Xe không gương phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật 2022?

Lỗi không gương phạt bao nhiêu tiền? Hiện nay, lỗi điều khiển xe không có gương đang diễn ra rất phổ biến, đặc biệt là với xe máy. Vậy những quy định và mức xử phạt mới nhất về lỗi điều khiển phương tiện không gương tham gia giao thông như thế nào? Trường hợp nào xử phạt tài chính hoặc thu hồi giấy phép lái xe, hãy cùng Tổng Đài Pháp Luật trả lời câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. Nếu bạn có câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp hoàn toàn miễn phí.

>> Tư vấn lỗi không gương phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

loi-khong-guong-phat-bao-nhieu

Lỗi xe không gương phạt bao nhiêu tiền theo quy định mới nhất

 

Câu hỏi của bạn Nam Anh (Hà Nội) gửi câu hỏi về lỗi xe không gương phạt bao nhiêu:“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp. Hôm trước trên đường tham gia giao thông tôi không may có va chạm và bị hỏng gương chiếu hậu bên phải. Tôi có liên hệ để mua bổ sung gương chiếu hậu bên phải nhưng nhà sản xuất yêu cầu tôi phải chờ một thời gian mới có gương xe. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư rằng trong thời gian chờ thì việc tôi tiếp tục tham gia giao thông không vì tôi chỉ còn gương chiếu hậu bên trái. Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Giải đáp chính xác xe không gương phạt bao nhiêu tiền, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của Nam Anh. Với thắc mắc của bạn về lỗi không gương phạt bao nhiêu, Luật sư giải đáp như sau:

Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện khi tham gia giao thông phải có đầy đủ các thiết bị, trang bị đảm bảo cho việc lưu thông được an toàn. Gương chiếu hậu cũng nằm trong số các bộ phận đó. Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế dùng để quan sát các phương tiện lưu thông ở phía sau. Có đầy đủ gương chiếu hậu là một trong những điều kiện để tham gia giao thông cho xe cơ giới. Không chỉ xe máy mà cả ô tô cũng phải đáp ứng được yêu cầu này mới được phép lưu thông trên đường.

Tuy nhiên, nếu ô tô yêu cầu phải đảm bảo có đủ cả 02 gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ yêu cầu gương chiếu hậu bên trái thì sẽ không bị xử phạt (lưu ý gương chiếu hậu phải đủ tiêu chuẩn).

Vì vậy, trong trường hợp của Nam Anh, bạn vẫn được phép tham gia giao thông trên đường bộ nhưng với điều kiện là gương chiếu hậu bên trái của bạn sau va chạm vừa rồi không bị hư hại gì và vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được phép lưu thông. Nếu bạn cần tham khảo và tư vấn tiêu chuẩn gương chiếu hậu khi tham gia giao thông, vui lòng liên hệ đến 1900.6174 để được luật sư giải đáp chi tiết nhất hoàn toàn miễn phí.

Mức phạt đối với các phương tiện giao thông không có gương

 

Câu hỏi của bạn Thảo gửi đến Tổng Đài Pháp Luật có nội dung về lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu:“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc muốn được nhờ luật sư giải đáp. Hàng ngày tôi hay đi làm bằng phương tiện cá nhân là xe máy của tôi, nhưng một vài ngày sắp tới tôi cho bố tôi mượn xe để ông về quê có việc gia đình. Vì vậy tôi có mượn xe của em trai tôi đi tạm trong một vài ngày, nhưng do xe của em tôi không có gương nên tôi khá lo lắng không biết nếu tham gia giao thông mà xe không gương phạt

 

>> Giải đáp nhanh chóng lỗi xe máy không gương phạt bao nhiêu, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của Thảo. Với câu hỏi của bạn về lỗi không không gương phạt bao nhiêu, chúng tôi giải đáp như sau:

Gương chiếu hậu xe máy là bộ phận quan trọng bắt buộc phải có nếu bạn muốn tham gia giao thông, đặc biệt là với gương chiếu hậu bên trái. Nếu người tham gia giao thông lái xe máy mà không gắn gương chiếu hậu ở bên trái sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện tham gia giao thông của phương tiện sẽ:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không có còi, không đèn soi biển số, không đèn báo hãm

Không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có gương nhưng không có tác dụng

Như vậy, nếu Thảo vẫn tham gia giao thông với chiếc xe của em bạn mà bị bắt vì hành vi tham gia giao thông không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trong trường hợp giải đáp của Luật sư chưa được rõ ràng về lỗi không gương phạt bao nhiêu, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể nhất!

>> Xem thêm: Lỗi không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền? – Tư vấn 24/7

Lỗi ô tô không gương phạt như thế nào theo quy định mới nhất?

 

Câu hỏi của anh Trung (Hải Dương) gửi đến Tổng đài pháp luật về lỗi xe không gương phạt bao nhiêu:
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi này mong được luật sư giải đáp. Hôm nay tôi có tham gia giao thông trên đường đi đến công ty làm việc (tôi đi ô tô) thì trong lúc tôi cất xe trong hầm để xe có không hay va chạm với một chiếc ô tô khác từ trong hầm đi ra. Sau cú va chạm thì gương bên phải xe tôi đã bị hư hỏng, kính bị vỡ.
Vì vậy tôi có câu hỏi là nếu trường hợp buổi chiều tôi vẫn lái xe về nhà mà bị hư hỏng gương bên phải thì tôi có bị phạt gì không ạ? Nếu vậy thì tôi cần xử lý tình huống này như nào, tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn ô tô không gương phạt bao nhiêu theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Trung về vấn đề xe ô tô không gương phạt bao nhiêu? Trong trường hợp của anh, luật sư xin tư vấn và góp ý như sau:

Khi tham gia giao thông đối với xe ô tô thì bắt buộc phải gắn gương chiếu hậu ở cả hai bên xe. Nếu xe ô tô vi phạm quy định thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐCP như sau:

Điều 16: Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng nếu vi phạm một trong những hành vi sau đây:

Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m Khoản 3 Điều 23, điểm q Khoản 4 Điều 28 Nghị định này.

Theo quy định trên thì trường hợp của anh Trung nếu xử đúng quy định đã vi phạm thì anh sẽ bị phạt 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Tuy nhiên, tình huống va chạm là do sơ ý, không phải do anh cố tình vi phạm nên anh có thể tiếp tục di chuyển chiếc xe đến với các địa điểm sửa chữa. Nhưng anh lưu ý, anh nên di chuyển với tốc độ chậm và quan sát thật kỹ các phương tiện khác để tránh những tình huống va chạm khác do chiếc xe đã hư hỏng một bên gương trước đó.

Mọi thắc mắc về lỗi xe ô tô không gương phạt bao nhiêu, vui lòng đặt câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được trao đổi và lắng nghe ý kiến trực tiếp từ Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực luật lao động!

o-to-khong-guong-phat-bao-nhieu

Xe đạp điện không có gương chiếu hậu bị xử phạt như thế nào?

 

Câu hỏi của bạn Lượng (Hà Nội):
“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc mong được luật sư giải đáp. Hiện nay tôi thấy rất nhiều loại xe khá giống xe máy lưu thông trên đường. Theo luật quy định tôi biết xe máy không gương sẽ bị phạt, còn xe của tôi theo tìm hiểu thì được gọi là xe đạp điện, nhưng những người khác lại bảo là xe máy điện và nếu không gắn gương thì sẽ bị phạt. Tôi khá bối rối vì vậy cần luật sư giải đáp hộ ạ. Tôi chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn chính xác xe đạp điện không gương phạt bao nhiêu tiền, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn Lượng đến Tổng Đài Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn về lỗi xe đạp điện không gương phạt bao nhiêu, Luật sư xin giải đáp như sau:

Đầu tiên, quy định về xử phạt xe máy không gương phạt bao nhiêu. Căn cứ theo Nghị định số 100/2019/NĐCP quy định việc xử phạt lỗi không gương chiếu hậu BÊN TRÁI hoặc có NHƯNG không có tác dụng thì mức xử phạt là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng,

Mức phạt trên áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm.

Tuy nhiên, có sự khác biệt gì giữa “xe đạp điện” và “xe máy điện” không? Xe đạp điện có phải là xe gắn máy không? Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐCP đã quy định xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế LỚN NHẤT không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy động cơ thì đạp xe đi được

Còn xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế LỚN NHẤT không lớn hơn 50 km/h.

Chính những lý giải trên cho thấy rằng xe đạp điện và xe máy điện là hai loại hoàn toàn khác nhau. Và trong khi xe máy điện được coi là xe gắn máy thì xe đạp điện không được coi là xe gắn máy. Xe đạp điện sẽ thuộc nhóm xe đạp máy là loại xe thô sơ nên sẽ không áp dụng hình thức xử phạt khi không có gương chiếu hậu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐCP

Vì vậy, anh Lượng có thể kiểm tra lại phương tiện của mình bằng cách xem lại vận tốc lớn nhất của phương tiên là bao nhiêu, lớn nhất là 25 km/h hay 50 km/h. Và kiểm tra chức năng của xe xe, khi tắt máy động cơ xe có đạp được không. Hay đơn giản chi là anh kiểm tra phương tiện có bàn đạp hay không? Nếu thỏa mãn các điều kiện trên thì phương tiện của anh được coi là xe đạp điện và không bị xử phạt lỗi không gương chiếu hậu theo quy định.

xe-dap-dien-khong-guong-phat-bao-nhieu

Xe máy có đầy đủ gương vẫn có thể bị phạt

 

Câu hỏi của bạn Vũ (Thái Nguyên):
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi này muốn nhờ luật sư giải đáp hộ ạ. Hôm nay trên đường đi làm tôi có chở đồng nghiệp của tôi về nhà. Trên đường di chuyển bạn ý có bảo tôi là gương sẽ của tôi không đảm bảo đủ tiêu chuẩn, quan sát phía sau không rõ, nếu có bị gọi lại kiểm tra xe thì sẽ bị phạt đấy. Tôi khá bất ngờ vì xe tôi có đầy đủ gương nên làm sao mà bị phạt được. Tôi có tranh luận qua lại với bạn mà chưa hài lòng nên muốn nhờ luật sư giải đáp hộ thắc mắc này. Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Trường hợp nào xe máy có đầy đủ gương vẫn bị phạt, tư vấn ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn Vũ. Tổng Đài Pháp Luật xin giải đáp như sau:

Tình huống xe có đầy đủ gương mà vẫn bị xử phạt là đúng theo quy định. Tuy nhiên đó là trường hợp mà xe có đầy đủ gương nhưng gương không có tác dụng

Ở góc độ thông thường, hiểu đơn giản gương chiếu hậu không có tác dụng là gương không giúp người điều khiển phương tiện quan sát được phía sau.

Nếu nhìn dưới góc độ pháp lý, gương chiếu hậu xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm …. được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.

Để xác định được gương chiếu hậu có tác dụng hay không, bạn hoàn toàn có thể quan sát bằng mắt thường. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem gương có phản xạ các hình ảnh phía sau không, và gương có giúp điều chỉnh được vừng quan sát không. Đó là những cách kiểm tra đơn giản để nhận biết gương chiếu hậu có đang hoạt động tốt không. Bên cạnh đó, có thể thực hiện kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, công việc này cần có người có chuyên môn kiểm tra để có được độ chính xác cao nhất.

Tuy nhiên, để tránh không bị xử phạt lỗi xe máy đủ gương nhưng gương không có tác dụng thì tốt nhất bạn nên giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi gương bị hỏng hay cần phải sửa, thay mới thì nên chọn loại gương giống như gương cũ.

Sử dụng gương chiếu hậu đúng và tuân thủ theo quy chuẩn sẽ giúp người điều khiển phương tiện quan sát tốt được những gì phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông và bảo vệ bản thân cũng như các phương tiện giao thông khác tham gia giao thông trên đường.

>> Xem thêm: Lỗi không xi nhan phạt bao nhiêu theo quy định của pháp luật

Một số câu hỏi liên quan đến điều khiển phương tiện giao thông không có gương

Lỗi không gương có bị giữ xe không?

 

>> Luật sư giải đáp xe không gương có bị giữ xe không, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ theo Nghị định 100/2009/NĐCP, các phương tiện theo quy định phạm lỗi không gương sẽ không bị giữ xe mà chỉ bị phạt tiền mà không bị áp dụng các hình thức xử phạt khác như: tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Mức phạt đối với xe máy là 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Đối với ô tô là từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Nhưng trong một số trường hợp, Cảnh sát giao thông vẫn có quyền tạm giữ xe của bạn với lỗi không gương vì những lý do khác. Một số trường hợp tạm giữ xe thường là do nghi ngờ phương tiện bạn điều khiển vi phạm lỗi khác và lập biên bản tạm giữ để xác minh thêm thông tin.

Lỗi không gương có bị dừng xe không?

 

>> Đặt câu hỏi cho Luật sư về lỗi không gương có bị dừng xe không?

Thông tư 65/2020/TTBCA được Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ ngày 5/8/2020 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT, trong đó chỉ có 04 trường hợp CSGT được dừng xe của người di chuyển, cụ thể các trường hợp sau:

– Trực tiếp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ hoặc phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, hoặc ghi thu được các hành vi vi phạm trên và cả các hành vi vi phạm pháp luật khác ngoài vi phạm giao thông.

Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dùng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp

Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Với thông tin được quy định tại Thông tư như trên thì ta có thể trả lời cho câu hỏi người điều khiển phương tiện giao thông không có gương thì CSGT hoàn toàn đủ thẩm quyền để yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe.

Điều khiển xe máy đeo tai nghe và không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu?

 

Câu hỏi của Thảo Vy (Bắc Ninh):
“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn. Hôm trước khi tôi tham gia giao thông có đeo tai nghe và điều khiển phương tiện xe máy không có gương chiếu hậu. Tôi không biết rằng đeo tai nghe là hành vi vi phạm vậy luật sư có thể cho tôi hỏi rằng việc điều khiển xe máy khi đeo tai nghe và không gương phạt bao nhiêu vậy Luật sư? Tôi cảm ơn luật sư!”

 

>> Giải đáp đi xe máy đeo tai nghe và không gương phạt bao nhiêu, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của Thảo Vy. Với thắc mắc của bạn về lỗi điều khiển xe máy đeo tai nghe và không có gương phạt bao nhiêu, Luật sư tư vấn như sau:

Lỗi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy

Căn cứ vào điểm h, Khoản 4, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ–CP quy định về việc điều khiển phương tiện giao thông có đeo tai nghe như sau:

Điều 6: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i Khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h Khoản 4; Khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng

Lỗi xe không có gương chiếu hậu

Đối với lỗi xe không có gương chiếu hậu thì căn cứ tại điểm a, Khoản 1, Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ và đường sắt có ghi rõ: Mức xử phạt với hành vi điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu sẽ là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Quy định này nêu rõ các loại phương tiện, các đối tượng vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

Xử phạt người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông. Mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển phương tiện không có còi, không có đèn soi biển số, đèn báo hãm, phương tiện không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng,…

Như vậy, qua tình tiết bạn trình bày thì mức xử phạt đối với 02 hành vi vi phạm của bạn là đeo tai nghe khi tham gia giao thông và điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu sẽ là từ 700,000 đồng đến 1.200.000 đồng. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hay muốn được tư vấn rõ ràng và chi tiết hơn về các mức xử phạt đối với lỗi không gương phạt bao nhiêu, hay liên hệ ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí.

>> Xem thêm: Đi sai làn đường phạt bao nhiêu theo quy định hiện nay?

Lỗi xe không có gương có bị tước giấy phép lái xe không?

 

Câu hỏi của anh Quang (TP. Hồ Chí Minh):
“Thưa luật sư, tôi có thắc mắc này mong được luật sư giải đáp là khi điều khiển phương tiện là xe máy mà không có gương chiếu hậu bên trái mà chỉ có gương chiếu hậu bên phải thì bị xử phạt như thế nào ạ? Và mức xử phạt có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không? Tôi cảm ơn luật sư đã giải đáp!”

 

>> Luật sư giải đáp lỗi không gương có bị tước giấy phép lái xe không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của anh Quang về nội dung xe không gương phạt bao nhiêu. Với thắc mắc của anh, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo những gì anh đã trình bày thì xe máy anh điều khiển chỉ có gương chiếu hậu bên phải, mà không có gương bên trái. Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2009 thì xe gắn máy phải có đầy đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác. Ít nhất xe máy tham giao lưu thông phải có gương chiếu hậu bên trái, nếu chỉ có gương bên phải thôi thì cũng đã là hành vi vi phạm quy định tại điều 53.

Với hành vi điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) thì mức xử phạt hành chính được đưa ra là 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP quy định về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ và đường sắt thì lỗi không gương chỉ bị xử phạt hành chính chứ không bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe. Do đó nếu anh Quang vi phạm hành vi điều khiển xe máy không gương chiếu hậu sẽ chỉ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

>> Xem thêm: Không giấy phép lái xe phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022

Trên đây là những thông tin về nội dung lỗi không gương phạt bao nhiêuTổng Đài Pháp Luật muốn chia sẻ với các bạn độc giả. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn mọi người sẽ nâng cao ý thức của mình hơn khi tham gia giao thông, cần phải đảm bảo đủ mọi điều kiện để việc lưu thông vừa an toàn cho bản thân, vừa an toàn cho những người xung quanh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất!