Di chúc viết tay và quy định mới nhất của pháp luật năm 2024

Di chúc viết tay là chủ đề được nhiều người quan tâm. Việc nắm được những quy định về thủ tục lập di chúc sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho người thừa kế. Giá trị pháp lý của việc viết di chúc là gì? Các điều kiện để di chúc viết tay được công nhận hợp pháp là gì? Hãy cùng Tổng đài pháp luật tìm hiểu về các vần đề này trong bài viết dưới đây. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến các vấn đề pháp lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp.

>>Tư vấn quy định mới nhất về di chúc viết tay, gọi ngay 1900.6174

di-chuc-viet-tay

Di chúc viết tay có giá trị pháp lý không?

 

Anh Mạnh (Hà Nội) có câu hỏi:

Xin chào Tổng đài. Bố tôi trước khi mất có để lại cho tôi di chúc viết tay. Theo bản di chúc này bố tôi để lại phần tài sản là nhà đất và 328m2 đất trồng cây ăn quả ở quê cho tôi. Thời điểm bố tôi viết di chúc có điểm chỉ, ký tên và có 5 người làm chứng. Tuy nhiên, lúc bố viết di chúc thì đang ở trên Hà Nội cùng với tôi nên không xin được xác nhận của địa phương ở quê. Bố tôi đã mất cách 6 tháng. Đến nay, anh trai tôi muốn về quê lấy lại toàn bộ số đất trồng cây của bố. Vậy tôi cần làm như thế nào để giải quyết vấn này? Bố mẹ tôi chỉ có hai anh em trai. Tôi xin cảm ơn.

 

>> Di chúc viết tay có hiệu lực không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:
Điều kiện để bản di chúc hợp pháp được quy định đầy đủ tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật…”

Trong trường hợp này của bạn, di chúc do bố bạn không được công chứng nhưng nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện trên về người lập di chúc tại thời điểm lập thì di chúc của bố bạn vẫn được coi là hợp pháp. Di chúc viết tay đó có đầy đủ chữ ký và điểm chỉ của bố bạn nên nó hoàn toàn hợp pháp.

Ngoài ra, bố bạn đã mất cách đây 6 tháng. Theo quy định của pháp luật, thời điểm di chúc có hiệu lực là thời điểm người để lại di sản thừa kế mất. Vì vậy trường hợp này của bạn đã có hiệu lực. Bạn có các quyền và nghĩa đối với phần di sản mà mình được thừa kế. Bạn cần tiến hành làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết để thừa kế phần di sản này.

Việc anh bạn muốn về quế lấy lại toàn bộ mảnh đất trồng cây đó là hành động trái pháp luật. Bạn có thể làm đơn khởi kiện để được giải quyết vấn đề này. Nếu có gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174.

>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự

Các điều kiện để di chúc viết tay hợp pháp

 

Chị Liên (Hà Nam) có câu hỏi:

Hiện nay tôi đang sinh sống cùng gia đình tại Hà Nam. Ông tôi mất cách đây 1 năm. Trước khi mất, để tránh việc tranh giành giữa các con cháu nên ông tôi có viết một bản di chúc bằng tay về việc phân chia này. Trong bản di chúc ông có quyết định để lại ngôi nhà ông đang ở cho chú tôi để thuận tiện cho việc thờ cúng. Còn một mảnh đất nông nghiệp trồng lúa với diện tích 426m2 sẽ chia đều cho 5 người con còn lại.

Khi ông viết di chúc có sự chứng kiến của 4 người, đồng thời ông đã điểm chỉ và ký tên vào bản di chúc. Hiện nay, gia đình tôi muốn dựa vào di chúc của ông để phân chia tài sản. Nhưng nghe một số bạn tôi nói thì di chúc bằng tay không được công nhận. Vậy tôi muốn hỏi điều kiện để di chúc bằng tay hợp pháp là gì? Tôi xin cảm ơn.

 

>>Điều kiện cần có để di chúc viết tay hợp pháp, gọi ngay 1900.6174

 

Điều kiện về người lập di chúc

Người lập di chúc cần đảm bảo các điều kiện sau về chủ thể để bản di chúc được công nhận là hợp pháp. Điều kiện này được quy định cụ thể trong Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015.

Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự như:

+ Người đã thành niên, trong quá trình lập di chúc cần minh mẫn, sáng suốt, không bị ai lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép thì sẽ có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình

+ Người lập từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, khi lập di chúc cần có được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Điều kiện về nội dung di chúc

Di chúc được viết tay cần đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.”

Ngoài những nội dung trên, người lập di chúc có thể tiến hành thêm một số nội dung khác như: Di sản được dùng vào việc thờ cúng hoặc di tặng. Vấn đề này được quy định tại Điều 645 và Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015, trong quá trình lập di chúc cần lưu ý những điểm sau:

+  Trong quá trình viết tay di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng các ký hiệu.

+  Với di chúc nhiều trang thì cần tiến hành ghi số thứ tự để tránh trường hợp có những trang bị xé hoặc bị mất gây khó khăn có việc giải thích, dễ phát sinh việc tranh chấp

+  Nếu di chúc có sự sửa chữa hoặc tẩy xóa thì cần phải có chữ ký của người tự viết hoặc chữ ký của người làm chứng bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

+  Bên cạnh đó, nội dung di chúc cũng không được vi phạm pháp luật và đạo đức của xã hội.

Điều kiện về hình thức di chúc

Di chúc viết tay cũng là một hình thức của di chúc bằng văn bản. Vì vậy, hình thức của di chúc viết tay cũng cần phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ nhất, di chúc viết tay không có người làm chứng

+  Trong trường hợp này, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc

+  Việc lập di chúc bằng tay không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Thứ hai, di chúc viết tay có người làm chứng

+  Nếu người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tiến hành đánh máy hoặc nhờ người khác đánh máy hoặc viết bản di chúc, nhưng cần phải có ít nhất 02 người làm chứng.

+  Hai người làm chứng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi nhân sự và không thuộc người thừa kế hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc chia thừa kế. Quy định này nhằm đảm bảo thể hiện được đúng ý chí của người lập di chúc và những người làm chứng sẽ không bị ảnh hưởng bởi lợi ích.

Xác nhận việc lập di chúc

Cuối mỗi di chúc viết tay, phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trong trường hợp có người làm chứng thì cần có thêm sự xác nhận và chữ ký của họ trong di chúc. Đây là yếu tố để đảm bảo rằng di chúc thể hiện đúng ý chí của người lập.

Như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bản di chúc của ông bạn đã có chữ ký và điểm chỉ. Khi lập di chúc còn có sự làm chứng của 4 người. Dựa vào những điều kiện trên thì bản di chúc của ông bạn là di chúc hợp pháp. Gia đình bạn có thể đến các cơ quan có thẩm quyền nộp hồ sơ, thủ tục liên quan để hưởng thừa kế.

 

dieu-kien-di-chuc-viet-tay-co-hieu-luc

Mẫu di chúc viết tay mới nhất hiện nay

 

Anh Linh ( Hà Tĩnh) có gửi câu hỏi:

Xin chào Tổng đài, tôi năm này đã hơn 35 tuổi và đang làm việc tại Hà Tĩnh. Ông tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi. Ông có một mảnh đất với diện tích 534m2. Ông bà tôi có 5 người con gồm 4 bác gái của tôi và bố tôi. Các bác gái của tôi thường xuyên xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai. Ông tôi đang muốn lập một bản di chúc để lại tài sản cho con cháu. Vậy tôi có thể xin mẫu di chúc không? Tôi xin cảm ơn.

 

>>Hướng dẫn viết mẫu đơn di chúc viết tay nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

MẪU DI CHÚC VIẾT TAY

Download (DOCX, 10KB)

Chúng tôi đã tiếp nhận và xin đưa ra mẫu di chúc viết tay như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————

DI CHÚC

Hôm nay, ngày…..tháng….năm…..,vào lúc… giờ ….phút, tại ……..…………………

Tôi tên là: ……………………………………..……………….……………………………

Sinh Ngày:…………………………………………………………………………………..

CMND/CCCD số …………..Nơi cấp: ……………….Ngày cấp:……………………….

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….……………………

Chỗ ở hiện tại:………………..……………………………………………………………

Tôi lập Di chúc này trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt và không chịu sự đe dọa, cưỡng ép của bất kỳ ai như sau:
Tôi là chủ sở hữu tài sản gồm:

1………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………..

3………………………………………………………………………………………..

Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ……..

………………………………………………..………………………………………..

Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:

Sau khi tôi qua đời:

Họ và tên Ông (Bà)……………………………………………………………………..

Sinh Ngày:……………………………………………….……………………….…….

CMND/CCCD số:…………………………Nơi cấp:………….……….Ngày cấp:….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:………………………………………………………………………….

sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại. Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.

(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).

Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:

1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………

Sinh Ngày:……………………………………………..……………………….……..…

CMND/CCCD số:…………………..Nơi cấp:…………….……. Ngày cấp:………..

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………….……………

Chỗ ở hiện tại:…………………………………………………………………..……….

2. Họ và tên: ………………………………………………………………….…………

Sinh Ngày:………………………………………….……………………………..……..

CMND/CCCD số:…………….Nơi cấp:………Ngày cấp:……………………………

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………
Chỗ ở hiện tại:………………………………………………..…………………………

Hai nhân chứng trên không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang./.

………ngày … tháng … năm ……

Nhân chứng 1

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Nhân chứng 2

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Người lập Di chúc

(Ký và ghi rõ họ và tên)

Nếu còn bất kỳ khó khăn nào trong việc điền vào đơn di chúc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 hoặc qua địa chỉ email để nhận được sự hỗ trợ.

 

Xem thêm: Mẫu di chúc thừa kế tài sản, đất đai viết tay, đánh máy hợp pháp 2022

Có thể công chứng di chúc viết tay không?

 

Chị Hoa ( Hà Nội) có câu hỏi:

Bố tôi mới mất đầu năm 2021. Trước khi mất bố tôi có để lại bản di chúc viết tay phân chia tài sản của bố cho các con. Bố tôi có một ngôi nhà cho thuê với diện tích 275m2 cùng một khoản tiết kiệm. Bây giờ, anh em tôi muốn thực hiện ý nguyện trong di chúc của bố. Nhưng tôi nghe nói di chúc viết tay không công chứng thì không có hiệu lực. Vậy tôi muốn hỏi có cần công chứng di chúc viết tay không? Thủ tục để đi công chứng như thế nào? Tôi cảm ơn.

 

>>Có thể công chứng di chúc viết tay không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện để di chúc hợp pháp bao gồm:

“a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật…”

Vì vậy, nếu di chúc có đầy đủ chữ ký, điểm chỉ của bố bạn thì di chúc đó hoàn toàn hợp pháp. Nếu bạn muốn đi công chứng di chúc thì cần thực hiện chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Dự thảo di chúc

– Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định. Tài sản mà pháp luật quy định phải được đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Trên đây là một số hồ sơ cần thiết cho việc công chứng di chúc. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ này, bạn có thể đem đến nộp cho cơ quan có thẩm quyền để xác nhận và tiến hành chứng thực di chúc.

 

Xem thêm: Di chúc có người làm chứng hay không? Quyền thừa kế di sản?

Giải quyết thế nào khi có người không chấp nhận di chúc?

 

Chị Nga (Hải Phòng) có câu hỏi:

Năm 2019, các bác và bố tôi đã thỏa thuận là ai chăm sóc ông nội tôi thì sẽ được hưởng mảnh đất của ông bà. Do sông cùng ông trong ngôi nhà này, bố tôi có nhận nhiệm vụ chăm ông. Vì vậy, ông tôi đã viết di chúc để lại mảnh đất này cho bố tôi với sự đồng ý của các bác. Tuy nhiên, năm 2020, ông nội tôi mất. Đến nay, gia đình tôi mới làm giấy tờ nhận thừa kế và xin cấp sổ đỏ cho mảnh đất của ông nội. Tuy nhiên, khi làm thủ tục thì bác cả tôi không đồng ý giáo mảnh đất này cho bố tôi. Ủy ban xã nói là phải lấy đủ chữ ký của các bác và bố tôi mới làm được thủ tục. Trong suốt quá trình, gia đình tôi vẫn sinh sống ổn định trên mảnh đất mà ông để lại. Vậy tôi muốn hỏi, bác cả tôi có vi phạm pháp luật trong trường hợp này không và yêu cầu của ủy ban xã là có đúng hay không?

 

>>Cách giải quyết khi có người không chấp nhận di chúc là gì? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Hiện nay không có quy định về vấn đề gây cản trở cho việc làm thủ tục chuyển giao sổ đỏ, vì vậy trong trường hợp của bạn, không thể coi đây là hành vi gây cản trở cho việc sử dụng đất. Cho nên không có cơ sở để phạt bác cả của bạn. Gia đình bạn có thể tiến hành trao đổi và thương lượng với bác cả để quá trình làm thủ tục diễn ra nhanh chóng.

Theo quy định của Luật đất đai năm 2013 về điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

“2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

Như vậy, một trong những điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất đó không xảy ra hiện tượng tranh chấp. Vì vậy, việc xã yêu cầu chữ ký của toàn bộ các con của ông là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Đây được coi là một căn cứ để xác thực việc mảnh đất này không có sự tranh chấp.

Các con có được cùng tham gia soạn di chúc thừa kế không?

 

Chị Lan (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

Thưa tổng đài, bố tôi có 4 người con gồm 3 anh trai và tôi là con út. Sau một thời gian làm việc, bố tôi có một khoản tiết kiệm khoảng 900 triệu đồng. Bố tôi muốn để lại tài sản này cho các cháu. Vậy khi bố tôi lập di chúc, các con có quyền tham gia không vì tôi muốn cháu trưởng của gia đình tôi được hưởng hết số tài sản đấy? Vì cháu trưởng sau này sẽ chịu trách nhiệm trong việc thờ cúng ông bà. Tôi xin cảm ơn.

 

>>Các con có quyền tham gia soạn di chúc không? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Khái niệm về di chúc được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015:

“Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Một trong những điều kiện để bản di chúc hợp pháp là:

“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”

Vì vậy, di chúc là yếu tố thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi mất. Theo quy định, các con không có quyền tham gia vào việc lập di chúc của bố. Tại thời điểm bố bạn lập di chúc còn minh mẫn, sáng suốt không chịu sự lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép của bất kỳ ai thì bản di chúc vẫn có hiệu lực.

Do vậy, nếu bạn muốn cháu trưởng được hưởng hết phần tài sản thừa kế của ông thì có thể trao đổi với bố bạn về vấn đề này, từ đó đưa ra cách phân chia hợp lý nhất. Điều này để tránh sự tranh chấp không đáng có xảy ra sau này.

 

cac-con-co-quyen-tham-gia-soan-thao-di-chuc-viet-tay-khong

Tư vấn cách chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật?

 

Anh Tuấn (Nghệ An) có gửi câu hỏi:

Chào Tổng đài, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giải đáp từ Tổng đài. Hàng xóm của tôi ông Hoàng có một người con trai là anh Minh và một người con gái đã đi lấy chồng xa. Anh Minh có lấy vợ cùng xóm và sinh được 2 người con gồm một trai và một gái. Tháng 8/2019 ông Hoàng có lập một bản di chúc chia cho anh Minh 650 triệu đồng và cho con gái của ông Hoàng 420 triệu đồng, còn lại 540 triệu đồng để lại cho bà Loan là vợ của ông Hoàng.

Tuy nhiên, tháng 5/2020, anh Minh gặp tai nạn lao động và không qua khỏi. Anh Minh lúc đó chưa lập gia đình và chưa có con. Một năm sau thì ông Hoàng cũng mất vì bệnh ung thư. Đến thời điểm bây giờ gia đình của ông Hoàng vẫn chưa biết chia tài sản của ông Hoàng như thế nào. Vì vậy, tổng đài có thể tư vấn cho tôi về việc phân chia tài sản này được không? Ông Hoàng có tổng tài sản khoảng 2 tỷ đồng. Tôi cảm ơn.

 

>>Tư vấn cách phân chia thừa kế nhanh chóng, hiệu quả. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp, tài sản 2 tỷ là của một mình ông Hoàng, không phải là tài sản chung của hai vợ chồng ông Hoàng. Trong di chúc của mình, ông Hoàng chỉ chia số di sản 1, 61 tỷ còn lại 390 triệu của ông Hoàng sẽ được chia theo pháp luật.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”

Việc phân chia tài sản được quy định của thể tại Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Theo đó, anh Minh mất trước thời điểm di chúc có hiệu lực nên phần di chúc về việc chia tài sản cho anh Minh bị vô hiệu hóa. Phần di sản chia cho con gái và vợ ông Hoàng vẫn có hiệu lực.

+ Phần di sản được chia theo pháp luật là: 2 – 0,65= 1,35 tỷ

+ Theo quy định thì mỗi suất di sản thừa kế bằng nhau. Mỗi suất có giá trị là: 1,35 tỷ :2 = 675 triệu đồng.

+ Vì vậy, con gái ông Hoàng sẽ được hưởng: 420 + 675 = 1,095 tỷ

+ Bà Loan sẽ được hưởng: 540 + 675 = 1,215 tỷ

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào trong việc chia tài sản thừa kế theo di chúc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 hoặc qua email để được tư vấn.

 

Xem thêm: Mẫu di chúc không cần công chứng, chứng thực đúng quy định pháp luật

 

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về di chúc viết tay sẽ giúp đảm bảo được quyền lợi trong việc phân chia tài sản của bạn. Để biết thêm các quy định và các vấn đề pháp lý khác, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tổng đài pháp luật của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ. Với đội ngũ luật sư cùng các chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho các bạn.