Lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu – Quy định luật BHXH

Lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu theo quy định luật bảo hiểm xã hội? Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản không? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của lao động nữ theo quy định của luật bảo hiểm xã hội mới nhất. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

lao-dong-nu-duoc-nghi-thai-san-bao-lau-nam-2022

Lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu?

 

Chị Lan Khuê (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi Luật sư như sau: tôi đang là công nhân của một nhà máy may ở Ninh Bình, đã đóng bảo hiểm được 3 năm. Hiện nay, tôi đang mang thai đứa con đầu lòng tại tháng thứ 9 và sắp sinh. Vì vậy nên tôi muốn hỏi rằng lao động nữ được nghỉ thai sản trong bao lâu? Nếu như sau khi nghỉ thai sản xong mà tôi vẫn chưa thể đi làm lại thì được nghỉ dưỡng sức trong bao lâu?”

 

>> Giải đáp thắc mắc lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Khuê! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, qua quá trình nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Để biết được rằng lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, trước hết cần phải biết điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì?

Về đối tượng được hưởng chế độ thai sản, theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản thuộc những trường hợp sau:

Lao động nữ đang mang thai;

Lao động nữ sinh con;

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

Người lao động nhận con nuôi có độ tuổi dưới 06 tháng;

Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, những đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: cần phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.

Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: cần phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong khoảng thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.

Lao động nữ thuộc vào các trường hợp được hưởng chế độ thai sản và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đúng theo quy định của pháp luật thì đã đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản. Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó, chế độ thai sản mà chị được hưởng bao gồm:

Thứ nhất, thời gian hưởng chế độ khi khám thai (theo quy định tại Điều 32 Luật bảo hiểm xã hội):

Trong thời gian đang mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp người lao động mang thai ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần nghỉ khám thai.

Thứ hai, thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý (quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội)

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ thai sản với thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày đối với thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày đối với thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày đối với thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày đối với thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thứ ba, thời gian hưởng chế độ khi sinh con (tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội):

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 06 tháng. Trong trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trường hợp con mất sau khi sinh: nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì người mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con ra; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con mất, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không được vượt quá 02 tháng.

Về thời gian hưởng dưỡng sức sau sinh, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa phục hồi có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, nếu như chị đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, thì chị sẽ được nghỉ cả trước và sau sinh là 6 tháng. Đối với việc hưởng dưỡng sức sau sinh, nếu như chị có chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì chị sẽ được hưởng tối đa là 10 trong trường hợp sinh một lần từ hai con trở lên; tối đa là 7 ngày trong trường hợp sinh con phải phẫu thuật; tối đa là 5 ngày đối với những trường hợp khác.

Mọi thắc mắc về vấn đề lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Cách tính tiền thai sản 2022 chính xác nhất theo quy định

lao-dong-nu-duoc-nghi-thai-san-bao-lau-theo-quy-dinh

Chưa hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có được đi làm không?

 

Chị Hương Thảo (Kon Tum) có câu hỏi:
“Tôi là lao động nữ đã và đang nghỉ chế độ thai sản theo chế độ của bảo hiểm xã hội đến nay là được 5 tháng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy sức khỏe của tôi đã được ổn định và tôi có thể đi làm trở lại luôn. Bạn bè xung quanh tôi nói rằng nếu chưa nghỉ đủ chế độ thai sản mà đi làm thì sẽ không được nhận hỗ trợ theo chế độ thai sản nữa. Vậy, tôi xin được hỏi luật sư là chưa hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ có được đi làm không?”

 

>> Giải đáp lao động nữ có được đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Thảo! Với câu hỏi của chị về vấn đề lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, Luật sư nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo quy định, lao động nữ đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sẽ có thời gian nghỉ thai sản cả trước và sau khi sinh con là 06 tháng nên muốn đi làm trước thời gian này, lao động nữ phải đáp ứng được những điều kiện được quy định tại khoản 4

Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện để được đi làm trước thời gian nghỉ thai sản như sau:

“Điều 139. Nghỉ thai sản

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, để đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì lao động nữ đã nghỉ ít nhất được 04 tháng và phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

Như vậy, để được đi làm khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản thì chị cần phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của chị, phải báo trước và được sự đồng ý của công ty mà mình đang làm việc.

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu hoặc lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản không, hãy gọi đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Nghỉ việc 1 năm có được hưởng chế độ thai sản không?

Quyền lợi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ

 

Chị Cẩm Tú (Yên Bái) có câu hỏi:
“Tôi có một thắc mắc muốn được tư vấn như sau: theo như tôi được biết, lao động nữ sẽ được nghỉ 6 tháng sau sinh theo chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi tôi mới nghỉ được 5 tháng thì công ty muốn tôi đi làm lại vì công ty đang bị thiếu nhân lực mà chưa kịp bổ sung.
Vậy nên tôi muốn hỏi rằng đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ thì tôi có được hưởng quyền lợi gì không? Ngoài lương do công ty trả ra thì tôi có được hưởng chế độ gì nữa không?”

 

>> Tư vấn quyền lợi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Tú! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, qua quá trình nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ thai sản mà đi làm trước khi hết thời gian nghỉ sẽ được hưởng quyền lợi như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“ Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.”

Bên cạnh đó, căn cứ điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:

“Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Theo đó, lao động nữ đi làm sớm hơn thời gian nghỉ thai sản mà đáp ứng đầy đủ điều kiện tại khoản 4 Điều 139 Bộ luật Lao động 2019 thì sẽ được hưởng những quyền lợi sau: hưởng lương theo công ty, hưởng chế độ thai sản vẫn còn và phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tại tháng đi làm lại.

Như vậy, ngoài lương do công ty trả cho chị khi chị đi làm lại thì chị vẫn sẽ được hưởng những tháng còn lại của chế độ thai sản chưa hưởng và cả công ty và chị vẫn sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho chị như bình thường.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quyền lợi khi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ hay lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, hãy kết nối ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được giải đáp chi tiết trong thời gian ngắn nhất!

>> Xem thêm: Nghỉ thai sản có được hưởng không theo quy định 2022?

Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ

 

Chị Lê Trang (Cao Bằng) có câu hỏi:
Tôi là nhân viên hành chính nhân sự của một doanh nghiệp nhỏ. Tôi có nhận được hồ sơ của nhân viên hưởng chế độ thai sản đối với nữ lao động. Sau khi tôi gửi hồ sơ của bạn nhân viên này lên bảo hiểm xã hội và bạn ấy nhận được tiền hỗ trợ thì lại báo lại với tôi rằng mức hưởng của bạn ấy chưa đúng.
Vậy nên tôi muốn hỏi rằng lao động nữ được hưởng chế độ thai sản như thế nào? Với mức lương đóng bảo hiểm hàng tháng là 12 triệu thì tôi sẽ nhận được bao nhiêu?”

 

>> Tư vấn chính xác mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Trang! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, qua quá trình nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Lao động nữ đáp ứng được những điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì sẽ được hưởng với mức hưởng như sau:

Đối với trợ cấp một lần khi sinh con: Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ sinh con thì sẽ được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng người đó sinh con. Mức lương cơ sở đang áp dụng cho năm 2021 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do vậy, lao động nữ sẽ được hưởng 2,98 triệu đồng cho mỗi một con.

Đối với tiền chế độ thai sản: Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019, lao động nữ sinh con sẽ được hưởng theo mức hưởng sau:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ việc

Như vậy, chị sẽ được hưởng chế độ thai sản bao gồm trợ cấp một lần và tiền chế độ thai sản được tính như sau:

Trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở là 2,98 triệu đồng.

Tiền chế độ thai sản với mức lương bình quân đóng bảo hiểm hàng tháng là 12 triệu đồng được tính như sau:

Mức hưởng hàng tháng = 100% x 12.000.000 = 12.000.000 cho mỗi tháng.

Tổng thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng nên tổng số tiền sẽ được nhận là: 72.000.000 (12 triệu x 6 tháng).

Tóm lại, tổng số tiền mà chị sẽ được nhận là 74,98 triệu đồng (trong đó có 2,98 triệu đồng tiền trợ cấp một lần và 72 triệu đồng tiền trợ cấp thai sản).

Nếu chị còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ hoặc lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Thời hạn nộp hồ sơ thai sản đối với người lao động là bao lâu?

Một số câu hỏi liên quan đến thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ

 

Lao động nữ nghỉ trước sinh trên 2 tháng, có sao không?

 

Anh Văn Lộc (Nghệ An) có câu hỏi:
“Xin chào Luật sư, tôi có một thắc mắc muốn được tư vấn như sau: vợ tôi đang mang thai tháng thứ 6. Vì là mang thai đôi nên đi lại, sinh hoạt cũng khá khó khăn nên tôi bàn với vợ tôi là xin cho vợ được nghỉ thai sản từ tháng thứ sáu luôn. Nhưng khi hỏi bên công ty thì họ nói rằng lao động nữ chỉ được nghỉ hưởng chế độ thai sản trước sinh tối đa là 2 tháng.
Vậy nên tôi muốn hỏi rằng: Lao động nữ nghỉ trước sinh trên 2 tháng có ảnh hưởng gì tới chế độ thai sản không?”

 

>> Tư vấn chế độ nghỉ khám thai của lao động nữ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Lộc! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, qua quá trình nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Việc giải quyết chế độ thai sản được căn cứ vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Cụ thể, theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ khi sinh con được hưởng chế độ thai sản khi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Thai bình thường: Phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Thai yếu có chỉ định nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cần phải thỏa mãn các điều kiện:đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong khi đó, nếu người lao động nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người đó sẽ không đóng được đóng bảo hiểm xã hội tại tháng đó (theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐBHXH).

Vì vậy, khi nghỉ trước sinh nhiều tháng hơn so với quy định, người lao động cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước khi sinh của mình. Nếu nghỉ trước sinh quá nhiều mà làm thời gian đóng bảo hiểm xã hội không đủ, lao động nữ sẽ không được giải quyết chế độ thai sản.

Cùng với đó, dù người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ trước sinh nhiều hơn 2 tháng nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ chỉ giải quyết chế độ đối với thời gian nghỉ trước sinh 2 tháng. Thời gian nghỉ vượt quá sẽ không được cơ quan bảo hiểm tính hưởng chế độ.

Để có thêm quyền lợi trong thời gian nghỉ vượt quá thời gian nghỉ thai sản này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc trừ ngày nghỉ phép năm trong khoảng thời gian nghỉ thai sản này. Khi đó, dù nghỉ làm nhưng lao động nữ vẫn sẽ được nhận đủ lương theo đúng hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, tổng số ngày nghỉ phép hằng năm không nhiều, khoảng 12 16 ngày tùy theo từng công việc. Với thời gian nghỉ còn lại, người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp về việc nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, trong nếu như vợ anh đã đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm tính tới thời điểm hiện tại thì khi vợ anh nghỉ sớm hơn thì vợ anh vẫn được hưởng đầy đủ chế độ thai sản. Còn nếu như việc nghỉ sớm hơn mà khiến cho quá trình đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản chưa đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì vợ anh sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

>> Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên năm 2022 được quy định như thế nào?

 

lao-dong-nu-duoc-nghi-thai-san-bao-lau

Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản không?

 

Chị Phạm Hà (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Tôi đang tham gia lao động tại một doanh nghiệp và mang thai ở tháng thứ 8. Ngày dự sinh của tôi là ngày 7/12/2022. Tuy nhiên, tôi muốn nghỉ để ở nhà dưỡng thai và chăm con và không có ý định tiếp tục đi làm. Vì vậy nên tôi muốn hỏi rằng: Nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản không?”

 

>> Giải đáp thắc mắc lao động nữ nghỉ việc khi mang thai có được hưởng chế độ thai sản không , gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Hà! Sau khi tiếp nhận câu hỏi của chị, qua quá trình nghiên cứu, Luật sư của chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Về đối tượng được hưởng, theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014Thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ thai sản thuộc những trường hợp sau:

Lao động nữ đang mang thai;

Lao động nữ sinh con;

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

Người lao động nhận con nuôi có độ tuổi dưới 06 tháng;

Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Về thời gian đóng bảo hiểm xã hội, những đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cần có thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi: cần phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi.

Đối với lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền: cần phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong khoảng thời gian là 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ cả 2 điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Như vậy, người lao động nghỉ việc vẫn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu như đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Để được hưởng chế độ thai sản thì chị cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian là 12 tháng trước khi sinh con. Ngày dự sinh của chị là ngày 7/12/2022 cho nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022. Trong khoảng thời gian này chị đóng bảo hiểm đủ 6 tháng thì chị sẽ đủ điều kiện hưởng thai sản và sẽ được hưởng như bình thường. Nếu chị không đóng đủ 6 tháng thì chị sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

>> Xem thêm: Dừng đóng BHXH có được hưởng chế độ thai sản không?

Trên đây là toàn bộ thông tin của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật chia sẻ về vấn đề lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu? Hy vọng nội dung trong hữu ích trên sẽ giúp bạn áp dụng hiệu quả vào vướng mắc thực tiễn của mình. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174, đội ngũ Luật sư chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn mọi lúc mọi nơi mọi trường hợp.