Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào luôn là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất khi xảy ra tranh chấp đất đai. Mỗi địa phương, huyện, tỉnh đều có một cơ quan khác nhau có thẩm quyền giải quyết những vụ việc liên quan đến tranh chấp, khiếu nại đất đai. Vì vậy, bài viết dưới đây luật sư đất đai của Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của quý độc giả. Kính mời bạn đón xem!
>>Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Anh Cường (Hà Nội) có gửi câu hỏi:
Chào luật sư của Tổng đài pháp luật, tôi là Nguyễn Viết Cường. Uỷ ban nhân dân xã tôi mới nhận được trường hợp như sau:
Ông bà A có sinh được 4 người con gồm 1 người con trai và 3 người con gái. Các con gái đều đã đi lấy chồng và không còn sống chung với ông bà A. Vì vậy, chỉ có con trai là người chăm sóc ông bà. Tuy nhiên, do mất đột ngột nên ông bà A không để lại bất kỳ một giấy tờ thừa kế. Sau đó, chính quyền xã có làm thủ tục thừa kế đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho con trai của ông bà.
Sau một thời gian, con trai của ông bà cũng qua đời và số đất đó thuộc về vợ con của con trai. Tuy nhiên, 3 con gái của ông bà không đồng ý và nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Các con gái yêu cầu xã hủy bỏ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp và chia cho họ theo đúng quy định thừa kế. Luật sư cho tôi hỏi, với trường hợp này Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không? Và trường hợp này chúng tôi phải giải quyết như thế nào cho thuận tình nhất? Cảm ơn luật sư.
>>Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào ông, cảm ơn ông đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của xã ông, luật sư tư vấn dân sự chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ vào Điều 202 và Điều 203 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Thực tế, hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thường khá phức tạp và có thể xảy ra nhiều rủi ro, vì vậy, việc sử dụng luật sư riêng đối với mỗi cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất, hạn chế những rủi ro và ngăn chặn nguy cơ pháp lý có thể xảy ra đối với cá nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được kết nối trực tiếp với Luật sư tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ pháp lý hiệu quả nhất cho riêng trường hợp của bạn.
>> Xem thêm: Án phí tranh chấp đất đai 2022 theo quy định hết bao nhiêu tiền
Do đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền cấp giấy chứng nhận nhận quyền sử dụng đất cũng như hủy bỏ quyết định thay đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu các con gái của ông bà A có tranh chấp đất đai liên quan đến quyền thừa kế mà không thể hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã, thì Ủy ban nhân dân xã sẽ hướng dẫn đương sự tới Tòa án để được giải quyết vụ án một cách công bằng nhất.
Với yêu cầu về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã, trong trường hợp nay chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai và không có thẩm quyền hủy bỏ giá trị của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, UBND xã nên giải thích rõ cho đương sự hiểu. Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân xã trong vụ việc này là chỉ thực hiện các quy trình hòa giải tranh chấp giữa các bên có tranh chấp với nhau.
Trong quá trình thực hiện hòa giải có thể xảy ra các khả năng sau:
– Khả năng thứ nhất, các bên thỏa thuận được với nhau, Ủy ban nhân dân xã có nghĩa vụ phải xác nhận chứng thực, thỏa thuận phân chia tài sản giữa các bên và hướng dẫn đương sự làm các thủ tục đăng ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo pháp luật
– Khả năng thứ hai các bên không thể thỏa thuận được với nhau tức là Ủy ban nhân dân xã hòa giải không thành. Ủy ban nhân dân xã có nghĩa vụ phải lập biên bản hòa giải không thành giữa các bên. Từ đó, các bên sẽ có cơ sở để nộp yêu cầu cho Tòa án giải quyết.
– Khả năng thứ ba, khi các con gái của ông bà A có yêu cầu đề nghị Ủy ban nhân dân xã cung cấp tài liệu, hồ sơ địa chính phục vụ cho việc khởi kiện tại Tòa án. Theo điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.”
Như vậy, khi các con gái của ông bà A yêu cầu Ủy ban nhân dân xã cung cấp các tài liệu về tình trạng sử dụng đất trong hồ sơ địa chính lưu tại Ủy ban nhân dân xã thì Ủy ban nhân dân xã phải có trách nhiệm, có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ mà không được từ chối và nếu từ chối phải đưa ra lý do rõ ràng cụ thể bằng văn bản.
>>Xem thêm: Mẫu đơn tranh chấp đất đai – Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp mới nhất 2022
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cá nhân?
Anh Hải Đăng (Hải Phòng) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là Đăng. Ba năm trước vợ chồng tôi có mua một mảnh đất và xây nhà để tặng cho con trai và con dâu của tôi nhân ngày kỷ niệm hai cháu kết hôn. Tuy nhiên, sau khi được mua đất xây nhà thì cả hai con đều có thái độ không đúng mực “phận làm con” với ba mẹ.
Vì vậy, tôi và vợ tôi đã quyết định đòi lại đất mà chúng tôi đã tặng cho con trai và con dâu. Luật sư cho tôi hỏi: cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong vụ việc của gia đình nhà tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
>>Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của cá nhân, gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào ông bà, cảm ơn ông bà đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của ông bà, luật sư tư vấn luật đất đai của chúng tôi xin được trả lời như sau:
Theo Điều 202 Luật đất đai năm 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 203 Luật đất đai năm 2013 như sau:
“1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Trong trường hợp này được quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013, vụ việc của ông bà, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc về Tòa án nhân dân. Vì ông bà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất.
Đồng thời, theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
“c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Như vậy, với trường hợp của ông bà, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ do tổ hòa giải thuộc cấp, phường, xã, Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà đất của ông bà giải quyết.
>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ qua tình huống cụ thể
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật?
Chị Kiều Vy (Ba Vì – Hà Nội) có câu hỏi:
Chào luật sư của Tổng đài pháp luật, tháu là Vy. Hiện tại, bố mẹ tôi đang cãi nhau về việc tranh chấp đất đai. Cháu muốn hỏi là trước đây bố mẹ tôi có đứng ra mua một mảnh đất. Tuy nhiên, vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mới gần đây, bà A xưng là bạn của bố cháu cầm giấy mua bán nhà đất chính và đòi chuyển sang nhà tôi để ở.
Điều này thì mẹ con tôi đều không biết. Tuy nhiên, bà A cho biết rằng bố tôi đã bán nhà cho bà. Khoảng thời gian trước, mẹ và tôi chỉ được biết là bố tôi có báo làm mất giấy tờ. Tuy nhiên cũng không nói là bán đất cho ai. Với trường hợp này, tôi và mẹ tôi muốn khiếu nại, gia đình tôi phải giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
>> Quy định mới nhất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Như thông tin bạn cung cấp cho luật sư thì bố mẹ bạn cùng đứng ra mua đất. Tuy nhiên, lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, có thể hiểu, đây là tài sản chung giữa bố mẹ bạn. Nếu như bố bạn muốn bán đất thì phải có sự đồng ý của mẹ bạn và bố bạn không có quyền tự ý quyết định bán đất.
Với trường hợp này, bạn và mẹ bạn cần phải xác minh rõ hợp đồng bán đất của bố bạn và bà A được ký từ khi nào? Liệu hợp đồng đó có hợp pháp hay không? Và nếu chỉ một mình bố bạn bán đất mà không có sự đồng ý của mẹ bạn thì giấy tờ bán đất coi như không hợp pháp.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định điều 203 Luật đất đai 2013 như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Do đó, để bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho bạn và mẹ bạn , cũng như gia đình của bạn thì bạn và mẹ bạn nên làm đơn trình lên Ủy ban nhân dân cấp xã để ở được giải quyết. Trong trường hợp, Ủy ban nhân dân xã không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng hoặc không đảm bảo được quyền lợi cho gia đình bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết.
>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã và quy trình giải quyết tranh chấp tại UBND xã, phường
Chị Minh Châu (Tuyên Quang) có câu hỏi:
Xin chào luật sư của Tổng đài pháp Luật, tôi là Châu. Hiện tại, tôi đang sống cùng gia đình. Ngày trước, gia đình tôi có lên Tuyên Quang để lập nghiệp. Trong khu vực của gia đình tôi thì có một diện tích đất bị bỏ hoang lâu và không trồng trọt gì. Trước kia, do các cụ của gia đình nhà ông N khai hoang để trồng lúa. Trong thời gian đó bố mẹ tôi có xin ông N để đào ao, thả cá. Trong quá trình đó, ông N không có hỏi han hay kiện tụng gì.
Sau khi ông N mất thì con trai ông N có trình đơn lên Ủy ban nhân dân phường để yêu cầu gia đình nhà tôi trả lại phần đất cho phía gia đình của ông N. Người ta có đồn đại là do con của ông N chơi cá độ bóng đá nên nợ rất nhiều. Bên cạnh đó, con của ông N cũng có quan hệ thân thiết với bên địa chính. Theo đó mà bên địa chính bắt gia đình cháu phải ký vào giấy tờ để cưỡng chế cắm mốc và lấy lại phần đất cho gia đình ông N. Trong khi Ủy ban nhân dân phường đã tiến hành việc giải quyết tranh chấp rồi.
Vì vậy, quy trình làm việc ấy không đúng. Do đó, tôi muốn hỏi liệu rằng quy trình và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã như thế này có đúng hay không? Gia đình tôi có thể làm đơn khiếu nại đất đai được không Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
>>Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp cấp xã, gọi ngay 1900.6174
Luật sư xin trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài pháp luật. Với câu chuyện của xã bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:
Căn cứ tại Điều 203 Luật đất đai 2013 có quy định về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã không thuộc trách nhiệm của cấp xã. Bởi Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ có nghĩa vụ tổ chức hòa giải tranh chấp cho các bên. Việc này đã được quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013.
Theo quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013 về quy trình hòa giải tại Uỷ ban nhân dân phường như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Theo thông tin bạn đưa ra, Ủy ban nhân dân xã phường nơi bạn sinh sống đã tiến hành việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình bạn và gia đình ông N sau khi có đơn trình kiện. Tuy nhiên, bên phía địa chính lại yêu cầu gia đình bạn ký vào các loại giấy tờ để cưỡng chế cũng như muốn lấy lại phần đất cho gia đình ông N.
Theo quy định của pháp luật, đây là những hành vi vi phạm nghiêm trọng về thẩm quyền của cơ quan hành chính trong lĩnh vực đất đai. Đây là những hành vi và những hành động trái với quy định của pháp luật về quy trình hòa giải tranh chấp đất đai.
Để chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật trên, bạn có quyền viết đơn khiếu nại về các hành vi nêu trên đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã của bạn để được giải quyết quyết theo quy định của pháp luật .
Còn về câu hỏi, gia đình bạn có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Bởi vì gia đình bạn khi chuyển về khai hoang vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất. Tuy nhiên thì do gia đình bạn khai hoang và sinh sống tại nơi đây đã lâu. Nên quyền sử dụng đất của gia đình bạn là sử dụng đất ổn định, lâu dài.
Do đó, gia đình bạn cần phải chứng minh được thời điểm đã chuyển đến đây sinh sống và các minh chứng về giấy tờ cũng như là thực hiện những nghĩa vụ về tài chính về đất đai theo đúng như Điều 101 Luật đất đai năm 2013. Sau khi có được những minh chứng giấy tờ, tài liệu đó thì bạn gia đình bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai? Hồ sơ khởi kiện cần những gì?
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã, của Tòa án mà Tổng đài pháp luật đã cung cấp cho bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn, Quý độc giả có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chi tiết, cụ thể. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn!