Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc được thực hiện như thế nào?

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc là thủ tục pháp lý quan trọng mà mọi người cần nắm bắt, đặc biệt khi các tranh chấp liên quan tới tài sản thừa kế ngày càng phổ biến. Vậy khi không có di chúc, tài sản thừa kế được chia như thế nào? Sau đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về cách chia tài sản thừa kế theo di chúc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãyngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất. 

Tư vấn cách chia tài sản thừa kế theo di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-cach-chia-tai-san-thua-ke-theo-di-chuc

Hướng dẫn cách chia tài sản thừa kế theo di chúc

 

Chị Hà (Thành phố Hồ Chí Minh) có câu hỏi:
Ông bà nội tôi có chung quyền sở hữu một căn nhà ba tầng tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh. Ông bà có ba người con: hai người con trai và một người con gái. Do bị ung thư nên không may bố tôi đã mất từ năm 2018. Đến năm 2021 thì ông nội tôi mất do tuổi già và không để lại di chúc hay trăn trối gì.
Hiện tại, nhà chỉ còn bà nội tôi đã tuổi cao sức yếu và một bác, một cô của tôi. Bà nội tôi rất yêu thương tôi nên có ý định lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của bà cho tôi, nhưng lại gặp sự ngăn cản từ phía cô tôi. Cô tôi đã lấy đi một số giấy tờ quan trọng cần thiết như: Giấy chứng tử của ông nội tôi và bố tôi, sổ đỏ căn nhà của ông bà tôi, sổ hộ khẩu, …Chúng tôi đã cố gắng đòi lại nhưng cô kiên quyết không trả và phản ứng khá gay gắt.
Trong trường hợp thiếu một số giấy tờ như vậy thì chúng tôi phải làm cách nào để lấy lại giấy tờ cho bà và làm cách nào bà có thể lập một di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách chia tài sản thừa kế theo di chúc, gọi 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng Đài Pháp Luật. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết.

Theo đó, do ông nội bạn không để lại di chúc chỉ định về người quản lý tài sản cũng như gia đình bạn không thỏa thuận được về người quản lý tài sản nên khi ông nội bạn chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống là bà nội bạn sẽ quản lý tài sản chung của hai ông bà. Bà nội bạn sẽ được quyền quản lý căn nhà chung tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh theo đúng quy định pháp luật.

Theo quy định Khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật bao gồm:

– Chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản

– Chiếm hữu của người được ủy quyền quản lý tài sản

– Chiếm hữu của người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự hợp pháp

– Chiếm hữu của những người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, bị đánh rơi, bỏ quên, chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm phù hợp với những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật

– Chiếm hữu của người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với những điều kiện nhất định theo quy định pháp luật

Một số trường hợp khác theo quy định pháp luật

Khoản 2 Điều này cũng nêu rõ: việc chiếm hữu không thuộc những trường hợp được quy định trên sẽ là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Theo như thông tin bạn cung cấp, việc cô bạn đã tự ý lấy sổ đỏ căn nhà không thuộc một trong các trường hợp chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật. Vì vậy, hành vi của cô bạn là vi phạm với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể giúp bà làm đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có căn nhà (cụ thể là Tòa án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) để Tòa án có thể xử lý vụ việc.

Đối với việc lập di chúc, bà của bạn có thể lập di chúc trước hoặc sau khi khởi kiện đòi lại giấy tờ. Thời điểm di chúc có hiệu lực là kể từ khi bà bạn mất. Để di chúc hợp pháp, di chúc do bà bạn tạo lập cần đáp ứng các điều kiện lập di chúc như sau:

Người lập di chúc là bà nội bạn phải thể hiện sự minh mẫn, sáng suốt. Trong quá trình lập di chúc, bà bạn không bị bất cứ ai lừa dối hay thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép.

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra, hình thức di chúc phải phù hợp quy định pháp luật trong những trường hợp nhất định.

Theo quy định Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 về những người được hưởng thừa kế tài sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc, bác hoặc cô của bạn nếu thuộc trường hợp con đã thành niên không có khả năng lao động thì vẫn sẽ được hưởng một phần tài sản bằng hai phần ba suất thừa kế khi chia thừa kế theo pháp luật. Như vậy, trong trường hợp bác và cô của bạn có khả năng lao động và hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh thì bà bạn hoàn toàn có thể để lại toàn bộ tài sản cho chị.

Trong quá trình tìm hiểu nội dung về chia thừa kế theo di chúc, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì thì hãy liên hệ ngay Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Tranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc giải quyết như nào?

Anh Minh (Hải Phòng) có câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vụ việc muốn nhờ luật sư giải quyết. Nội dung vụ việc như sau: Bà nội tôi đã mất từ năm 2010. Đến năm 2017 thì ông nội tôi mất. Tài sản của ông gồm năm mảnh đất ở quận Kiến An, Hải Phòng. Trước khi mất, ông tôi có lập di chúc để ghi cách phân chia số tài sản của mình.
Theo đó, bố tôi và hai người dì sẽ được hưởng thừa kế với những phần khác nhau:
Anh Hải (bố tôi) được hưởng thừa kế ba mảnh đất, mỗi dì tôi được hưởng một mảnh. Ba mảnh đất mà bố tôi được hưởng thừa kế do bố tôi quản lý và sử dụng từ lâu.
Mảnh của dì Hà (con gái thứ hai của ông) đã bị dì bán đi từ năm 2018.
Mảnh của dì Mai (con gái út của ông) thì được dì bảo tặng gia đình tôi để thờ cúng các cụ nhưng chỉ nói miệng mà không có giấy tờ gì chứng minh.
Tuy nhiên, tại thời điểm dì Mai nói về việc tặng cho mảnh này có người làm chứng. Đến nay, dì Hà và dì Mai lại kiện bố tôi đòi trả lại mỗi người một mảnh trong ba mảnh mà bố tôi quản lý và sử dụng từ lâu. Liệu gia đình tôi có bị mất hai mảnh đất đó không? Gia đình tôi nên làm gì để giữ lại cả ba mảnh đất? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

 

> Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế theo di chúc nhanh gọn, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành. Với thắc mắc bạn đưa ra, đội ngũ Luật sư, chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra giải đáp như sau:

Theo quy định pháp luật, di chúc hợp pháp khi đáp ứng hai điều kiện sau:

Người lập di chúc phải thể hiện sự minh mẫn, sáng suốt. Trong quá trình lập di chúc, người đó không bị bất cứ ai lừa dối hay thực hiện hành vi đe dọa, cưỡng ép.

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngoài ra, hình thức di chúc phải phù hợp quy định pháp luật trong những trường hợp nhất định.

Di chúc của ông nội bạn đáp ứng được các điều kiện pháp luật quy định nên hoàn toàn hợp pháp.

Về vấn đề thời hiệu thừa kế, Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Thời hiệu để những người được hưởng quyền thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trong trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

Di sản sẽ thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật này

Di sản sẽ thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quản lý di sản

Thời hiệu để bố bạn và hai người dì của bạn yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu ba người được hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của ông anh để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế năm 2017.

Ông nội bạn mất từ năm 2017. Tài sản ông để lại là năm mảnh đất (bất động sản) nên được áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di sản là 30 năm. Thời hiệu mà hai người dì có thể yêu cầu xác nhận quyền thừa kế và bác bỏ quyền thừa kế của bố bạn là 10 năm. Như vậy, hai dì của bạn vẫn có thể yêu cầu xác nhận quyền thừa kế và bác bỏ quyền thừa kế của bố anh.

Tuy nhiên, di chúc của ông nội bạn là hợp pháp theo đúng quy định pháp luật. Việc phân chia tại thời điểm mở thừa kế đều đã cụ thể và rõ ràng, hợp pháp nên trong trường hợp này, hai dì của bạn không có căn cứ để đòi lại hai mảnh đất đang thuộc quyền sử dụng của bố anh.

Nếu cần hỗ trợ trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến quyền thừa kế đất đai, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng mới nhất năm 2022

cach-chia-tai-san-thua-ke-theo-di-chuc-de-lai

Chia tài sản thừa kế khi cha mẹ mất không để lại di chúc

 

Chị Linh (Quảng Trị) có câu hỏi:
Sau khi cưới, bố mẹ tôi có mua được một căn nhà ở Quảng Trị. Bố mẹ tôi có ba người con là tôi và hai anh chị. Ông bà nội tôi vẫn còn sống và ông bà có tám người con (bố tôi và bảy cô chú còn lại). Sổ đỏ của căn nhà đứng tên bố mẹ tôi. Trong hộ khẩu gia đình thì chỉ có tên bố mẹ tôi, tôi và hai anh chị của mình.
Năm 2019, bố tôi mất nhưng không kịp viết di chúc để phân chia tài sản. Năm 2020, mẹ tôi muốn thế chấp căn nhà thì được biết phải xin ý kiến của ông bà nội tôi, tôi và hai anh chị tôi. Bà tôi muốn giữ căn nhà nên không đồng ý. Đến nay, bà nội tôi mất và cũng không để lại di chúc. Tôi muốn hỏi xem căn nhà này có phải chia thừa kế cho bảy cô chú còn lại của tôi hay không? Tôi cảm ơn luật sư.

 

>> Tư vấn cách chia tài sản thừa kế khi cha mẹ mất không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Nội dung thắc mắc trong câu hỏi của bạn được đội ngũ Luật sư, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn đưa ra, căn nhà ở Quảng Trị thuộc sở hữu chung của cha mẹ bạn do mua chung trong thời kỳ hôn nhân. Khi không phân định được đóng góp của mỗi người vào căn nhà, về mặt nguyên tắc, bố bạn và mẹ bạn mỗi người sẽ được chia một nửa giá trị căn nhà. Do đó, sau khi bố bạn mất không để lại di chúc thì một nửa căn nhà thuộc phần của bố bạn sẽ được chia thừa kế theo quy định pháp luật.

Như vậy, mẹ bạn không sở hữu toàn bộ căn nhà nên không có quyền định đoạt hoàn toàn đối với căn nhà, nếu muốn thế chấp căn nhà, mẹ bạn cần được sự đồng ý của ông bà chị, bạn và hai anh bạn của chị.

Đến nay, bà bạn đã mất và không để lại di chúc nên số tài sản của bà chị, bao gồm cả phần tài sản mà bà bạn được hưởng thừa kế từ bố chị, sẽ được chia theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn bao gồm: ông nội chị(chồng); và tám người con của bà nhưng do bố bạn đã mất từ trước đó nên chỉ còn bảy cô chú còn lại được hưởng.

Do bố bạn và bà bạn mất đều không có di chúc nên khi phân chia di sản phải thực hiện phân chia hai lần: trước tiên là phân chia phần tài sản của bố chị, sau đó phân chia phần tài sản của bà chị. Riêng đối với bảy cô chú của chị, họ sẽ chỉ được hưởng phần di sản thừa kế từ bà bạn để lại mà không được hưởng di sản do bố của bạn để lại.

Trong quá trình xác định phần tài sản thừa kế của mỗi người trong gia đình, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn, vướng mắc gì thì hãy liên hệ Tổng Đài Pháp Luật theo đường dây nóng 1900.6174 để được lắng nghe tư vấn của đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

>> Xem thêm: Quyền thừa kế tài sản khi cha mất và quy định bạn nên biết

Chia tài sản thừa kế của ông bà mất không để lại di chúc

 

Anh Long (Quảng Nam) có câu hỏi:
Thưa luật sư, ông bà tôi có năm người con: hai người con trai và ba người con gái. Trong hộ khẩu hiện tại còn bà tôi và ba tôi. Bốn người con còn lại của ông bà hiện đều đã ở riêng. Đến tháng 12 năm 2021 thì ông tôi mất. Khi ông tôi mất không viết di chúc. Tài sản chung của ông bà tôi là ngôi nhà và đất sử dụng để ở. Ông tôi không có tài sản riêng.
Vậy theo luật thừa kế tài sản không di chúc, ông tôi mất mà không để lại di chúc thì cách chia tài sản thừa kế  như thế nào ạ? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

>> Luật sư tư vấn cách chia tài sản thừa kế của ông bà mất không để lại di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, chúc bạn một ngày tốt lành. Dưới đây là tư vấn của Luật sư dành cho câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định pháp luật, di sản để lại thừa kế của một người bao gồm tài sản riêng của người đó và một phần tài sản của họ trong khối tài sản sở hữu chung với người khác. Vì vậy, trong trường hợp của gia đình anh, di sản thừa kế của ông bạn là một phần tài sản của ông trong ngôi nhà và đất sử dụng để ở, thông thường sẽ là một nửa giá trị căn nhà và quyền sử dụng đất.

Theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, do ông bạn không để lại di chúc nên tài sản của ông sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất sẽ bao gồm: bà bạn và năm người con. Như vậy, phần tài sản để lại thừa kế của ông bạn sẽ được chia đều cho 6 người.

Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc, vướng mắc nào liên quan tới cách chia tài sản thừa kế theo di chúc, bạn có thể liên hệ ngay tới hotline Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ nhé!

chia-tai-san-thua-ke-khong-co-di-chuc

>> Xem thêm: Làm sổ đỏ đất thừa kế không di chúc như thế nào?

Trên đây là một số thông tin cần thiết cũng như các quy định pháp luật hiện hành về cách chia tài sản thừa kế theo di chúc. Trong quá trình thực hiện các quy định về vấn đề thừa kế theo di chúc, nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline của Tổng Đài Pháp Luật 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Chúng tôi luôn cử những Luật sư, chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu của bạn để quá trình tư vấn được trọn vẹn nhất.

Trân trọng!