Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam có được không? Trường hợp nào thì được nhận con nuôi? Điều kiện và thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào? Tất cả những vấn đề trên sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên gia pháp lý tư vấn, hỗ trợ và giải đáp miễn phí.
Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam có được không?
Anh Adam (Phần Lan) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn được giải đáp như sau:
Tôi đã sinh sống và làm việc ở Việt Nam được 10 năm nay. Tôi có quen một người bạn Việt Nam. Người bạn này có một người con gái năm nay 6 tuổi. Do tính chất công việc thường xuyên phải đi công tác nước ngoài nên vợ chồng bạn tôi không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Hiện tại, tôi đang định nhận con của một người bạn đó làm con nuôi. Vậy tôi muốn hỏi người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam có được không? Tôi xin cảm ơn luật sư.
>> Giải đáp các trường hợp để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Adam, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật! Về câu hỏi liên quan đến vấn đề người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa người nước ngoài với công dân Việt Nam, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài (theo khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).
Việc nhận nuôi này phải được thực hiện theo những nguyên tắc được nêu tại Điều 5 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 với thứ tự ưu tiên:
– Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
– Công dân nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Công dân nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trong đó, chỉ được cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được người nhận nuôi ở trong nước.
Theo khoản 1 và 4 điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về những trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài có quy định về người được nhận con nuôi, cụ thể như sau:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài cũng đều là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Như vậy, đối với trường hợp của anh Adam thì anh cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì anh sẽ có quyền nuôi con nuôi ở Việt Nam.
Trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam. Trong trường hợp, anh còn chỗ nào chưa hiểu, hay có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Con nuôi có được hưởng thừa kế tài sản của cha mẹ nuôi không?
Điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Anh Mạnh (Quảng Ninh) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn được tư vấn giải đáp như sau:
Tôi hiện đang làm việc và sinh sống tại Quảng Ninh. Tôi có quen một người bạn có quốc tịch Hoa Kỳ. Vợ chồng bạn của tôi sinh sống tại Việt Nam đã được 7 năm. Do vợ chồng bạn tôi cũng đã lớn tuổi và chưa có con chung với nhau nên họ dự định sẽ nhận con nuôi ở Việt Nam. Vậy tôi muốn hỏi điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam là gì? Tôi xin cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư.
>> Tư vấn miễn phí điều kiện để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam hợp pháp, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Mạnh, cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của Tổng Đài Pháp Luật! Đối với câu hỏi trên, các luật sư của chúng tôi đưa ra phần giải đáp như sau:
Điều kiện đối với cha mẹ người nước ngoài muốn nhận con nuôi tại Việt Nam
> Giải đáp chi tiết điều kiện với cha mẹ người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật nuôi con nuôi năm 2010 có 03 trường hợp người nước ngoài được nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam, cụ thể như sau:
– Người nước ngoài thường trú tại quốc gia là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam cũng là thành viên, nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Họ có thể thường trú tại bất kỳ một quốc gia nào khác, được nhận nuôi con nuôi đích danh trong những trường hợp: là bố dượng, mẹ kế hoặc là cô, cậu, chú, dì, bác ruột hoặc đã có con nuôi là anh, chị, em, ruột của đứa bé được nhận làm con nuôi; họ nhận trẻ em khuyết tật hay nhiễm HIV/AIDS và mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi; họ đang học tập và làm việc ở Việt Nam với thời hạn ít nhất 01 năm.
– Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận người Việt Nam làm con nuôi phải đáp ứng điều kiện theo pháp luật nước mà họ đang sinh sống. Tuy nhiên, cả 3 trường hợp trên phải đáp ứng thêm điều kiện theo luật pháp Việt Nam tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, quy định:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có tư cách đạo đức tốt.
– Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi và phải hơn con nuôi từ 20 tuổi (tuy nhiên, điều kiện này không cần đáp ứng nếu họ là bố dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi, hay cô, cậu, chú, dì, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).
– Không bị hạn chế quyền làm bố, mẹ của con chưa thành niên, không phải trường hợp chấp hành các quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh, không phải trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù.
– Nếu thuộc trường hợp là người phạm tội về những tội danh về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng và liên quan đến trẻ em thì phải đã được xóa án tích
Điều kiện đối với người được nhận nuôi của người nước ngoài
>> Tư vấn chi tiết điều kiện đối với trẻ được người nước ngoài nhận nuôi, gọi ngay 1900.6174
Điều kiện người được nhận nuôi ở Việt Nam được quy định theo khoản 1 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010, cụ thể các điều kiện bao gồm:
– Người được nhận làm con nuôi theo quy định tại Điều 8 Luật này phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn được nhận làm con nuôi nếu người nhận nuôi con nuôi là bố dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, hay cô, cậu, chú, dì, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
– Một cá nhân chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của hai người là vợ chồng.
Do thông tin anh cung cấp chưa đầy đủ nên đối với trường hợp của anh thì vợ chồng bạn của anh cần phải đáp ứng các điều kiện:
– Thứ nhất, bạn của anh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có tư cách đạo đức tốt
– Thứ hai, bạn của anh cần có đầy đủ điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở để đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nuôi
– Thứ ba, bạn của anh phải hơn con của anh ít nhất 20 tuổi
– Thứ tư, bạn của anh không bị hạn chế về quyền làm bố, mẹ của con chưa thành niên, không thuộc các trường hợp chấp hành các quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, chữa bệnh, không trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù
– Nếu thuộc trường hợp là người phạm tội về những tội danh về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng và liên quan đến trẻ em thì phải được xóa tích
Trên đây, là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về điều kiện đối với cha mẹ và người được nhận nuôi trong trường hợp người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam. Trong trường hợp, anh chưa hiểu rõ và cần được tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư tư vấn pháp luật hỗ trợ, giải đáp miễn phí.
>> Xem thêm: Con nuôi và con đẻ có được kết hôn với nhau không?
Thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
Anh Lê Khôi (Ninh Bình) có câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần hỗ trợ tư vấn như sau:
Vợ chồng tôi có quen một người bạn mang quốc tịch Nhật Bản. Bạn của tôi hiện đang làm giám đốc kinh doanh của một công ty sản xuất giày da tại Việt Nam.Bạn của tôi đã sinh sống và làm việc tại Việt Nam đến nay đã được 08 năm. Hiện tại, do tính chất công việc chủ yếu tại Việt Nam nên vợ chồng bạn tôi dự định sẽ định cư tại Việt Nam. Vợ chồng bạn tôi cũng đã lớn tuổi nhưng chưa có con. Vì vậy, họ muốn nhận con gái 5 tuổi của tôi làm con nuôi.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Tôi xin cảm ơn và mong luật sư tư vấn giải đáp.
>> Hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam miễn phí, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Lê Khôi. Cảm ơn anh đã tin tưởng và lựa chọn Tổng đài pháp luật là nơi hỗ trợ cho những vướng mắc của mình. Về thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam, các chuyên gia của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Hồ sơ để người nước ngoài nhận con nuôi đích danh
>> Hướng dẫn thủ tục để người nước ngoài nhận con nuôi đích danh từ A-Z, gọi ngay 1900.6174
Theo quy định tại Điều 31, Điều 32 Luật nuôi con nuôi năm 2010, hồ sơ của bố mẹ nuôi là người nước ngoài cần chuẩn bị bao gồm:
– Bản sao Hộ chiếu, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại nước ngoài bắt buộc thêm các tài liệu sau:
– Văn bản cho phép được nhận con nuôi tại Việt Nam.
– Bản điều tra về tâm lý, gia đình.
– Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe.
– Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản.
– Các tài liệu chứng minh trường hợp xin con nuôi đích danh.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài bao gồm các giấy tờ như sau đây:
– Các giấy tờ và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010;
– Văn bản về đặc điểm, sở thích và thói quen đáng lưu ý của trẻ em;
– Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm các gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 điều 15 Luật nuôi con nuôi năm 2010 nhưng không thành.
Trình tự, thủ tục người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
> Hỗ trợ giải đáp mọi vướng mắc trong thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam, gọi ngay 1900.6174
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ nhận con nuôi, vợ chồng bạn của bạn tiến hành nộp hồ sơ.
Căn cứ theo Điều 33 Luật nuôi con nuôi năm 2010, Điều 15 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP, vợ chồng bạn của bạn cần nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tại địa phương mà người được nhận làm con nuôi thường trú.
– Sở Tư pháp sẽ kiểm tra hồ sơ và cử cán bộ công chức trực tiếp lấy ý kiến của những người có liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Nuôi con nuôi 2010.
– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần phải được xác minh thì cơ quan Sở Tư pháp đề nghị Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan Sở Tư pháp.
– Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật nuôi con nuôi năm 2010, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì cơ quan Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
– Trường hợp người nhận con nuôi đích danh, cơ quan Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
– Sau khi có quyết định sẽ thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để làm các thủ tục nhận con nuôi.
– Người này phải có mặt ở Việt Nam trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày người đó nhận được thông báo để trực tiếp nhận con nuôi.
Căn cứ theo Điều 37 Luật nuôi con nuôi năm 2010 việc giao nhận con nuôi cần lưu ý những điểm sau:
– Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của đại diện Sở Tư pháp.
– Sau đó, cơ quan Bộ Tư pháp gửi quyết định này đến Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện các biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.
Trong quá trình thực hiện thủ tục cho người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để được luật sư hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn.
Lệ phí để nhận con nuôi ở Việt Nam
> Giải đáp cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, gọi ngay 1900.6174
Theo Nghị định số 114/2016/NĐ-CP, Chính phủ quy định cụ thể về mức lệ phí khi người nước ngoài đăng ký nhận con nuôi, cụ thể như sau:
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận công dân Việt Nam làm con nuôi; Người nước ngoài cư trú ở các khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới Việt Nam làm con nuôi lệ phí sẽ là 4,5 triệu đồng.
– Đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là 150 USD.
Như vậy, trên đây là phần giải đáp của Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề thắc mắc của anh Lê Khôi. Theo đó, người bạn đồng nghiệp của anh nếu muốn nhận con anh làm con nuôi thì cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục và hồ sơ nêu trên. Nếu anh còn chưa nắm rõ hay có thắc mắc khác liên quan, hãy liên hệ ngay chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được các luật sư chuyên tư vấn luật dân sự hỗ trợ, giải đáp.
>> Xem thêm: Con nuôi có được giảm trừ gia cảnh không? Hướng dẫn thủ tục
Luật sư tư vấn hỗ trợ người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
> Liên hệ luật sư hỗ trợ người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam, gọi ngay 1900.6174
Tổng đài pháp luật là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề liên quan đến nhận con nuôi trong nước và có yếu tố nước ngoài. Sở hữu đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, Tổng đài pháp luật chuyên tư vấn và giải quyết các hồ sơ, trình tự, thủ tục liên quan đến nhận nuôi con nuôi. Tổng Đài Pháp Luật cam kết giải quyết hồ sơ nhanh chóng, chính xác đảm bảo khách hàng hài lòng với dịch vụ nhận con nuôi mà chúng tôi cung cấp.
Dịch vụ nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài bao gồm những nội dung như sau:
– Tư vấn quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
– Tư vấn, soạn thảo giấy tờ để người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam
– Soạn hồ sơ, thu thập tài liệu, xin xác nhận của chính quyền địa phương
– Đại diện cho người nước ngoài làm việc với các cơ quan Nhà nước
– Tư vấn người nước ngoài thực hiện các quyền liên quan để thực hiện nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam theo quy định của pháp luật
>> Xem thêm: Con nuôi có được giảm trừ gia cảnh không? Hướng dẫn thủ tục
Liên hệ Luật sư tại Tổng Đài Pháp Luật – Thông tin liên hệ
Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực nhận nuôi con nuôi thì có thể liên hệ tới Luật sư tư vấn nhận nuôi con nuôi theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ luật sư theo các phương thức như sau:
Số điện thoại: 1900.6174
Email: tongdaiphapluat.mkt@gmail.co
Website: tongdaiphapluat.vn
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Trong trường hợp, bạn còn điều gì vướng mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm.