Tai nạn giao thông vô ý làm chết người xử phạt như thế nào?

Tai nạn giao thông vô ý làm chết người là hành vi gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội. Lỗi vi phạm này không được xem xét và xử lý hành chính mà sẽ được xem xét để xử lý hình sự. Trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân khi gây tai nạn giao thông như thế nào? Tất cả vấn đề này sẽ được Tổng Đài Pháp Luật giải đáp trong bài viết dưới đây. Trong cuộc sống, bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề giao thông, hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

>> Tai nạn giao thông vô ý làm chết người bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay 1900.6174

tai-nan-giao-thong-vo-y-lam-chet-nguoi

Tư vấn về tai nạn giao thông vô ý làm chết người

 

Anh Bình quê ở Hà Giang có câu hỏi:

“Thưa luật sư, tôi có câu hỏi sau cần được giải đáp:

Tôi là Bình, hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Giang. Ngày 12/1/2022, cháu gái của tôi là M bị tai nạn giao thông, đang trong cơn nguy kịch và đã được chuyển xuống Bệnh viện Đại Học Y để điều trị. Theo thông tin mà tôi được biết ngày 12/1/2022, cháu tôi có ra ngoài thành phố để mua ít đồ dùng học tập với bạn.

Sau khi mua xong, cháu tôi có đứng trên vỉa hè chờ bạn thì bất ngờ có 1 chiếc ô tô lao thẳng lên vỉa hè và đâm vào. Sau thời gian điều trị do vết thương quá nặng nên cháu tôi không qua khỏi.

Hiện tại, anh T là người gây ra vụ tai nạn này đang bị tạm giữ để điều tra về hành vi gây ra tai nạn. Qua quá trình điều tra, xác định xe anh T bị mất phanh nên lao nhanh và vô ý gây ra tai nạn làm chết người. Vậy, luật sư cho tôi hỏi trường hợp anh T gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Tư vấn về tai nạn giao thông vô ý làm chết người. Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa anh Bình! Cảm ơn anh đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi. Với vấn đề của anh đưa ra, căn cứ theo quy định của pháp luật cũng như bằng những hiểu biết của pháp luật, chúng tôi xin giải quyết vấn đề này như sau:

Đây là một vụ tai nạn giao thông có tính chất nghiêm trọng. Lỗi hoàn toàn thuộc về người điều khiển xe ô tô gây ra tai nạn vì đã không kiểm tra các tính năng của xe đầy đủ để tham gia giao thông 1 cách an toàn. Người bị hại là chị M đã đứng trên vỉa hè và không có các hành vi vi phạm khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các bộ luật khác có liên quan thì khi một người gây ra tai nạn mà có lỗi và bên bị thiệt hại không có lỗi thì bên gây ra thiệt hại phải chịu tất cả các khoản bồi thường hay những quy định, chế tài xử lý của pháp luật.

Với lỗi tai nạn giao thông phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho hành vi kèm theo thiệt hại thực tế xảy ra để xác định khung hình phạt. Có thể đưa ra hình phạt hành chính nếu mức thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng và thiệt hại về sức khỏe là dưới 61% hoặc không có thiệt hại về tính mạng.

Nếu trường hợp có thiệt hại về tài sản và giá trị thiệt hại từ 100.000.000 trở lên và có thiệt hại về sức khỏe của 1 người từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả chết người thì người gây thiệt hại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài việc người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự, người gây ra thiệt hại còn phải chịu trách nhiệm dân sự đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vấn đề bồi thường thiệt hại được xác định dựa trên mức thiệt hại thực tế, sẽ chia thành bồi thường thiệt hại do tài sản bị tổn thất, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm và thiệt hại do tinh thần bị ảnh hưởng.

Đối với hành vi của anh T là đã điều khiển ô tô do mất phanh gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người và thiệt hại ở đây là 1 người.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Như vậy, căn cứ vào điểm a khoản 1 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, anh Tuấn sẽ bị xử phạt với số tiền là 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giam giữ đến 03 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vấn đề này nếu muốn xác định được chính xác hành vi gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người của anh Tuấn xử phạt bao nhiêu thì còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác: tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 cùng với những trường hợp, những tình tiết khác.

Mức xử phạt chính thức đối với anh T phải chờ kết luận của cơ quan điều tra, quyết định truy tố của Viện kiểm sát cùng với bản án, quyết định của Tòa án.

Ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra thì anh Tuấn còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình, thân nhân của bị hại là chị Minh cụ thể như sau:

Trong trường hợp này nạn nhân đã tử vong nên anh T phải có trách nhiệm những khoản chi phí do tính mạng của chị M bị xâm phạm theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Căn cứ vào mức thiệt hại về thực tế các khoản như mai táng phí, tiền cấp dưỡng nếu chị M có nghĩa vụ cấp dưỡng và một số khoản tiền khác được quy định như trên. Khoản bồi thường này sẽ do anh T trực tiếp hoặc gián tiếp thỏa thuận với gia đình chị M để xác định mức bồi thường này.

Nếu như trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 để yêu cầu anh T phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, những vấn đề, thắc mắc mà anh Bình đã đưa ra chúng tôi đã giải quyết. Nếu anh có bất kỳ thắc mắc nào về lỗi tai nạn giao thông vô ý làm chết người hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tư vấn và giải đáp những thắc mắc đó một cách đúng đắn, miễn phí và mọi lúc, mọi nơi.

Tư vấn xử lý việc vô tình gây tai nạn giao thông làm chết người?

 

Chị Thương (Thanh Hóa) có câu hỏi sau:

“Thưa luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc sau đây mong được giải đáp:

Tôi là Thương năm nay 25 tuổi, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Ngày 16/7/2022, tôi cùng với 2 người bạn đi chơi ở trung tâm thành phố Hải Phòng. Khi đi về do còn phải đi mua thuốc cho con nên tôi có bảo 2 bạn của tôi về trước.

Sáng ngày 17/7/2022, tôi có nghe tin báo lúc tối qua về 2 bạn của tôi bị tai nạn do anh T điều khiển ô tô đi ngược chiều đâm trúng. Hậu quả, một người bạn của tôi đã tử vong tại chỗ, 1 người còn lại thì bị thương rất nặng và thương tích ban đầu được xác định là 72%.

Theo xác định của cơ quan công an, anh T có hành vi say rượu, đi ngược chiều gây ra tai nạn và lỗi hoàn toàn thuộc về T. Hai người bạn của tôi không hề có lỗi vì đã có camera đoạn đường đó quay lại. Vậy, luật sư cho tôi hỏi mức xử phạt đối với lỗi gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người của anh T như thế nào? Mong luật sư tư vấn. Xin cảm ơn luật sư!”

 

>> Gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người có bị đi tù? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Thương! Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi đến cho Luật sư. Với các quy định của pháp luật chúng tôi sẽ giải quyết những thắc mắc cho chị cụ thể như sau:

Với trường hợp anh T là người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông mà anh T còn sử dụng rượu bia và đi ngược chiều. Đối với hậu quả 1 chết người 1 người bị thương mà anh T gây ra thì anh T sẽ phải chịu những mức phạt được quy định trong khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng”

Đối với hành vi của anh T ở đây đã vi phạm vào khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Mức phạt tù của anh T ở đây thấp nhất là 03 năm tù và có thể phạt cao hơn vì anh T có rất nhiều tình tiết tăng nặng nhưng mức phạt cao nhất không quá 10 năm tù.

Để xác định được mức phạt chính xác mà để áp dụng cho anh T là rất khó, còn phải dựa vào tòa án quyết định dựa trên những kết luận của cơ quan điều tra, quyết định truy tố của Viện kiểm sát, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của hành vi.

Ngoài vấn đề là anh T phải chịu trách nhiệm hình sự về tội của anh ấy phạm thì anh T còn phải chịu những trách nhiệm dân sự như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

Căn cứ Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 xác định mức bồi thường về tính mạng bị xâm phạm như sau:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thứ hai, bồi thường về sức khỏe bị xâm phạm:

Căn cứ theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm cụ thể như sau:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thứ ba, bồi thường về tài sản bị xâm phạm:

Căn cứ tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về vấn đề tài sản bị xâm phạm sẽ được bồi thường như sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

Anh T trực tiếp hoặc thông qua gia đình thỏa thuận với chủ của chiếc xe máy hoặc nếu chủ không còn thì thân nhân trực tiếp quản lý chiếc xe máy đó để thống nhất về mức bồi thường.

Vấn đề tính mạng và sức khỏe thì rất khó để xác định được bằng tiền để có thể bồi thường thiệt hại. Vì vậy pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên với nhau về mức bồi thường thiệt hại này. Thỏa thuận phải dựa trên những vấn đề có khoa học hay những chi phí thực tế dùng để thực hiện việc cứu chữa, mức thu nhập bị mất, những người đang phụ thuộc vào các nạn nhân…

Trong trường hợp này anh T cũng hãy trực tiếp thỏa thuận hoặc gián tiếp thông qua thân nhân của mình để thỏa thuận về mức bồi thường cho 2 nạn nhân kia. Nếu trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xác định mức bồi thường cho anh T dựa trên những cơ sở pháp lý mà chúng tôi đã nêu ở trên.

Qua những phân tích ở trên chúng tôi đã làm rõ được vấn đề mà chị Thương thắc mắc. Trong quá trình tìm hiểu về các quy định liên quan đến tai nạn giao thông vô ý làm chết người, chị Thương có thể trực tiếp liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp.

>> Xem thêm: Mẫu biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới nhất năm 2022

muc-xu-phat-tai-nan-giao-thong-vo-y-lam-chet-nguoi

Một số câu hỏi tình huống liên quan đến tai nạn giao thông vô ý làm chết người

 

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người

 

Anh Tân (Bạc Liêu) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc sau đây cần được luật sư giải đáp!

Tôi là Tân, năm nay 40 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc ở Bạc Liêu. Ngày 22/8/2022, bạn của tôi là T có cùng đi nhậu về sau khi tham gia xong buổi họp mặt ở câu lạc bộ cầu lông của huyện. Khi đi về, tôi đi sau còn T đi trước và cả 2 người cùng đi xe máy. Đến ngã tư do trời đã tối T chủ quan không giảm tốc độ nên T đã đâm vào chiếc xe đạp đó. Vụ tai nạn làm cho người phụ nữ điều khiển chiếc xe đạp đó tử vong tại chỗ.

Ngay sau đó công an đã đến lập biên bản hiện trường và mời T đến trụ sở công an huyện để điều tra về hành vi gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người. Hiện tại 8 ngày rồi và Tiến vẫn chưa được cho về. Vậy, luật sư cho tôi hỏi với hành vi của T là gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và nếu có thì mức phạt tù là bao nhiêu? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người, liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời câu hỏi của Luật sư!

Thưa anh Tân, Cảm ơn anh đã dành sự tin tưởng đến Tổng đài tư vấn pháp luật. Với những thông tin mà anh cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật chúng tôi xin giải quyết tình huống này như sau:

Thứ nhất, anh T có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Về trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có đưa ra quy định về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hành vi của anh T chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các yếu tố sau đây:

+ Đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội phạm. Là người trên 16 tuổi, người có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi thì hoàn toàn tỉnh táo và làm chủ được hành vi của mình và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Ở đây có thể thấy lúc điều khiển phương tiện anh T hoàn toàn tỉnh táo và anh T đã trên 16 tuổi;

+ Có hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Ở đây có thể thấy anh T đã vi phạm quy định giao thông đường bộ đó là: Không chú ý quan sát, không giảm tốc độ khi đi đến đoạn đường giao nhau;

+ Có thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, tài sản của người khác. Đối với hậu quả mà vụ tai nạn của anh T gây ra thì đã có thiệt hại về người rồi. Nạn nhân đã tử vong ngay sau đó;

+ Hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Do anh T không chú ý quan sát nên mới để xảy ra tai nạn và gây ra hậu quả chết người. Có thể nói do hành vi vi phạm quy tắc an toàn giao thông mới gây ra tai nạn;

+ Có lỗi vô ý (người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

​Ta có thể thấy tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được thực hiện do lỗi vô ý do tự tin hoặc do cẩu thả.

+ Vô ý do tự tin, trong trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

+ Vô ý do cẩu thả, trường hợp người vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, theo lời của anh Tân trình bày thì anh T đã phù hợp hay đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định tại điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Khi một hành vi mà đã phù hợp hay đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm của 1 tội phạm nào đó được quy định trong bộ luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội đó.

Có thể thấy anh T đã vi phạm quy tắc an toàn giao thông gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người thì cho dù là vô ý nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật yêu cầu khi tham gia giao thông anh phải lường được được vấn đề xảy ra khi có hành vi trái với quy tắc giao thông đường bộ trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.

Đối với trường hợp của anh T là điều khiển xe máy không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông và thiệt hại ở đây là 1 người thì căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Theo quy định nêu trên thì sẽ xác định được căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hình phạt đối với T ở đây sẽ là từ 01 năm tù đến 05 năm tù hoặc nhẹ hơn thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Mức phạt tùy thuộc vào cơ quan điều tra, quyết định Truy tố của Viện kiểm sát và Bản án hay Quyết định của Tòa án.

Ngoài bị xử phạt hình sự thì T còn phải chịu trách nhiệm dân sự đó là bồi thường thiệt hại cho gia đình của nạn nhân:

Căn cứ vào điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 khi có thiệt hại về tính mạng xảy ra thì phải bồi thường những khoản sau:

Khi bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm phải bồi thường các khoản như:

+ Chi phí hợp lý để mai táng, trợ cấp cho những người mà người chết có nghĩa vụ cấp dưỡng

+ Những khoản bù đắp thiệt hại về tinh thần cho những thân nhân của người chết.

Tất cả các khoản này các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau dựa trên nguyên tắc tự nguyện theo quy định tại điều 585 Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu trường hợp thỏa thuận bất thành thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm. Nếu như một khi đã yêu cầu tòa án giải quyết và đã có bản án hay quyết định về vấn đề bồi thường thiệt hại thì bắt buộc các bên phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật

Qua những phân tích trên của chúng tôi đã phần nào giải quyết được vấn đề của anh Tân thắc mắc. Nếu như trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật hay tìm hiểu những vấn đề xoay quanh Tai nạn giao thông vô ý làm chết người hãy trực tiếp liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174.

Lái xe gây tai nạn, đã bồi thường có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

 

Chị Hà (Quảng Nam) có câu hỏi như sau:

Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc sau cần được luật sư tư vấn để giải quyết.

Tôi là Hà năm nay 44 Tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Ngày 11/8/2022, con trai tôi là Q có đi chuyển ô tô gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người tại Đà Nẵng. Hiện tại con trai tôi đang bị tạm giam để tiến hành quá trình điều tra.

Khi lấy lời khai thì tôi được biết là con tôi đã vi phạm lỗi lấn làn xe máy và đâm vào 1 người đi xe máy khiến người đó không qua khỏi. Sau khi biết được nhà của Nạn nhân Tôi và chồng tôi có đến và bồi thường cho gia đình là 200.000.000 và gia đình cũng đã đồng ý làm đơn để yêu cầu không khởi tố vụ án.

Như vậy nếu như gia đình bị hại có rút đơn và không khởi tố vụ án thì con trai tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Xin cảm ơn luật sư!

 

>> Lái xe gây tai nạn, đã bồi thường có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Liên hệ ngay 1900.6174

Phần trả lời của luật sư:

Thưa chị Hà, cảm ơn chị đã quan tâm và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý của Tổng đài pháp luật. Qua những dữ kiện mà chị Hà đã cung cấp cũng như bằng những quy định của pháp luật chúng tôi xin giải quyết tình huống này của chị Hà đưa ra như sau:

Liên quan đến vấn đề có được miễn trách nhiệm hình sự sau khi bồi thường thiệt hại hay không thì căn cứ tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hiện hành nêu rõ:

 “Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự”

Trong đó, theo quy định tại Điều 11 Bộ luật này cũng có hướng dẫn về lỗi vô ý phạm tội là khi:

+ Người phạm tội tuy có thể thấy trước hành vi của mình sẽ hoặc có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng mà cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu hậu quả xảy ra có thể ngăn ngừa được đây là lỗi vô ý do quá tự tin

+ Lỗi vô ý do cẩu thả là: Người phạm tội sẽ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, cho người khác, mặc dù pháp luật bắt buộc phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Với tội phạm vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, người phạm tội được xác định là thực hiện hành vi với lỗi vô ý bởi vì họ có thể biết trước được hậu quả nhưng người phạm tội lại thường cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì có thể ngăn ngừa được.

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 và Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, về việc phân loại tội phạm đối với Tội vi phạm quy định về tham giao thông đường bộ sẽ được xác định như sau:

+ Phạm tội theo khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 01 năm tù được xác định là thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng.

+  Phạm tội theo khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự thì với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù thì sẽ được xác định là thực hiện tội phạm nghiêm trọng.

+ Trường hợp phạm tội theo khoản 2 và khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất lần lượt là 10 năm tù và 15 năm tù thì bị coi là thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

Từ những phân tích nêu trên, có thể kết luận, người gây tai nạn giao thông mà đã bồi thường có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau đây:

1 – Phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

2 – Phải được người bị hại hoặc trực tiếp người đại diện của người đó tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Trong khi đó, nếu gây tai nạn thuộc trường hợp tại khoản 2 và khoản 3 Điều 260 Bộ luật Hình sự, dù đã bồi thường và có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự của bị hại thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại sẽ được xem xét là tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự hiện hành.

Xét đến hành vi của anh Q là phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 vì đã làm chết 1 người do gây tai nạn giao thông vô ý làm chết người. Căn cứ vào những quy định nêu trên nếu mà gia đình đã trực tiếp đế bồi thường, khắc phục hậu quả rồi thì anh Q có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này nếu anh Q không muốn phải chịu trách nhiệm hình sự thì cần yêu cầu người nhà, thân nhân của người chết trực tiếp làm đơn hoặc đến trực tiếp công an nơi anh Q đang bị Tạm giam để yêu cầu hay đề nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự thì mới anh Q mới không bị khởi tố hình sự.

Từ những phân tích chúng tôi đã đưa ra ở trên đã phần nào giải quyết được những vướng mắc của chị Hà và gia đình. Nếu như trong quá trình giải quyết vấn đề của anh Q hay trong cuộc sống chị Hà có bất kỳ vấn đề nào khó khăn mà phải sử dụng đến pháp luật hay liên quan đến pháp luật thì hãy trực tiếp liên hệ đến chúng tôi qua hotline 1900.6174.

gay-tai-nan-giao-thong-vo-y-lam-chet-nguoi

Tai nạn giao thông vô ý làm chết người là một tội phạm được xác định do lỗi vô ý. Lỗi này thường sẽ bị xử lý kèm theo những biện pháp khắc phục hậu quả như bồi thường thiệt hại. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như thiệt hại thực tế xảy ra mới có thể xác định được mức phạt chính xác cho người phạm tội. Trong quá trình tìm hiểu các quy định của pháp luật mà bạn có thắc mắc gì hãy trực tiếp liên hệ đến Tổng Đài Pháp Luật qua hotline 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

 

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ tư vấn luật giao thông ⭐️ Nhanh chóng – Chính xác
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ Luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp