Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Tư vấn lời khuyên cho người sắp ly hôn

Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Làm gì khi vợ hoặc chồng muốn ly hôn? Lời khuyên nào cho người sắp ly hôn? Thủ tục ly hôn như thế nào?… Khi hôn nhân đã không thể cứu vãn, vợ chồng buộc phải đi đến quyết định ly hôn.

Nếu có bất kỳ vấn đề hay câu hỏi gì muốn đặt cho luật sư của Tổng đài pháp luật, hãy gọi đến số 1900.6174 để có thể được hỗ trợ trực tuyến giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể.

vợ đòi ly hôn phải làm sao

Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Tổng đài tư vấn hôn nhân 1900.6174

1. Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Lời khuyên cho người sắp ly hôn

Anh T.V gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn khi vợ đòi ly hôn:

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi. Tôi và vợ tôi đã kết hôn đến nay được 5 năm. Cuộc sống hai vợ chồng rất viên mãn, hạnh phúc. Chúng tôi sinh được 2 cháu, kinh tế gia đình cũng gọi là đủ ăn và có tiết kiệm được chút ít.

Thế nhưng dạo gần đây vợ tôi thường xuyên đi làm về muộn, không quan tâm gia đình, bỏ bê con cái, điều tra ra mới biết được cô ấy có người đàn ông khác ở bên ngoài.

Hôm trước vợ tôi có nói chuyện muốn ly hôn nhưng tôi không đồng ý và hết mực can ngăn nhưng cô ấy không nghe. Vậy tôi cần phải làm gì đây thưa luật sư?

>>> Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Gọi ngay tổng đài tư vấn 1900.6174

Luật sư hôn nhân gia đình trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Về vấn đề vợ chồng ly hôn của bạn, chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Nói chuyện khi đối phương đã hết căng thẳng

Có nhiều lý do có thể dẫn đến ly hôn như: ngoại tình, cuộc sống hôn nhân quá đơn điệu, các cuộc cãi vã, mâu thuẫn gia đình, Những điều này ảnh hưởng đến tình yêu và sự giao tiếp giữa hai vợ chồng. Bởi vậy, bạn cần thiết để thiết lập lại các cuộc nói chuyện với vợ của bạn để làm dịu căng thẳng.

Tìm lại sự thanh thản: Lùi lại một bước trước khi đề cập vấn đề với một nửa của bạn, hãy cho bạn thời gian để rời khỏi những nỗi đau, sự tức giận và tìm lại một chút thanh thản cho bản thân, bạn có thể tìm kiếm sự an ủi từ những người thân hoặc làm những công việc khác để có thể thoát khỏi sự tiêu cực như thực hành một số bài tập thư giãn hoặc đọc sách để tìm lại sự bình tĩnh. Bạn có thể làm bất cứ điều gì khiến tâm trạng của bạn thấy tốt hơn.

Bước này rất quan trọng trước khi bạn quay lại nói chuyện với vợ của bạn. Bởi vì khi bạn vẫn còn bị cảm xúc chi phối, bạn không thể nói chuyện một cách lành mạnh và mang tính xây dựng.

>>> Xem thêm bài viết: Khi nào nên ly hôn? Tổng đài tư vấn trường hợp vợ chồng nên ly hôn

Những đau đớn, giận giữ, thất vọng,… có thể khiến bạn lặp đi lặp lại trong nước mắt rằng “Tại sao, tại sao em lại muốn ly hôn?” hoặc xúc phạm người còn lại hoặc cũng có thể bạn giữ sự im lặng lạnh lùng,…

Rõ ràng những điều này càng khiến tình hình tồi tệ hơn và càng đẩy hai bạn ra xa nhau. Ngược lại nếu bạn có thể tìm lại sự bình tĩnh một chút, bạn sẽ ở trong trạng thái tinh thần tốt hơn khi giao tiếp và sau đó có thể bình tĩnh suy nghĩ về những lí do khiến vợ bạn muốn li hôn.

Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho những cặp vợ chồng gặp bế tắc trong quá trình quyết định ly hôn.

>>> Nếu bạn có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Mời vợ bạn cùng trao đổi

Hãy chọn thời điểm phù hợp để trò chuyện, tránh nói chuyện vào một thời điểm bất tiện như tối muộn, sau một ngày làm việc vất vả,… Những ngày cuối tuần có vẻ là thích hợp. Nếu bạn đã có con, bạn có thể nhờ người thân trông con hộ để chắc chắn sẽ không bị làm phiền và con bạn sẽ không thấy cuộc trò chuyện quan trọng này.

Hãy thể hiện thái độ tích cực, mời vợ bạn bày tỏ cảm xúc và lý do thúc đẩy cô ấy muốn ly hôn mà không khiến họ cảm thấy rằng họ bị bắt buộc. Chẳng hạn, nói với cô ấy rằng bạn muốn hiểu cảm giác của cô ấy. Tất nhiên, nếu đã lừa dối bạn đời, bạn biết rõ nguyên nhân là do bạn thì không nên hỏi về lý do. Trong trường hợp này, bạn hãy chọn cách mở đầu câu chuyện phù hợp và thể hiện sự ăn năn chân thành của bạn.

Trong cuộc nói chuyện, cô gắng đừng ngắt lời vợ của bạn, điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng tự chủ, bạn nên làm theo những lời khuyên sau thể hiện sự chú ý của bạn đến những gì vợ bạn nói, khi vợ của bạn cảm thấy được lắng nghe và được thấu hiểu, họ sẽ càng thoải mái và chia sẻ một cách chân thành.

Nếu đã rất cố gắng nhưng họ vẫn không thể nói chuyện một cách cởi mở thì cũng không nên bắt buộc. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thể hiện cảm nhận riêng của bạn với họ, tránh những lời nói chỉ trích.

>>> Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào về vấn đề hòa giải, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn ly hôn miễn phí.

Giữ khoảng cách giữa hai bạn để tránh tạo áp lực cho họ

Để kết thúc cuộc nói chuyện, hãy đề nghị vợ bạn cho bạn thời gian suy nghĩ trước khi bắt đầu các thủ tục. Nói với vợ bạn rằng bạn vẫn luôn tin tưởng vào cuộc hôn nhân này và bạn sẵn sàng xem xét các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để có thể cải thiện cuộc hôn nhân này, nhưng xác định rõ rằng nếu cô ấy thực sự muốn ly hôn, bạn sẽ không phản đối quyết định của cô ấy.

vợ đòi ly hôn - Giữ khoảng cách giữa hai bạn để tránh tạo áp lực cho họ

Sau cuộc trao đổi này, hãy giữ khoảng cách giữa hai bạn và để cô ấy có thời gian suy ngẫm. Về phía bạn, bạn có thể để tất cả vật khiến cô ấy nhớ lại thời điểm tình cảm hai bạn còn mặn nồng; thời điểm hai bạn có mong muốn được kết hôn, mong muốn làm đám cưới,…

Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến, gọi ngay 19006174

2. Mâu thuẫn với mẹ chồng, vợ đòi ly hôn phải làm sao?

Chị P.H gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật nhờ tư vấn ly hôn:

Chào luật sư, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Trong quá trình chung sống hôn nhân vợ chồng tôi rất yêu thương và chăm lo cho gia đình và các con. Chồng tôi là công nhân, em là kế toán, bản thân chồng em là người hiền lành, không cờ bạc rượu chè hay dính vào bất kỳ tệ nạn xã hội nào, lúc nào cũng hết mực yêu thương vợ con.

Nhưng bao cố gắng của tôi luôn bị mẹ chồng em coi thường và nhiều lần xúc phạm đến gia đình nhà ngoại tôi. Hơn nữa bà còn thường xuyên vu cho tôi rất nhiều việc không đúng. Thực sự chồng tôi do hiền quá mà chỉ bảo bà nói gì tôi cũng nên nhịn. Giờ thì thực sự tôi thấy rất ngột ngạt.

Tôi chỉ muốn được ly hôn và giành quyền nuôi 2 con. Cháu lớn nhà tôi được 8 tuổi cháu thứ 2 được 4 tuổi và hiện tôi đang mang bầu cháu thứ 3 được 5 tháng. Tôi có thể mất tài sản đầu tư về vật chất khi sống tại nhà này khoảng hơn 300 triệu.

Nhưng con thì tôi không muốn bỏ đứa nào vì tôi thương con và không muốn tách chị em các cháu ra. Nhưng cứ sống trong cảnh mâu thuẫn như thế này thực sự tôi không chịu nổi. Tôi mong được luật sư giúp tôi làm thế nào để các con tôi thuộc hết quyền nuôi dưỡng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>> Vợ đòi ly hôn phải làm sao?Tư vấn thủ tục ly hôn 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Như bạn trình bày, bạn đang mang thai 5 tháng.

Nên nếu bạn gửi đơn xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết, còn nếu chồng bạn gửi đơn yêu cầu ly hôn thì yêu cầu này sẽ bị bác bỏ, vì chồng bạn đang bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn theo Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: ” Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, về việc nuôi con sau khi ly hôn sẽ gồm có các trường hợp như sau:

– Nếu hai vợ chông tự thỏa thuận được ai là người nuôi con, dựa trên các yếu tố vật chất và tinh thần có lợi nhất cho sự phát triển của con thì Tòa án tôn trọng quyết định này.

– Nếu hai vợ chồng không thể thỏa thuận hoặc thỏa thuận không thành về việc ai là người nuôi con thì Tòa án sẽ đưa ra quyết định, dựa vào các điều kiện vật chất và tinh thần cụ thể mà mỗi bên có thể đáp ứng cho con. Bên cạnh đó, với bé 8 tuổi Tòa sẽ xem xét đến nguyện vọng của bé.

Như vậy, để giành được quyền nuôi con, bạn cần đưa ra những căn cứ chứng minh các điều kiện về vật chất (thu nhập, nơi ở, nơi ăn học, chăm sóc, nuôi dưỡng con…) và các yếu tố thuộc về tinh thần (tình cảm dành cho con, thời gian chăm sóc, giáo dục, yếu tố văn hóa…).

Đồng thời đưa ra căn cứ mẹ chồng bạn vu khống bạn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con bạn…

Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành đưa ra quyết định cuối cùng.

>>> Vợ đòi ly hôn khi mâu thuẫn với mẹ chồng phải làm sao?Gọi ngay để được tư vấn 1900.6174

3. Bế con về bên ngoại, vợ đòi ly hôn phải làm sao?

Anh P.T gọi điện thoại đến Tổng đài hỏi về việc vợ đòi ly hôn phải làm sao:

Chào luật sư, tôi có trường hợp muốn nhờ luật sư tư vấn. Hai vợ chồng tôi 3 tháng trước có cãi nhau và vợ tôi bỏ về nhà mẹ ruột ở. Tôi rất thương vợ và có đi năn nỉ vợ tôi về nhưng vợ tôi còn có thái độ chửi tôi, rồi bố vợ đánh đuổi tôi về.

Vợ tôi nói tôi làm giấy ly hôn nhưng tôi ngăn cản vì thấy tội nghiệp con. Thế nhưng vợ tôi nhất quyết đòi ly hôn với tôi. Vậy giờ tôi phải làm sao?

>>> Tham khảo mẫu đơn ly hôn và phân chia tài sản khi ly hôn 1900.6174

Trả lời:

Về vấn đề của bạn, trước hết chúng tôi rất mong bạn và vợ mình có thể ngồi lại hòa giải với nhau về mọi khúc mắc từ trước đến nay. Bạn có thể thông qua họ hàng, những người thân thích, bạn bè hoặc chính quyền địa phương để họ hòa giải cho hai vợ chồng bạn, tránh để hôn nhân của hai bạn đi vào ngõ cụt không thể giải quyết được nữa.

Tuy nhiên, nếu như không thể hòa giải được thì sẽ dẫn đến việc ly hôn. Theo những thông tin bạn cung cấp, mặc dù bạn không muốn ly hôn nhưng vợ bạn lại cương quyết muốn ly hôn.

Khi đó, nếu vợ bạn nếu có căn cứ chứng minh về việc bạn có hành vi ngoại tình hoặc có hành vi bạo lực gia đình hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người chồng trong thời kỳ hôn nhân thì kể cả khi bạn không đồng ý ly hôn, vợ bạn cũng có quyền yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn đơn phương theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

làm gì khi vợ muốn ly hônTư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại – Gọi ngay 19006174

Chúng tôi xin tư vấn cho bạn những quy định của pháp luật về ly hôn như sau:

Thứ nhất, về thủ tục ly hôn:

Hồ sơ ly hôn bạn cần chuẩn bị gồm có:

+ Đơn xin ly hôn

+ Biên bản hòa giải không thành ( chỉ áp dụng đối với trường hợp xin ly hôn đơn phương);

+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính, của nguyên đơn và bị đơn);

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày cụ thể trong đơn;

+ Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con);

+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

+ Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã có tên trong hộ khẩu;

+ Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài nhưng muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải làm thủ tục hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới có thể nộp đơn xin ly hôn.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ ly hôn, bạn cần xác định Tòa án có thẩm quyền để giải quyết vụ việc ly hôn. Cụ thể là tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng đang cư trú nêu vợ là người nộp đơn ly hôn theo khoản 1 Điều 28, điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

>>> Tư vấn khi vợ mang con về bên ngoại và đòi ly hôn. Gọi ngay 1900.6174

 

4. Chồng thường xuyên nhậu nhẹt, vợ đòi ly hôn phải làm sao?

Chị M.H gửi câu hỏi nhờ tư vấn về vấn đề muốn ly hôn:

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn vấn đề này giúp tôi. Vợ chồng tôi kết hôn được gần 6 năm, có một con gái 3 tuổi. Từ khi cưới nhau, vợ chồng tôi cũng thường xuyên mâu thuẫn về vấn đề nhậu nhẹt của chồng tôi.

Nhưng đỉnh điểm là từ 6 tháng trở lại đây, mâu thuẫn càng tăng vì chồng tôi nhậu liên tục, hầu như ngày nào cũng có. Nhưng khi mâu thuẫn, khi căng thẳng quá thì chồng tôi cũng hay dọa đánh tôi (cũng đã từng đánh tôi), và nói những lời xúc phạm nặng nề đến tôi và gia đình tôi.

Hiện tại, vợ chồng tôi cùng bán quán cơm tấm buổi sáng, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào quán cơm. Vì chồng tôi có người thân làm bên chính quyền, và nói với tôi rằng chỉ cần anh ta muốn thì tôi không bao giờ thắng nổi anh ta về quyền nuôi con.

Hiện vợ chồng tôi ở chung cùng ba mẹ chồng, hộ khẩu chung với nhà chồng. Xin hỏi với lý do là mâu thuẫn vợ chồng, và chồng thường xuyên có hành vi ăn nhậu, hay dọa nạt đánh vợ, thì tôi có được tòa giải quyết ly hôn không ạ?

Vậy xin cho tôi hỏi, khi ly hôn thì tôi có quyền được nuôi con không ạ?

>>> Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin được phép tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 56 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Trường hợp của bạn thì chồng bạn đã có hành vi bạo lực với vợ, thường xuyên dọa nạt bạn, thậm chí đã có hành vi bạo lực với bạn và hiện tại vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn nên Tòa án sẽ có căn cứ giải quyết đơn ly hôn đơn phương của bạn.

Về quyền nuôi con thì hiện bạn có một cháu 3 tuổi nên theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Vậy nếu bạn và chồng bạn không thỏa thuận về quyền nuôi con thì nếu bạn có đủ điều kiện chăm sóc.

Tòa án sẽ xem xét một cách khách quan và tổng hợp trên 3 phương diện sau đây để quyết định việc trao quyền nuôi con như điều kiện vật chất là: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập,…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.

Các yếu tố thuộc về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, uốn nắn, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con được vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ. Do đó, Tòa án sẽ xem xét trên hai điều kiện trên để xác định xem ai có quyền nuôi con.

>>> Vợ đòi ly hôn do chồng thường xuyên nhậu nhẹt, không làm gì phải làm sao? Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương 1900.6174

5. Chồng đòi ly hôn vì ngoại tình, vợ không đồng ý thì làm sao?

Chị P.T.T gọi điện gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật:

Chào luật sư. Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm và có một cháu hiện đang 5 tuổi. Cuộc sống trong gia đình đang yên ổn thì chồng tôi muốn ly hôn vì có người phụ nữ khác bên ngoài.

Tôi muốn hỏi là nếu tôi không đồng ý ly hôn có được không ? Và danh nghĩa là vợ chính thức thì tôi nên làm gì trường hợp này ? Mong được giúp tôi xin chân thành cảm ơn.

>>> Tư vấn phân chia quyền nuôi con khi ly hôn – Gọi 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.

Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Và trên tinh thần áp dụng nội dung theo Điều 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định như sau:

“…8. Căn cứ cho ly hôn (Điều 89)

a. Theo quy định tại khoản 1 Điều 89 thì Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được.

a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

b. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:

b.1. Người vợ hoặc người chồng đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này nếu Toà án tuyên bố người đó mất tích thì giải quyết cho ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích thì bác các yêu cầu của người vợ hoặc người chồng.

b.2. Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật thì người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.

b.3. Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người tuyên bố mất tích thì cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật dân sự….”

Các căn cứ để ly hôn khi chồng ngoại tình có thể thu thập bao gồm:

– Các hình ảnh, clip chứng minh việc ngoại tình;

– Biên bản hòa giải không thành của UBND về việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng;

– Biên bản hòa giải gia đình;

lời khuyên cho người sắp ly hôn

Tổng đài tư vấn luật Hôn nhân và gia đình trực tuyến – Gọi 1900.6174

Như vậy, nếu như chồng bạn không còn sống chung thuỷ với bạn, có người phụ nữ khác ở bên ngoài và hành vi ngoại tình này của chồng bạn đã được họ hàng bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên răn nhưng vẫn tiếp tục ngoại tình và đời sống hôn nhân của vợ chồng bạn lâm vào tình trạng trầm trọng.

Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được thì chồng bạn hoàn toàn có quyền tự mình làm đơn ly hôn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

Bạn vẫn có cách để cho vợ chồng bạn không phải ly hôn, trong trường hợp này bạn buộc phải chứng mình chồng mình không có hành vi ngoại tình hoặc chồng mình có hành vi ngoại tình thế nhưng đời sống hôn nhân của hai vợ chồng bạn vẫn sống rất hạnh phúc, hai vợ chồng vẫn rất yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

>>> Tư vấn ly hôn khi chồng ngoại tình – Gọi ngay 19006174

6. Vợ ngoại tình đòi ly hôn phải làm sao?

Anh D.A gửi câu hỏi đến luật sư nhờ tư vấn vợ đòi ly hôn phải làm sao:

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp giúp như sau: Vợ tôi tự ý bỏ về nhà mẹ ruột từ ngày 29 tháng 6 năm 2014. Cuối tháng 8 cùng năm cô ấy quen và sống lén lút với người đàn ông khác hàng đêm từ 20 giờ. Chúng tôi đã có 1 bé trai. Như vậy vợ tôi có vi phạm luật hôn nhân không?

Trong khoảng thời gian đó tôi có vài lần muốn hòa giải cho qua chuyện dù biết vợ mình như vậy nhưng cô ấy nhất quyết không đồng ý và bây giờ biết là không thể giấu được nữa nên cô ấy đòi ly hôn. Vậy tôi muốn nuôi con được không?

Tôi có thể thưa kiện người đã lén lút chung sống với vợ tôi mặc dù biết vợ tôi là người đã có gia đình hay không?

Trong trường hợp tôi không đồng ý ly hôn thì tòa sẽ giải quyết vụ việc này như thế nào? Và thời gian kể từ khi nộp đơn đến khi chờ giải quyết xong là bao lâu?

Xin cảm ơn!

>>>Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn: 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn. Tổng đài pháp luật xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Trường hợp vợ bạn có hành vi lén lút chung sống với người đàn ông khác có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Theo pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 51 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành.

Trường hợp nếu hai vợ chồng bạn thuận tình đi đến quyết định ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 để giải quyết:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Trường hợp bạn không đồng ý li hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào Điều 56 để giải quyết.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn được quy định tại Điều 81.

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

7. Chồng không đồng ý nhưng vợ đòi ly hôn phải làm sao?

Chị Q.A gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật muốn ly hôn:

Chào Luật sư. Vợ chồng tôi kết hôn, đến nay đã có một bé gái 16 tháng tuổi. Trong quá trình sống chung tôi cảm thấy hai vợ chồng tôi không hợp nhau. Chồng tôi là một người bảo thủ, gia trưởng và luôn áp đặt ý kiến của mình lên người khác, hay bạo lực về mặt tinh thần tôi (chửi bới, lăng mạ), thậm chí có lần còn đánh tôi trước mặt bố mẹ chồng. Tôi cảm thấy ngột ngạt không thể chịu đựng thêm được nữa. Giờ tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi nhất mực không đồng ý. Vậy cho tôi hỏi nếu chồng không đồng ý thì vợ có thể đơn phương ly hôn không? Nếu được thì trong trường hợp của tôi có thể giành quyền nuôi con được hay không?

Tôi cảm ơn.

>>> Tư vấn thủ tục và án phí ly hôn đơn phương – Gọi 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn. Chúng tôi xin được tư vấn về trường hợp của bạn như sau:

Khoản 1 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Do đó, Trong trường hợp vợ hoặc chồng không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn đơn phương theo yêu cầu của một bên. Lúc này, Tòa sẽ xem xét về hành vi bạo lực gia đình, việc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được thì tòa án sẽ giải quyết cho bạn ly hôn. Được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thứ hai, về vấn đề nuôi con.

Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 có quy định:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Trường hợp của bạn nằm trong khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13. Con của bạn mới 16 tháng tuổi và bạn có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi bé. Khi đó, chồng bạn sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng cho con đến năm con 18 tuổi.

Trên đây là phần trả lời của luật sư Tổng đài pháp luật, nếu còn bất ky thắc mắc gì, hãy gọi đến số 1900.6174 để được hỗ trợ trực tuyến nhanh nhất.

8. Tư vấn về thủ tục, án phí và trình tự ly hôn

Chị T.H gửi câu hỏi đến tổng đài nhờ tư vấn:

Chào luật sư. Anh trai tôi đăng kí kết hôn ở quận Hoàng Mai – Hà Nội, hiện nay hai vợ chồng cùng con nhỏ đang đi làm trong TPHCM, do cuộc sống hôn nhân xảy ra nhiều mâu thuẫn, nay quyết định ly hôn, vậy anh tôi phải nộp đơn ly hôn tại đâu (nơi đang ở làm việc hay nơi đăng kí kết hôn?).

Hiện anh chị tôi có một bé gái 5 tuổi, vậy ly hôn thì ai sẽ có quyền nuôi con? (khai sinh và hộ khẩu có bé đều đăng kí tại Hà Nội, anh trai tôi muốn giành được quyền nuôi con, về điều kiện kinh tế và trình độ học vấn thì anh trai tôi đều có ưu thế hơn. Tài sản sau khi ly hôn sẽ được phân chia ra sao?

– Thủ tục, án phi và trình tự xin ly hôn như thế nào?

– Nếu bên mẹ của bé không muốn ly hôn thi phải làm sao? Anh trai tôi có được quyền đơn phương ly hôn hay không?

– Theo được biết thì con dưới 36 tháng tuổi thì ưu tiên cho mẹ nuôi, từ 36 tháng tuổi đến dưới 9 tuổi thì ai có điều kiện tốt hơn thi được quyền nuôi con có phải vậy không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>> Vợ đòi ly hôn phải làm sao? Gọi ngay đến 19006174 để được tư vấn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài pháp luật.

Thuận tình ly hôn

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Vì vây, hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau việc phân chia tài sản và quyền nuôi con, nếu không thể đi đến thỏa thuận chung thì tòa án sẽ là người giải quyết. Vì vậy, trước tiên nếu anh của bạn muốn nhận nuôi con thì có thể tự thỏa thuận với vợ, còn nếu không thể thỏa thuận được thì theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ khoản 3, điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014, đối với cháu lớn 4 tuổi, anh bạn cần chứng minh được mình có đủ khả năng nuôi con và tạo điều kiện sống tốt cho con hơn vợ của anh bạn có thể đáp ứng thì Tòa án sẽ xem xét trao quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cho anh bạn và yêu cầu vợ cấp dưỡng cho hai con theo khoản 2, điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có hành vi lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình

+ Tòa án cấp quận/huyện nơi cư trú của vợ hoặc chồng

Theo đó, anh của bạn có thể nộp đơn tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi anh bạn hoặc vợ của anh bạn cư trú.

– Hồ sơ yêu cầu ly hôn thuận tình

+ Đơn xin ly hôn thuận tình

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính/ bản sao công chứng);

+ CMND và hộ khẩu; Nếu chồng bạn đã mất chứng minh nhân dân và không có sổ hộ khẩu thì chồng bạn cần xin xác nhận từ phía công an xã, phường nơi chồng bạn cư trú về việc mất giấy tờ và xin xác nhận chồng bạn có cư trú tại địa phương.

+ Giấy khai sinh các con (nếu đã có con);

– Các bước tiến hành làm thủ tục ly hôn thuận tình

+ Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu/khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

+ Bước 2: Sau khi nhận được đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ kiểm tra đơn và nếu đầy đủ hồ sơ thì Tòa thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

+ Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí ly hôn tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí ly hôn cho Tòa án;

+ Bước 4: Tòa án sẽ tiến hành triệu tập và làm thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra Quyết định công nhận ly hôn.

– Thời gian tòa giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình: Từ 1 đến 2 tháng.

Ly hôn đơn phương

Khoản 1, Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn”.

Do đó, nếu đối phương không đồng ý ký vào đơn thì bên còn lại có thể làm đơn ly hôn theo yêu cầu của một bên.

Về thủ tục đơn phương ly hôn được nộp tại tòa án.

Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn xin ly hôn, có xác nhận của UBND xã về hộ khẩu và chữ ký của bạn. Trong đơn bạn cần trình bày rõ các vấn đề sau:

– Về kết hôn: Ở đâu? Thời gian? Kết hôn có hợp pháp không? Mâu thuẫn xảy ra khi nào? Mâu thuẫn chính là gì? Vợ chồng hiện tại có đang sống ly thân không? Nếu có sống ly thân từ thời gian nào tới thời gian nào?

– Về con chung ( nếu có): Cháu tên gi? Sinh ngày tháng năm nào? Nay xin ly hôn bạn có yêu cầu gì về giải quyết con chung (có xin được nuôi cháu không, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha cháu như thế nào)?

– Về tài sản chung: Có những tài sản gì chung? có giấy tờ kèm theo (nếu có). Nếu ly hôn thì bạn muốn giải quyết khối tài sản chung như thế nào?

– Về nợ chung: Có nợ ai không? có ai nợ vợ chồng không? Tên, địa chỉ và số nợ cụ thể của từng người? Bạn muốn giải quyết số nợ đó như thế nào?

2. Bản sao Giấy khai sinh của con ( nếu có con);

3. Bản sao Giấy CMND, sổ hộ khẩu của bạn và của chồng;

4. Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trường hợp không có bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, thì bạn phải xin xác nhận của UBND cấp xã nơi đã đăng ký kết hôn.

5. Các giấy tờ chứng minh về tài sản: ví dụ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở…

Về thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền xét xử vụ án của tòa án:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;…”

Như vậy, anh bạn phải nộp đơn xin ly hôn ở TAND cấp huyện nơi vợ anh bạn đang cư trú hoặc làm việc để được giải quyết vụ việc nếu không thể thỏa thuận được với vợ về nơi nộp đơn xin ly hôn. Vì theo quy định tại điều 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, giải quyết ly hôn không thuộc vào trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Tòa án:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

c) Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

d) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

e) Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

h) Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

i) Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.”

+ Trong thời hạn 3 ngày làm việc Toà án phải thông báo về việc thu lý vụ án cho bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 196. Thông báo về việc thụ lý vụ án

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.”

Án phí ly hôn theo pháp luật quy định là 300.000 Việt Nam đồng. Nếu có liên quan đến việc chia khối tài sản thì bạn phải chịu thêm mức án phí tương ứng tỉ lệ với khối tài sản được chia theo pháp luật quy định. Tài sản được chia không phải là thu nhập, do đó bạn không cần phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Kết luận của Luật sư tư vấn về viẹc Vợ đòi ly hôn phải làm sao và lời khuyên của Luật sư

Trên đây là phần trả lời của luật sư Tổng đài pháp luật.

Nếu cần tư vấn gì về các vấn đề xoay quanh việc ly hôn, vợ đòi ly hôn phải làm sao, pháp luật hôn nhân và gia đình, hãy gọi ngay đến số 19006174 để được các luật sư tư vấn hỗ trợ trực tiếp, nhanh chóng và giải quyết hết mọi vấn đề.

>>> Gọi ngay 19006174 để được tư vấn trực tiếp từ Luật sư về thủ tục ly hôn, phân chia tài sản, con cái,… nhanh chóng và hiệu quả nhất

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174