Sổ đỏ đất trồng cây lâu năm – Tư vấn thông tin mới nhất 2022

Sổ đỏ đất trồng cây lâu năm là một trong những giấy tờ đặc biệt quan trọng. Vậy có được làm sổ đỏ cho đất trồng cây lâu năm không? Các trường hợp nào không được làm sổ đỏ cho đất trồng cây lâu năm? Các vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

>> Tư vấn quy định về sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, Gọi ngay 1900.6174

 

tu-van-quy-dinh-ve-so-do-dat-trong-cay-lau-nam
Tư vấn quy định về sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, ,Gọi ngay 1900.6174

 

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo đó phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:

Cây công nghiệp lâu năm như: cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…là các loại cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được.

Cây ăn quả lâu năm như: cây bưởi, chôm chôm, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…Là các loại cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp để chế biến.

Cây dược liệu lâu năm như: cây hồi, quế, long não, sâm… là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu.

Các loại cây lâu năm khác như: cây xoan, xà cừ, hoa sữa, bụt mọc, keo, lộc vừng,… là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, tạo cảnh quan, làm bóng mát, kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Cây gieo trồng một lần có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thanh lý trên 05 năm. Cây cho thu hoạch sản phẩm hoặc sử dụng làm cây lấy gỗ, cây cảnh quan, cây bóng mát. Thuộc một trong các nhóm cây sau: Cây thân gỗ, cây thân bụi hoặc cây thân leo.

Tổng Đài Pháp Luật là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên mọi lĩnh vực như: tư vấn luật hình sự, tư vấn luật dân sự, tư vấn luật đất đai,… Với kinh nghiệm gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Tổng Đài Pháp Luật đã tư vấn và giải quyết thành công hàng nghìn vấn đề pháp lý cho mọi khách hàng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn miễn phí!

Có được làm sổ đỏ đất trồng cây lâu năm?

 

Anh Long (Bắc Giang) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Nhà tôi có vườn cây được ông bà để lại cho bố tôi từ năm 2010, rộng khoảng 100m2. Mảnh đất này, gia đình tôi đã trồng cây vải trong nhiều năm. Khi bố tôi mất, ông đã để lại mảnh đất này cho tôi. Mảnh đất này vẫn chưa làm sổ đỏ. Hiện tại tôi muốn làm sổ đỏ cho mảnh đất này. Vì vậy, tôi muốn hỏi mảnh đất trồng cây lâu năm này của tôi có thể làm sổ đỏ được hay không? Tôi xin cảm ơn Luật sư”.

 

>> Có được làm sổ đỏ đất trồng cây lâu năm không? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Long! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Đất trồng cây lâu năm là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Đất đai 2013. Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:

Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng;

Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối;

Đất nông nghiệp khác gồm: Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;

Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Đất trồng cây lâu năm có giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Nếu không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác thì phải được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không vi phạm pháp luật về đất đai, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất (Điều 101 Luật Đất đai 2013).

Đối với trường hợp của Anh Long, nhà anh đã trồng cây vải từ nhiều năm trước, đây là loại cây sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm trên một mảnh đất. Mảnh đất này được gia đình anh Long sử dụng nhiều năm và chưa giấy tờ về đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013, anh chỉ cần xin xác nhận của UBND xã đây là đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp thì anh hoàn toàn có thể làm được sổ đỏ. Mọi thắc mắc liên quan đến việc thủ tục làm sổ đất cho đất trồng cây lâu năm, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

>> Xem thêm: Đất vườn có làm sổ đỏ được không theo quy định mới nhất

https://tongdaiphapluat.vn/wp-content/uploads/2022/09/cac-truong-hop-khong-duoc-cap-so-do-dat-trong-cay-lau-nam.jpg
Các trường hợp không được cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, Luật sư tư vấn 1900.6174

 

Các trường hợp không được cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm

 

Chị Chi (Quảng Nam) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Nhà tôi có một vườn cây ăn quả cho ra trái mỗi năm, từ thời bố mẹ tôi đã trồng nhiều loại quả khác nhau. Mảnh đất này vẫn chưa làm sổ đỏ. Năm nay khi bố mẹ tôi mất thì có để lại di chúc để lại mảnh đất cho tôi. Hiện tại, tôi muốn bán mảnh đất này cho một người bạn để bạn tôi mở nông trại trồng cây ăn quả. Tuy nhiên để được giá bán cao thì mảnh đất của tôi cần có sổ đỏ. Tôi muốn làm sổ đỏ đất trồng cây lâu năm. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trường hợp của tôi có được cấp đỏ đất trồng cây lâu năm không? Tôi xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Không được cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm trong trường hợp nào? Luật sư tư vấn 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Đối với vấn đề của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:

Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013.

Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, yếu tố quan trọng là khi đất không phải đất nông nghiệp trồng các loại cây lâu năm thì cũng không đủ điều kiện để xin cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm.

Với trường hợp của chị Chi, theo thông tin chị cung cấp, đất của chị đã được sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm từ rất lâu và được bố mẹ để lại di sản theo di chúc. Khi đất nhà chị Chi đã trồng cây lâu năm trong thời gian dài và có đầy đủ các giấy tờ về đất, chứng minh nguồn gốc đất và không thuộc các trường hợp loại trừ nêu trên thì chị Chi hoàn toàn có thể làm sổ đỏ đất trồng cây lâu năm. Bên cạnh đó, trong trường hợp của chị, nếu đất này không trồng cây lâu năm trong thời gian dài và không có giấy tờ về đất thì đất này sẽ không được cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm.

Mọi thắc mắc liên quan đến các trường hợp không được cấp sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

Đất trồng cây lâu năm bị thu hồi đất trong những trường hợp nào?

 

Anh Tuấn (Hà Nam) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Tôi đang có một mảnh đất trồng bưởi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích trồng cây lâu năm và sổ đỏ đứng tên tôi. Tuy nhiên, năm vừa qua do bão lũ nên mảnh đất này bị ngập úng và khiến cây bị chết hết. Sau đó gia đình tôi cũng chuyển về quê nội sống 1 năm, không có sử dụng và chăm sóc vườn cây này. Tôi nghe một người bạn của tôi nói có đất trồng cây mà không sử dụng có thể bị Nhà nước thu hồi đất. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trường hợp tôi không chăm sóc, sử dụng đất này được 1 năm 2 tháng rồi thì có bị thu hồi không? Đất trồng cây lâu năm bị thu hồi đất trong những trường hợp nào? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Các trường hợp thu hồi đất trồng cây lâu năm, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh! Tổng Đài Pháp Luật cảm ơn anh tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về thu hồi đất như sau:

Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người dân được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).

Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi có hành vi vi phạm không sử dụng đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục thì sẽ xử phạt theo các mức sau:

Đối với diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;

Diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

Diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

Diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trừ trường hợp bỏ đất không trồng cây lâu năm vì lý do bất khả kháng sau:

Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường như (bão, lũ, động đất,…;

Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;

Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;

Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài việc bị xử phạt tiền nêu trên, pháp luật còn yêu cầu buộc thực hiện biện pháp khắc phục là sử dụng đất đúng theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp, nếu đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng, vẫn bỏ hoang thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013.

Các trường hợp thu hồi đất nói chung khi vi phạm pháp luật về đất đai bị thu hồi được quy định cụ thể tại Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013. Riêng đối với đất trồng cây lâu năm được quy định như sau:

Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai năm 2013 về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai cụ thể như sau:

“…đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục”.

Căn cứ vào quy định trên cho thấy, khi mảnh đất trồng cây lâu năm không còn trồng bất kỳ loại cây lâu năm nào, bỏ trồng trọt và không sử dụng trong thời gian từ 1 năm 6 tháng trở lên thì mảnh đất đấy có thể bị thu hồi quyền thu hồi quyền sử dụng đất. Vậy, người sử dụng mảnh đất đó đã bị phạt tiền và bắt buộc sử dụng biện pháp khắc phục hậu quả mà vẫn không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi quyền sử dụng đất.

Với trường hợp của anh Tuấn, đất trồng cây lâu năm nhà anh đã bị lũ gây ngập úng và khiến cây chết hết, đất đã bị bỏ hoang không sử dụng hơn 1 năm. Theo quy định trên, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục thì có thể bị thu hồi đất. Tuy nhiên mảnh đất của anh Tuấn không sử dụng 14 tháng. Hơn nữa, do thiên tai là bão lũ nên anh mới phải bỏ đất mà không chăm sóc được.

Vì vậy, tạm thời đất này sẽ không bị phạt vi phạm hay thu hồi đất. Tuy nhiên, trong trường hợp anh Tuấn vẫn tiếp tục không sử dụng đất mà bỏ hoang đến 18 tháng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phạt tiền và yêu cầu anh phải tiếp tục sử dụng, trồng trọt đất trồng bưởi này. Nếu đã có quyết định rồi mà anh Tuấn vẫn bỏ hoang đất thì Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi đất.

Mọi thắc mắc liên quan đến mức phạt khi vi phạm không sử dụng đất trồng cây lâu năm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng!

Một số câu hỏi liên quan đến sổ đỏ đất trồng cây lâu năm

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cây trồng lâu năm

 

Chị Nga (Quốc Oai – Hà Nội) có câu hỏi:

“Chào Luật sư! Nhà tôi có hơn 500 héc ta đất trồng cây măng cụt ở Quốc Oai. Tuy nhiên gần đây, con trai tôi làm ăn thua lỗ nên tình hình kinh tế nhà tôi gặp nhiều khó khăn. Để có tiền trả nợ cho con trai, tôi muốn bán hết 500 héc ta đất trồng cây lâu năm này. Tuy nhiên, bố tôi cho rằng việc bán hết ngay mảnh đất này là không thực hiện được vì pháp luật có quy định hạn mức chuyển quyền sử dụng đất cây trồng lâu năm. Vì vậy, tôi muốn hỏi về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cây trồng lâu năm được quy định như thế? Trong trường hợp của tôi có bán hết được mảnh đất không? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cây trồng lâu năm? Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của chị, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra câu trả lời như sau:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng nông nghiệp được hiểu là giới hạn diện tích đất nông nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được nhận thông qua nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất đất trồng cây lâu năm của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau:

Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;

Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Vậy có thể thấy, đối với đất trồng cây lâu năm ở xã, phường, thị trấn ở đồng bằng thì không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất quá 100 héc ta. Đối với đất trồng cây lâu năm ở các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi thì không được chuyển nhượng quá 300 héc ta.

Theo trường hợp của chị Nga, thì đất của chị Nga ở Quốc Oai, khu vực này huyện thuộc khu vực đồng bằng. Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, chị không thể chuyển nhượng một lần 500 héc ta cho người khác, vì hạn mức để chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm ở vùng đồng bằng chỉ được chuyển nhượng 100 héc ta đất. Mọi thắc mắc, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!

dat-trong-cay-lau-nam-co-duoc-xay-nha-khong-so-do-dat-trong-cay-lau-nam
Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không? – Sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, Gọi ngay 1900.6174

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà không?

 

Anh Hưng (Lâm Đồng) có câu hỏi:“Chào Luật sư! Tôi vừa được bố mẹ tặng cho một mảnh đất trồng cây ăn quả, trên sổ đỏ cũng có ghi là đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên tôi muốn xây nhà trên mảnh đất này để ở vì đất rất rộng, lại có nhiều cây thoáng mát. Tôi sắp kết hôn nên tôi muốn xây nhà cho cả hai vợ chồng cùng nhau chung sống. Nếu ở chung với cha mẹ chồng thì tôi sợ mẹ tôi và vợ xảy ra mâu thuẫn, sống không thoải mái nên tôi muốn xây nhà trên đất này. Vì vậy, tôi muốn hỏi, trong trường hợp của tôi có thể xây nhà trên đất này không? Nếu có thì tôi cần làm gì để có thể xây nhà trên đất trồng cây lâu năm? Tôi xin cảm ơn Luật sư!”

 

>> Tư vấn về đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư, Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Pháp Luật! Với trường hợp của anh, chúng tôi đã xem xét và xin đưa ra phản hồi như sau:

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai năm 2013 quy định người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Vì vậy khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã ghi rõ ràng về mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đúng với mục đích này là trồng cây lâu năm. Vì vậy, không được xây nhà ở trên đất đó bởi mục đích sử dụng là đất trồng lâu năm chứ không phải đất thổ cư.

Để có thể xây dựng nhà ở trên đất trồng cây lâu năm thì phải thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở để xây nhà thì người đó phải làm thủ tục và có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thủ tục chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, anh cần nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ cụ thể như sau:

+ Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01;

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Anh cần nộp hồ sơ tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Người sử dụng đất phải chú ý thực hiện các nghĩa vụ tài chính về các khoản thuế, phí, lệ phí sử dụng đất. Nhận thông báo nộp tiền và nộp tiền tại cơ quan thuế, lưu ý cần giữ hóa đơn và xuất trình khi có yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả

Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được giải quyết không quá 15 ngày; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn không quá 25 ngày. Thời gian này không tính các ngày nghỉ, lễ, tết, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của anh.

Từ các phân tích trên cho thấy, người sử dụng đất không được phép xây nhà trên đất trồng cây lâu năm. Nếu muốn xây nhà thì người sử dụng đất cần phải làm giấy tờ, thủ tục trên để có thể chuyển mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở và có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Vậy trong trường hợp của anh Hưng, đất bố mẹ tặng cho anh là đất trồng cây lâu năm nên anh không thể xây nhà trên mảnh đất này. Nếu anh cố tình xây nhà khác với mục đích sử dụng của sổ đỏ thì anh có thể bị phạt vi phạm theo quy định pháp luật. Nếu anh muốn xây nhà trên đất này thì cần làm các thủ tục nêu trên để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Mọi thắc mắc về sổ đỏ đất trồng cây lâu năm, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được tư vấn nhanh chóng từ luật sư!

Trên đây là những quy định của pháp luật và những vấn đề thực tế liên quan đến sổ đỏ đất trồng cây lâu năm. Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Pháp Luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng từ các luật sư!