Chồng vay nợ vợ có phải trả? Nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

Chồng vay nợ vợ có phải trả? Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định như thế nào? Chồng nợ tiền bỏ trốn vợ có thể ly hôn không? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp chi tiết về vấn đề chồng vay nợ vợ có phải trả và các tình huống phát sinh liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư chuyên tư vấn luật hôn nhân gia đình hỗ trợ miễn phí và nhanh chóng nhất.

chong-vay-no-vo-co-phai-tra

 

 

Chị Hồng Nhung (Ninh Giang – Hải Dương) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong được hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi và chồng tôi kết hôn được 02 năm nay. Chồng tôi là một người rượu chè, nghiện ngập, hay đánh bài bạc. Đợt vừa rồi chồng tôi đã lấy sổ đỏ của gia đình đi thế chấp ngân hàng để vay nợ cá cược bóng đá. Anh ấy đã thua nặng và bỏ trốn đến nay vẫn chưa thấy về. Cả tôi và gia đình đều không liên lạc được.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: chồng vay nợ vợ có phải trả? Nếu tôi có ý định ly hôn nhưng chồng tôi đang bỏ trốn vì nợ nần thì Tòa án có giải quyết không? Tôi rất mong luật sư tư vấn và giúp đỡ tôi. Tôi xin cảm ơn.

 

Trả lời:

Xin chào chị Hồng Nhung. Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các luật sư chúng tôi phân tích và giải đáp chi tiết thông qua 1 số ý dưới đây.

Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

 

>> Chồng vay nợ mà không cho vợ biết, vợ có phải trả thay không? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí.

Tài sản riêng:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản riêng của vợ, chồng bao gồm:

“…tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; phần tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; phần tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; phần tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và phần tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

Tài sản chung:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

“…tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; phần tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và phần tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất đai mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là phần tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp chồng hoặc vợ được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Mọi vấn đề thắc mắc của bạn về vấn đề này xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất. 

>> Xem thêm: Nợ riêng khi ly hôn xác định như thế nào? Ai có nghĩa vụ trả nợ?

Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng

 

>> Giải đáp chi tiết vấn đề vợ chồng ly hôn có phải chịu trách nhiệm liên đới trả nợ không, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng như sau:

– Nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật thì vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

– Nghĩa vụ do chồng hoặc vợ thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu và sử dụng, định đoạt phần tài sản chung;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng phần tài sản riêng để duy trì, phát triển phần tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con cái gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì cha mẹ phải bồi thường;

– Nghĩa vụ khác theo quy định của các văn bản pháp luật có liên quan

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng được quy định tại Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phần tài sản riêng, trừ các trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa phần tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên vợ/chồng xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của hai vợ chồng.

Nội dung trên là quy định của pháp luật về nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các quy định này và không biết chồng vay nợ vợ có phải trả, hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giải đáp chi tiết và tận tình nhất. 

>> Xem thêm: Cách xác định tài sản chung và tài sản riêng chính xác nhất

 

chong-vay-no-vo-co-phai-tra-khong
Chồng vay nợ, vợ có phải trả?

Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân

 

>> Tư vấn chi tiết cách giải quyết nợ chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo quy định tại Điều 37, Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nguyên tắc giải quyết nợ của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

– Nếu khoản nợ của vợ chồng được xác định là nợ chung trong hôn nhân thì dù xuất phát từ ý chí của chồng hoặc vợ hay cả hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng đều cùng phải trả;

– Nếu khoản nợ là nợ riêng thì dù là khoản nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó sẽ phải tự trả, không phát sinh trách nhiệm liên đới.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp về vấn đề nguyên tắc giải quyết nợ chung và riêng trong thời kì hôn nhân. Trong trường hợp, bạn đọc còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Nợ riêng khi ly hôn xác định như thế nào? Ai có nghĩa vụ trả nợ?

Chồng vay nợ vợ có phải trả không?

 

>> Chồng vay nợ vợ có phải trả không? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận giải đáp miễn phí.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng, cụ thể như sau:

“1. Vợ, chồng hoàn toàn chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch do một bên vợ chồng thực hiện theo như quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc các giao dịch khác mà phù hợp với quy định về phạm vi đại diện quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Các giao dịch tại Điều 37 được xem là hợp pháp như: hợp đồng vay tài sản (vàng, tiền, ngoại tệ…), hợp đồng tín dụng hoặc giấy vay tiền không phân biệt đánh máy hay viết tay do người có đủ năng lực hành vi về dân sự thực hiện việc xác lập.

Ngoài ra, nhu cầu thiết yếu cơ bản của gia đình bao gồm: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình; việc học hành của trẻ nhỏ; tiền ma chay, đám cưới, …

Do vậy, trường hợp người chồng vay nợ để đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cơ bản của gia đình thì người vợ phải chịu trách nhiệm liên đới cùng người chồng để thực hiện trả khoản nợ đó, kể cả sau khi ly hôn, khi bị ngân hàng yêu cầu trả nợ hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Trong trường hợp của chị Hồng Nhung, chị có thể chứng minh được người chồng của mình đã vay số tiền đó chỉ để thực hiện việc chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình chị và chị cũng không biết về số tiền đó. Do đó, chị Nhung không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với chồng thanh toán khoản nợ này khi có yêu cầu thanh toán nợ hoặc bị kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp về vấn đề thắc mắc nghĩa vụ về chồng vay nợ vợ có phải trả? Trong trường hợp, chị Nhung còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Chồng vay tiền cờ bạc vợ có phải trả không? Tư vấn miễn phí

 

chong-vay-no-vo-co-phai-tra-tu-van-nhanh
Chồng vay nợ vợ có phải trả không?

Chồng nợ tiền bỏ trốn vợ có thể ly hôn không?

 

>> Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục ly hôn khi chồng nợ tiền bỏ trốn từ A-Z, liên hệ ngay 1900.6174

Hiện nay pháp luật hiện hành quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, theo đó, vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình, nếu xét thấy hai bên vợ chồng chị thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản khi ly hôn, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con trên cơ sở bảo đảm các quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án nhân dân công nhận thuận tình ly hôn.

Trong trường hợp vợ chồng chị không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận khác nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án nhân dân sẽ giải quyết việc ly hôn. Nếu chị Nhung muốn ly hôn mà người chồng không đồng ý thì chị Nhung vẫn có thể tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên, trường hợp người chồng của chị bỏ trốn quá lâu mà không liên lạc được thì chị Nhung có quyền tuyên bố mất tích theo khoản 1 điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo và tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức gì xác thực về việc còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan, Tòa án nhân dân có thể tuyên bố người đó mất tích.

Trong trường hợp này, nếu chồng chị biệt tích từ 02 năm trở lên thì Tòa án giải quyết cho ly hôn cho chị. Trước tiên chị Nhung cần thực hiện các biện pháp như thông báo và tìm kiếm chồng theo quy định của tố tụng dân sự. Nếu vẫn không có tin tức, sau 2 năm, chị Nhung có thể yêu cầu Tòa án nhân dân nơi hai vợ chồng chị cư trú tuyên bố người chồng chị mất tích và tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn.

Như vậy, trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề ly hôn khi chồng nợ tiền bỏ trốn. Trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn, nếu bạn không hiểu rõ chồng vay nợ vợ có phải trả không, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp luật hỗ trợ kịp thời.

>> Xem thêm: Khi nào nên ly hôn? Tổng đài tư vấn trường hợp vợ chồng nên ly hôn

Dịch vụ luật sư tư vấn về giải quyết tranh chấp tài sản trong hôn nhân gia đình – Tổng Đài Pháp Luật

 

>> Hỗ trợ giải quyết mọi vấn đề tranh chấp tài sản trong hôn nhân và gia đình miễn phí, liên hệ ngay 1900.6174

Dịch vụ luật sư hôn nhân và gia đình của Tổng Đài Pháp Luật

– Luật sư tư vấn và đưa ra hướng giải quyết các tranh chấp về tài sản trong hôn nhân gia đình đúng theo quy định pháp luật hiện hành;

– Tư vấn xác lập hồ sơ, chứng từ, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về tài sản;

– Tư vấn, giải đáp và hướng dẫn giải quyết tài sản trong hôn nhân và gia đình cũng như các quy định pháp luật hiện hành khác liên quan đến hoạt động tranh tụng giải quyết tranh chấp của khách hàng;

– Tư vấn phương án và dự liệu kế hoạch về thời hạn thực hiện các thủ tục và các khoản chi phí cần phải nộp như lệ phí và những khoản phí khác theo quy định của pháp luật;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ tài liệu cần thiết để chứng minh nghĩa vụ về tài sản trong hôn nhân.

Thông tin liên hệ:

Hotline: 1900.6174

Website: https://tongdaiphapluat.vn/

Email: lienhe.luatthienma@gmail.com

luat-su-tu-van-chong-vay-no-vo-co-phai-tra

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề chồng vay nợ vợ có phải trả. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.