Kháng nghị hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên kháng nghị là gì? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu? Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị như thế nào? thì không phải ai cũng có thể nắm bắt một cách rõ ràng. Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp mọi câu hỏi của bạn về vấn đề kháng nghị. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật hình sự giải đáp miễn phí.
Kháng nghị là gì?
> Luật sư giải đáp chi tiết về vấn đề kháng nghị là gì. Gọi ngay 1900.6174
Kháng nghị được hiểu là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền. Kháng nghị thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc phản đối một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác và công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.
Kháng nghị sẽ được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc là những bản án, quyết định đã có hiệu lực nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy các sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc là phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay thay đổi một phần quan trọng trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra các bản án, quyết định đó.
Kháng nghị chính là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ của một số chủ thể nhất định hoặc theo Bộ luật Tố tụng thì các chủ thể này có thẩm quyền ra quyết định khi có căn cứ nhất định.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì có 3 hình thức kháng nghị, bao gồm: phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Tương ứng với mỗi hình thức này, thẩm quyền, thủ tục, thời hạn, thông báo về việc kháng nghị, hậu quả của việc kháng nghị; bổ sung, thay đổi hay rút kháng nghị; căn cứ, đối tượng, hậu quả pháp lý và những vấn đề khác có liên quan của kháng nghị cũng khác nhau.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề kháng nghị là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Bản án là gì? Khi nào bản án có hiệu lực? [Cập nhập 2022]
Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm?
> Luật sư tư vấn chi tiết người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Gọi ngay 1900.6174
– Trước hết, về khái niệm “Giám đốc thẩm”:
Giám đốc thẩm được hiểu là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. (Căn cứ tại Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015).
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 325 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì giám đốc thẩm được hiểu là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.
– Về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
Hiện nay pháp luật nước ta quy định có 4 người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
+ Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 2 người này có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
+ Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: 2 người này có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trên đây là quy định của pháp luật về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn chi tiết hơn từ luật sư.
>> Xem thêm: Khởi tố bị can là gì? Quy định Luật tố tụng hình sự mới nhất
Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
> Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là bao lâu? Gọi ngay 1900.6174
Pháp luật nước ta hiện nay quy định về các trường hợp kháng nghị thông thường sẽ trong thời hạn 3 năm. Ngoài ra vẫn có các trường hợp ngoại lệ sẽ có thời hạn kéo dài thêm 2 năm, cụ thể là các trường hợp sau:
– Trường hợp đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và sau khi hết thời hạn kháng nghị 3 năm mà đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
– Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền cũng như lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
Trên đây là giải đáp của luật sư về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Để được luật sư tư vẫn rõ ràng và chi tiết hơn về thời hạn này, hãy nhấc máy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174.
>> Xem thêm: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định thế nào?
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
> Luật sư hướng dẫn chi tiết cách thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Gọi ngay 1900.6174
Các trường hợp thay đổi, bổ sung hay rút kháng cáo, kháng nghị bao gồm:
– Trong trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người đã kháng cáo sẽ có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Đối với trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Viện kiểm sát đã kháng nghị sẽ có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi đã kháng nghị ban đầu.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc là tại phiên tòa phúc thẩm thì người kháng cáo sẽ có quyền thay đổi hoặc bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi hoặc bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
– Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc là tại phiên tòa phúc thẩm thì người kháng cáo có quyền rút khác cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc là Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
– Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi văn bản này cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa thì phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Trên đây là tư vấn của Tổng đài pháp luật về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ trực tiếp tới hotline 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết miễn phí.
>> Xem thêm: Khởi tố vụ án hình sự như thế nào theo quy định mới nhất 2022?
Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát
> Viện kiểm sát có quyền kháng nghị là gì? Liên hệ ngay 1900.6174
Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp sẽ có quyền kháng nghị đối với các bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Quyền kháng nghị của Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự và quyền công tố buộc tội tại phiên tòa.
Sau khi đã xét xử sơ thẩm nếu Viện kiểm sát thấy bản án hoặc quyết định sơ thẩm không đảm bảo tính hợp pháp, tính căn cứ, tội danh, hình phạt hay bồi thường thiệt hại và những biện pháp khác do Tòa sơ thẩm áp dụng không phù hợp với thực tế khách quan cũng như tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ án hình sự. Viện kiểm sát cùng cấp hoặc là cấp trên trực tiếp có thể liên quan tới một phần hoặc liên quan tới toàn bộ nội dung bản án, quyết định sơ thẩm.
Kháng nghị của Viện kiểm sát có thể theo hướng tăng nặng hoặc là giảm nhẹ hình phạt, tăng nặng hoặc là giảm nhẹ mức bồi thường đối với tất cả các bị cáo hay một số bị cáo. Viện kiểm sát có thể kháng nghị theo hướng tăng hoặc giảm mức bồi thường thiệt hại đối với bị đơn dân sự hoặc các biện pháp khác mà Tòa án cấp sơ thẩm đã nêu trong bản án hoặc trong quyết định sơ thẩm.
Kháng nghị cũng có thể theo hướng đề nghị xử bị cáo không có tội hoặc đề nghị xử bị cáo có tội. Để làm căn cứ cho việc xem xét những nội dung kháng nghị của mình, Viện kiểm sát sẽ phải nêu rõ lý do kháng nghị và mục đích của việc kháng nghị.
Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu hỏi Viện kiểm soát có quyền kháng nghị là gì. Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ được về vấn đề này, hãy gọi ngay đến Tổng đài pháp luật qua hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Quy định xét xử sơ thẩm là gì? Nguyên tắc xét xử sơ thẩm [2022]
Xem xét kháng cáo, kháng nghị
> Luật sư giải đáp xem xét kháng cáo, kháng nghị là gì. Gọi ngay 1900.6174
Với trường hợp cùng một vụ án mà vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát và vừa có kháng cáo của những người tham gia tố tụng với các nội dung khác nhau (ví dụ như Viện kiểm sát kháng nghị yêu cầu áp dụng các điều khoản của Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn, còn bị cáo lại kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt), hoặc là vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm lại vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm mà nội dung của các kháng nghị này không mâu thuẫn với nhau, thì việc xem xét các nội dung kháng cáo, kháng nghị được tiến hành đồng thời theo quy định chung.
Trong trường hợp nếu kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm có nội dung mâu thuẫn với kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm (ví dụ như Viện kiểm sát cấp sơ thẩm kháng nghị yêu cầu tăng mức hình phạt đối với bị cáo, nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm lại kháng nghị theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo), thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét phần nội dung mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên.
Gửi hồ sơ vụ án và kháng cáo, kháng nghị được quy định tại Điều 283 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì: Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:
– Hết thời hạn kháng nghị.
– Hết thời hạn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Trên đây là quy định của pháp luật về vấn đề xem xét kháng cáo, kháng nghị là gì. Mọi thắc mắc của bạn về kháng cáo, kháng nghị là gì, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự giải đáp tận tình từ luật sư.
>> Xem thêm: Bảo lãnh là gì? Chủ thể, đối tượng, phạm vi của bảo lãnh [2022]
Kháng cáo là gì?
> Kháng cáo là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Kháng cáo được hiểu là một trong những hành vi tố tụng, chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và người tham gia tố tụng theo các quy định của pháp luật không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo là đơn yêu cầu Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo có thể được thực hiện trong cả tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Kháng cáo còn được hiểu là quyền tố tụng của một số người tham gia tố tụng theo các quy định của pháp luật, được yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xem lại bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn pháp luật quy định và tuân theo thủ tục nhằm bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của họ.
Lưu ý đó là về việc xem xét kháng cáo, kháng nghị khi trong cùng một vụ án mà vừa có kháng cáo của những người tham gia tố tụng, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát với nội dung khác nhau. Hoặc là vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, vừa có kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhưng nội dung của cả hai kháng nghị này không mâu thuẫn với nhau. Đối với trường hợp này thì việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị sẽ được tiến hành đồng thời theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trong trường hợp kháng nghị của Viện kiểm sát cấp sơ thẩm và kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm nhưng nội dung của cả hai kháng nghị này mâu thuẫn với nhau thì Tòa án cấp phúc thẩm sẽ xem xét nội dung mâu thuẫn theo kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên.
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề kháng cáo là gì? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.
>> Xem thêm: Tội không chấp hành án là gì? Quy định mới nhất năm 2022
Phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị
> Cách phân biệt giữa kháng cáo và kháng nghị là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng.
Cơ sở pháp lý: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Tiêu chí | Kháng cáo | Kháng nghị |
Cơ sở pháp lý | Căn cứ tại Điều 331, 332, 333 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 | Căn cứ Điều 336, 337 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 |
Khái niệm | Kháng cáo được hiểu là một trong những hành vi tố tụng, kháng cáo chỉ được tiến hành sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa án và người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án thì sẽ làm đơn kháng cáo. | Kháng nghị được hiểu là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện về việc phản đối toàn bộ hoặc phản đối một phần bản án, quyết định của Tòa án. Mục đích của việc kháng nghị là đảm bảo cho việc xét xử công bằng, chính xác, đồng thời sữa chữa những sai phạm trong bản án, quyết định của Tòa án. |
Các hình thức | Sẽ kháng cáo lên tòa phúc thẩm | Có 03 hình thức kháng nghị, bao gồm: Phúc thẩm, Giám đốc thẩm, tái thẩm |
Chủ thể | Chủ thể có quyền kháng cáo bao gồm:
+ Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo, bị hại sẽ có quyền kháng cáo bản án hoặc là quyết định sơ thẩm của Tòa án. + Người bào chữa sẽ có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi hay người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình nhận bào chữa. + Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự sẽ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc là quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. + Người mà có quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc là người đại diện của người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì cũng có quyền kháng cáo phần quyết định, bản án có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. + Người bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự mà người bị hại hay đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc là người có những nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần sẽ có quyền kháng cáo phần quyết định, bản án có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mình bảo vệ. + Người mà đã được Tòa án tuyên không có tội cũng sẽ có quyền kháng cáo các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội. |
– Kháng nghị:
Chủ thể có quyền kháng nghị bao gồm: + Viện kiểm sát cùng cấp hoặc là Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. + Đối với thủ tục Giám đốc thẩm gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; Chánh án Tòa án quân sự trung ương; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. + Đối với Tái thẩm sẽ bao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
|
Phạm vi | – Bản án hoặc quyết định sơ thẩm của Tòa án
– Một phần bản án hoặc là quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. – Phần bản án hoặc là quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đương sự. – Phần quyết định hoặc là bản án có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ. – Về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định rằng họ không có tội. |
– Những quyết định hoặc bản án sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật.
– Đối với kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm: + Kháng nghị kết luận trong bản án hoặc quyết định của Tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án + Khi có các sai phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố hay xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; + Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. – Đối với kháng nghị theo hình thức Tái thẩm: + Có căn cứ để chứng minh được lời khai của người làm chứng, kết luận định giá tài sản, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng với sự thật; + Có các tình tiết mà Điều tra viên, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng dẫn đến bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng với sự thật khách quan của vụ án đó; + Những vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng với sự thật; + Những tình tiết khác làm cho bản án, hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng với sự thật khách quan của vụ án. |
Thời hạn | – Đối với bản án sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo sẽ là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu đương sự, bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn sẽ được tính kể từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày mà bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
– Đối với quyết định sơ thẩm của Tòa án thì thời hạn kháng cáo sẽ là 7 ngày kể từ ngày mà chủ thể có quyền kháng cáo nhận được quyết định. – Nếu quá hạn thời hạn kháng cáo thì đơn kháng cáo sẽ phải do Hội đồng 3 thẩm phán xem xét. |
– Với bản án sơ thẩm thì thời hạn kháng nghị sẽ là:
+ Đối với Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày; + Đối với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày – Với quyết định, thời hạn kháng nghị là: + Đối với Viện Kiểm sát cùng cấp là 07 ngày. + Đối với Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày. – Với thủ tục Giám đốc thẩm + Nếu việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được tiến hành trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. + Nếu việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì việc kháng nghị có thể được tiến hành bất cứ lúc nào. + Nếu kháng nghị về dân sự trong một vụ án hình sự thì kháng nghị sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. – Đối với thủ tục Tái thẩm: Nếu việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án thì chỉ được thực hiện trong thời hiệu theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và thời hạn kháng nghị sẽ không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện. Nếu việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp mà người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Nếu việc kháng nghị về trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự thì thủ tục được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. |
>> Xem thêm: Bị cáo là gì? Bị can, bị cáo khác nhau như thế nào? BLHS 2015
Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về vấn đề kháng nghị là gì. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã phần nào giải đáp những vướng mắc của bạn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí 24/7 của đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.