Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Điều kiện và thủ tục lãnh BHTN

Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu là câu hỏi được đặt ra với tất cả người lao động khi người lao động đó xin nghỉ việc. Lãnh bảo hiểm thất nghiệp là một trong những quyền lợi cơ bản của người lao động khi đi làm và được tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, cơ quan và một số đơn vị khác. Vậy việc lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Lãnh bảo hiểm thất nghiệp như thế nào? Tất cả những vướng mắc trên sẽ được Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây! 

lanh-bao-hiem-that-nghiep-o-dau-theo-quy-dinh

Lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

 

Bạn Ngân (Hải Dương) có câu hỏi về lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu
“Chào Luật sư, tôi tên là Ngân ở Hải Dương tôi có câu hỏi như sau mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Năm 2012 tôi vào khu công nghiệp Bình Dương đi làm công nhân cho một công ty điện tử tại đây, trong quá trình đó tôi được công ty tham gia bảo hiểm đầy đủ. Trừ hai lần sinh em bé và được chế độ thai sản đến bây giờ thì tôi luôn đi làm đầy đủ và đóng bảo hiểm đầy đủ.
Tính đến thời điểm hiện tại là tháng 1 năm 2022 thì tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 9 năm (trùng với thời gian tôi xem trên ứng dụng VSSID của cơ quan bảo hiểm Việt Nam). Bây giờ, do ở quê có việc và muốn về quê làm ăn do đã có một số vốn nhất định rồi nên tôi đã viết đơn xin nghỉ việc lên công ty và trước khi nghỉ việc tôi đã báo lên công đoàn công ty trước 45 ngày theo quy định của pháp luật.
Đến ngày 1/1/2022 tôi đã nhận được quyết định thôi việc tại công ty và hiện tại tôi không muốn làm ở Bình Dương nữa mà quay về Hải Dương để sinh sống. Vậy luật sư cho tôi hỏi việc tôi tham gia bảo hiểm xã hội ở Bình Dương mà bây giờ tôi về quê để ở cụ thể là ở Hải Dương thì tôi có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Tôi có thể hưởng thất nghiệp trong bao lâu? Và bây giờ tôi có thể lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Rất cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi về vấn đề lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu! Với vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Lãnh bảo hiểm thất nghiệp là một trong các quyền lợi cơ bản nhất của người lao động khi được các đước các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tham gia khi người lao động nghỉ việc mà chưa có việc làm. Với ý nghĩa là nhằm góp phần hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn khi chưa tìm được việc làm và có thu nhập. Như vậy, việc người lao động nghỉ việc sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và cụ thể là hưởng tại nơi nộp hồ sơ để hưởng.

Theo pháp luật hiện hành thì người lao động sẽ được hưởng số tiền tại nơi mà người lao động đó nộp hồ sơ và hiện nay có hai phương thức nhận tiền cho người lao động đó là nhận tiền mặt trực tiếp tại nơi nộp hồ sơ hoặc có thể nhận qua tài khoản ngân hàng mà khi nộp hồ sơ mình đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể:

Đầu tiên, lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại nơi người lao động nộp hồ sơ

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 17, Nghị định 28/2015/NĐCP ngày 12/3/2015 về việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định như sau:

Kể từ ngày thôi việc được ghi trong quyết định thôi việc người lao động có thời hạn trong vòng ba tháng người lao động phải nộp hồ sơ tại trung tâm giới thiệu việc làm để nhận bảo hiểm thất nghiệp và kèm theo đó là người lao động chưa tìm được việc mới, có nhu cầu hưởng. Trong thời gian này, người lao động làm một bộ hồ sơ gửi lên trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương người lao động sinh sống để nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tại Khoản 2, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐCP của Chính Phủ và Khoản 7, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/2019/QĐBHXH ngày 31/1/2019 quy định về việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và tổ chức chi trả trợ cấp BHTN.

Người lao động nộp hồ sơ và được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Tổng công ty Bưu điện phải tổ chức các Điểm chi trả đến cấp xã phù hợp với điều kiện của từng địa phương và thống nhất với cơ quan BHXH. Điểm chi trả có địa chỉ cụ thể, được cập nhật tại danh mục điểm chi trả trong toàn quốc và được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam để người lao động có thế tra cứu.

Thứ hai, lãnh tiền bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng qua thẻ ngân hàng mà người lao động đã đăng ký.

Căn cứ vào Điểm 2.1.2, Khoản 2, Điều 2 của Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH, hiện nay người lao động sẽ có thêm một cách nhận tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản ngân hàng mà không cần trực tiếp đến tại trung tâm dịch vụ việc làm hay bưu điện.

Khi người lao động đến cơ quan bảo hiểm tại địa phương để làm việc thì cơ quan bảo hiểm sẽ hỏi rõ người lao động phần hình thức nhận tiền và với cách nhận qua thẻ ATM, tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ được chuyển trực tiếp đến số tài khoản ngân hàng mà người lao động đã đăng ký (Số tài khoản, chủ tài khoản, ngân hàng và chi nhánh ngân hàng) .

Như vậy, trong trường hợp của bạn mặc dù bạn tham gia bảo hiểm xã hội nhiều năm ở Bình Dương và bây giờ bạn muốn về quê để làm ăn thì bạn có thể về quê để hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp này, thì bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở ngay tại địa phương mà mình sinh sống và cụ thể là anh làm hồ sơ để gửi lên cơ quan cấp quận huyện tại tỉnh Hải Dương của mình để lãnh bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc về lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu thì hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn một cách cụ thể bạn nhé!

>> Xem thêm: Lãnh bảo hiểm thất nghiệp tháng thứ 2 – Tư vấn BHTN 24/7

 

lanh-bao-hiem-that-nghiep-o-dau-nhanh-nhat

Quy định về lãnh bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Linh ở Bình Dương có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi là Linh có vấn đề thắc mắc như sau, tôi đi làm được gần 10 năm nay nhưng do sức khỏe yếu nên tôi muốn nghỉ việc tìm công việc khác. Trong thời gian nghỉ việc đó tôi mong muốn nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp để trang trải các sinh hoạt phí trong gia đình cũng như cuộc sống hằng ngày.
Vậy luật sư cho tôi hỏi hiện nay pháp luật nước ta quy định như thế nào về lãnh bảo hiểm thất nghiệp? Rất mong nhận được sự giải đáp thắc mắc từ quý luật sư!”

 

>> Tư vấn làm thủ tục lãnh bảo hiểm ở đâu để được giải quyết nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi với vấn đề của bạn chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau

Vấn đề người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 46 Luật việc làm 2013 và được quy định cụ thể như sau:

Tính thời hạn là ba tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc khác liên quan, người lao động sẽ nộp các hồ sơ thủ tục các giấy tờ tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc trung tâm dịch vụ tại địa phương nơi mình cư trú do cơ quan nhà nước quản lý.

Từ trong khoảng thời gian hai mươi ngày kể từ ngày trung tâm giới thiệu việc làm tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chi trả cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp nếu người lãnh không được nhận thất nghiệp thì phải trả lời cho người lao động bằng văn bản giải thích lý do dễ dàng.

Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng thời gian là 5 ngày cho người lao động kể từ khi có quyết định ch trả trợ cấp.

Trên đây là quy định của pháp luật nước ta hiện hành về lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.6174 để được tư vấn cụ thể!

>> Xem thêm: Nộp bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Địa chỉ làm BHTN nhanh chóng

Hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Lê (Gia Lai) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi là Lê ở Gia Lai tôi có câu hỏi như sau muốn hỏi luật sư, năm 2010 ở quê tôi bắt đầu có công ty mọc lên và từ đó tôi tham gia làm công nhân. Tính đến nay tôi đã làm được hơn 10 năm và cũng đóng bảo hiểm xã hội hơn 10 năm. Bây giờ, do tuổi cũng cao và nhiều bệnh tật nên gia đình kiên quyết không cho tôi đi làm công ty.
Trước đó, tôi đã làm đơn thôi việc lên công ty và báo trước 1 tháng, công ty cũng đã cho tôi quyết định thôi việc. Sau khi có quyết định thôi việc tại công ty và công ty cũng đã chốt sổ bảo hiểm cho tôi rồi thì tôi cần làm hồ sơ gồm những loại giấy tờ nào để hưởng trợ cấp thất nghiệp? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi!”

 

>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề của bạn chúng tôi xin đưa ra câu trả lời như sau:

Từ thời hạn 3 tháng tính từ ngày trong quyết định thôi việc mà công ty, doanh nghiệp đơn vị đó trả cho người lao động thì người lao động phải làm hồ sơ thủ tục theo quy định được quy định tại Điều 16, Nghị định số 28/2015/NĐCP (Được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 6, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐCP ngày 29/5/2020). Cụ thể như sau:

Thứ nhất là sổ bảo hiểm xã hội

 Thứ hai Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu 03 (do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định)

Thứ ba, sổ bảo hiểm xã hội

Thứ tư, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân

Về thời hạn giải quyết hồ sơ thủ tục

Sau khi người lao động nộp hồ sơ sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả thông báo nhận bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời hạn từ 20 ngày làm việc tính ngày nhận đủ hồ sơ, Trung tâm giới thiệu việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Như vậy, trên đây là toàn bộ hồ sơ và thủ tục, thời gian giải quyết việc nhận bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. Khi đã đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nói ở trên nộp trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội ở địa phương. Và nếu hồ sơ hợp lệ người lao động sẽ được chi trả bảo hiểm thất nghiệp theo hàng tháng khi chưa có việc làm.

Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác về lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu hoặc hồ sơ lãnh bảo hiểm thất nghiệp, hãy kết nối với Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ nhanh chóng và chính xác nhất!

>> Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? 

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Linh (Thái Bình) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi là Linh ở Thái Bình có câu hỏi như sau tôi đi làm công ty giày anza được 12 năm và tham gia đóng bảo hiểm xã hội được 11 năm 2 tháng. Bây giờ tôi muốn nghỉ việc thì sẽ được hưởng bao nhiêu tháng bảo hiểm thất nghiệp và mức đóng là 4tr đồng thì mỗi tháng tôi sẽ được hưởng bao nhiêu tiền bảo hiểm thất nghiệp ? Rất mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi!”

 

>> Tư vấn nhanh chóng cách tính tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này Luật sư của chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Về thời gian được lãnh bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động:

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính theo số năm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp từ khi tham gia, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng (1 năm) thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Từ những quy định trên, trường hợp của bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội được 11 năm 2 tháng thì sẽ được hưởng 11 tháng bảo hiểm thất nghiệp khi chưa có việc làm, do đó số tiền bạn được hưởng là: 60% x 4.000.000 x 6 = 14.400.000 đồng.

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp 1 lần theo quy định mới nhất 2022

Điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Lâm (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:
“Chào luật sư, tôi tên là Lâm ở Đồng Nai, tôi có câu hỏi sau cần luật sư giải đáp. Tôi đã xin nghỉ việc được hai tháng ở doanh nghiệp cũ tại địa phương, trong hai tháng này tôi vẫn chưa tìm được công việc mới, khi nghỉ việc là tôi có báo lên công ty và nhận được quyết định thôi việc của công ty. Vậy luật sư cho tôi hỏi, tôi có đủ điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi!”

 

>> Tư vấn điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của bạn và đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp khi đáp ứng được đủ các điều kiện như sau:

Trường hợp người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. Ngoại trừ các trường hợp người lao động tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc các trường hợp hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Người lao động đã đóng đủ 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 24 tháng trước khi thôi việc hoặc trong thời hạn 36 tháng trước khi thôi việc trong trường hợp người lao động ký hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng

Đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo đúng quy định của pháp luật trong thời hạn ba tháng tính từ ngày nghỉ việc trong quyết định thôi việc của công ty, doanh nghiệp…

Người lao động không tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, từ các quy định trên của pháp luật trong trường hợp trên của bạn đến thời điểm hiện tại nếu bạn chưa tìm được việc thì bạn có thể nộp hồ sơ của mình lên trung tâm giới thiệu việc làm để nhận được số tiền bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về điều kiện lãnh bảo hiểm thất nghiệp hoặc lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu nhanh nhất, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2022

Thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Quỳnh (Đồng Tháp) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi đã nghỉ việc tại một công ty cách đây hai tháng và trước đó tôi có tham gia bảo hiểm xã hội được gần tròn 10 năm. Bây giờ, tôi nghỉ việc và hiện tại chưa có việc làm mà tôi muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì có được không? Luật sư cho tôi hỏi thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào?”

 

>> Tư vấn làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Với vấn đề này chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Người lao động khi đã làm xong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Trong thời hạn ba tháng phải nộp hồ sơ đến Trung tâm Giới thiệu việc làm hoặc trung tâm dịch vụ việc làm.

Kể từ thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu việc làm hoặc trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2: Thời gian giải quyết hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội

Tính trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì đến Trung tâm Giới thiệu việc làm (TTGTVL) thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Cụ thể sau 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, TTGTVL ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ BHXH có xác nhận trả cho người lao động (NLĐ).

Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm giới thiệu việc làm hoặc trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp là từ ngày thứ 16 tính từ ngày nộp hồ sơ.

Bước 3: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ thời điểm có quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan BHXH tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu cho NLĐ kèm theo thẻ BHYT.

Hàng tháng, trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 4: Người lao động phải thông báo hàng tháng lên trung tâm giới thiệu việc làm.

Hàng tháng NLĐ phải đến Trung tâm dịch vụ việc làm thông báo về việc tìm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng lịch hẹn kèm theo Quyết định trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động thực hiện đủ 4 bước trên để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, trên đây là toàn bộ quá trình làm thủ tục mà người lao động cần thực hiện để nhận bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp của bạn, thì trong vòng ba tháng tính từ ngày nghỉ việc trong quyết định thôi việc bạn nộp hồ sơ tại trung tâm giới thiệu việc làm và làm các thủ tục như trên .

Trong quá trình làm thủ tục lãnh bảo hiểm thất nghiệp, nếu bạn còn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy nhấc máy lên và gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Thời gian nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu?

lam-thu-tuc-lanh-bao-hiem-that-nghiep-o-dau

Một số câu hỏi về vấn đề lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

 

Các trường hợp tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục, bảo lưu thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp

 

Bạn Ngân (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi đã nghỉ việc được bốn tháng và bây giờ đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, tôi tham gia bảo hiểm được 8 năm và được hưởng 8 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, luật sư cho tôi hỏi đến tháng thứ 5 được lãnh thì tôi có thể được hưởng thất nghiệp không? Và nếu tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp thì số tháng chưa hưởng đó có được bảo lưu ko?”

 

>> Tư vấn các trường hợp tạm dừng, chấm dứt thời gian hưởng BHTN, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Về tạm dừng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động

Khi hàng tháng đến ngày hẹn, người lao động không liên hệ tại Trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về quá trình tìm kiếm việc làm của mình. Nếu vẫn còn thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì được tiếp tục hưởng vào tháng tiếp theo nếu thực hiện việc thông báo quá trình tìm kiếm việc làm của mình.

Trong trường hợp mà người lao động đã tìm được việc làm thì thông báo lên cơ quan bảo hiểm nơi mà người lao động đăng ký nhận. Trường hợp này số tháng còn lại chưa hưởng sẽ không bị mất đi mà sẽ được tự động bảo lưu cho những lần hưởng tiếp theo.

Về chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp:

Căn cứ theo nội dung Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐCP quy định về chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp như sau:

+ Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động

+ Có việc làm

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an

+ Hưởng lương hưu hằng tháng

Sau 02 lần người lao động từ chối việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng.

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ chối việc làm thuộc một trong các trường hợp sau, được xác định là không có lý do chính đáng:

+ Việc làm phù hợp với ngành nghề, trình độ của người lao động đã được đào tạo;

+ Việc làm mà người lao động đó đã từng làm.

 Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, 03 tháng liên tục không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định;

Ra nước ngoài để định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng

Ngày mà người lao động được xác định ra nước ngoài định cư, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày người lao động xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên

Ngày mà người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày nhập học được ghi trong giấy báo nhập học đối với học tập trong nước. Trường hợp học tập ở nước ngoài thì ngày người lao động được xác định đi học tập có thời hạn 12 tháng trở lên là ngày xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp.

Ngày mà người lao động được xác định bị xử phạt vi phạm hành chính nêu trên là ngày người lao động bị xử phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Chết

Ngày xác định người lao động chết là ngày ghi trong giấy chứng tử.

Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

Ngày mà người lao động được xác định chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc là ngày bắt đầu thực hiện biện pháp xử lý hành chính được ghi trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bị tòa án tuyên bố mất tích

Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định của tòa án.

Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù

Ngày mà người lao động được xác định bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù là ngày bắt đầu thực hiện quyết định tạm giam, chấp hành hình phạt tù của cơ quan có thẩm quyền

– Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp: khi chấm dứt bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cũng sẽ được bảo lưu thời gian đóng tính cộng dồn vào lần sau nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 53 Luật việc làm 2013;

Như vậy, với trường hợp của bạn thì khi bạn tìm được công việc mới mình sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nữa. Tuy nhiên, số thời gian chưa hưởng đó sẽ không bị mất mà sẽ được bảo lưu ở những lần hưởng tiếp theo.

>> Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp không lấy có mất không? 

Lãnh trợ cấp thất nghiệp khác tỉnh có được không?

 

Bạn Nam (Hà Tĩnh) có câu hỏi:
“Chào luật sư, tôi có vấn đề sau mong luật sư giải đáp. Tôi hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Bình Dương sắp tới tôi muốn về quê ở ngoài bắc để khởi nghiệp. Bây giờ tôi đã xin nghỉ việc tại công ty và đã có quyết định thôi việc, luật sư cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp nhưng tôi tham gia bảo hiểm tại bình dương thì có được hưởng tại tỉnh Nam Định không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi!”

 

>> Giải đáp thắc mắc lãnh trợ cấp thất nghiệp khác tỉnh có được không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, với vấn đề này chúng tôi giải quyết như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐCP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau

“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

1.Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.”

Theo quy định trên, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có thể trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp. Pháp luật quy định người lao động có quyền nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại nơi người lao động muốn hưởng mà không bắt buộc phải nhận bảo hiểm thất nghiệp tại nơi mình tham gia bảo hiểm hay nơi có sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú.

Như vậy theo quy định trên thì khi bạn nghỉ việc của công ty khi đã có quyết định thôi việc tại công ty thì mình có thể làm hồ sơ thủ tục để lãnh bảo hiểm thất nghiệp. Trong trường hợp của bạn là tham gia bảo hiểm ở Bình Dương nhưng muốn hưởng ở Nam Định thì hoàn toàn có thể và hợp lệ. Trong các trường hợp người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm ở bất cứ địa phương nào nơi mà bạn muốn hưởng theo quy định.

Trên đây là toàn bộ quy định của bảo hiểm xã hội về lãnh bảo hiểm thất nghiệp ở đâu và các hồ sơ thủ tục các quy định liên quan xung quanh đến vấn đề này. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhanh tay gọi đến Tổng Đài Pháp Luật qua số điện thoại 1900.6174, đội ngũ Luật sư – chuyên gia – chuyên viên luôn thường trực 24/7, sẵn sàng hỗ trợ – tư vấn mọi lúc – mọi nơi cho dù là những vướng mắc nhỏ nhất!