Ly hôn là quyết định không hề dễ dàng đối với các cặp vợ chồng, đặc biệt là khi con còn quá nhỏ. Đa số các cặp đôi ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi sẽ gặp rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề quyền nuôi con, mức cấp dưỡng, phân chia tài sản,… Bài viết dưới đây là tư vấn đến từ các luật sư hôn nhân & gia đình của Tổng đài pháp luật sẽ giúp bạn đọc tổng hợp các câu hỏi thường gặp về trường hợp này.
>> Tư vấn ly hôn miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, quyền nuôi con thuộc về ai?
Chị Thùy Linh (Hải Phòng) có câu hỏi: “Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2019. Chồng tôi làm thợ sửa xe lương khoảng 8 triệu/tháng , còn tôi làm công nhân nhà máy lương là 7 triệu/tháng. Chồng tôi rất ham cờ bạc, có nhiều lúc anh đi đánh bạc 4 ngày liền không về nhà, khi tôi đến gọi anh về thì anh lại quát tháo, đánh chửi tôi, về nhà anh đập hết đồ đạc rồi đuổi tôi về nhà ngoại ngay cả khi tôi đang mang bầu.
Trong lúc tôi đi đẻ, anh ấy cũng không hề có mặt tại bệnh viện vì phải đi trốn nợ. Hơn nữa, nhà chồng tôi rất vô tâm, khi chồng tôi đánh chửi tôi, họ cũng không can ngăn. Suốt thời gian tôi chửa đẻ, đều do bố mẹ đẻ tôi chăm sóc, cháu bé tôi cũng phải gửi nhà ngoại nhờ ông bà trông nom giúp để tôi đi làm.
Mọi chuyện cứ diễn ra như vậy khiến tôi không thể chịu đựng được nữa và tôi muốn ly hôn. Khi tôi bày tỏ ý định muốn ly hôn thì nhà chồng tôi càng chửi tôi nhiều hơn và đe dọa sẽ dùng tiền để giành quyền nuôi con tôi. Hiện cháu bé mới có 16 tháng tuổi thôi và cũng không yên tâm với việc con sau ly hôn ở cùng bố. Luật sư cho tôi hỏi khi ly hôn thì tôi có quyền được nuôi con không ạ?”
>>> Tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
Có thể thấy, vợ chồng chị có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Nếu như anh chị không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định ai là người nuôi con. Tòa án sẽ căn cứ vào quyền và lợi ích của con. Về mặt nguyên tắc, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng đủ điều kiện để trực tiếp trông nom. Xét theo trường hợp của chị, con chị mới 16 tháng tuổi nên sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.
Mọi thắc mắc liên quan đến giành quyền nuôi con khi ly hôn, hãy nhấc máy lên và gọi đến hotline tư vấn hôn nhân gia đình 1900.6174 để được kết nối với Luật sư uy tín, dày dặn kinh nghiệm và lắng nghe tư vấn chi tiết nhất!
Ngoài ra, Tổng Đài Pháp Luật là nơi hội tụ các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý dành cho những cặp vợ chồng ly hôn khi con còn nhỏ. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn ly hôn, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư, chuyên gia tư vấn luật hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Con dưới 12 tháng tuổi có được ly hôn không và ai được quyền ly hôn
Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, mức cấp dưỡng là bao nhiêu?
Chị Hồng Nhung (Hà Nội) có câu hỏi: “Thưa luật sư, tôi và chồng kết hôn được 3 năm rồi và con chúng tôi được 14 tháng tuổi. Sau khi tôi sinh con, tôi cảm thấy tình cảm vợ chồng bắt đầu đi xuống. Gần đây tôi phát hiện ra chồng tôi đã có người phụ nữ khác, thậm chí anh ấy còn chu cấp rất nhiều tiền cho cô ấy. Chồng tôi cũng đồng ý ly hôn và giao quyền nuôi con cho tôi để anh ấy lập gia đình mới. Điều khiến tôi lo lắng bây giờ là vấn đề tài chính. Vì con còn nhỏ nên tôi chưa có công việc ổn định, tôi chỉ đang bán hàng online để kiếm thêm thu nhập mua đồ thiết yếu cho con. Luật sư cho tôi hỏi khi ly hôn thì mức cấp dưỡng sẽ như thế nào ạ?”
>>> Tư vấn về mức cấp dưỡng sau ly hôn, gọi ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
Và căn cứ theo Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng cho con như sau:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Do vậy, nếu bạn là người trực tiếp nuôi con thì chồng bạn sẽ có nghĩa vụ là phải cấp dưỡng cho con. Tiền cấp dưỡng cho con bao gồm chi phí ăn ở và học hành của con. Hai bên có thể cùng nhau thỏa thuận về mức cấp dưỡng là bao nhiêu cho hợp lý. Trong trường hợp chồng bạn không chu cấp cho con sau ly hôn hoặc mức chu cấp quá thấp thì Tòa án sẽ quyết định mức cấp dưỡng dựa trên điều kiện thực tế của chồng bạn và địa phương. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu, chi phí này phụ thuộc vào từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau. Mức cấp dưỡng sẽ được căn cứ theo thu nhập, khả năng thực tế của người chịu trách nhiệm cấp dưỡng. Trong trường hợp có lý do bất khả kháng, lý do chính đáng thì mức cấp dưỡng sẽ thay đổi.
Khi ly hôn, người chịu nhiều thiệt thòi nhất chính là con trẻ, việc cấp dưỡng này thể hiện phần nào trách nhiệm cũng như tấm lòng của người cha hay người mẹ. Vì vậy, nên để mức cấp dưỡng xuất phát từ cái tâm, cha mẹ có thể tự giải quyết và thỏa thuận với nhau. Chỉ khai hai bên không thể cùng nhau thống nhất thì lúc này, Tòa án sẽ giải quyết dựa theo điều kiện của đôi bên.ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
Đồng thời, về phương thức cấp dưỡng thì cũng do các bên tự thỏa thuận định. Có thể cấp dưỡng theo hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Nếu các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.
>>> Xem thêm bài viết: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật
Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, trường hợp nào bố được nuôi con?
Anh Lê Minh (Hà Nam) có câu hỏi: “Thưa luật sư, vợ chồng tôi đang chuẩn bị ly hôn. Chúng tôi có chung 1 cháu bé 18 tháng tuổi. Trong thời gian chung sống, vợ tôi không hề quan tâm tới gia đình, thường đi chơi với bạn bè đến khuya mới về. Cô ấy cũng không đi làm gì cả, ở nhà cũng không phụ giúp nấu cơm với mẹ tôi, con khóc đòi bú cô ấy cũng bỏ bê.
Khi con tôi được 1 tuổi, có lần vợ tôi nói về nhà ngoại vì việc gấp nửa tháng, nhưng khi tìm hiểu thì tôi phát hiện ra thời gian đó cô ấy đang ở cùng với một người đàn ông khác. Sau đó, cô ấy khóc lóc xin lỗi tôi và tôi cũng mủi lòng, bao dung tha thứ vì thương con còn nhỏ đang cần mẹ. Hàng xóm xung quanh nhà tôi thường xì xào bàn tán về vợ tôi, nhiều người nói với mẹ tôi là thấy vợ tôi thường xuyên đi với người đàn ông khác. Tôi cũng nghi ngờ nên đã nghỉ một buổi làm để theo dõi vợ và tôi thấy cô ấy đang ngồi trên xe do người một người đàn ông cầm lái. Tôi bám theo hai người đó và bắt quả tang cô ấy vào nhà nghỉ với người đó. Vì vậy, tôi quyết định ly hôn.
Theo tôi được biết nếu ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi thì quyền nuôi con sẽ thuộc về mẹ. Nhưng tôi không muốn con tôi có người mẹ như vậy, tôi không tin tưởng cô ấy có thể nuôi dưỡng và giáo dục con tôi. Luật sư cho tôi hỏi làm cách nào để tôi được nuôi cháu bé ạ?”
>>> Tư vấn phân chia tài sản sau ly hôn, liên hệ ngay 19006174
Trả lời:
Căn cứ theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Có thể thấy, bố mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con ngang nhau. Xét theo tình huống của bạn, vì cháu bé mới 18 tháng tuổi, thuộc trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nên thông thường quyền nuôi con sẽ được giao cho mẹ. Tuy nhiên, pháp luật có quy định trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người bố.
Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
– Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.
– Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.
Như vậy, để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này, người bố ngoài đưa ra các chứng cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện cũng phải chứng minh mình có đủ hai điều kiện trên. Vì vợ bạn chưa có nghề nghiệp ổn định, thường xuyên bỏ bê con cái, hơn nữa bạn lại có bằng chứng vợ bạn ngoại tình nên quyền nuôi con thuộc về bạn là khả năng rất cao.
>> Xem thêm: Tư vấn luật dân sự trực tuyến 24/7 – Giải quyết tranh chấp dân sự
Ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi, sổ đỏ đứng tên chồng thì vợ có được chia không?
Chị Linh Đan (Bắc Ninh) có câu hỏi: “Thưa luật sư, vợ chồng tôi lấy nhau được 4 năm rồi. Sau khi lấy nhau, chúng tôi có mua được một mảnh đất và chồng tôi đứng tên sổ đỏ. Luật sư cho tôi hỏi khi ly hôn thì tôi có được chia tài sản phần đất đó hay không, vì con dưới 24 tháng tuổi còn quá nhỏ nên tôi cần có tài sản để nuôi con.”
>>> Phân chia tài sản sau ly hôn theo pháp luật, liên hệ 19006174
Trả lời:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Theo như trường hợp của bạn, mảnh đất được mua sau khi kết hôn, tức là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của hai bạn. Tùy theo nguồn gốc hình thành tài sản mà cách phân chia tài sản sẽ khác nhau:
– Trường hợp mảnh đất là do cả hai vợ chồng bạn cùng tạo ra thì dù quyền sử dụng đất đó đứng tên chồng bạn thì đó vẫn được tính là tài sản chung và được chia theo thỏa thuận của hai người, nếu không thỏa thuận được thì theo phán quyết của Tòa án được quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
– Trường hợp mảnh đất đó là của chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì sẽ không được tính là tài sản chung của vợ chồng và không được chia. Tài sản đó sẽ thuộc về chồng bạn
Nếu bạn muốn mảnh đất đó cho con bạn thì bạn có thể thỏa thuận với chồng bạn để đảm bảo quyền và lợi ích cho con bạn sau khi hai vợ chồng bạn ly hôn.ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
>> Xem thêm: Thủ tục đổi họ cho con sau ly hôn – Tổng đài pháp luật
Thủ tục ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
Chị Minh Hằng (Hà Nội) có câu hỏi: “Kể từ khi lấy nhau, chồng tôi lúc nào cũng trong tình trạng say rượu, chơi cờ bạc suốt ngày đêm. Trước đây anh ấy làm thợ xây còn có thu nhập để trang trải, nhưng càng ngày anh ấy càng sa đà vào rượu chè cờ bạc nên anh ấy không còn đi làm đều đặn như trước nữa. Kinh tế đổ dồn vào tôi. Hiện tôi đang kinh doanh cửa hàng quần áo nên thu nhập cũng khá để lo cho gia đình. Chồng tôi biết tôi kinh doanh tốt nên càng lười đi làm, suốt ngày cờ bạc rồi về báo nợ bắt tôi trả. Không những vậy, bên nhà chồng cũng nhiều lần vay tiền tôi nhưng mấy năm rồi không trả, cảm giác như họ chỉ lợi dụng tôi vậy. Vợ chồng tôi có một bé nhỏ hiện đã được 15 tháng rồi. Tôi đang rất băn khoăn về vấn đề ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi liệu có được Tòa án chấp nhận hay không? Thủ tục ly hôn như thế nào ạ? Nếu chồng tôi không đồng ý ký giấy ly hôn thì tôi sẽ ly hôn theo thủ tục nào?”
>>> Tư vấn thủ tục ly hôn nhanh nhất, gọi ngay 19006174
Trả lời:ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi
Vợ chồng ly hôn trong trường hợp con dưới 24 tháng tuổi thì vẫn được Tòa án giải quyết.
Nếu vợ chồng chị cùng chấp thuận ly hôn thì thủ tục sẽ được thực hiện như sau:
– Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
– Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án cho người đã nộp đơn;
– Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án;
– Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Cuối cùng, Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
Còn trong trường hợp chồng chị không đồng ý ly hôn thì chị có thể làm thủ tục ly hôn đơn phương như sau:
– Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi chồng chị đang cư trú, làm việc;
– Trong thời hạn luật định kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;
– Căn cứ thông báo của Toà án, chị nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
>> Xem thêm: Ly hôn khi con dưới 1 tuổi được không? Con sẽ ở với ai?
Dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi:
Có thể thấy, ly hôn là một quyết định hết sức khó khăn của các cặp vợ chồng. Đồng thời các vấn đề xoay quanh chủ đề ly hôn cũng rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các cặp vợ chồng ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi thì càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Nếu bạn muốn chia sẻ câu chuyện của mình để được các luật sư tư vấn chi tiết về các thủ tục pháp lý về vấn đề ly hôn thì Tổng Đài Pháp Luật luôn sẵn sàng lắng nghe 24/7 mọi vấn đề của bạn. Tổng Đài Pháp Luật tự hào vì có đội ngũ luật sư uy tín và giàu kinh nghiệm sẵn sàng giải đáp, tư vấn tận tình cho bạn. Chúng tôi đã giải quyết vô số vấn đề pháp lý từ đơn giản tới phức tạp của khách hàng. Chỉ cần nhấc máy gọi tới số 19006174, Tổng Đài Pháp Luật sẽ giúp bạn:
– Tư vấn, giải thích các vấn đề pháp lý về ly hôn.
– Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ cần thiết.
– Soạn thảo các giấy tờ hồ sơ, thủ tục.
– Nộp hồ sơ đến Tòa án giúp khách hàng.
– Kiểm tra tính hợp lệ, bổ sung và sửa đổi hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu.
– Hỗ trợ các vấn đề liên quan sau khi công việc đã hoàn thành.
Vấn đề của bạn sẽ được giải quyết rất nhanh gọn và tiết kiệm chi phí.
>> Xem thêm: Ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai? Luật sư tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn
Trên đây là tư vấn của Tổng đài pháp luật về các trường hợp ly hôn khi con dưới 24 tháng tuổi với những cách giải quyết tối ưu nhất. Hy vọng đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích để áp dụng vào trường hợp của bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ qua hotline 19006174 hoặc website Tổng đài pháp luật để được tư vấn cụ thể nhất; đồng thời, chúng tôi cam kết quyền lợi của bạn được bảo vệ tốt nhất.
Tổng Đài Pháp Luật – Tư vấn đúng luật, an tâm pháp lý!
Website: tongdaiphapluat.vn
Hotline: 1900.6174