Quy định pháp luật đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?

Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không? Có bắt buộc phải nhập hộ khẩu về nhà chồng sau khi đăng ký kết hôn? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong quá trình tìm hiểu pháp luật, bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp kịp thời.

 

Dang-ky-ket-hon-co-can-cat-ho-khau-khong
Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không

 

Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?

 

Chị Tuyết (Hà Nam) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:

Tôi và người yêu tôi quen nhau được 03 năm nay. Sắp tới hai chúng tôi dự định sẽ tiến tới mối quan hệ hôn nhân. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu hay không? Tôi xin cảm ơn và mong Luật sư giải đáp!

 

>> Tư vấn miễn phí đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không, gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn chị Tuyết đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không, Luật sư phân tích và xin đưa ra câu trả lời:

Khi đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ cần phải chuẩn bị giấy tờ theo quy định tại Điều 18, Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014 Khoản 1 Điều 2, Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP bao gồm:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

– Các giấy tờ chứng minh nơi cư trú như sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, các giấy tờ xác nhận cư trú

Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân (đối với công dân Việt Nam) hoặc các giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đối với người nước ngoài);

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được UBND cấp xã nơi hai bên nam nữ này trường trú cấp. Nếu không có nơi thường trú, công dân đó có thể xin giấy này tại UBND cấp xã, phường nơi đăng ký tạm trú. Trường hợp hai bên nam, nữ này có một trong hai hoặc cả hai bên đang công tác, học tập và lao động có thời hạn ở nước ngoài thì sẽ phải nộp thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan chức năng có thẩm quyền đại diện ngoại giao và các Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

– Giấy xác nhận rằng người đó không mắc các bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài (lưu ý chỉ áp dụng đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài).

– Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng.

– Nếu hai bên nam, nữ đã từng ly hôn thì sẽ phải cần thêm bản án/quyết định ly hôn nếu hai bên đã từng ly hôn.

Như vậy, khi làm giấy đăng ký kết hôn, cán bộ Tư pháp – hộ tịch không yêu cầu trong hồ sơ đăng ký có giấy chuyển hộ khẩu, các giấy tờ về giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công dân. Do đó chị Tuyết có thể dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ xác nhận cư trú và chị không phải cắt hộ khẩu khi làm giấy kết hôn.

Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Tuyết. Trong trường hợp, chị còn chỗ nào chưa hiểu, hay có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp.

>> Xem thêm: Đăng ký kết hôn có cần giấy khai sinh không – Hướng dẫn thủ tục

 

Đăng ký kết hôn có cần chuyển hộ khẩu không?

 

Anh Đăng (Ba Vì) có câu hỏi:

“Tôi quen người yêu tôi qua một lần tôi đi công tác ở Đà Nẵng. Sau đó, hai chúng tôi tìm hiểu nhau và dự định tiến tới quan hệ hôn nhân. Cô ấy có hộ khẩu ở Đông Anh. Vậy thưa Luật sư, khi chúng tôi đăng ký kết hôn thì cô ấy có cần chuyển hộ khẩu không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.”

 

>> Có phải chuyển hộ khẩu khi đăng ký kết hôn không? Gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Cảm ơn anh Đăng đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của anh đăng ký kết hôn có cần chuyển hộ khẩu không, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:

Căn cứ theo Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc lựa chọn nơi cư trú của hai anh chị như sau như sau:

Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

– Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng sẽ do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán và địa giới hành chính.

Như vậy, theo quy định nêu trên, pháp luật hiện hành cho phép vợ, chồng sau khi đã đăng ký kết hôn có thể ở tại hai nơi khác nhau.

Đồng thời, nơi cư trú căn cứ theo Luật Cư trú năm 2020 quy định bao gồm nơi thường trú (nơi công dân đó sinh sống ổn định, lâu dài và đăng ký thường trú) hoặc nơi tạm trú (nơi công dân này sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú). Theo Điều 14 của Luật Cư trú năm 2020 cũng quy định về vợ, chồng có thể có các nơi cư trú khác nhau dựa theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Vậy nên, từ các căn cứ và quy định nêu trên vợ chồng anh Đăng hoàn toàn có quyền tự định đoạt nơi mình tạm trú/thường trú sau khi kết hôn mà không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, trên thực tế, việc chuyển hộ khẩu của vợ chồng để về cùng một nơi là nơi thường trú sẽ tạo ra điều kiện để đơn giản hóa các giấy tờ trong một số thủ tục sau như sau: Nhập học cho con cái sau này, mua bán chuyển nhượng phần tài sản có đăng ký…hoặc để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuận tiện theo dõi và quản lý.

Tuy không ở cùng nơi thường trú nhưng vợ chồng sẽ vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 như phải thương yêu chung thủy, tôn trọng, chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ và thực hiện các công việc trong gia đình,…

Như vậy pháp luật hiện hành không cấm việc vợ, chồng sau khi đã đăng ký kết hôn với nhau không cùng chung nơi thường trú (không chung sổ hộ khẩu). Việc lựa chọn nơi ở của hai bên vợ, chồng sau kết hôn sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận. Vì thế, sau khi đã kết hôn, vợ của anh Đăng không bắt buộc phải chuyển khẩu về bên nhà chồng.

Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của anh Đăng. Nếu anh có bất cứ thắc mắc nào khác cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022

co-can-nhap-ho-khau-ve-nha-chong-sau-khi-ket-hon
Có cần nhập hộ khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn

 

Có phải nhập khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn không?

 

Chị Lan (Ba Đình – Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:

Em và anh ấy là đồng nghiệp với nhau trong một cơ quan. Qua một thời gian hẹn hò, chúng em quyết định sẽ tiến tới cuộc sống hôn nhân. Hộ khẩu anh thì ở quận Long Biên, còn em thì ở Ba Đình. Vậy thưa Luật sư, em có phải nhập khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn không? Em mong muốn Luật sư tư vấn và hỗ trợ em. Em xin cảm ơn.

>> Có bắt buộc phải nhập khẩu sau khi kết hôn không? Gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào chị Lan! Cảm ơn chị đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi của chị về có phải nhập hộ khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn, dựa theo quy định pháp luật hiện hành Luật sư đưa ra câu trả lời như sau:

Một trong số những nghĩa vụ khi hai bên nam, nữ chính thức trở thành vợ chồng của nhau theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là sống chung với nhau, trừ trường hợp hai bên vợ chồng này có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, học tập, công tác, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và lý do chính đáng khác.

Dù là nghĩa vụ, nhưng theo Điều 20 Luật này cũng quy định thêm rằng, về việc lựa chọn nơi cư trú của hai bên vợ chồng sẽ do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi các phong tục, tập quán và địa giới hành chính.

Và khi đã là vợ, chồng với nhau dù 2 người này ở hai nơi khác nhau nhưng vẫn phải đáp ứng và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo quy định pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo Điều 14 của Luật Cư trú năm 2020 cũng quy định về nơi cư trú của vợ, chồng, cụ thể như sau:

– Nơi cư trú của hai bên vợ, chồng là nơi vợ, chồng họ thường xuyên chung sống

– Vợ, chồng hoàn toàn có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 20 của Luật Cư trú năm 2020 quy định về trường hợp vợ về ở với chồng tại chỗ ở hợp pháp thì không thuộc quyền sở hữu của mình sẽ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp nhà chồng này đồng ý.

Như vậy, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành nêu trên thì chị Lan không phải nhập hộ khẩu về nhà chồng sau khi đã kết hôn. Ngoài ra, trong trường hợp bạn nhập hộ khẩu về nhà chồng thì phải được chủ hộ nhà chồng đồng ý về việc nhập hộ khẩu này.

Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc trên của chị Lan. Nếu trong quá trình tìm hiểu quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này mà chị có chỗ nào chưa hiểu, hãy gọi ngay cho chúng tôi đến số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư giải đáp chi tiết!

>> Xem thêm: Đăng ký kết hôn có cần hộ khẩu không? – Thủ tục đăng ký kết hôn

 

Nhập khẩu có cần giấy đăng ký kết hôn không?

 

Anh Tân (Thanh Hóa) có câu hỏi:

Tôi có vấn đề thắc mắc mong muốn được tư vấn như sau:

Tôi và vợ tôi đã sống chung với nhau được 01 tháng nhưng chưa đăng ký kết hôn. Theo đó, tôi thì ở Thanh Hóa, vợ tôi lại ở Nghệ An. Vợ tôi dự định sẽ chuyển hộ khẩu về gia đình nhà chồng ở Thanh Hóa. Vậy thưa Luật sư, theo quy định pháp luật hiện hành, nhập khẩu có cần giấy đăng ký kết hôn không? Tôi mong Luật sư giải đáp thắc mắc vấn đề trên. Tôi xin cảm ơn Luật sư!

>> Chưa đăng ký kết hôn có tiến hành nhập khẩu được không? Gọi ngay 1900.6174 

Phần trả lời của Luật sư:

Chào anh Tân! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các Luật sư chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:

Đối với trường hợp của anh Tân, thì vợ anh có thể đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp (là nhà chồng) khi được các chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú năm 2020, khi người vợ nhập khẩu về với chồng thì cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

– Tờ khai thay đổi về thông tin cư trú, trong đó cần phải ghi rõ ý kiến đồng ý của chủ hộ và chủ sở hữu nhà ở hợp pháp hoặc người ủy quyền về việc cho việc đăng ký thường trú tại địa chỉ đó trừ trường hợp đã có văn bản đồng ý.

– Giấy tờ và tài liệu chứng minh quan hệ vợ, chồng với chủ hộ, các thành viên hộ gia đình trừ trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu về cư trú đã có thông tin này.

Các giấy tờ và tài liệu chứng minh quan hệ vợ, chồng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 62/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của hai vợ chồng

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã/cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã – nơi cư trú của vợ, chồng.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, vợ, chồng cần phải nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan đăng ký thường trú nơi mình đang cư trú. Anh, chị có thể nộp hồ sơ lên Công an cấp xã, phường thị trấn hoặc Công an cấp huyện, quận, thị xã, thành phố (Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020)

Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên thì trong trường hợp vợ anh Tân nhập khẩu về nhà chồng hay ngược lại thì giấy đăng ký kết hôn này là một trong những loại giấy tờ cần thiết để chứng minh quan hệ vợ, chồng của hai anh, chị.

Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về câu hỏi của anh Tân. Trong trường hợp, anh còn chỗ nào chưa hiểu, hay có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp.

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174  để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.