháp lý của các chủ thể do nhà nước quy định trong pháp luật.
Các nhà nước thường quy định sự độc lập phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình đối với những người có khả năng tự lựa chọn được cách xử sự cho mình và có tự do ý chí, nghĩa là, người đó phải có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình, có điều kiện lựa chọn và quyết định cách xử sự cho mình và khả năng tự chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình.
Vi phạm pháp luật là những phản ứng tiêu cực của một số cá nhân hoặc tổ chức đi ngược lại với ý chí của Nhà nước được quy định trong pháp luật. Những hành vi có tính chất tiêu cực đó luôn gây hại cho Nhà nước, xã hội và cá nhân, do vậy, chúng luôn bị Nhà nước, xã hội và nhân dân lên án, đấu tranh, đòi hỏi phải loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội.
>>Xem thêm: Ngoại tình dẫn đến ly hôn liệu có vi phạm pháp luật không?
Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật gồm những gì?
Anh Long (Lai Châu) có câu hỏi như sau:
Bạn tôi là anh Hải và nạn nhân là bạn Hương đều là sinh viên trường Đại học X và yêu nhau từ năm 2017 đến cuối năm 2018 thì chia tay. Sau đó một tháng Hải có người yêu mới là Yến. Dịp nghỉ lễ 30/4 do về quê nên Yến nhờ Hải sang nhà cô để ở đó trông nhà.
Ngày 1/5 Hải gọi điện cho Hương đến nhà Yến để “tâm sự”. Tối hôm đó Hương đến nhà Yến để gặp Hải, tại đây Hải do “không muốn Hương là của ai khác” nên đã ra tay sát hại Hương bằng con dao thái và do xác vào vali vứt tại một khúc sông. Vậy luật sư cho tôi hỏi bạn tôi đã phạm tội gì và các yếu tố để cấu thành tội của bạn tôi là gì?
>>Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Long, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Có thể thấy các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật trên bao gồm:
1. Mặt khách quan
Hành vi trái pháp luật
Trong quá trình giết người Hải đã trực tiếp thực hiện hành vi trái pháp luật. Đây là hành vi xâm phạm đến tính mạng con người, là hành vi pháp luật tuyệt đối ngăn cấm.
Hành vi trái pháp luật này còn thể hiện ở chỗ Hải đã cố tình bịt đầu mối bằng cách giấy xác nhận nhân vào vali và thả ra sông. Có thể thấy Hải một lúc đã thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật nghiêm trọng như giết người, phi tang, không tự giác khai báo.
Hậu quả của hành vi trái pháp luật
Hành động của Hải đã trực tiếp cướp đi sinh mạng của Hương, một cô gái trẻ với tương lai tươi đẹp phía trước, không những thế hành vi đó còn để lại nỗi đau không bao giờ có thể quên được cho gia đình nạn nhân. Không chỉ gia đình nạn nhân mà chính gia đình Hải cũng phải gánh chịu bi kịch khi từ này về sau phải sống dưới những những dèm pha, chỉ trích của xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật về hậu quả
Giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại mà nó gây ra có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ sau khi Hải giết hạn nhân, nạn nhân mới tử vong nghĩa là hành vi trái pháp luật xảy ra trước thiệt hại. Nói một cách khái quát nguyên nhân dẫn đến cái chết của Hương chính là hành động giết người của Hải.
Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện vi phạm
Thời gian phạm nhân thực hiện hành vi của mình là ngày 1/5, công cụ giết người là con dao thái sắc nhọn do vậy nguy cơ xảy ra cái chết của nạn nhân là rất lớn.
2. Mặt chủ quan
Lỗi của chủ thể gây vi phạm
Trong vụ án này Hải có lỗi cố ý , nghĩa là Hải hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình sẽ khiến nạn nhân tử vong mà vẫn thực hiện đến cùng. Đặc biệt hành vi này là lỗi cố ý trực tiếp, Hải nhận thức rõ hành vi của mình sẽ mang đến nguy hiểm cho nạn nhưng nhưng vẫn làm và mong muốn nạn nhân sẽ chết.
Động cơ vi phạm
Động cơ giết người của Hải rất rõ ràng, hắn muốn giết nạn nhân với một lý do rất vô lý là không muốn nạn nhân là của ai khác. Chính động cơ này đã thúc đẩy Hải thực hiện hành vi của mình.
Mục đích của vi phạm
Như phân tích ở trên, hành vi giết người của Hải là hoàn toàn có mục đích và có sự chuẩn bị từ trước. Mục đích cuối cùng của hành vi này là tước đoạt đi mạng sống của nạn nhân. Trong vụ án này mục đích của phạm nhân đã thực hiện được, hoàn toàn trùng lặp với kết quả.
Khách thể
Trong trường hợp này đối tượng của vi phạm là nạn nhân còn khác thể của phạm là tính mạng của nạn nhân.
Chủ thể
Hải là sinh viên trường đại học nên có thể thấy trình độ nhận thức khá cao. Thời điểm thực hiện hành vi giết người Hải là người bình thường, hoàn toàn tỉnh táo, hoàn toàn có khả năng điều khiển hành động bản thân thêm vào đó Hải đã có sự chuẩn bị sẵn, có động cơ, có mục đích, có kế hoạch.
Có thể thấy chủ thể vi phạm trong trường hợp này hoàn toàn có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi trái pháp luật và có lỗi.
Từ tình huống trên có thể thấy cấu thành vi phạm pháp luật là toàn bộ những yếu tố, những bộ phận hợp thành một vi phạm pháp luật cụ thể, bao gồm mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể:
1. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài bao gồm:
Hành vi trái pháp luật
Bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng được cấu thành bởi hành vi trái pháp luật, nếu trong thực tế không tồn tại hành vi trái pháp luật của cá nhân hoặc hoạt động trái pháp luật của tổ chức cụ thể nào đó thì không có vi phạm pháp luật xảy ra.
Hậu quả do hành vi trái với quy định của pháp luật gây ra cho xã hội
Hành vi trái pháp luật ở những mức độ khác nhau đều gây nguy hiểm và gây hại cho xã hội. Tính nguy hiểm của hành vi trái pháp luật thể hiện ở chỗ nó đã hoặc có nguy cơ gây ra những thiệt hại về vật chất, về tinh thần và những thiệt hại khác cho xã hội.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả mà nó gây ra cho xã hội thể hiện ở chỗ sự thiệt hại của xã hội là do chính hành vi trái pháp luật đó gây ra, nghĩa là sự thiệt hại của xã hội xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Nếu giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại của xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì sự thiệt hại của xã hội không phải do hành vi trái pháp luật đó gây ra mà có thể do những nguyên nhân khác.
Ngoài những yếu tố trên, đối với một số vi phạm pháp luật trong mặt khách quan còn có thể có cả các yếu tố như thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức vi phạm…
2. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật chỉ những biểu hiện tâm lý bên trong của mỗi chủ thể vi phạm pháp luật bao gồm:
Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi vi phạm của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với xã hội. Phụ thuộc vào mức độ tiêu cực trong thái độ của chủ thể khoa học pháp lý chia lỗi thành hai loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi có ý có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, lỗi vô ý có thể là vô ý vì quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra và mong muốn hậu quả xảy ra
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn để mặc cho hậu quả xảy ra
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: CHủ thể vi phạm nhận thức được hành vi của minh nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra những hy vọng, tin tưởng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
+ Lỗi vô ý vì cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhận thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra mặc dù có thể hoặc buộc phải thấy trước điều đó
Động cơ vi phạm
Động cơ vi phạm được hiểu là thứ động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Thông thường, khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chủ thể được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định nào đó như sự vụ lợi, trả thù, đê hèn…
Mục đích vi phạm
Mục đích là kết quả mà trong tư tưởng, suy nghĩ của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm mong muốn đạt được
Khách thể của vi phạm pháp luật
Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Do trên thực tế những quan hệ xã hội khác nhau thì sẽ có tính chất và tầm quan trọng khác nhau nên tính chất và tầm quan trọng của khách thể cũng là những yếu tố để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật.
Chủ thể của vi phạm pháp luật
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý, nghĩa là theo quy định của pháp luật thì họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình trong trường hợp đó.
Nếu chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân thì họ phải là người đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức, xác lập, kiểm soát được hoạt động của bản thân.
Những người không có khả năng nhận thức hay điều khiển được hoạt động của bản thân thì không được coi là chủ thể vi phạm pháp luật. Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các chủ thể pháp luật khác.
Tóm lại trong trường hợp trên hành vi của Hải là hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, Hải nhận thức được tính mạng, sức khỏe của con người là vốn quý, luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, bất kì ai cũng đều không có quyền tước đi mạng sống của người khác.
Như đã phân tích bên trên chúng tôi nhận thấy hành vi này có đầy đủ yếu tố cấu thành tội giết người theo Điểm n Khoản 1 Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 và cần được pháp luật xử lý nghiêm minh. Do đó tùy vào tính chất, mức độ, cũng như các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ mà bạn của bạn có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc cao nhất là tử hình.
Hơn nữa Hải còn có hành vi phi tang xác, hành vi này có thể cấu thành tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định tại Điều 319 Bộ Luật Dân sự 2015.
>>Xem thêm: Cố ý gây thương tích bị pháp luật xử lý như thế nào?
Các loại vi phạm của pháp luật
Hiện tượng vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, do vậy cũng có rất nhiều cách để phân loại chúng:
1. Căn cứ vào đối tượng (cái loại quan hệ xã hội mà pháp luật xác lập và bảo vệ) bị xâm hại có thể phân chia vi phạm thành vi phạm pháp luật về tài chính, vi phạm pháp luật về lao động, vi phạm pháp luật về đất đai…
2. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội có thể phân chia vi phạm pháp luật thành tội phạm và các vi phạm khác. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (về nội dung thể hiện ở tính chất của các quan hệ xã hội mà nó xâm hại, tính chất và mức độ thiệt hại mà nó gây ra cho xã hội…; về hình thức thể hiện ở chỗ chúng được quy định trong luật hình sự). Các vi phạm khác không phải là tội phạm thì mức độ nguy hiểm không cao bằng tội phạm và được quy định trong các ngành luật khác
3. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm của chủ thể, khách thể vi phạm pháp luật, thông thường vi phạm pháp luật được phân chia thành bốn nhóm cơ bản sau:
+ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
+ Vi phạm hành chính là hành vi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
+ Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự thực hiện, xâm hại tới những quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản, quan hệ phi tài sản.
+ Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi của những chủ thể có năng lực trách nhiệm kỷ luật trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ một cơ quan, doanh nghiệp, trường học…, nghĩa là chủ thể đã không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được để ra trong cơ quan, doanh nghiệp, trường học đó. Cần chú ý là chủ thể vi phạm kỷ luật chỉ có thể là cá nhân, tập thể (cán bộ, công nhân, công chức, học sinh…) có quan hệ phụ thuộc với cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
Trong mỗi loại vi phạm pháp luật nói trên còn có thể phân chia thành từng nhóm nhỏ. Chẳng hạn như tội phạm còn được chia thành các nhom nhi như các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân; các tội phạm sở hữu;…
Trong trường hợp bạn còn có những băn khoăn hay thắc mắc về các loại hành vi vi phạm pháp luật, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp của các luật sư tranh tụng của Tổng Đài Pháp Luật.
Ví dụ về vi phạm của pháp luật
Ví dụ về vi phạm của pháp luật hình sự
Anh Sơn Tùng (Thái Bình) có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư anh trai tôi là anh L có giấy phép lái xe hợp lệ điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường H, thành phố Thái Bình theo hướng từ Trung tâm thành phố đi huyện K, tỉnh Thái Bình.
Khi anh L điều khiển xe chuyển hướng vào ngõ đã vượt từ bên phải qua xe mô tô do chị U điều khiển lưu thông cùng chiều rồi cho xe chuyển hướng về bên trái thì giá để chân phía trái người ngồi sau xe mô tô do anh L điều khiển va chạm với phần lốp của bánh trước xe mô tô do chị U điều khiển.
Hậu quả làm chị U bị ngã xuống đường, tử vong và gây thiệt hại cho xe mô tô của chị U 3.575.000 đồng. Vậy Luật sư cho tôi hỏi anh trai tôi bị xử phạt về tội gì? Anh trai tôi có phải là tội phạm hay không?”
>> Tư vấn về vi phạm pháp luật hình sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Sơn Tùng, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Xét thấy hành vi của anh trai bạn là nguy hiểm cho xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, khi tham gia giao thông anh bạn đã không tuân thủ các quy định của Luật giao thông đường bộ, chuyển hướng bất ngờ, khi chưa đảm bảo an toàn gây ra hậu quả chết người.
Hành vi này là hành vi có lỗi, khi thực hiện hành vi này anh bạn có năng lực trách nhiệm pháp lý, hành vi vi phạm này cũng xâm phạm đến trật tự giao thông đường bộ. Vì vậy chúng tôi nhận thấy thấy hành vi của anh trai bạn có đủ yếu tố cấu thành của tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 do đó anh trai bạn có thể bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù lên đến 5 năm.
Trong trường hợp bạn còn băn khoăn không biết hành vi của anh bạn có phải chịu trách nhiệm hình sự không, hãy gọi ngay cho Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn luật hình sự miễn phí.
>>Xem thêm: Chưa ly hôn nhưng có con với người khác có vi phạm pháp luật không?
Ví dụ về vi phạm của pháp luật dân sự
Bạn Đông Nhi (thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
Em là sinh viên năm nhất, lên đại học và thuê trọ tại một gia đình ở quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Khi giao kết hợp đồng thuê nhà có thời hạn 2 năm, điều khoản ghi rõ nghĩa vụ và quyền của mỗi bên. Tuy nhiên, em mới ở được 3 tháng thì chủ nhà trọ đuổi em đi với lý do không thích cho ở nữa.
Em thấy vô lý nhưng không làm gì được, vậy Luật sư cho em hỏi chủ nhà trọ đã vi phạm pháp luật gì ? Và em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
>> Vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật dân sự, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Khoản 5 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 quy định nếu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của BLDS, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Xét trong trường hợp của bạn chủ trọ của bạn đã vi phạm pháp luật dân sự cụ thể là vi phạm hợp đồng. Trường hợp này bạn có thể khởi kiện chủ nhà ra Tòa án nơi tạm trú đó để yêu cầu bồi thường thiệt hại về hành vi vi phạm này.
Ví dụ về vi phạm của pháp luật hành chính
Bạn Hải Dương (Nam Định) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, do mâu thuẫn đã lâu cùng với việc bị các bạn xấu rủ rê, lôi kéo nên em có gây gổ tham gia một vụ đánh nhau và bị công an xã bắt được, yêu cầu về trụ sở để giải quyết. Hậu quả hai bên chỉ bị tím và trầy xước nhẹ không ảnh hưởng gì nhiều. Luật sư cho em hổi trong trường hợp này, em bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự ạ?
>> Những hành vi vi phạm pháp luật hành chính, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn Hải Dương, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Để xác định xem hành vi của bạn bị chỉ xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường dân sự hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tật mà hành vi đánh đập của bạn gây ra.
Tuy nhiên theo thông tin mà bạn cung cấp thì hai bên tham gia đánh nhau chỉ bị xây xước nhẹ không đáng kể vậy nên bạn sẽ chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
>>Xem thêm: Nộp phạt giao thông ở đâu? Những hình thức nộp phạt
Ví dụ về vi phạm kỷ luật
Chị Thùy Chi (Hà Nội) có câu hỏi:
Tôi là quản lý tại Công ty sản xuất giày dép, tháng 5 vừa qua công ty tôi có tuyển chị A vào làm nhân viên bán hàng trong công ty. Chị A là người có năng lực, làm việc tốt, mang lại doanh thu cao cho công ty. Tuy nhiên trong quy định trong nội quy công ty về trang phục hình thức của người lao động là không được nhuộm tóc, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều.
Chị A vẫn nhuộm tóc màu xanh và thường xuyên đi làm lúc 9 giờ sáng. Dù tôi đã nhiều lần nhắc nhở nhưng do ỷ thế làm tốt công việc nên chị A không những không thay đổi mà ngược lại chị còn ăn mặc hở hang không nghiêm chỉnh khi đến công ty .Vậy cho hỏi hành vi của chị A có phải hành vi vi phạm hay không?
>> Những hành vi vi phạm lỷ luật, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn bạn Thùy Chi đã đặt câu hỏi, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty vừa tuyển chị A vào làm nhân viên bán hàng. Chị A là người có năng lực tốt, mang lại doanh thu cao cho công ty. Tong quy định trong nội quy công ty về trang phục hình thức của người lao động là không được nhuộm tóc, giờ làm việc từ 8 giờ sáng đến 17 giờ chiều. Ty nhiên chị A thường xuyên vi phạm nội quy của công ty.
Xét trong trường hợp của bạn chị A đã cố tình vi phạm nội quy công ty mặc dù đã biết hành vi đó là sai trái vì thế hành vi của chị A là hành vi có lỗi, vi phạm kỷ luật của công ty.
Trên đây, là những quy định pháp luật hiện hành về vi phạm pháp luật. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích và toàn diện về vi phạm quy định của pháp luật. Từ đó phần nào giúp các bạn có thể điều chỉnh được hành vi của mình đúng với quy định của pháp luật. Nếu các bạn có vấn đề gì cần thắc mắc đừng ngần ngại hãy ấn gọi ngay đường dây nóng 1900.6174 của Tổng đài pháp luật để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất