Hòa giải ly hôn không thành phải làm thế nào?

Hòa giải ly hôn chính là bước đầu tiên khi Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên nếu hòa giải ly hôn không thành thì phải làm sao? Quy định về hòa giải khi ly hôn như thế nào? Nguyên tắc hòa giải ly hôn ra sao?

Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề căn bản liên quan đến hòa giải ly hôn không thành. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline 1900.6174 để được luật sư, chuyên gia tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

hoa-giai-ly-hon-khong-thanh-phai-lam-the-nao

 

Quy định về hòa giải khi ly hôn

 

>> Giải đáp chi tiết các quy định về hòa giải khi ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013, hoà giải được hiểu như sau:

Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn và giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hoà giải tại cơ sở năm 2013.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Hoà giải tại cơ sở năm 2013 quy định về phạm vi hòa giải ở cơ sở như sau:

– Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp dưới đây:

+ Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích công cộng;

+ Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự là không được hòa giải;

+ Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là bị xử lý vi phạm hành chính;

+ Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo các quy định pháp luật.

Căn cứ tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc khuyến khích hòa giải ở cơ sở như sau:

Nhà nước cũng như xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ly hôn được thực hiện theo các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Ngoài ra, theo Điều 54 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án thì sau khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải thêm một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Trên đây, Tổng đài pháp luật đã giải đáp quy định pháp luật về hòa giải khi ly hôn. Mọi thắc mắc của bạn khi thực hiện thủ tục ly hôn, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn mọi lúc mọi nơi.

>> Xem thêm: Khi nào nên ly hôn? Tổng đài tư vấn trường hợp vợ chồng nên ly hôn

Nguyên tắc hòa giải ly hôn

 

>> Tư vấn miễn phí về các nguyên tắc hòa giải khi ly hôn, liên hệ ngay 1900.6174

Theo quy định của pháp luật hiện hành, bất cứ một vụ việc nào cũng đều cần thực hiện theo các nguyên tắc nhất định. Hòa giải ly hôn cũng không ngoại lệ. Nguyên tắc hòa giải ly hôn được quy định tại Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

Căn cứ tại Điều 4 Luật Hoà giải ở cơ sở năm 2013 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở như sau:

– Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc hay áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.

– Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục cũng như tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy được tinh thần đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cả cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và những người cao tuổi.

– Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý và có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.

– Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.

– Bảo đảm bình đẳng giới trong quá trình tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

– Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc là trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Căn cứ tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:

– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc là không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc dưới đây:

+ Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được có hành vi dùng vũ lực hoặc là đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được vi phạm các điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trên đây là các quy định của pháp luật về các nguyên tắc hòa giải khi ly hôn. Nếu bạn chưa hiểu rõ về bất kỳ nguyên tắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, tận tình từ luật sư.

>> Xem thêm: Án phí ly hôn – Lệ phí ly hôn năm 2022 là bao nhiêu tiền?

 

hoa-giai-ly-hon-khong-thanh-cac-nguyen-tac-hoa-giai

 

Trình tự hòa giải ly hôn

 

>> Luật sư giải đáp trình tự hòa giải ly hôn nhanh chóng. Gọi ngay 1900.6174

Bất kỳ một vấn đề nào cũng sẽ được giải quyết theo trình tự cụ thể. Và trình tự để hòa giải ly hôn được thực hiện như sau:

– Bước 1: Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải sẽ nêu mục đích và ý nghĩa của buổi hòa giải; thống nhất với các bên về một số quy ước và cách làm tại buổi hòa giải. Hòa giải viên phải tạo ra không khí thân mật, cởi mở và chân thành, không áp đặt ý chí của hoà giải viên đối với các bên tranh chấp, không có hành vi thiên vị hay bênh vực bên nào.

– Bước 2: Các bên sẽ tiến hành trình bày nội dung vụ việc

+ Hòa giải viên sẽ mời từng bên trình bày sự việc. Sau khi trình bày xong, các bên sẽ có quyền bổ sung ý kiến và đưa ra luận cứ, quan điểm của mình.

+ Người có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan phát biểu quan điểm của họ về vấn đề đang tranh chấp, mâu thuẫn.

– Bước 3: Phân tích vụ việc, dẫn chiếu các quy định của pháp luật

Hòa giải viên sẽ tổng hợp lại các vấn đề tranh chấp, phân tích vụ việc; dẫn chiếu các quy định pháp luật áp dụng đối với từng bên tranh chấp; phân tích các phong tục tập quán, truyền thống đạo đức xã hội.

Hòa giải viên sẽ phân tích cho các bên hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình; thấy rõ hành vi ứng xử của mình phù hợp ở điểm nào và chưa phù hợp ở điểm nào.

Hòa giải viên sẽ đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp để các bên có thể tham khảo. Các bên có quyền trình bày phương án giải quyết tranh chấp của mình.

Hòa giải viên phân tích lợi ích của việc hòa giải thành và phân tích hậu quả pháp lý mà các bên có thể phải gặp phải nếu vẫn tiếp tục tranh chấp và có những hành vi sai trái.

Người được mời tham gia hòa giải có thể phân tích, bổ sung để làm rõ ý kiến của hòa giải viên.

– Bước 4: Kết thúc hòa giải

+ Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận:

Trên cơ sở các phương án giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn do hòa giải viên hoặc là các bên đưa ra, các bên tiến hành trao đổi, bàn bạc để thống nhất phương án giải quyết tranh chấp, trách nhiệm cụ thể của từng bên, thời hạn thực hiện trách nhiệm.

Hòa giải viên sẽ chốt lại nội dung thỏa thuận, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên. Nếu các bên đồng ý lập văn bản hòa giải thành thì hòa giải viên tiến hành lập văn bản hòa giải thành; sau đó các bên và hòa giải viên cùng ký văn bản hòa giải thành.

Hòa giải viên giải thích về trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành cho các bên, hướng dẫn các bên có quyền lựa chọn thực hiện thủ tục để đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở.

+ Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận hay hòa giải ly hôn không thành

Khi hòa giải ly hôn không thành, hòa giải viên hướng dẫn các bên có quyền yêu cầu tiếp tục hòa giải hoặc là yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo các quy định của pháp luật. Nếu các bên yêu cầu lập văn bản hòa giải ly hôn không thành, hòa giải viên sẽ tiến hành lập văn bản hòa giải không thành.

+ Trường hợp các bên chỉ thỏa thuận được một phần những vấn đề có tranh chấp, hòa giải viên sẽ tiếp tục thuyết phục các bên bàn bạc, thỏa thuận tiếp. Nếu các bên thống nhất được thì sẽ thuộc trường hợp hòa giải thành; nếu các bên vẫn không thống nhất được thì thuộc trường hợp hòa giải ly hôn không thành.

Trên đây, Tổng đài pháp luật đã giải đáp chi tiết về trình tự hòa giải ly hôn. Nếu bạn đang có vướng mắc hay gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp mọi câu hỏi của bạn mọi lúc, mọi nơi.

>> Xem thêm: Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào theo quy định của pháp luật?

Hòa giải ly hôn không thành thì phải làm sao?

 

>> Tư vấn cách giải quyết trong trường hợp hòa giải ly hôn không thành, gọi ngay 1900.6174

Trên thực tế, có rất nhiều người dân gặp khó khăn khi hòa giải ly hôn không thành tại Tòa án. Vậy khi hòa giải ly hôn không thành thì phải làm sao, trước hết ta cần tìm hiểu về thủ tục hòa giải khi vợ chồng muốn ly hôn.

Đối với trường hợp hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án:

Căn cứ tại Điều 21 Luật Hoà giải tại cơ sở năm 2013 quy định về tiến hành hòa giải như sau:

– Hòa giải sẽ được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì sẽ có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

– Hòa giải được tiến hành công khai hoặc là không công khai tùy theo ý kiến thống nhất của các bên.

– Tùy thuộc vào vụ việc cụ thể, trên cơ sở các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục và tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm mục đích giúp các bên hiểu rõ hơn về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện các thỏa thuận đó.

Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên sẽ hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo các quy định của pháp luật.

– Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ việc vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở. Trong trường hợp các bên đồng ý thì hòa giải viên sẽ lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Hoà giải tại cơ sở năm 2013.

Đối với trường hợp hoà giải sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án:

– Khi vợ hoặc chồng nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn:

Căn cứ tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu ly hôn, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng được đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em, về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

+ Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền cũng như nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con cái, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến hôn nhân và gia đình.

+ Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.

+ Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, Thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;

Thứ hai, hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc là không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con, chu cấp cho con sau ly hôn.

Thứ 3, sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

+ Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để tiến hành giải quyết.

Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án sẽ được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng Dân sự.

– Khi vợ hoặc chồng nộp đơn khởi kiện ly hôn:

Căn cứ tại khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về hoà giải khi khởi kiện như sau:

Về thủ tục tiến hành hòa giải:

+ Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày các nội dung tranh chấp, bổ sung thêm yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải cũng như hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải cũng như hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải cũng như hướng giải quyết vụ án (nếu có);

+ Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu các ý kiến;

+ Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết các ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa được thống nhất;

+ Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất và chưa thống nhất.

Như vậy thông qua quy định trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề hòa giải ly hôn không thành. Cụ thể khi hòa giải ly hôn không thành thì:

– Trường hợp hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án, nếu hoà giải ly hôn không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

– Trường hợp hoà giải sau khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án: Nếu hoà giải không thành trước khi xét xử, Toà án sẽ tiến hành xét xử theo yêu cầu đã chấp nhận trước đó của nguyên đơn hoặc của bị đơn.

Nội dung trên là giải đáp của Tổng đài pháp luật về hòa giải ly hôn không thành. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu rõ hơn về vấn đề hòa giải ly hôn tại Tòa án. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất từ luật sư.

>> Xem thêm: Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn? [Tư vấn nhanh]

Những vụ án dân sự nào không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được?

 

Chị Thu Hòa (Hòa Bình) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi là Thu Hòa và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Hòa Bình. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Vợ chồng tôi lấy nhau đến nay cũng đã được 20 năm. Trong suốt quá trình chung sống, chồng tôi có những hành vi bạo lực gia đình dẫn đến cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý.

Theo như tôi được biết khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải trước. Vậy luật sư cho tôi hỏi, nếu tôi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương và chồng tôi không chịu lên hòa giải thì tôi phải làm gì để Tòa có thể xét xử đơn xin ly hôn của tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Tư vấn chi tiết những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được, liên hệ ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào Thu Hòa, Tổng đài pháp luật đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã luôn tin tưởng và lựa chọn chúng tôi là nơi hỗ trợ pháp lý cho bạn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải bao gồm:

– Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước;

– Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội;

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định những vụ án dân sự không hòa giải được bao gồm:

– Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 02 mà vẫn cố tình vắng mặt;

– Đương sự không thể tham gia được vì có lý do chính đáng;

– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Một trong các đương sự có đề nghị không tiến hành hòa giải.

Do đó, trong vụ án ly hôn đơn phương, nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì 1 trong 2 bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.

Như vậy, với câu hỏi thắc mắc của bạn, khi chồng bạn không chịu ly hôn cũng như không chịu ra hòa giải khi Tòa có triệu tập thì bạn có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. Khi Tòa nhận được đơn đề nghị của bạn, Tòa sẽ xem xét xét xử luôn mà không thực hiện bước hòa giải theo như quy định trước đó.

Trên đây là các quy định về các vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được. Trong quá trình thực hiện hòa giải ly hôn, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhanh chóng, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

>> Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn đơn phương mới nhất 2022 [Có File tải về]

 

hoa-giai-ly-hon-khong-thanh-phai-lam-sao

 

Một số câu hỏi thường gặp

 

Quy định về quyết định công nhận hòa giải khi nộp đơn khởi kiện ly hôn

 

>> Các quy định về quyết định công nhận hòa giải khi nộp đơn khởi kiện ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ tại Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công sẽ phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

– Thẩm phán sẽ chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

– Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và sẽ được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền cũng như nghĩa vụ của đương sự vắng mặt.

Trong trường hợp thỏa thuận của những người có mặt có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

>> Xem thêm: Ly Hôn Vắng Mặt Có Được Tiến Hành Không? Thủ Tục Gồm Những Gì?

Hiệu lực của quyết định công nhận hòa giải khi nộp đơn khởi kiện ly hôn

 

>> Giải đáp về hiệu lực của quyết định công nhận hòa giải khi nộp đơn khởi kiện ly hôn, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

– Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có các căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc là vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

>> Xem thêm: Quyết định ly hôn có hiệu lực khi nào theo quy định của pháp luật?

 

hoa-giai-ly-hon-khong-thanh

 

Địa điểm và thời gian thực hiện hòa giải

 

Anh Thanh Tuấn (Hưng Yên) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, tôi là Thanh Tuấn và hiện tôi đang sinh sống tại tỉnh Hưng Yên. Tôi có một số thắc mắc mong được luật sư hỗ trợ giải đáp.

Tôi và vợ tôi vì một vài mâu thuẫn nên không thể nào chung sống với nhau được nữa. Tôi đang làm hồ sơ ly hôn và trong quá trình đó chúng tôi lại xảy ra tranh chấp về tài sản cũng như là quyền nuôi con. Theo như tôi đã tìm hiểu, vợ chồng tôi sẽ được hòa giải trước khi Tòa xét xử đơn ly hôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi, khi hòa giải thì vợ chồng tôi có được chọn địa điểm để thực hiện hòa giải không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Người yêu cầu ly hôn có được chọn địa điểm và thời gian thực hiện hòa giải không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận được tư vấn miễn phí.

Trả lời:

Xin chào Thanh Tuấn, cảm ơn bạn đã dành sự quan tâm và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Liên quan đến địa điểm và thời gian thực hiện hòa giải, chúng tôi xin giải đáp như sau:

– Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi do các bên hoặc là hòa giải viên lựa chọn nhằm mục đích bảo đảm thuận lợi cho các bên.

– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ việc hoặc là các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, nếu vợ chồng bạn không thể đến được nơi mà hòa giải viên lựa chọn để hòa giải thì vợ chồng bạn có thể thỏa thuận và chọn nơi hòa giải khác để thuận tiện hơn cho các bên.

>> Xem thêm: Quyền nuôi con khi ly hôn – Tư vấn cách giành quyền nuôi con hợp pháp

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về hòa giải ly hôn không thành. Mọi thông tin chia sẻ đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ góp phần cung cấp cho bạn những thông tin pháp lý hữu ích nhất. Trong trường hợp bạn còn bất kỳ điều gì vướng mắc chưa được sáng tỏ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.

Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!

Website: tongdaiphapluat.vn

Hotline: 1900.6174