Kết hôn giả có bị pháp luật cấm không? Kết hôn giả sẽ bị xử lý như thế nào? Chứng minh kết hôn giả cần những chứng cứ gì? Ngay trong bài viết sau đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp mọi vướng mắc của bạn về các vấn đề này. Trong trường hợp bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề kết hôn giả cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ giải đáp miễn phí.
Điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật
Kết hôn là việc người nam và người nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Đây là thủ tục pháp lý quan trọng phát sinh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình, ràng buộc các chủ thể tham gia quan hệ này. Do đó, pháp luật quy định chặt chẽ điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:
– Cá nhân nam từ đủ 20 tuổi trở lên, cá nhân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
– Việc kết hôn do bên nam và bên nữ tự nguyện quyết định
– Cả 2 bên đều không bị mất năng lực hành vi dân sự:
Theo quy định pháp luật dân sự, để có thể xác định 1 người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự được dựa trên các điều kiện sau:
+ Một người do bị mắc bệnh tâm thần hoặc bị mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
+ Theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc là của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố một người là bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở của kết luận giám định pháp y tâm thần.
– Việc kết hôn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo: Kết hôn giả tạo là việc các bên lợi dụng việc kết hôn để thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch của Việt Nam, quốc tịch của nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
+ Tảo hôn: Tảo hôn là việc khi các bên lấy vợ, lấy chồng mà chưa đủ độ tuổi kết hôn.
+ Cưỡng ép kết hôn: Cưỡng ép kết hôn là một trong các hình thức của hôn nhân ép buộc. Đó là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ bằng cách đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc bằng các hành vi khác.
+ Lừa dối kết hôn: là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn. Nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý việc kết hôn theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.
+ Cản trở kết hôn: Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
+ Kết hôn cận huyết hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trên đây là giải đáp của luật sư về các điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách điền giấy giới thiệu đăng ký kết hôn mới nhất năm 2022
Kết hôn giả là gì? Có thuộc trường hợp cấm kết hôn của pháp luật không?
Chị Hồng Ngát (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:
Tôi và anh K vừa thực hiện đăng ký kết hôn tại UBND xã. Tuy nhiên, giữa tôi và anh K kết hôn không dựa trên nền tảng là tình yêu đôi lứa. Công ty cha tôi và công ty cha anh K có mối quan hệ hợp tác lâu năm và 2 bên gia đình muốn chúng tôi kết hôn để giữ mối quan hệ. Nhưng cả 2 chúng tôi đều không có tình cảm với nhau. Chúng tôi đã làm giao kết hợp đồng hôn nhân trong đó thỏa thuận các vấn đề liên quan đến việc kết hôn của chúng tôi.
Luât sư cho tôi hỏi: trường hợp của tôi có phải là kết hôn giả hay không vì chúng tôi vẫn đăng ký kết hôn hợp pháp. Tôi lo ngại sự việc xảy ra trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến cả 2 gia đình! Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
>> Luật sư giải đáp nhanh chóng kết hôn giả có bị pháp luật cấm không. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bạn Hồng Ngát, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Với vấn đề mà bạn đang gặp phải, luật sư của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Dựa vào định nghĩa luật định, kết hôn giả bao gồm các đặc điểm sau:
– Các bên đã thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn
– Một trong hai bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn bằng việc họ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện những mục đích khác mà không phải xây dựng gia đình theo mục đích của hôn nhân Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định. Theo đó, các mục đích khác bao gồm:
+ Thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài
+ Thực hiện việc hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước
+ Để đạt được mục đích khác không phải mục đích xây dựng gia đình theo quy định pháp luật
Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được bảo vệ bởi pháp luật, mang những giá trị pháp lý, giá trị văn hóa và đạo đức. Do đó, pháp luật đặt ra các trường hợp các bên cấm kết hôn. Theo đó, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, kết hôn giả tạo chính là 1 trong những hành vi kết hôn trái pháp luật.
Kết hôn giả tạo vẫn đảm bảo về mặt thủ tục đăng ký kết hôn nên vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo đúng quy định. Tuy nhiên, do mục đích kết hôn không đảm bảo, không phải vì mục đích xây dựng hôn nhân, gia đình nên kết hôn giả tạo là một trong những hành vi bị cấm tại Việt Nam.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và anh K đã thực hiện việc đăng ký kết hôn hợp pháp theo quy định pháp luật. Tuy nhiên bạn và anh K đã vi phạm luật hôn nhân gia đình về mục đích kết hôn dựa trên các căn cứ sau:
+ Thứ nhất, bạn và anh K kết hôn không dựa trên nền tảng tình yêu. Giữa bạn và anh K kết hôn vì mối quan hệ hợp tác giữa công ty của hai gia đình
+ Thứ hai, bạn và anh K đã thực hiện thỏa thuận hôn nhân với những mục đích khác, không phải xây dựng hạnh phúc gia đình
Do đó, với các căn cứ trên, việc kết hôn của bạn và anh K là kết hôn giả. Đây chính là hành vi bị cấm theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình.
Trường hợp, khi cơ quan nhà nước phát hiện hành vi này, bạn và anh K có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật. Từ đó, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ giữa 2 bên công ty. Ngoài ra trong trường hợp bạn và anh K lợi dụng việc kết hôn để thực hiện các giao dịch khác có thể gây ra những hậu quả pháp lý khó lường!
Trên đây là giải đáp của luật sư về kết hôn giả. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về việc hôn nhân giả có bị pháp luật cấm không, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng nhất.
>> Xem thêm: Đăng ký kết hôn trễ có bị xử phạt không?
Kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài, bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Anh Mạnh Hoàng (Yên Bái) có câu hỏi:
Thưa luật sư, em trai tôi đã làm việc tại nước ngoài được 2 năm. Hiện tại em tôi đang trong mối quan hệ yêu đương với 1 bạn nữ ở quốc gia đó. Nhưng tôi phát hiện ra, em tôi thực chất không có tình yêu với bạn đó mà chỉ muốn yêu lợi dụng kết hôn, có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để được nhập quốc tịch nước ngoài. Tôi rất lo lắng và đã khuyên bảo nhiều lần nhưng em không nghe.
Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi của em trai tôi có vi phạm pháp luật không? Nếu có, em tôi có thể sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn miễn phí mức xử phạt hành vi kết hôn giả để có quốc tịch nước ngoài. Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào Mạnh Hoàng. Cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi thắc mắc đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Với vấn đề mà bạn đang vướng mắc, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình đều phải được xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo”
Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, cụ thể như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;”
Ngoài ra, trường hợp người vi phạm còn bị buộc khắc phục hậu quả bằng cách phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm này có được (theo khoản 3 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn hiện đang có mối quan hệ yêu đương với người nước ngoài và sắp tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên, em trai bạn lại không xuất phát từ tình yêu và có mục đích khác. Trên thực tế, em bạn muốn kết hôn chỉ để có đủ điều kiện nhập quốc tịch nước ngoài, chứ không nhằm mục đích xây dựng gia đình theo mục đích luật định.
Trong trường hợp này, hành vi của em trai bạn chính là hành vi kết hôn giả, bị Luật hôn nhân và gia đình 2014 cấm. Do đó, em bạn sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm này.
Cụ thể, em bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mọi thắc mắc của bạn về hành vi kết hôn giả và các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí và chính xác nhất.
Xử lý kỷ luật
Chị Thanh Huyền (Ninh Bình) có câu hỏi:
Tôi hiện đang là công chức trong cơ quan nhà nước tỉnh X. Gia đình tôi đều đang sinh sống bên Mỹ và đã có quốc tịch quốc gia này. Tôi rất muốn được sang bên Mỹ đoàn tụ cùng gia đình và sống ở đó như công dân của nước Mỹ. Do đó, tôi đã dùng 1 số tiền để thuê anh A – công dân nước Mỹ để thực hiện hành vi kết hôn giả. Chúng tôi đã có giấy đăng ký kết hôn rõ ràng. Nhưng sau này, hành vi này của tôi đã bị phát hiện. Tôi lo sợ rằng tôi sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nặng nề.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: hành vi kết hôn giả bị xử lý kỷ luật như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
>> Kết hôn giả bị xử lý kỷ luật như thế nào? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng
Trả lời:
Xin chào Thanh Huyền. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho các luật sư của Tổng Đài Pháp Luật. Đối với vấn đề chị đang băn khoăn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Kết hôn giả để được xuất cảnh, nhập tịch nước ngoài đã không còn là chuyện hiếm hiện gặp. Nhiều người còn sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để thực hiện việc kết hôn giả. Cá nhân thực hiện hành vi này không chỉ phải chịu mức xử phạt hành chính theo pháp luật Việt Nam mà còn có thể phải đối mặt với những hậu quả khó lường. Đặc biệt đối với cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ bị xử lý kỷ luật nghiêm trọng.
Theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
Nếu cán bộ, công chức, viên chức vi phạm những quy định về hôn nhân và gia đình trong đó có hành vi kết hôn giả tạo thì có thể bị xử lý kỷ luật. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với cán bộ, công chức sẽ bị xử lý như sau:
– Bị kỷ luật khiển trách:
Theo Điều 8 NĐ 112/2020/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức khi có vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
– Bị cảnh cáo nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
Theo Điều 9 NĐ 112/2020/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức. Hình thức kỷ luật cảnh cáo sẽ áp dụng đối với các cán bộ, công chức:
+ Có hành vi vi phạm thuộc trường hợp đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP mà tái phạm.
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 NĐ 112/2020/NĐ-CP.
– Công chức không giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ bậc lương hoặc công chức lãnh đạo, quản lý bị giáng chức nếu bị vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng:
Theo Điều 10 NĐ 112/2020/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Hình thức này áp dụng trong trường hợp sau: Công chức, cán bộ mà có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 NĐ 112/2020/NĐ-CP
Theo Điều 11 NĐ 112/2020/NĐ-CP quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Hình thức áp dụng trong trường hợp: Công chức, cán bộ mà có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 NĐ 112/2020/NĐ-CP
Thứ hai, đối với viên chức:
– Khiển trách
Theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức khi viên chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
– Cảnh cáo nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
Theo Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức khi viên chức có hành vi vi phạm:
+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm
+ Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP
– Cách chức khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng
Theo Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với các viên chức quản lý thuộc trường hợp viên chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này.
– Buộc thôi việc nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định: Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức. Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc trường hợp: Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn đã thực hiện hành vi giao kết với anh K ở nước ngoài để thực hiện việc kết hôn giả và bạn cũng đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Hành vi của bạn là hành vi vi phạm quy định pháp luật hôn nhân và gia đình và là hành vi bị pháp luật cấm thực hiện. Do đó, bạn sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý.
Trường hợp này, bạn có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, do bạn là công chức nhà nước nên bạn sẽ phải chịu cả trách nhiệm kỷ luật, cụ thể là hình thức kỷ luật khiển trách. Trong trường hợp bạn có hành vi tái phạm, bạn sẽ chịu các hình thức xử lý nghiêm khắc hơn, cao nhất là giáng chức.
Trên đây là những giải đáp của luật sư về mức phạt khi kết hôn giả để nhập quốc tịch nước ngoài. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ bất kỳ vấn đề nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí nhanh chóng từ luật sư.
>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân được xác định và phân chia như thế nào?
Chứng minh kết hôn giả tạo cần những chứng cứ gì?
Hiện nay, tình trạng kết hôn giả nhằm đạt những mục đích nhất định, trái với mục đích pháp luật hôn nhân và gia đình diễn ra rất nhiều. Tuy nhiên, để chứng minh 1 trong các bên hoặc cả 2 bên thực hiện kết hôn giả không phải là câu chuyện dễ dàng.
Ngày nay, thủ đoạn để thực hiện kết hôn giả ngày càng tinh vi, nếu không có sự tố giác hay sự vào cuộc của cơ quan điều tra thì rất khó phát hiện và chứng minh. Tuy nhiên, các bên khi tiến hành kết hôn giả có thể có những thỏa thuận ngầm. Do đó, để chứng minh kết hôn giả có thể dựa vào các chứng cứ vật chất sau:
– Hợp đồng thỏa thuận giữa các bên về nội dung kết hôn giả
– Nội dung tin nhắn nói chuyện của các bên về việc kết hôn giả
– Ngoài ra người kết hôn giả có thể gọi lại cho phía bên còn lại; gợi lại những câu chuyện để xác minh kết hôn giả tạo là có căn cứ, là có thật trên thực tế.
– Những người làm chứng biết về bản chất việc kết hôn giả của các bên.
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có được công nhận quan hệ vợ chồng không?
Trên đây là những giải đáp của luật sư về vấn đề kết hôn giả và các quy định pháp luật liên quan đến kết hôn giả của Tổng Đài Pháp Luật. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về các trường hợp bị cấm kết hôn, tuổi đăng ký kết hôn, mức xử phạt kết hôn giả, cách chứng minh kết hôn giả tạo. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi giúp đỡ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp từ đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.