Ly hôn khi con dưới 1 tuổi có được không? Khi ly hôn, quyền nuôi con là vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là trường hợp ly hôn khi con dưới 1 tuổi. Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết được mối lo lắng đó.
Để được hỗ trợ tư vấn ngay lập tức, các bạn có thể gọi điện đến số điện thoại Tổng đài tư vấn ly hôn miễn phí 1900.6174 để được tư vấn kịp thời.
Luật sư tư vấn các vấn đề về ly hôn khi con dưới 1 tuổi – Gọi 1900.6174
Quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn mà hoàn cảnh khó khăn?
Chị Lĩnh (Hà Nội) có câu hỏi về ly hôn khi con dưới 1 tuổi như sau:
Chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn từ năm 2019, hiện đang có 1 cháu 10 tháng tuổi. Vì vợ chồng chúng tôi thường xuyên xảy ra những mâu thuẫn về tiền bạc, tôi thì xuất thân trong hoàn cảnh khó khăn mà nhà anh lại giàu có, có chức có quyền và vấn đề này đã diễn ra trong thời gian dài khiến tôi vô cùng mệt mỏi. Nhưng điều khiến tôi lo lắng là con dưới 1 tuổi có được ly hôn không và sau khi ly hôn thì tôi có thể giành quyền nuôi con không vì tôi nghe nói ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì mẹ sẽ có quyền nuôi con khi ly hôn nếu đủ điều kiện nhưng hoàn cảnh tôi lại vô cùng khó khăn. Vậy tôi phải làm sao đây luật sư?
>> Tư vấn con dưới 1 tuổi có được ly hôn không: Gọi 1900.6174
Trả lời
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Tổng đài pháp luật của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được phép trả lời như sau:
Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, sau khi ly hôn, cả bố và mẹ đều có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn cho đến khi con khôn lớn, trưởng thành. Trước khi tiến hành xét xử tại phiên tòa, Tòa án luôn khuyến khích vợ chồng nên thỏa thuận trước với nhau về vấn đề nuôi con, nghĩa vụ và quyền của hai bên sau khi ly hôn đối với con như thế nào, nếu thỏa thuận được thì tòa án sẽ ra quyết định dựa trên căn cứ của thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ đối với con thì Tòa án sẽ tự ra quyết định xem con sẽ do ai trực tiếp nuôi. Tất cả các quyết định của tòa án sẽ đảm bảo tối đa về quyền lợi trên mọi mặt của con. Nếu trong trường hợp, con đủ 7 tuổi trở lên thì mọi quyết định sẽ do con lựa chọn. Nhưng nếu con chưa đủ 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu mẹ không có khả năng nuôi thì quyết định sẽ được giao cho bên còn lại.
Đối với trường hợp của bạn thuộc ly hôn khi con dưới 1 tuổi, lúc này cháu được 10 tháng tuổi nên cháu sẽ do bạn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục. Tuy nhiên, do hoàn cảnh của bạn còn nhiều khó khăn nên nếu chồng của bạn có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho việc bạn không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì bạn sẽ không được nuôi con và chồng bạn sẽ thay bạn nuôi cháu.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi với vấn đề mà bạn nêu ra, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp liên quan đến vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì hãy nhanh tay gọi điện đến số điện thoại tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí từ các luật sư chuyên tư vấn luật của Tổng đài pháp luật.
>>> Xem thêm: Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Tư vấn về ly hôn khi có con dưới 1 tuổi
Anh Hưng (Thái Bình) có câu hỏi về ly hôn khi con dưới 1 tuổi như sau:
Thưa luật sư, sau 4 năm chung sống thì đến nay vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Vì vợ chồng thường xuyên có những cãi vã không thể giải quyết được nên chúng tôi đã đi đến quyết định này. Hiện tại, chúng tôi đã có 2 cháu, 1 cháu 23 tháng tuổi và 1 cháu 5 tháng. Sau khi quyết định ly hôn thì vợ tôi khăng khăng muốn giành nuôi 2 cháu, không muốn tôi nuôi vì sợ tôi không chăm sóc tốt được cho con. Tôi đã giải thích nhiều lần nhưng mẹ cháu nhất quyết không chịu. Không thể cùng nhau thỏa thuận được nên tôi đành phải đưa vấn đề này ra tòa để Tòa án giải quyết. Vậy thì liệu tôi có quyền được nuôi 1 cháu không luật sư, xin luật sư tư vấn?
>> Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn khi con dưới 1 tuổi: Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo khoản 3, điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định trên chồng sẽ không có quyền đưa đơn ly hôn lên tòa vì con đang dưới 12 tháng tuổi. Nếu như bạn vẫn cố chấp nộp đơn thì tòa án cũng sẽ không giải quyết đơn ly hôn này mặc dù cả hai bên đã thuận tình ly hôn. Vì vậy, chỉ có người vợ mới có quyền yêu cầu làm đơn ly hôn đơn phương. Hoặc nếu không, bạn phải đợi khi con đủ 1 tuổi trở nên thì mới có thể được giải quyết vấn đề ly hôn.
Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định trên, sau khi ly hôn, cả bố và mẹ đều có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn cho đến khi con khôn lớn, trưởng thành. Trước khi tiến hành xét xử tại phiên tòa, Tòa án luôn khuyến khích vợ chồng nên thỏa thuận trước với nhau về vấn đề nuôi con, nghĩa vụ và quyền của hai bên sau khi ly hôn đối với con như thế nào, nếu thỏa thuận được thì tòa án sẽ ra quyết định dựa trên căn cứ của thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nếu hai bên không thể tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về nghĩa vụ đối với con thì Tòa án sẽ tự ra quyết định xem con sẽ do ai trực tiếp nuôi. Tất cả các quyết định của tòa án sẽ đảm bảo tối đa về quyền lợi trên mọi mặt của con. Nếu trong trường hợp, con đủ 7 tuổi trở lên thì mọi quyết định sẽ do con lựa chọn. Nhưng nếu con chưa đủ 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, nếu mẹ không có khả năng nuôi thì quyết định sẽ được giao cho bên còn lại.
Đối với trường hợp của bạn, nếu tòa án giải quyết ly hôn, bạn đã có 1 cháu 23 tháng tuổi và 1 cháu 5 tháng tuổi, cả hai cháu đều đang thuộc trường hợp dưới 36 tháng tuổi nên mẹ sẽ có quyền trực tiếp nuôi cả 2 cháu nếu có đủ điều kiện về kinh tế, thời gian, tình cảm, giáo dục để có thể nuôi dưỡng con tốt nhất. Nếu trong trường hợp, người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ giao quyết định cho bên kia trực tiếp nuôi, cụ thể chính là bạn.
Và căn cứ theo điều 84, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Với điều khoản này, Tòa án sẽ căn cứ về điều kiện của hai bên, nếu mẹ không thể nuôi trực tiếp 2 cháu thì tòa án sẽ có quyết định để cho bạn có quyền nuôi 1 cháu. Tuy nhiên, ly hôn là chuyện không mấy tốt đẹp, để tránh việc ảnh hưởng đến tâm lý của con sau này, các bạn hãy cân nhắc thật kỹ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần được tư vấn về vấn đề con dưới 1 tuổi có được ly hôn không hay, xin vui lòng gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua số điện thoại tổng đài 1900.6174 hoặc qua địa chỉ email Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ tư vấn.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn khi có 2 đứa con thế nào? Tư vấn giành quyền nuôi con từ A-Z
Ai có quyền ly hôn khi con dưới 1 tuổi?
Chị Quỳnh (Hà Nội) có câu hỏi ai có quyền ly hôn khi con dưới 1 tuổi như sau:
Thưa luật sư, hiện tại con tôi đang được 11 tháng tuổi nhưng vì bố của cháu vô tâm, thường xuyên đi chơi bời lăng nhăng từ lúc khi tôi có bầu đến tận bây giờ, bao nhiêu lần nhắc nhở nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật đấy. Không thể chịu được hoàn cảnh này nên tôi quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này để hai bên được thoải mái. Nhưng có lần tôi có đọc được bài viết là con dưới 1 tuổi thì cha mẹ không có quyền ly hôn. Điều này có chính xác không luật sư, con dưới 1 tuổi có được ly hôn không. Nếu trong trường hợp được giải quyết ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì ai sẽ có quyền trực tiếp nuôi con ạ?
>> Tư vấn ly hôn con dưới 1 tuổi ở với ai: Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo khoản 3, điều 51 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định, chồng sẽ không có quyền đưa đơn ly hôn lên tòa vì con đang dưới 12 tháng tuổi. Nếu như bạn vẫn cố chấp nộp đơn thì tòa án cũng sẽ không giải quyết đơn ly hôn này mặc dù cả hai bên đã thuận tình ly hôn. Vì vậy, chỉ có người vợ mới có quyền yêu cầu làm đơn ly hôn đơn phương. Hoặc nếu không, bạn phải đợi khi con đủ 1 tuổi trở nên thì mới có thể được giải quyết vấn đề ly hôn.
Căn cứ theo điều 81, Luật hôn nhân gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cả bố và mẹ đều có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nếu con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động. Lúc này cả bố và mẹ sẽ cùng nhau nuôi dưỡng con cho đến khi con khôn lớn, trưởng thành.
Cũng theo điều khoản và bộ luật này quy định nếu con chưa đủ 36 tháng tuổi thì Tòa án sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con, trừ trường hợp mẹ không có khả năng, điều kiện về tinh thành, kinh tế, giáo dục, tình cảm để nuôi con thì quyết định sẽ được giao cho bên còn lại. Tất cả các quyết định của tòa án sẽ đảm bảo tối đa về quyền lợi trên mọi mặt của con.
Trong trường hợp của bạn, cháu được 11 tháng tuổi nên sẽ được áp dụng theo nguyên tắc như quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Theo đó, tòa án sẽ ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con là do mẹ. Tuy nhiên, quyền trực tiếp nuôi con sẽ bị thay đổi nếu như bạn không có đủ điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục con cũng như bên hai bên có sự thỏa thuận trước đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề ai có quyền ly hôn khi con dưới 1 tuổi. Để biết thêm thông tin hữu ích về ly hôn khi con dưới 1 tuổi hãy liên hệ ngay cho luật sư tại Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ tư vấn, gọi ngay 1900.6174
>>> Xem thêm: Con dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn không và ai được quyền ly hôn
Tư vấn quyền nuôi con 13 tháng tuổi khi vợ chồng ly hôn?
Chị Trang (Thanh Hóa) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, vợ chồng tôi đã thuận tình ly hôn sau 3 năm chung sống. Hiện tại, chúng tôi đang có 1 cháu gái 13 tháng tuổi. Khi ly hôn thì cả 2 bên gia đình đều muốn tranh giành quyền nuôi con và ai cũng nhận là mình có môi trường tốt giúp con phát triển toàn diện. Vì cả hai bên đều có điều kiện kinh tế, tuy nhiên, bố của cháu thường xuyên phải đi công tác xa nên tôi không muốn để con cho bố trực tiếp nuôi. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào đây luật sư, tôi có thể giành quyền nuôi con không ạ?
>> Tư vấn ai bị tước quyền nuôi con khi ly hôn: Gọi 1900.6174
Trả lời
Với câu hỏi của bạn, tôi nhận thấy rằng cháu đang được 13 tháng tuổi, nên nếu xét theo pháp luật thì bạn sẽ có quyền trực tiếp nuôi con, cụ thể như sau:
Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Đối với trường hợp của bạn, cháu đang được 13 tháng tuổi nên sẽ áp dụng theo nguyên tắc như quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Theo đó, tòa án sẽ ưu tiên quyền trực tiếp nuôi con là do mẹ. Tuy nhiên, quyền trực tiếp nuôi con sẽ bị thay đổi nếu như bạn không có đủ điều kiện nuôi dưỡng và giáo dục con cũng như bên hai bên có sự thỏa thuận trước đó.
Mọi vướng mắc về vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi hay ly hôn con dưới 1 tuổi ở với ai, bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại tổng đài pháp luật 1900.6174 hoặc gửi qua địa chỉ email tổng đài để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tận tình và trọn vẹn nhất.
>> Xem thêm: Muốn ly hôn nhưng thương con phải làm thế nào? Có nên ly hôn không?
Tư vấn từ bỏ quyền nuôi con của người giám hộ khi ly hôn?
Chị Mai (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:
Thưa luật sư, tôi và chồng tôi đã ly hôn từ năm 2018, lúc đó con tôi đang được 10 tháng tuổi. Vì theo quyết định của tòa án thì sau khi ly hôn, con sẽ do tôi trực tiếp nuôi dưỡng và giáo dục con, mỗi tháng bố cháu phải chu cấp 1 khoản tiền tương đương 5 triệu đồng để cho con. Nhưng sau 10 tháng chu cấp, bố của cháu đã không còn bất kỳ động thái nào quan tâm đến cháu, bỏ ngơ như không có chuyện gì xảy ra. Vì nhận được lời đề nghị không muốn giám hộ cho con mà bây giờ cũng có điều kiện và muốn con tôi không còn bất kỳ liên quan đến chồng cũ nên tôi muốn xóa bỏ quyền giám hộ của chồng tôi đối với con để không cần phải nhận bất kỳ khoản trợ cấp nào từ bố cháu và tôi cũng muốn đổi tên trong giấy khai sinh cho con. Như vậy bây giờ tôi có quyền xóa tên quyền giám hộ của bố cháu trên giấy tờ và làm lại tên cho con trong giấy khai sinh không và nếu có thì cần những giấy tờ gì ạ?
>> Tư vấn thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi: Gọi 1900.6174
Trả lời
Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy có các vấn đề như sau:
– Thứ nhất, quyền thay đổi người giám hộ
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Thay đổi người giám hộ trong các trường hợp như sau:
” 1. Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
d) Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.”
Trong trường hợp của bạn, chồng không muốn chu cấp cho con sau ly hôn nữa thì đồng nghĩa với việc chồng bạn muốn từ bỏ quyền giám họ của mình đối với con. Nên đối tượng này sẽ thuộc trường hợp người giám hộ đề nghị được thay đổi và đã có người khác thay thế nhận làm giám hộ. Khi đó, vợ chồng bạn sẽ chuyển giao cho người giám hộ mới theo quy định cụ thể như sau:
Căn cứ theo điều 71 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chuyển giao giám hộ của người giám hộ được cử như sau:
+ Khi thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có người giám hộ mới, người đã thực hiện việc giám hộ phải chuyển giao giám hộ cho người thay thế mình.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do chuyển giao và tình trạng tài sản của người được giám hộ tại thời điểm chuyển giao. Người cử người giám hộ, người giám sát việc giám hộ chứng kiến việc chuyển giao giám hộ.
+ Việc chuyển giao giám hộ phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ mới công nhận.”
Theo quy định, nếu bạn đã đồng ý thay đổi người giám hộ thì trong thời hạn 15 ngày, người thực hiện giám hộ cũ phải chuyển quyền giám hộ cho người thay thế mình. Việc chuyển giao giám hộ phải được thành lập bằng văn bản trong nội dung phải ghi rõ lý do hai bên chuyển giao giám hộ là gì, trình trạng tài sản của người giám hộ trong thời điểm chuyển giao là bao nhiêu, nghĩa vụ cụ thể của nguwoif giám hộ là gì. Trong quá trình chuyển giao sẽ được chứng nhận bởi người cử giám hộ và người giám sát để làm nhân chứng nếu sau này có vấn đề xảy ra. Ngoài ra, để tiến hành chuyển giao giám hộ, bạn hãy đến UBND xã/ phường/ thị trấn nơi cư trú của giám hộ mới để được công nhận.
– Thứ hai, quyền đổi tên cho con trong giấy khai sinh
Căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều Điều 27 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Quyền thay đổi họ, tên cho con như sau:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: ” c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;”
Nên trong trường hợp này, bạn là mẹ đẻ của cháu nên sẽ có quyền yêu cầu cán bộ tư pháp đổi họ, tên cho con.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi, xin vui lòng gửi về cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được đội ngũ luật sư của Tổng đài pháp luật hỗ trợ và tư vấn pháp luật dân sự tận tình nhất.
>>> Xem thêm: Chưa ly hôn con có được mang họ mẹ không? – Tổng đài tư vấn 24/7
Quyền nuôi con sau khi ly hôn khi chồng không cho con về?
Chị Thoa (Thái Nguyên) gửi câu hỏi:
Thưa luật sư, 2 năm trước, tôi và chồng cũ có ly hôn, chúng tôi ly hôn khi con dưới 1 tuổi nên quyền nuôi con đã thuộc về tôi. Nhưng đến nay, chồng tôi lấy lý do vì nhớ con được 1, 2 lần tôi đã nhủ lòng nên đã đồng ý, sau vài lần đón nên đã quen, chồng cũ tôi đã tự ý nhận nuôi con, đến nay đã được gần 1 tháng rồi nhưng vẫn không thấy đưa con về. Bây giờ tôi phải làm sao để có thể nhận lại con đây luật sư?
>> Tư vấn vợ có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con sau ly hôn không: Gọi 1900.6174
Trả lời
Căn cứ theo quy định tại điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bố của cháy vấn có quyền được nuôi con, chăm sóc và giáo dục con. Bố có quyền thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của người bố nhưng sẽ không có quyền giữ con quá lâu vì vợ chồng bạn đã ly hôn. Mà thay vào đó, chồng của bạn phải trả lại con cho bạn theo đúng quy định của tòa án. Nếu như bố của cháu muốn được nuôi cháu 1 thời gian thì bạn có thể thương lượng lại với chồng bạn để hai bên có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Nếu trong trường hợp bố của cháu giữ cháu quá lâu, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập và quyền nuôi con của bạn thì bạn có thể báo lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn để được giải quyết vụ việc.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi cần được giải đáp nhanh chóng, hãy nhanh tay nhấc máy lên và gọi điện đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn từ các luật sư chuyên môn của chúng tôi.
>>> Xem thêm: Thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn thế nào?
Dịch vụ tư vấn ly hôn khi con dưới 1 tuổi tại Tổng Đài Pháp Luật?
Khi sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn khi con dưới 1 tuổi của Tổng đài pháp luật, các bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:
– Luật sư tại Tổng đài pháp luật có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn trên thực tế sẽ giúp đỡ các bạn bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp tối đa của vợ chồng khi ly hôn
– Tư vấn tận tình và trọn vẹn vấn đề với nội dung ly hôn khi con dưới 1 tuổi
– Tổng đài pháp luật cam kết tư vấn tận tình, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
– Khi giải quyết vấn đề, các luật sư sẽ đưa ra căn cứ bằng pháp luật để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình huống đang gặp phải.
– Chúng tôi sẽ hỗ trợ trọn gói trong việc soạn thảo đầy đủ hồ sơ và bạn không phải lo lắng về việc hồ sơ là đủ hay thiếu
– Chi phí tư vấn hợp lý và cam kết sẽ không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác trong quá trình tư vấn ly hôn khi con dưới 1 tuổi.
Trên đây là một số lợi ích khi các bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn ly hôn khi con dưới 1 tuổi tại Tổng đài pháp luật. Chúng tôi cam kết những câu trả lời đều có đủ căn cứ pháp lý, khi đến với chúng tôi, các bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
>> Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Qua bài viết trên của Tổng Đài Pháp Luật, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến vấn đề ly hôn khi con dưới 1 tuổi thì phải sao gì. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng từ luật sư chuyên môn về ly hôn khi con dưới 1 tuổi như con dưới 1 tuổi có được ly hôn không hay ly hôn con dưới 1 tuổi ở với ai, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể gửi câu hỏi qua địa chỉ email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn.
Liên hệ với chúng tôi:
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ Luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174