Đơn kháng cáo bản án, quyết định của toàn án mới nhất 2024

Đơn kháng cáo là một trong những loại văn bản thường thấy trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Khi một bên chủ thể thấy rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm hoặc vụ việc của mình đang được xử lý không thỏa đáng thì họ sẽ có quyền kháng cáo lại quyết định, bản án sơ thẩm của Tòa án. Để có thể bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình, ta cần phải nắm rõ những quy định về loại đơn này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp khái niệm, mẫu đơn và cách điền đơn kháng cáo theo đúng quy định của pháp luật. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Tư vấn quy định về Đơn kháng cáo, Gọi ngay 1900.6174 

 

tu-van-quy-dinh-ve-don-khang-cao

 

Đơn kháng cáo là gì?

 

>> Đơn kháng cáo là gì? Gọi ngay 1900.6174 

 

Kháng cáo là một trong những quyền của đương sự và các chủ thể khác được pháp luật quy định. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa án cấp sơ thẩm thì họ sẽ có quyền nộp đơn kháng cáo bản án, quyết định trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày tòa án ra bản án.

Do đối tượng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh ở mỗi lĩnh vực là khác nhau nên những chủ thể có quyền kháng cáo trong mỗi lĩnh vực dân sự và hình sự cũng khác nhau.

Trong lĩnh vực dân sự, Luật Tố tụng dân sự có quy định về quyền kháng cáo như sau: đương sự, người đại diện theo pháp luật của đương sự, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp tiến hành khởi kiện thì sẽ có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm.

Còn trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì những chủ thể có quyền kháng cáo rộng hơn, bao gồm:

– Bị cáo và người đại diện theo pháp luật của bị cáo (trường hợp bị cáo là người chưa thành niên);

– Bị hại và người đại diện theo pháp luật của người bị hại;

– Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo (trong trường hợp bị cáo là người chưa thành niên hoặc bị hạn chế năng lực hành vi)

– Đương sự dân sự và người đại diện theo pháp luật của họ…

Đơn kháng cáo có thể được hiểu là văn bản, trong đó chủ thể có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của bản thân về những quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định và ra đề nghị Tòa án cấp trên xem xét lại bản án, quyết định đó.

Quyền kháng cáo của người tham gia tố tụng chỉ được thực hiện đối với những trường hợp các bản án, quyết định của Tòa án chưa phát sinh hiệu lực pháp luật, thường thì trong khoảng 15 ngày kể từ ngày mà tòa án cấp sơ thẩm ra bản án thì người tham gia tố tụng hoặc những chủ thể khác theo quy định của pháp luật có quyền kháng cáo.

Trong trường hợp người có quyền kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án cấp sơ thẩm thì thời hạn để người có quyền kháng cáo rút ngắn còn 7 ngày kể từ ngày chủ thể nhận được quyết định của Tòa án.

Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu cục thì thời điểm kháng cáo sẽ bắt đầu được xác định từ ngày bưu cục nơi gửi được đóng dấu trên phong bì.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bị quá thời hạn kháng cáo mà vì lý do chính đáng thì đơn kháng cáo vẫn được chấp nhận.

Mọi thắc mắc về đơn kháng cáo theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị uy tín chuyên tư vấn luật trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật. Mọi vướng mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết từ luật sư!

Mẫu đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án về vụ việc dân sự

Mẫu Đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm

 

>> Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm mới nhất năm 2022,  Liên hệ ngay 1900.6174

 

Download (DOCX, 12KB)

 

Đơn kháng cáo của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự khi muốn kháng cáo được lập theo mẫu số 54-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm……

ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1)

Người kháng cáo: (2)

Địa chỉ: (3)

Số điện thoại:………………………………/Fax:

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Kháng cáo: (5)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Lý do của việc kháng cáo:(6)…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)……………………………………………………………………………………….

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)……………………………………………………………………………….

1…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

 

 

Mọi thắc mắc về mẫu đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án về vụ việc dân sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

 

Hướng dẫn viết đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm

 

Anh Quốc Bảo (Thái Bình) có câu hỏi:

“Tôi là công nhân của một công ty giày dép, vì bị cho thôi việc không đúng với quy định của pháp luật nên tôi đã kiện công ty này ra Tòa. Sau đó, bản án của Tòa tuyên công ty này phải bồi thường cho tôi, vì cảm thấy việc bồi thường thôi là chưa đủ nên tôi muốn kháng cáo lại bản án này. Vì không biết viết đơn kháng cáo vụ án như thế nào nên tôi mong được hướng dẫn viết đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm. Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Hướng dẫn viết đơn kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm đúng quy định, Liên hệ ngay 1900.6174

 

Xin chào anh Bảo! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Đơn kháng cáo vụ án dân sự cấp sơ thẩm được lập theo mẫu số 54-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể được viết như sau:

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án dân sự đó. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần phải ghi rõ Tòa án nhân dân huyện đó là huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh TB;

Trong trường hợp Tòa xử cấp sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần phải ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu điện thì cần phải ghi cụ thể địa chỉ của Tòa án.

(2) Trong trường hợp người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ họ tên của cá nhân đó; trường hợp người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi đầy đủ họ, tên của cả người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo và của người kháng cáo ủy quyền cho người khác kháng cáo.

Trong trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì phải ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi đầy đủ họ tên và chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó ủy quyền cho người khác thực hiện kháng cáo thì ghi đầy đủ họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác thực hiện kháng cáo.

Ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty Z do ông Nguyễn Văn B, Giám đốc là đại diện theo pháp luật.

(3) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân thì phải ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú

Ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D

Trường hợp chủ thể kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì phải ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

Ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 30 phố CL, quận CG, thành phố H.

(4) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện kháng cáo

Ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về lao động;

Là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn A trú tại nhà số 43 phố Y, quận X, thành phố H theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…;

Là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty A do ông Nguyễn Văn B – Tổng Giám đốc đại diện theo pháp luật theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm….

(5) Ghi cụ thể là kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc kháng cáo phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật đó.

Ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 02/2022/ DS-ST ngày 15-01-2022 của Tòa án nhân dân huyện G.

(6) Ghi rõ lý do tiến hành kháng cáo bản án, quyết định đó.

(7) Ghi cụ thể mỗi vấn đề mà người thực hiện kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trong trường hợp có những tài liệu, chứng cứ bổ sung thì cần phải ghi đầy đủ tên những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo nhằm chứng minh cho kháng cáo của mình là có cơ sở, căn cứ và hợp pháp

Ví dụ: những tài liệu kèm theo đơn gồm có:

1) Bản sao Giấy xác nhận nợ có công chứng

2) Bản sao Giấy đòi nợ có công chứng,..

(9) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân thì cần phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo đó.

Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo đó ký tên, ghi rõ, đầy đủ họ tên, chức vụ của mình và phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trong trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Mọi vướng mắc trong quá trình làm đơn kháng cáo, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ luật sư!

 

>> Xem thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu? Cách thức tố cáo như thế nào?

 

Thủ tục kháng cáo vụ án dân sự

 

Chị Huỳnh Thu (Bình Định) có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư! Tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư giải đáp như sau:

Tôi có cho một cặp vợ chồng vay tiền, cặp vợ chồng này lại nộp đơn xin ly hôn, vì để tránh khó khăn trong việc đòi nợ sau này nên tôi đã yêu cầu Tòa án yêu cầu vợ chồng này trả nợ cho tôi, tuy nhiên khi có quyết định của Tòa án thì tôi thấy rằng số tiền mà tôi được trả không hợp lý nên tôi muốn kháng cáo lại bản án của Tòa án. Vậy, xin hỏi thủ tục kháng cáo vụ án dân sự được thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn thủ tục kháng cáo vụ án dân sự nhanh chóng, Gọi ngay 1900.6174

 

Xin chào chị Thu! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi vấn thắc mắc đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Về thẩm quyền tiếp nhận Đơn kháng cáo:

– Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định, bản án sơ thẩm bị kháng cáo tiếp nhận đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng.

– Tòa án cấp phúc thẩm tiếp nhận đơn kháng cáo. Lúc này, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành những thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

Giấy tờ phải nộp khi kháng cáo bao gồm:

– Đơn kháng cáo (Theo mẫu số 54-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp người có quyền kháng cáo ủy quyền cho người khác)

– Những tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho việc kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Trình tự thực hiện thủ tục kháng cáo:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ, tài liệu nêu trên.

Bước 2: Nộp những hồ sơ, tài liệu nêu trên cho Tòa án có thẩm quyền.

Bước 3: Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của Đơn kháng cáo.

– Khi đơn kháng cáo chưa hợp lý, Tòa án cấp sơ thẩm phải yêu cầu người làm đơn kháng cáo sửa đổi, bổ sung hoặc làm lại đơn kháng cáo.

– Tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn kháng cáo khi thuộc vào các trường hợp:

+ Người tiến hành kháng cáo không có quyền kháng cáo;

+ Người kháng cáo không thực hiện việc làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo của mình theo yêu cầu của Tòa án;

+ Từ bỏ việc kháng cáo trong trường hợp người kháng cáo không nộp tiền án phí trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày mà người đó nhận thông báo nộp án phí phúc thẩm của Tòa án.

– Trong trường hợp đơn kháng cáo bị quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình những tài liệu, chứng cứ

(nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

Bước 4: Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo đã hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm cần phải thông báo cho:

– Người thực hiện kháng cáo về tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

– Viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự có liên quan đến vụ án bằng văn bản kèm theo đó là bản sao đơn kháng cáo, các tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm theo đơn kháng cáo.

Bước 5: Trong thời hạn là 5 ngày kể từ ngày hết hạn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm cần phải gửi tất cả các hồ sơ, giấy tờ liên quan tới vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Bước 6: Tòa án cấp phúc thẩm sẽ ra một trong những quyết định sau đây:

– Tạm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án;

– Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án;

– Đưa vụ án ra xét xử cấp phúc thẩm.

Mọi thắc mắc về thủ tục kháng cáo vụ án dân sự sơ thẩm theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư tư vấn trực tiếp!

mau-don-khang-cao-ban-an-hinh-su

 

Mẫu đơn kháng cáo bản án hình sự

 

Mẫu đơn kháng cáo hình sự mới nhất

 

>> Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự mới nhất? Liên hệ ngay 1900.6174

 

Đơn kháng cáo vụ án hình sự được soạn thảo theo mẫu số 54-DS theo quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP như sau:

 

 

Download (DOCX, 17KB)

 

Mọi thắc mắc về mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

 

 Hướng dẫn viết đơn kháng cáo hình sự

 

>> Hướng dẫn cách điền đơn kháng cáo hình sự, Liên hệ ngay 1900.6174

 

Về cách viết đơn kháng cáo, đơn kháng cáo vụ án hình sự được soạn thảo theo mẫu số 54-DS theo quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP, nội dung của đơn kháng cáo bao gồm những thông tin sau:

1. Phần kính gửi: Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án (ghi cụ thể tên huyện, tỉnh, thành phố nơi mà Tòa án đặt trụ sở);

2. Thông tin của người kháng cáo:

Trường hợp người kháng cáo là cá nhân:

+ Ghi đầy đủ họ tên cá nhân kháng cáo, hoặc đầy đủ họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo (trường hợp người kháng cáo ủy quyền cho người khác kháng cáo);

+ Ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú và thông tin của cá nhân.

Trường hợp người kháng cáo là tổ chức:

+ Ghi rõ tên của tổ chức thực hiện kháng cáo và ghi đầy đủ họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc họ tên người ủy quyền (nếu có);

+ Ghi đầy đủ địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

3. Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện kháng cáo (là bị hại, bị cáo trong vụ án nào).

4. Ghi cụ thể việc kháng cáo bản án, quyết định của cấp xét xử sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định cấp xét xử sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật đó;

5. Kháng cáo và lý do kháng cáo;

6. Nêu yêu cầu Tòa phúc thẩm xem xét, giải quyết vấn đề gì;

7. Liệt kê các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo;

8. Ký tên

– Trường hợp người kháng cáo là cá nhân thì cần phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi đầy đủ họ tên của người kháng cáo đó;

– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức thực hiện kháng cáo ký tên và ghi rõ họ tên cũng như chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó;

– Trong trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc về cách viết đơn kháng cáo vụ án hình sự theo quy định hiện hành, bạn vui lòng liên hệ ngay qua hotline 1900.6174 để được luật sư của Tổng Đài Pháp Luật tư vấn nhanh chóng!

 

>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và quy định bạn nên biết

 

Hướng dẫn viết đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt

 

Anh Phúc Hoàn (Điện Biên) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi bị khởi tố về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau điều tra, tôi bị triệu tập tới Tòa và bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt đối với tôi, cụ thể là 2 năm tù giam. Theo như tôi được biết thì trong một số trường hợp thì có thể được giảm nhẹ hình phạt. Tôi muốn viết đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt. Vậy, xin hỏi, mẫu đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt được viết như thế nào? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Đơn kháng cáo giảm nhẹ hình phạt được viết như thế nào? Liên hệ 1900.6174

 

Trả lời: 

Xin chào anh Hoàn! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của anh, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, đơn kháng cáo giảm nhẹ trách nhiệm hình sự sẽ được viết dựa trên những nội dung của đơn kháng cáo theo mẫu số 54-DS theo quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP. Tuy nhiên, để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì trong đơn cần phải có những tình tiết giảm nhẹ. Theo điều 51 của Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì trong đơn cần phải bổ sung thêm những thông tin sau đây:

Những yếu tố về nhân thân như: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người đạt được nhiều thành tích trong công tác; là gia đình có công với Cách mạng,..;
Gia đình có khó khăn (nếu có): là trụ cột của gia đình; có con nhỏ chưa thành niên; có vợ hoặc chồng, bố mẹ ốm đau cần phải chăm sóc…;
Đã có hành vi tự nguyện bồi thường và khắc phục hậu quả (nếu có).

Liệt kê tên những tài liệu gửi kèm để chứng minh những nội dung được đề cập trong đơn (ví dụ như: Huân huy chương kháng chiến; Giấy chứng nhận hộ nghèo, khó khăn; Hồ sơ khám chữa bệnh; Tài liệu về việc tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả …)

Mọi thắc mắc về cách viết đơn kháng cáo giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt về tội đánh bạc mới nhất 2022

 

mau-don-khang-cao-ly-hon-so-tham

 

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm

Mẫu đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm mới nhất

 

>> Mẫu đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm mới nhất năm 2022? Gọi ngay 1900.6174

 

Đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm được viết theo mẫu số 54-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao như sau:

 

Download (DOCX, 11KB)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm

 

>> Hướng dẫn điền mẫu đơn kháng cáo ly hôn sơ thẩm, gọi ngay 1900.6174

 

Về cách viết đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm, đơn kháng cáo được viết với những nội dung sau:

– Phần kính gửi: Ghi rõ tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn. Ghi đầy đủ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; Tòa án nhân dân của tỉnh (thành phố) nào.

– Phần người kháng cáo: Ghi rõ họ tên của người kháng cáo bản án ly hôn.

– Phần địa chỉ: Ghi đầy đủ, cụ thể địa chỉ nơi cư trú của người thực hiện kháng cáo bản án ly hôn. Trong trường hợp Tòa án có thông báo hay có tống đạt văn bản gì thì sẽ gửi tới địa chỉ này của người kháng cáo.

– Ghi rõ tư cách tham gia tố tụng của người thực hiện kháng cáo bản án ly hôn; là bị đơn hay nguyên đơn của vụ án nào.

– Phần nội dung của việc kháng cáo: Ghi rõ ràng, cụ thể kháng cáo bản án, quyết định của cấp sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định cấp xét xử sơ thẩm chưa phát sinh hiệu lực pháp luật đó.

– Phần lý do của việc tiến hành kháng cáo: Ghi cụ thể lý do của việc kháng cáo bản án ly hôn. Trong phần này, chủ yếu trình bày về nguyên nhân dẫn tới việc kháng cáo.

– Phần yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết: Nêu cụ thể từng vấn đề mà người thực hiện kháng cáo bản án ly hôn yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, giải quyết lại phần nào hay yêu cầu hủy toàn bộ bản án, giải quyết lại vụ án.

– Các chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án nộp kèm theo đơn kháng cáo bản án ly hôn cấp sơ thẩm: Ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo.

– Ký tên: Người thực hiện kháng cáo bản án ly hôn ký và ghi đầy đủ họ tên.

Mọi thắc mắc về cách viết đơn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

 

Thủ tục tiến hàng kháng cáo ly hôn

 

Chị Khánh Huyền (Hoóc Môn) có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi và chồng lấy nhau được 9 năm thì chúng tôi ly hôn, lý do là vì chồng tôi có người mới nên muốn ly hôn với tôi để đến với người đó, mặc dù tôi không đồng ý. Khi ra tòa thì tòa án lại xử cho chúng tôi ly hôn. Đến nay, tôi muốn kháng cáo lại bản án ly hôn đó thì tôi phải làm thủ tục như thế nào? Mong sớm nhận được sự giải đáp của luật sư! Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Tư vấn thủ tục tiến hàng kháng cáo ly hôn nhanh chóng, Liên hệ ngay 1900.6174

 

Trả lời: 

Xin chào chị Huyền! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi! Sau khi tiếp nhận và nghiên cứu câu hỏi của chị, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ kháng cáo:

Người có yêu cầu kháng cáo bản án cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, bao gồm đơn kháng cáo bản án ly hôn cấp sơ thẩm và những tài liệu, chứng cứ liên quan để nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ kháng cáo bản án ly hôn; người có yêu cầu kháng cáo nộp đơn cho Tòa án có thẩm quyền. Việc nộp đơn kháng cáo cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể được thực hiện theo phương thức gián tiếp (qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh) hoặc tiến hành nộp trực tiếp tại Tòa án.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận đơn kháng cáo, kiểm tra đơn kháng cáo, gửi hồ sơ về việc kháng cáo tới cơ quan có thẩm quyền và thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn kháng cáo bản án ly hôn của người có quyền kháng cáo, Tòa án sẽ tiến hành xem xét tính hợp lệ của đơn kháng cáo và ra một trong những thông báo sau:

+ Trả lại đơn kháng cáo do không hợp lệ;

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo;

+ Trong trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

Tòa án sẽ ra thông báo, kèm theo là bản sao đơn kháng cáo và những tài liệu chứng cứ liên quan và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, những đương sự có liên quan biết về việc kháng cáo bản án ly hôn. Tòa án cấp phúc thẩm tiến hành thụ lý vụ án ngay sau khi đã nhận được hồ sơ và ra thông báo thụ lý vụ án.

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm

Sau khi đã xem xét và nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ bản án ly hôn bị kháng cáo, Tòa án phúc thẩm tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Việc xét xử của Tòa án được tiến hành theo thủ tục phúc thẩm và có thể dẫn đến những kết quả sau: Bản án ly hôn cấp sơ thẩm sẽ được giữ nguyên; Sửa đổi bản án ly hôn sơ thẩm; tuyên bố hủy bản án ly hôn cấp sơ thẩm; hủy một phần bản án và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm theo quy định của pháp luật; hủy bản án cấp sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong quá trình thực hiện thủ tục kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm, nếu gặp bất cứ thắc mắc nào, bạn vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ luật sư!

Những lưu ý khi viết đơn kháng cáo

 

Anh Đỗ Cường (Tuyên Quang) có câu hỏi:

“Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề muốn được luật sư hỗ trợ giải đáp như sau:

Tôi bị một người bạn kiện ra tòa vì vấn đề tranh chấp tài sản chung theo phần. Sau đó, tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án và chia tài sản chung đó cho mỗi bên. Tuy nhiên, sau khi Tòa tuyên án thì tôi mới thấy rằng Tòa chia như vậy là không đúng với phần góp của tôi. Vì vậy mà tôi muốn viết đơn kháng cáo lại bản án sơ thẩm đó. Để tránh sai sót khi viết đơn, xin hỏi rằng cần lưu ý những gì khi viết đơn kháng cáo? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Một số lưu ý khi viết đơn kháng cáo? Liên hệ 1900.6174

 

Xin chào anh Cường! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề anh gặp phải, chúng tôi đã phân tích và xin đưa ra phản hồi như sau:

Để thực hiện thủ tục kháng cáo về các bản án, quyết định chưa phát sinh hiệu lực thi hành của Tòa án cấp Sơ thẩm, thì đơn kháng cáo cần phải có những nội dung dưới đây:

– Thời gian cụ thể tiến hành làm đơn kháng cáo;

– Thông tin cá nhân của người thực hiện kháng cáo như họ tên đầy đủ, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại cá nhân, số chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước của người kháng cáo;

– Nội dung kháng cáo: là kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định hay chỉ kháng cáo một phần của bản án, quyết định của Tòa cấp sơ thẩm;

– Lý do tiến hành kháng cáo và yêu cầu của người thực hiện kháng cáo;

– Chữ ký của người kháng cáo (trong trường hợp mà người kháng cáo không biết chữ thì có thể điểm chỉ thay cho ký tên).

Ngoài ra, đối với những trường hợp kháng cáo đã quá thời hạn mà vì lý do chính đáng thì theo quy định của pháp luật, cùng với đơn kháng cáo thì người kháng cáo phải chuẩn bị thêm một văn bản trình bày rõ nguyên nhân nộp đơn kháng cáo quá hạn. Theo đó, văn bản trình bày nguyên nhân phải là những lý do chính đáng, cung cấp thêm những bằng chứng chứng minh đó là lý do bất khả kháng.

Sau khi đã hoàn tất xong đơn kháng cáo và những giấy tờ có liên quan, người kháng cáo tiến hành nộp đơn kháng cáo tại Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm.

Trường hợp người kháng cáo là bị cáo đang bị tạm giam thì tiến hành nộp đơn kháng cáo cho cán bộ quản lý trại tạm giam, tạm giữ và cán bộ quản lý sẽ nhận đơn kháng cáo rồi chuyển đơn kháng cáo đó đến cho Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm đã trực tiếp xét xử và ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

 Chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm:

– Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình nhận bào chữa.

– Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của nguyên đơn, bị đơn có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới việc bồi thường thiệt hại.

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo đối với phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Người được Tòa án tuyên là không có tội có quyền kháng cáo về những căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Phạm vi kháng cáo:

– Bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới việc bồi thường thiệt hại.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Phần bản án hoặc quyết định có liên quan tới quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

– Về những căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

Mọi thắc mắc về những vấn đề cần lưu ý khi viết đơn kháng cáo theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được giải đáp chi tiết!

Bài viết trên đây là câu trả lời cho những vấn đề xung quanh đơn kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp phần nào những thông tin hữu ích cho các bạn để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ!