Mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn là văn bản quan trọng và cần thiết được dùng khi hai vợ chồng đã ly hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân cả hai bên muốn thực hiện nghĩa vụ. Trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn chuẩn năm 2022 và thủ tục chia tài sản của vợ chồng nhanh chóng nhất! Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo hotline 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!
Mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
>> Luật sư hướng dẫn chi tiết điền mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Quốc! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Pháp Luật cung cấp cho anh mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn mới nhất hiện nay để anh tham khảo:
>> Tải ngay mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng chuẩn nhất: bien-ban-thoa-thuan-chia-tai-san-cua-vo-chong
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VĂN BẢN THỎA THUẬN
CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG
Tại Phòng Công chứng số …….thành phố Hà Nội (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng), chúng tôi gồm:
Ông:…………………………………………………
Sinh ngày:…………………………………………..
Chứng minh nhân dân số: …… cấp ngày …………
Nơi cấp: ………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)…
Bà: ……………………………………………………
Sinh ngày:
Chứng minh nhân dân số: ……….. cấp ngày ……….
Nơi cấp: …………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:(Trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)
Là vợ chồng theo Giấy đăng ký kết hôn số … ngày … do Uỷ ban nhân dân… cấp.
Nay vì lý do (ghi rõ lý do chia tài sản) ………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
Chúng tôi thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng như sau:
ĐIỀU 1. PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN
Ghi rõ người vợ, người chồng được chia bất động sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng bất động sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu) hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu….
ĐIỀU 2. PHÂN CHIA TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN VÀ CÁC QUYỀN TÀI SẢN
Ghi rõ người vợ, người chồng được chia động sản, quyền tài sản nào (mô tả rõ đặc điểm của từng động sản, quyền tài sản kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu – nếu có) hoặc giá trị phần tài sản.. Các thỏa thuận khác của người vợ, người chồng về thời gian, địa điểm, điều kiện giao nhận tài sản, đăng ký quyền sở hữu (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu)….
ĐIỀU 3. PHẦN TÀI SẢN CÒN LẠI KHÔNG CHIA
Liệt kê các tài sản chung của vợ chồng còn lại không chia (nếu có) kèm giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có).
ĐIỀU 4. CÁC THỎA THUẬN KHÁC
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
ĐIỀU 5. CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
1.Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng chúng tôi và không trái pháp luật;
2. Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành. Những thông tin về tài sản trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;
3. Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;
4. Những thông tin về nhân thân trong Thỏa thuận này là đúng sự thật;
5. Thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;
6. Thực hiện đúng và đầy đủ nội dung thỏa thuận nêu trên;
7. Các cam đoan khác …
8. Văn bản này được lập thành …….. bản, mỗi bản………trang, Phòng Công chứng số………lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày ………
Hà Nội, ngày….. tháng….năm………
Vợ Chồng
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký ghi rõ họ và tên)
Mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn đầy đủ nhất hiện nay thông thường bao gồm những trường thông tin khá phức tạp, vì vậy, trong quá trình điền thông tin, nếu anh gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương có được chia tài sản không?
Thủ tục thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo giấy tờ làm thủ tục thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Trang! Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn dịch vụ của chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia pháp lý, luật sư giàu kinh nghiệm xin trả lời thắc mắc của chị như sau:
Trường hợp anh chị đồng thuận ly hôn, tòa án chỉ thụ lý vụ việc ly hôn thuận tình khi xét thấy việc ly hôn của vợ chồng là tự nguyện và thỏa thuận được với nhau về tài sản và quyền nuôi con. Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”.
Chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ để Tòa án thụ lý hồ sơ ly hôn thuận tình của vợ chồng:
+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và chia tài sản khi ly hôn
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
Nếu không có bản chính thì nộp bản Trích lục và có đơn trình bày về việc không có Giấy đăng ký kết hôn bản chính.
+ Chứng minh thư và sổ hộ khẩu của vợ và chồng (bản sao công chứng)
+ Bản sao giấy khai sinh của con
+ Các giấy tờ về tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, giấy đăng ký xe…(bản sao công chứng)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chị nộp hồ sơ xin ly hôn tại: Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú. Lưu ý nơi cư trú ở đây có thể là nơi chị có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Việc nộp hồ sơ này có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc có thể gửi qua đường bưu điện.
Về thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Căn cứ nội dung tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân năm 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng, cụ thể tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi dựa trên công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về tài sản sẽ được phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng
– Đối với tài sản là bất động sản
Trong trường hợp vợ chồng chị có 2 mảnh đất, anh chị cần lập một “Biên bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung của vợ chồng”. Việc lập biên bản này có thể thực hiện ở UBND xã/ phường hoặc các tổ chức hành nghề công chứng.
Khi lập biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, anh chị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Chứng minh thư và sổ hộ khẩu (bản chính)
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của 01 căn nhà và 02 mảnh đất.
– Đối với tài sản là động sản
Việc thỏa thuận phân chia tài sản là bất động sản của vợ chồng cũng giống với việc phân chia tài sản là bất động sản. Việc thỏa thuận này cũng nên thực hiện ở UBND xã/phường hoặc phòng công chứng. Khi làm thủ tục này anh chị cần có các giấy tờ bản chính của các tài sản là động sản đó để có thể công chứng, chứng thực được thỏa thuận.
Trong quá trình làm thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn, nếu chị còn gặp bất kỳ khó khăn nào khác, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh nhất!
>> Xem thêm: Tài sản trước hôn nhân được xác định và phân chia như thế nào?
Thỏa thuận tài sản khi ly hôn có cần công chứng không?
>> Giải đáp thắc mắc biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn cần công chứng không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hướng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Tổng Đài Pháp Luật! Thắc mắc của anh sẽ được đội ngũ chuyên gia pháp lý của chúng tôi giải đáp như sau:
Trước hết căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự cụ thể:
– Thứ nhất, giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
– Thứ hai, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trong trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngoài ra, tại Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định “Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”
Như vậy đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
Đối với trường hợp anh muốn để lại toàn bộ căn nhà vợ chồng anh đang ở và mảnh đất vợ chồng anh đang đứng tên cho vợ và các con cần phải được công chứng, chứng thực. Nếu thỏa thuận của anh chị không được thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực thì giao dịch này không có giá trị pháp luật.
Theo quy định pháp luật tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 anh cần công chứng hoặc chứng thực biên bản thỏa thuận chia tài sản sau ly hôn để đảm bảo quyền lợi về tài sản không những nhà ở, đất đai mà cả tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu như ô tô.
Vì vậy, sau khi Tòa ra quyết định công nhận tài sản tự thỏa thuận thì anh và vợ cần làm văn bản thỏa thuận tài sản có công chứng hoặc chứng thực để đảm bảo tính pháp lý của sự thỏa thuận tài sản tránh tranh chấp tài sản sau này.
Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy liên hệ ngay đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!
>> Xem thêm: Không đăng ký kết hôn có được chia tài sản không?
Một số câu hỏi liên quan đến thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn
>> Giải đáp thắc mắc chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với ô tô, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Lý Nhã ! Cảm ơn chị đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Sau khi đã nghiên cứu vấn đề chị đang thắc mắc, đội ngũ chuyên gia pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật xin trả lời như sau:
Theo như chị chia sẻ, hiện tại khối tài sản chung của anh chị bao gồm một căn nhà, hai mảnh đất và một số tiền gửi ngân hàng.
Về quyền sử dụng đất
Theo điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau: Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”. Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Theo quy định trên, thỏa thuận chia tài sản gồm 2 mảnh đất chính là một loại hợp đồng, theo đó các loại hợp đồng liên quan đến đất đai sau đây phải công chứng/chứng thực:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Về quyền sở hữu nhà ở
Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở cụ thể:
“Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”
Theo quy định trên, các loại hợp đồng liên quan đến nhà ở sau đây phải công chứng/chứng thực:
– Hợp đồng mua bán nhà ở
– Hợp đồng tặng cho nhà ở
– Hợp đồng đổi nhà ở
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
– Hợp đồng thế chấp nhà ở
– Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.
Như vậy, đối với các giao dịch liên quan đến tặng cho, chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở”.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014, một số trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực hợp đồng bao gồm:
– Tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
– Mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở.
Như vậy, đối với trường hợp của chị, chị cần công chứng biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn bao gồm một căn nhà thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng, hai mảnh đất và tiền gửi ngân hàng. Biên bản chỉ có giá trị khi được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền.
Mọi thắc mắc về mẫu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ ngay hotline 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và giải đáp trong thời gian sớm nhất!
>> Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng và khối tài sản chung của vợ chồng
>> Tư vấn biên bản thỏa thuận nhập tài sản chung của vợ chồng mới nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Quỳnh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Tổng Đài Pháp Luật. Đội ngũ chuyên gia pháp pháp lý giàu kinh nghiệm của chúng tôi xin trả lời thắc mắc của chị như sau:
Thứ nhất, về vấn đề có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của hai vợ chồng không?
Hiện nay, theo quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản sẽ được phân loại thành: tài sản chung và tài sản riêng. Tài sản riêng là tài sản hình thành trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân, hoặc tài sản cho tặng riêng; tài sản chung là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Chị hoàn toàn có thể thỏa thuận để sáp nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của hai vợ chồng.
Chính vì vậy, Luật sư của chúng tôi sẽ cung cấp cho chị mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng chính xác nhất , mẫu này ban hành kèm theo Quyết định số 58/2004/QĐ–UB ngày 15/3/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố để chị có thể tham khảo:
>> Tải ngay mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản chung mới nhất: bien-ban-thoa-thuan-nhap-tai-san-chung
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
THỎA THUẬN
NHẬP TÀI SẢN RIÊNG VÀO KHỐI TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG
Chúng tôi ký tên dưới đây:
Vợ : …………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:
Chứng minh nhân dân số:…………………… do………………………………………………………..
cấp ngày……………… tháng………….. năm…………………………..
Địa chỉ thường trú :…………………………………………………………………………………………………………………………
Chồng :…………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………………………
Chứng minh nhân dân số:…………………… do………………………………………………………..
cấp ngày…………………. tháng………………………………. năm ……………………………….
Địa chỉ thường trú :…………………………………………………………………………………………………………………………
Chúng tôi đã kết hôn từ ngày…. đến nay có Giấy chứng nhận kết hôn số:…. do….. cấp ngày………………..
Chúng tôi xác nhận, Ông/bà……….. có tài sản riêng là………………………………………………..
· Căn nhà toạ lạc tại số: … đường … phường (xã) … quận (huyện) … do được (thừa kế, tặng cho,…)
Đặc điểm căn nhà:
Loại nhà :
Cấu trúc :
Diện tích khuôn viên :
Diện tích xây dựng :
Diện tích sử dụng :
Diện tích trong lộ giới :
Có bản vẽ hiện trạng do Phòng Quản lý đô thị quận (Phòng Xây dựng và Giao thông vận tải huyện) … lập (duyệt) Ngày … tháng … năm …
Nay bằng văn bản này, chúng tôi thỏa thuận như sau:
1. Ông/bà …, đồng ý và tự nguyện nhập tài sản riêng của mình là toàn bộ căn nhà số: … đường … phường (xã) … quận (huyện) …
vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Kể từ ngày hoàn tất việc đăng lý sở hữu chung của vợ chồng đối với căn nhà trên,
Ông … và Bà … là đồng sở hữu căn nhà trên theo quy định Pháp luật.
2.Các tài sản riêng còn lại không được thỏa thuận bằng văn bản này vẫn là tài sản riêng của mỗi người (vợ hoặc chồng).
Chúng tôi cùng tự nguyện xác nhận việc thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực pháp luật nếu có cơ sở xác định nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng này nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản của chúng tôi.
Văn bản này được lập thành … bản, mỗi bản … trang, Phòng Công chứng số … lưu 01 bản, có hiệu lực từ ngày …
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Vợ Chồng
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)
Trong quá trình điền thông tin trong mẫu biên bản thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng, nếu chị gặp bất kỳ vướng mắc nào, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được giải đáp chi tiết nhất!
>> Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện chia tài sản sau khi ly hôn
Bị lừa ký vào biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn có sao không?
Anh Xuân (Tuyên Quang) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi đang có thắc mắc cần luật sư tư vấn. Tôi và vợ có xảy ra mâu thuẫn và quyết định ly hôn vì không thể tự hòa giải được. Trước đó, vợ tôi tạo một biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn. Trong đó ghi rõ toàn bộ tài sản bao gồm căn nhà của 2 vợ chồng, mảnh đất, tiền gửi ngân hàng sẽ được chia cho vợ. Tôi không đồng ý, vì trong đó cũng có công sức đóng góp của tôi nên tôi không ký xác nhận vào thỏa thuận đó.
>> Giải đáp bị lừa ký vào biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn có sao không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Xuân! Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng Đài Pháp Luật. Sau khi đã nghiên cứu vấn đề của anh, đội ngũ chuyên viên pháp lý xin giải đáp vấn đề của anh như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cụ thể như sau: “ Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật”
Theo như quy định trên, trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc phân chia tài sản của vợ chồng phải lập thành văn bản. Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công chứng văn bản hoặc pháp luật có quy định bắt buộc, ở đây tài sản là căn nhà, mảnh đất và tiền gửi ngân hàng thì bắt buộc phải có công chứng.
Văn bản sẽ được công được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ ngày được công chứng theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
1. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
2. Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
3. Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
4. Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp biên bản thỏa thuận trên chưa được công chứng thì văn bản đó chưa phát sinh hiệu lực. Do đó, căn nhà, mảnh đất và tiền gửi ngân hàng vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng bạn trong thời kỳ hôn nhân.
Nếu biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn giữa hai vợ chồng anh đã được công chứng thì việc phân chia tài sản có hiệu lực từ thời điểm văn bản đó được công chứng và tài sản nói trên được xem là tài sản riêng của vợ anh .
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép cụ thể: “ Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu”.
Do đó, nếu trường hợp vợ anh đã công chứng biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, anh hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên biên bản đó vô hiệu do có dấu hiệu lừa dối.
Căn cứ vào quy định trên bạn được quyền chia tài sản là căn nhà trên sau khi ly hôn nếu văn bản thỏa thuận giữa bạn và chồng chưa phát sinh hiệu lực.
>> Xem thêm: Đất bố mẹ cho khi ly hôn chia như thế nào?
Bài viết trên là một số thông tin cơ bản giải đáp vấn đề liên quan tới câu hỏi về biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn và các tình huống xoay quanh. Nếu các bạn gặp bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp. Đội ngũ luật sư giỏi, am hiểu pháp luật của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ giải quyết tận gốc vướng mắc bạn đang gặp phải cho dù là những vướng mắc nhỏ nhất!
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174