Tài sản gắn liền với đất là gì, bao gồm những loại tài sản nào?

Tài sản gắn liền với đất là gì? Tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại nào? Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất là gì? Tài sản gắn liền với đất hiện nay đang là một vấn đề được nhiều người dân Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Thấu hiểu rõ vấn đề này, Tổng đài Pháp luật sẽ hỗ trợ giải đáp mọi vấn đề pháp lý liên quan trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tư vấn luật đất đai hỗ trợ miễn phí.

tai-san-gan-lien-voi-dat-la-gi

 

Tài sản gắn liền với đất là gì?

 

> Luật sư giải đáp chi tiết tài sản gắn liền với đất là gì. Gọi ngay 1900.6174

Khái niệm “Tài sản”:

Tài sản hiện nay đóng một vai trò rất quan trọng, là vấn đề trung tâm của mọi quan hệ xã hội nói chung và trong quan hệ pháp luật nói riêng. Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản được hiểu là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và là tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, tài sản bao gồm các loại sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản; bất động sản và động sản.

Việc tài sản được phân loại thành bất động sản và động sản là cách phân loại tài sản dựa vào đặc tính vật lý của tài sản, đó là có thể di dời được hay là không thể di dời được.

Bất động sản được hiểu là các tài sản không thể di dời được vì do bản chất tự nhiên cấu tạo nên tài sản đó. Bất động sản bao gồm các loại sau:

– Đất đai;

–  Nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

–  Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

–  Nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

(Căn cứ theo Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).

Thế nào là “Tài sản gắn liền với đất”?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là tài sản gắn liền với đất. Căn cứ tại Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định:

Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm có nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tài sản gắn liền với đất bao gồm là nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm có tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận các tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi tài sản gắn liền với đất là gì. Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn miễn phí từ luật sư.

>> Xem thêm: Sổ đỏ và sổ hồng – Sổ nào giá trị hơn?

Tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại nào?

 

> Tài sản gắn liền với đất gồm những loại nào? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết.

Tài sản gắn liền với đất được quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CPKhoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các loại sau:

– Nhà ở;

– Công trình xây dựng khác;

– Rừng sản xuất là rừng trồng;

– Cây lâu năm.

Trong khi đó, căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản gắn liền với đất bao gồm:

– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014;

– Công trình xây dựng khác;

– Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo phân tích căn cứ ở trên thì tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại sau: Nhà ở; Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014; rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật; cây lâu năm; công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Các loại tài sản này phải có ở thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận các tài sản khác gắn liền với đất.

Trên đây là quy định của pháp luật về các loại tài sản gắn liền với đất. Nếu bạn chưa hiểu rõ tài sản gắn liền với đất là gì, bao gồm những loại nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các luật sư tư vấn chi tiết và kỹ càng hơn.

tai-san-gan-lien-voi-dat-la-gi-bao-gom-nhung-loai-nao

 

>> Xem thêm: Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất là gì?

 

> Luật sư giải đáp miễn phí điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Khái niệm “Giấy chứng nhận”:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận được hiểu là chứng thư pháp lý để xác nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất để họ có thể yên tâm đâu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền cũng như nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.

Giấy chứng nhận do chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Giấy chứng nhận chính là cơ sở, căn cứ pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng.

Giấy chứng nhận có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký cũng như theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thẩm quyền và trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý các vi phạm về đất đai.

Về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất:

Căn cứ theo quy định tại Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất nếu có đủ điều kiện dưới đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây được gọi tắt là Giấy chứng nhận). Cụ thể:

– Thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với các tài sản gắn liền với đất

Căn cứ quy định tại Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm có nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và là cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Do đó, chỉ các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm thuộc diện tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận. Các tài sản này phải tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Điều này cũng có nghĩa là những tài sản có tồn tại tại thời điểm chủ thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận nhưng đã bị hủy hoại dẫn đến không còn tồn tại trên thực tế thì cũng không được cấp giấy chứng nhận.

– Tài sản không có tranh chấp

Tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chính chủ thể tạo lập nên tài sản đó. Tài sản mà đang có tranh chấp chưa thể xác định được ai là chủ sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không thể thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho chủ thể khi họ có yêu cầu. Trong trường hợp này, chủ thể có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất phải giải quyết xong tranh chấp, xác định được tài sản thuộc sở hữu của mình, làm cơ sở để được cấp Giấy chứng nhận.

– Tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn khác gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý để Nhà nước có thể xác nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sở hữu nhà ở và các quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể nào thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho chủ thể đó.

– Chủ sở hữu cần chuẩn bị bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định

Chủ sở hữu để được cấp Giấy chứng nhận thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013. Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo các quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ để chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về vấn đề điều kiện cấp giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất là gì. Nếu bạn chưa nắm rõ về các điều kiện này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ cụ thể, rõ ràng hơn từ luật sư.

>> Xem thêm: Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2022

Ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như thế nào?

 

> Luật sư hướng dẫn ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ như thế nào? Liên hệ ngay 1900.6174

Tài sản trên đất bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau nhưng không phải loại tài sản nào cũng được ghi trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng). Theo quy định thì chỉ có 04 loại tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ nếu có đủ điều kiện.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013Điều 31, Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất được chứng thực quyền sở hữu và được ghi tại trang 2 của Giấy chứng thực quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng thực) bao gồm:

– Nhà ở;

– Công trình xây dựng khác (công trình xây dựng không phải là nhà ở);

– Rừng sản xuất là rừng trồng;

– Cây lâu năm.

Và để được chứng thực quyền sở hữu thì điều kiện trước tiên là những loại tài sản trên phải tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng thực.

Như vậy, ngoài quyền sử dụng đất thì người dân còn được chứng thực quyền sở hữu đối với các loại tài sản gắn liền với đất nếu có đủ các điều kiện, gồm: Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.

Cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ:

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT sửa đổi bổ sung tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, với mỗi loại tài sản gắn liền với đất thì sẽ có cách ghi thông tin trong Giấy chứng nhận khác nhau, cụ thể:

Cách ghi thông tin về nhà ở:

Thông tin về nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất sẽ được ghi trang 2 của Giấy chứng nhận và được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đối với nhà ở riêng lẻ

– Loại nhà ở: Ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhà ở.

Ví dụ: Ghi “Nhà ở riêng lẻ”; “Nhà biệt thự”.

– Diện tích xây dựng: Ghi diện tích mặt bằng chiếm trên đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc trực tiếp với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà, bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, sẽ được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Ví dụ: 68,5m2.

– Diện tích sàn: Được ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với trường hợp là nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với trường hợp là nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng.

– Hình thức sở hữu: ghi là “Sở hữu riêng” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi là “Sở hữu chung” đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; đối với trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì sẽ ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

– Cấp (hạng) nhà ở: Ví dụ: Nhà ở cấp IV.

– Thời hạn được sở hữu:

+ Nếu mua nhà ở có thời hạn thì sẽ ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán đất hoặc là theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Nếu được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì sẽ ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn.

+ Các trường hợp còn lại mà không xác định thời hạn và sẽ ghi bằng dấu “-/-“.

Thứ hai, đối với căn hộ chung cư

– Loại nhà ở: Sẽ ghi “Căn hộ chung cư số…”.

– Tên nhà chung cư: Ghi tên hoặc ghi số hiệu của nhà chung cư, nhà hỗn hợp theo dự án đầu tư hoặc theo thiết kế, quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

– Diện tích sàn: Sẽ ghi diện tích sàn xây dựng căn hộ, diện tích sử dụng căn hộ theo hợp đồng mua bán căn hộ và phù hợp với các quy định của pháp luật về nhà ở.

– Hình thức sở hữu: Ghi là “Sở hữu riêng” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu của một chủ; ghi là “Sở hữu chung” đối với trường hợp căn hộ thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; với trường hợp căn hộ có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì sẽ ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo.

Ví dụ: Sở hữu riêng là 50m2; sở hữu chung là 20m2.

– Thời hạn được sở hữu:

+ Nếu mua căn hộ chung cư có xác định thời hạn thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đồng mua bán hoặc là theo các quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và sẽ ghi bằng dấu “-/-“.

– Hạng mục được sở hữu chung ngoài căn hộ: Sẽ ghi tên từng hạng mục ngoài căn hộ chung cư và ghi diện tích kèm theo (nếu có) mà chủ sở hữu căn hộ có quyền sở hữu chung với các chủ căn hộ khác theo hợp đồng mua, bán căn hộ đã ký kết.

Lưu ý: Với trường hợp tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận mà thửa đất không có tài sản gắn liền với đất hoặc là có tài sản gắn liền với đất nhưng người sử dụng đất (đồng thời là chủ sở hữu tài sản) vẫn chưa có nhu cầu chứng nhận thì được thể hiện bằng dấu “-/-“.

Cách ghi thông tin công trình xây dựng không phải nhà ở:

Công trình xây dựng khác (Công trình xây dựng không phải là nhà ở) khi được chứng nhận quyền sở hữu thì thông tin ghi trong Giấy chứng nhận theo các quy định như sau:

– Về loại công trình: Ghi tên công trình theo dự án đầu tư hoặc quy hoạch xây dựng chi tiết đã được duyệt hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền.

– Về thông tin chi tiết về công trình xây dựng được thể hiện dưới dạng bảng sau đây:

Hạng mục công trình Diện tích xây dựng (m2) Diện tích sàn (theo đơn vị m2) hoặc công suất  Hình thức sở hữu Cấp công trình Thời hạn sở hữu
………… ………… ………… ………… ………… …………
………… ………… ………… ………… ………… …………

 

Trong đó:

– Hạng mục công trình: Sẽ ghi theo tên hạng mục chính trong quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, giấy phép xây dựng hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của các cấp có thẩm quyền.

– Diện tích xây dựng: Sẽ ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của công trình tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao công trình, bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2), được làm tròn số đến một chữ số thập phân.

– Diện tích sàn (hoặc công suất) thì được ghi theo quy định sau:

+ Công trình dạng nhà thì ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2) và được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với công trình một tầng thì sẽ ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của công trình đó. Đối với công trình nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng đó.

+ Các công trình kiến trúc khác thì ghi công suất của công trình theo quyết định đầu tư hoặc dự án đầu tư đã được duyệt hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.

– Hình thức sở hữu:

+ Với hạng mục công trình thuộc sở hữu của một chủ thì ghi là “Sở hữu riêng”

+ Với trường hợp hạng mục công trình thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi là “Sở hữu chung”

+ Với trường hợp hạng mục công trình có cả phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì sẽ ghi lần lượt là “Sở hữu riêng”, “Sở hữu chung” ở các dòng dưới kế tiếp; đồng thời ghi diện tích thuộc sở hữu riêng và diện tích thuộc sở hữu chung vào các dòng tương ứng ở các cột “Diện tích xây dựng” và “Diện tích sàn hoặc công suất”.

– Cấp công trình xây dựng: Ghi theo các quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

– Thời hạn được sở hữu công trình được được ghi như sau:

+ Trường hợp chủ sở hữu công trình trên đất thuê, đất mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn đất đó.

+ Trường hợp mua bán công trình có thời hạn thì ghi ngày tháng năm kết thúc theo hợp đồng mua bán công trình đó.

+ Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và được ghi bằng dấu “-/-”;

Lưu ý: Công trình xây dựng gắn liền với đất thì phải là loại công trình thuộc hệ thống phân loại công trình xây dựng theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

Cách ghi thông tin tài sản là cây lâu năm

– Loại cây: Ghi loại cây lâu năm được trồng; nếu trong trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm thì sẽ ghi lần lượt các loại cây lâu năm chủ yếu được trồng.

– Diện tích: Ghi diện tích trồng cây lâu năm được cấp Giấy chứng nhận bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2).

– Hình thức sở hữu: Vườn cây lâu năm mà thuộc sở hữu của một chủ thì ghi là “Sở hữu riêng”; vườn cây lâu năm thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi là “Sở hữu chung”; nếu có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi là “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.

– Thời hạn sở hữu: Thể hiện đối với trường hợp mua hoặc bán cây trồng lâu năm có thời hạn hoặc trồng cây lâu năm trên đất thuê, đất mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện sẽ là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê, mượn. Trường hợp còn lại không xác định thời hạn và được ghi bằng dấu “-/-”.

Cách ghi thông tin tài sản là rừng sản xuất

Đối với rừng sản xuất là rừng trồng thì được thể hiện thông tin trong Giấy chứng nhận như sau:

– Loại rừng: Sẽ ghi loại cây rừng chủ yếu được trồng.

– Diện tích: Ghi diện tích có rừng thuộc quyền sở hữu của người được cấp Giấy chứng nhận bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông (m2).

– Nguồn gốc tạo lập được thể hiện như sau:

+ Với trường hợp Nhà nước giao có thu tiền thì ghi là “Được Nhà nước giao có thu tiền”.

+ Với trường hợp Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thu tiền thì ghi là “Được Nhà nước giao không thu tiền”.

+ Đối với rừng do người đề nghị cấp Giấy chứng nhận tự trồng bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách thì ghi là “Rừng tự trồng”.

+ Với trường hợp rừng có nhiều nguồn gốc đối với từng phần diện tích khác nhau thì sẽ lần lượt thể hiện từng loại nguồn gốc và diện tích rừng theo từng nguồn gốc kèm theo.

– Hình thức sở hữu:

Trường hợp thuộc sở hữu một chủ thì ghi là “Sở hữu riêng”; nếu rừng thuộc sở hữu chung của nhiều chủ thì ghi là “Sở hữu chung”; với trường hợp có phần diện tích thuộc sở hữu riêng và có phần diện tích thuộc sở hữu chung thì ghi là “Sở hữu riêng… m2; sở hữu chung… m2”.

– Thời hạn sở hữu:

Thể hiện đối với trường hợp mua hay bán rừng có thời hạn hoặc rừng trồng trên đất thuê, đất mượn của người sử dụng đất khác; thông tin thể hiện là ngày tháng năm kết thúc thời hạn mua bán, thuê hay mượn. Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và được ghi bằng dấu “-/-”.

Trên đây là tư vấn của luật sư về cách ghi tài sản gắn liền với đất trong sổ đỏ. Để được luật sư hướng dẫn chi tiết và kỹ càng hơn về vấn đề này, hãy nhấc máy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174

ghi-tai-san-gan-lien-voi-dat-la-gi-trong-so-do

 

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục cho tặng đất đai theo quy định pháp luật hiện hành

Thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất là sổ đỏ

 

> Luật sư hướng dẫn chi tiết thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất là sổ đỏ. Gọi ngay 1900.6174

Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Người giao dịch sẽ nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

– Bước 2: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất giải quyết hồ sơ:

+ Thẩm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; trong trường hợp cần thiết, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai gửi phiếu lý ý kiến của Phòng Quản lý đô thị; trong thời hạn là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, Phòng Quản lý đô thị sẽ có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

+ Với trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện, Chi nhánh Văn phòng đăng ký ra thông báo bằng văn bản trong đó phải nêu rõ lý do cho người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất biết.

+ Với trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất lập tờ trình, dự thảo quyết định, ghi nội dung bổ sung các tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập tờ trình, dự thảo quyết định, viết Giấy chứng nhận mới (đối với các trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cần cấp mới Giấy chứng nhận)

+ Trình bên Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào trong Giấy chứng nhận hoặc cấp Giấy chứng nhận mới.

Cách thức thực hiện:

Người giao dịch sẽ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất, lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính – nộp bổ sung hồ sơ ở Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Khi nhận kết quả thì người giao dịch phải có phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

– Thành phần, số lượng hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (bản chính theo mẫu có sẵn);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp (sử dụng bản chính);

+ Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất (Bản sao có chứng thực);

+ Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ các trường hợp trong giấy tờ về tài sản gắn liền với đất đã có hồ sơ nhà ở, công trình xây dựng) (bản sao chứng thực).

Và số lượng hồ sơ cần chuẩn bị là 01 bộ.

Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật về thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất là sổ đỏ. Nếu bạn chưa hiểu rõ tài sản gắn liền với đất là gì, các giấy tờ cần chuẩn bị trong thủ tục bổ sung tài sản gắn liền với đất, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhiệt tình.

>> Xem thêm: Thủ tục mua bán đất – Hồ sơ chuyển nhượng đất cần giấy tờ gì?

Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất

 

> Các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là gì? Gọi ngay 1900.6174

Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai năm 2013 thì các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất bao gồm các trường hợp sau:

Thứ nhất, tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013.

Cụ thể tại Điều 8 Luật Đất đai năm 2013 quy định về Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao để quản lý như sau:

– Người đứng đầu của tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất trong các trường hợp sau đây:

+ Tổ chức được giao quản lý công trình công cộng bao gồm công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập và quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm;

+ Tổ chức kinh tế được giao quản lý diện tích đất để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT) và các hình thức khác theo các quy định của pháp luật về đầu tư;

+ Tổ chức được giao quản lý đất có mặt nước của các sông và đất có mặt nước chuyên dùng;

+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của chính cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao và đất chưa cho thuê tại địa phương.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo vẫn chưa có người ở thuộc địa phương.

– Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.)

Thứ hai, người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

Thứ 3, người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Thứ 4, người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

Thứ 5, người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ 6, người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ 7, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng bao gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Nội dung trên đây là giải đáp cho câu hỏi các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu tài sản gắn liền với đất là gì. Mọi thắc mắc của bạn về các trường hợp này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng nhất từ luật sư.

cac-truong-hop-khong-duoc-cap-giay-chung-nhan-quyen-so-huu-tai-san-gan-lien-voi-dat-la-gi

 

>> Xem thêm: Chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định Luật đất đai 2013

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tài sản gắn liền với đất là gì

 

Anh Nam (Hà Tĩnh) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc về luật đất đai mong được luật sư giải đáp.

Bố mẹ tôi trước khi qua đời có để lại cho hai anh em tôi một mảnh đất. Mảnh đất này đứng tên của bố mẹ tôi chứ không phải là đứng tên cả hộ gia đình. Bố mẹ có để lại di chúc là sẽ để lại cho tôi mảnh đất đó và sẽ được toàn quyền sử dụng trên chính mảnh đất này. Tuy nhiên di chúc lại không có công chứng. Vì vậy, hiện tại mảnh đất này đang xảy ra tranh chấp giữa tôi và em trai.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: tôi có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không và nếu được cấp thì cơ quan nào sẽ có thẩm quyền cấp cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

>> Luật sư tư vấn đối với vấn đề cấp Giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất. Gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh Nam đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để anh có thể hiểu rõ hơn về trường hợp mình gặp phải các Luật sư chúng tôi sẽ phân tích một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tài sản gắn liền với đất. Cụ thể là:

Các trường hợp tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP quy định Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó lại không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định này;

– Nhà ở hoặc là công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng các vật liệu như tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;

– Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

– Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

– Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, Điều 32, Điều 33 và Điều 34 của Nghị định này;

– Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.

>> Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2022

Thẩm quyền cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là của cơ quan nào?

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư và tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

– Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì sẽ do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, đối với thẩm quyền cấp mới giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp tùy theo trường hợp khác nhau.

Lưu ý: Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ được cấp khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.

>> Xem thêm: Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2022

Thẩm quyền cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là của cơ quan nào?

 

Về thẩm quyền cấp đổi hay cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP như sau:

– Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:

+ Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

– Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Như vậy về thẩm quyền cấp đổi, cấp lại sẽ do Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện, trường hợp địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì do Sở tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

Trở lại câu hỏi thắc mắc của anh Nam: Vì mảnh đất này đang có dấu hiệu tranh chấp nên tài sản đó lại không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP. Và trong trường hợp nếu gia đình anh giải quyết xong vấn đề tranh chấp thì thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sẽ là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tài sản gắn liền với đất là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư giải đáp nhanh chóng. 

mot-so-cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-tai-san-gan-lien-voi-dat-la-gi

 

>> Xem thêm: Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – Thông tin từ A–Z

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật về tài sản gắn liền với đất là gì. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có những vướng mắc chưa được làm rõ hoặc cần hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp miễn phí từ đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi.