Thủ tục bố mẹ cho con đất – Tư vẫn miễn phí hồ sơ, thủ tục

Thủ tục bố mẹ cho con đất là một thủ tục phức tạp. Hiện nay nhiều người chưa hiểu rõ về thủ tục bố mẹ cho con đất nên khi thực hiện gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian. Trong bài viết này Tổng Đài Pháp Luật sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về hồ sơ, thủ tục bố mẹ cho con đất. Mọi băn khoăn, thắc mắc của bạn về vấn đề này hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

thu-tuc-bo-me-cho-con-dat
Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con

 

Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con là gì?

>> Luật sư tư vấn tặng cho quyền sử dụng đất, gọi ngay 1900.6174

Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con là sự thỏa thuận giữa bố mẹ và con cái, bên tặng cho (bố mẹ) giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho (con cái) mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Bộ luật dân sự và Bộ luật đất đai.

>> Xem thêm: Bố mẹ cho con đất có phải nộp thuế không? Miễn nộp lệ phí khi nào?

 

Điều kiện thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất

 

Anh Hiệp (Cà Mau) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi năm nay 30 tuổi hiện đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Cà Mau. Bố mẹ tôi có một mảnh đất với diện tích 100m2, hiện nay ông bà đang ở và bố mẹ tôi đứng tên trên sổ đỏ. Nay tôi sắp lấy vợ, ông bà có mong muốn chuyển nhượng cho tôi mảnh đất đó để tôi sinh sống và sau này thờ cúng tổ tiên. Sau khi tìm hiểu và hỏi mọi người xung quanh, bố mẹ đã nhất trí làm hợp đồng tặng cho mảnh đất đó cho tôi.

Luật sư cho tôi hỏi điều kiện thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất có những điều kiện nào để bố mẹ tôi thực hiện được thủ tục cho tôi đất? Tôi xin cảm ơn.

>> Luật sư giải đáp điều kiện thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hiệp! Cảm ơn anh đã tin tưởng Tổng Đài Pháp Luật là nơi gửi gắm những thắc mắc. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi giải đáp như sau:

Để làm thủ tục cha mẹ cho con nhà đất, bố mẹ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Để làm thủ tục cha mẹ cho con nhà đất, bên giao quyền sử dụng đất (bố mẹ) phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ một số trường hợp. Đó là 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người được nhận quyền sử dụng đất là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và cũng sẽ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng được quyền tặng cho lại.

Trường hợp 2: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền tặng cho đất đai khi:

+ Trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền;

+ Trường hợp nhận thừa kế là quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi đã có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Thi hành án được hiểu là thủ tục tố tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành để thi hành bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước, tổ chức khác có thẩm quyền do pháp luật quy định nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Theo Hiến pháp năm 2013 và một số ngành luật khác có liên quan như Luật đất đai năm 2013Bộ luật dân sự năm 2015 đều quy định chế độ sở hữu đất đai rằng: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu thì Nhà nước có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế, Nhà nước không trực tiếp quản lý, khai thác lợi ích trên từng mảnh đất mà tiến hành giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và được chuyển quyền sử dụng đất. Đây cũng là đặc thù về quyền sử dụng đất ở Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, quyền sở hữu là một loại quyền năng tuyệt đối. Tức là, chủ sở hữu có quyền định đoạt, quyết định tuyệt đối đối với vật, tài sản… mà người đó có quyền sở hữu. Quyền sở hữu đất đai là một loại quyền độc lập còn quyền sử dụng đất lại là quyền phụ thuộc. Sự phụ thuộc của quyền sử dụng đất này thể hiện ở chỗ người sử dụng đất chỉ được sử dụng đất trong phạm vi nhất định (về diện tích đất, thời gian sử dụng đất, mục đích sử dụng đất …). Nghĩa là, quyền sử dụng đất được hiểu là quyền của người sử dụng đất khai thác các thuộc tính của đất đai, công dụng, hưởng hoa lợi hoặc lợi tức từ tài sản đó một cách hợp pháp để phục vụ cho mục đích của mình và quyền chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Trong các biện pháp thi hành án, thì kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc chung khi cưỡng chế thi hành án. Đó là:

+ Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung của quyết định bản án; vào tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương;

+ Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời gian tự nguyện thi hành án. Trừ trường hợp, chủ thể phát hiện bên phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì cần phải ngăn chặn. Chấp hành viên thi hành án có quyền áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án;

+ Cơ quan chức năng chỉ tiến hành kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án khi đã có căn cứ chính xác rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người phải thi hành án và do chính họ đang quản lý sử dụng hoặc do người thứ ba giữ;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án phải chịu và các chi phí cần thiết khác (nếu có). Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ cần được xem xét và cân nhắc khi người phải thi hành án chỉ có tài sản duy nhất lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ phải thi hành án và tài sản đó không thể phân chia được hoặc khi phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó;

+ Chấp hành viên không được kê biên những tài sản mà pháp luật quy định không được kê biên;

+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các thời điểm sau: từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau; không cưỡng chế trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên đán; các ngày nghỉ hoặc ngày lễ theo đúng quy định của pháp luật; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách khi họ là người phải thi hành án. Bởi tính chất pháp lý đặc thù của quyền sử dụng đất như đã được đề cập phân tích ở trên, bên cạnh những nguyên tắc chung, thì khi tiến hành kê biên bán đấu giá tài sản là quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền phải tuân thủ nguyên tắc đặc thù:

Thứ nhất là, chỉ được kê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai. Trong trường hợp người phải thi hành án chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thuộc diện quy hoạch phải thu hồi đất nhưng chưa có quyết định thu hồi thì vẫn sẽ được kê biên và xử lý quyền sử dụng đất đó;

Thứ hai là, khi kê biên quyền sử dụng đất, nếu người phải thi hành án có tài sản gắn liền tài sản trên đất thì kê biên cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất;

Thứ ba là, khi kê biên nhà ở của người phải thi hành án thì phải kê biên cả quyền sử dụng đất gắn liền với nhà ở đó.
Như vậy, trên đây là một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc và đặc thù có liên quan đến việc thi hành án án kê biên quyền sử dụng đất. Khi tiến hành thủ tục tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con cái, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét để chắc chắn rằng đất được tặng cho không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

– Đất được tặng cho không có tranh chấp.

Đất không có tranh chấp được hiểu là đất mà quản lý hoặc sử dụng đất đó không có bất kỳ một tranh chấp nào đối với chủ thể khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với chính thửa đất đó (Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013).

Đất không có tranh chấp hay không ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai và cả người thứ ba liên quan hoặc những người đang có nhu cầu giao dịch đối tượng là thửa đất. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đều có quy định rằng Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan xác nhận một thửa đất xác định đất có tranh chấp hay không có tranh chấp.

Vì vậy, để xác định tranh chấp đất đai một cách nhanh nhất, chúng ta có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất được chuyển nhượng để yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải mọi trường hợp có tranh chấp đất đai đều được Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê được bởi có khả năng tranh chấp đất đai không được các bên yêu cầu hòa giải đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

Ngoài ra, để xác định đất có tranh chấp hay không, chúng ta có thể xác định đất tranh chấp bằng cách khảo sát thực địa, tra cứu trực tuyến thông qua website của các Sở Tài nguyên và Môi trường của từng địa phương để biết thêm thông tin chi tiết hơn về bất động sản đang tìm kiếm.

– Thời hạn sử dụng đất.

Hiện nay pháp luật đất đai hiện hành chưa có quy định về khái niệm “thời hạn sử dụng đất”. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định về khái niệm “thời hạn”, cách hiểu chung về việc “sử dụng đất”, ta có thể hiểu “thời hạn sử dụng đất” dùng để chỉ một khoảng thời gian nhất định (được xác định theo ngày, tháng, năm) mà người sử dụng đất được Nhà nước cho phép chiếm hữu, quản lý, sử dụng một diện tích đất nhất định, có nguồn gốc là đất được Nhà nước giao, được cho thuê, được công nhận hoặc được nhận chuyển nhượng từ người khác.

Về vấn đề này, hiện nay quy định về thời hạn sử dụng đất trong pháp luật về đất đai được quy định cụ thể tại Luật đất đai năm 2013, được xác định theo từng loại đất cụ thể gồm: Đất sử dụng ổn định lâu dài, Đất sử dụng có thời hạn; Đất có thời hạn sử dụng được xác định khi chuyển mục đích sử dụng đất và Đất có thời hạn khi nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đó là:

Đất sử dụng ổn định lâu dài. Tức là, đất mà người sử dụng đất được pháp luật cho phép sử dụng lâu dài, liên tục, không xác định thời hạn cụ thể của việc chấm dứt quyền sử dụng đất (Khoản 1 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Nhà nước cho phép người sử dụng đất được sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài đối với đất thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đất ở hiện đang được hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng.

+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của dân tộc, trên cơ sở kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc đất là Nhà nước giao, hoặc đã công nhận quyền sử dụng đất.

+ Đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất có nguồn gốc là rừng tự nhiên.

+ Đất được hộ gia đình hoặc cá nhân đang sử dụng với mục đích thương mại, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, nguồn gốc đất không phải được Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất hoặc giao đất có thời hạn.

+ Đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và đất xây dựng công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

+ Đất sử dụng cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

+ Đất dùng để làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất tín ngưỡng (đó là: đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất cơ sở tôn giáo (là phần đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, tu viện, niệm phật đường, trụ sở của các cơ sở tôn giáo, nhà nguyện, trường đào tạo tôn giáo).

+ Đất dùng trong mục đích giao thông, thủy lợi, đất có công trình, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.

+ Đất dùng để xây dựng các công trình công cộng, phục vụ mục đích dân sinh và không nhằm mục đích kinh doanh.

+ Đất mà tổ chức kinh tế hiện đang sử dụng nhưng có nguồn gốc từ việc nhận chuyển nhượng đất sử dụng ổn định lâu dài; hoặc đất có được từ việc chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp, sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp có thời hạn hoặc từ đất phi nông nghiệp có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài.

Như vậy, nếu người sử dụng đang sử dụng đất phần diện tích đất thuộc một các trường hợp xác định như đã nêu ở trên thì người sử dụng đất sẽ được sử dụng đất với thời hạn sử dụng ổn định lâu dài.

Đất sử dụng có thời hạn:

Căn cứ Điều 126 Luật Đất đai năm 2013, việc quy định về thời hạn sử dụng đất của “đất sử dụng có thời hạn” sẽ được xác định theo các trường hợp gắn với những trường hợp cụ thể phù hợp với nguồn gốc của mảnh đất được sử dụng (đất được giao, được thuê, hay được công nhận quyền sử dụng đất, và phụ thuộc vào chủ sử dụng hợp pháp của tài sản là cá nhân, hộ gia đình, hay tổ chức). Cụ thể:

+ Đối với đất thuộc trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, thời hạn được xác định sử dụng đất là 50 năm.

Thời hạn không quá 50 năm;

Đối với trường hợp thời hạn không quá 50 năm thì thời hạn sử dụng đất sẽ tùy thuộc vào dự án đầu tư. Thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm được áp dụng đối với trường hợp các tổ chức/tập thể đã được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng vào mục đích là sản xuất nông – lâm – nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; hoặc để sử dụng vào mục đích thương mại – dịch vụ – sản xuất phi nông nghiệp; và cuối cùng là thực hiện dự án đầu tư, áp dụng với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.

Thời hạn không quá 70 năm;

Thời hạn sử đất sẽ phụ thuộc vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi quyết định giao đất hoặc cho thuê đất nhưng tối đa không quá 70 năm được áp dụng trong trường hợp sau:

Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm do đó cần nhiều thời gian để thu hồi vốn.

Đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vào những khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc vùng đặc biệt khó khăn.

Đất dùng để xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập, tự chủ tài chính thuộc tất cả các lĩnh vực và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

Thời hạn không quá 99 năm;

Thời hạn sử dụng đất không quá 99 năm được áp dụng cho diện tích đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng các công trình làm trụ sở làm việc tại Việt Nam của các tổ chức nước ngoài với chức năng là ngoại giao (Đại sức quán, lãnh sự quán).

Nếu trường hợp hết thời hạn nhưng những tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao như Đại sứ quán, Lãnh sứ quán này vẫn có nhu cầu được tiếp tục sử dụng đất thì Nhà nước có thể xem xét, tùy theo từng trường hợp để cho tổ chức đó thuê phần đất khác hoặc tiếp tục thực hiện gia hạn thời hạn sử dụng đất.

Thông thường, nếu hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức nhưng khi được Nhà nước thuê đất thuộc quỹ đất của xã, phường, thị trấn thì thời hạn sử dụng đất chỉ được xác định là 5 năm. Tuy có thời hạn sử dụng đất khác nhau cho từng trường hợp sử dụng đất, nhưng thời hạn sử dụng đất đối với các trường hợp giao đất hoặc cho thuê đất thì đều được xác định kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, Tổng Đài Pháp Luật đã giải đáp cụ thể câu hỏi về điều kiện thực hiện thủ tục tặng cho đất đối với trường hợp của anh Hiệp nói riêng và cũng là điều kiện để thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất nói chung. Ở đây, trong các điều kiện được nêu ở trên có rất nhiều yếu tố mà chúng ta cần quan tâm như: loại đất; mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đất được tặng cho phải không thuộc trường hợp không bị kê biên thi hành án…

Nếu anh còn bất kỳ thắc mắc nào về điều kiện tặng cho quyền sử dụng hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư giải đáp miễn phí, nhanh chóng!

>> Xem thêm: Bố mẹ chồng cho con dâu đất có mất thuế hay lệ phí trước bạ không?

dieu-kien-thuc-hien-thu-tuc-bo-me-cho-con-dat
Điều kiện thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất

>> Xem thêm: Sổ đỏ chỉ đứng tên chồng khi bán có cần chữ ký của vợ không?

Trình tự thủ tục bố mẹ cho con đất

Anh Đăng (Bình Định) có câu hỏi:

Xin chào luật sư! Tôi năm nay 25 tuổi là con út trong đình. Bố mẹ tôi có 3 người con, 02 chị gái đã có gia đình riêng và ở xa. Bố mẹ tôi nay đã có tuổi, ông bà có một mảnh đất 400m2 là đất thổ cư, hiện hai ông bà đang ở. Trong buổi họp gia đình, 02 chị gái tôi nhất trí với quan điểm của bố mẹ: đồng ý cho tôi quyền sử dụng đất để sau này thờ cúng gia tiên.

Vậy hiện nay, chúng tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì để tiến hành việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất? Bên cạnh đó, trình tự thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất thực hiện như thế nào?

>> Luật sư tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục bố mẹ cho con đất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào anh Đăng, trường hợp của anh rất phổ biến hiện nay, với câu hỏi của anh về thủ tục bố mẹ cho con đất Luật sư xin đưa ra câu trả lời như sau:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cần chuẩn bị để tiến hành thủ tục bố mẹ cho con đất gồm:

Về phía bên cho (bố mẹ) cần những giấy tờ như:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của thửa đất được cho;

– Giấy tờ tùy thân của bên cho: căn cước công dân hoặc hộ chiếu…

– Sổ hộ khẩu (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (giấy đăng ký kết hôn).

Về bên được nhận cho (con cái) cần những giấy tờ:

– Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân; hộ chiếu…

– Sổ hộ khẩu (nếu có);

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên nhận cho (nếu có);

Sau khi chuẩn bị những giấy tờ trên, bên nhận cho (bố mẹ) và bên được nhận cho (con cái) sẽ đến văn phòng công chứng nơi có bất động sản được tặng cho soạn thảo hợp đồng hoặc chuẩn bị từ trước để tiến hành hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.

Thủ tục bố mẹ cho con đất tiến hành như thế nào?

Trình tự thủ tục bố mẹ cho con đất gồm các bước sau:

– Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con

Bố mẹ cho con đất cần làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con do hai bên tự thỏa thuận nhưng sẽ có một số nội dung cơ bản sau:

+ Tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng;

+ Lý do bố mẹ tặng cho con cái quyền sử dụng đất;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên;

+ Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất;

+ Thời hạn sử dụng đất còn lại của bên tặng cho;

– Bước 2: Sau khi lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con, bản hợp đồng đó cần được Công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho tại Ủy ban nhân dân hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất được tặng cho.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, theo đó, hồ sơ để công chứng hợp đồng tặng cho quyền quyền sử đất gồm các giấy tờ sau:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;

– Bản sao giấy tờ tùy thân:

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.

+ Sổ hộ khẩu (nếu có)

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:

+ Tùy vào tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ đăng ký kết hôn.

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng như: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản hoặc văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.

– Văn bản cam kết về đất được tặng cho là có thật.

Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con tại Cơ quan đăng ký đất đai nơi có đất

– Hồ sơ đăng ký sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con gồm:
Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì con nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đăng ký biến động quyền sử dụng đất

+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Một số Giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn/ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…

Như vậy, trên đây là hồ sơ các bên tham gia trong quan hệ pháp luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bố mẹ và con cái. Với trường hợp của anh Đăng, anh cần thực hiện theo các bước trên để đảm bảo tính pháp lý về vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bố mẹ anh cho anh.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thực hiện thủ tục bố mẹ cho con đất anh gặp khó khăn hoặc cần hỗ trợ, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn chi tiết, nhanh chóng!

Thẩm quyền và thời gian giải quyết thủ tục bố mẹ cho con đất

>> Luật sư giải đáp nộp hồ sơ, thủ tục bố mẹ cho con đất lên cơ quan nào, gọi ngay 1900.6174

Thẩm quyền giải quyết thủ tục bố mẹ cho đất thuộc về một trong các cơ quan nhà nước:

– Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

– Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Sau đó, Ủy ban nhân dân chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;

Thời gian giải quyết thủ tục bố mẹ cho con đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; và không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết thủ tục bố mẹ cho con đất thuộc về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc các cơ quan chức năng khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục bố mẹ cho con đất

Bố mẹ cho con đất cần xin ý kiến của những người con khác không?

Quay trở lại với tình huống 2, anh Đăng có đề cập anh có 02 chị gái và anh là con trai út trong gia đình. Vậy khi bố mẹ anh cho anh đất thì có cần phải xin ý kiến của 02 người chị gái của anh không?

Chúng ta cần xem xét vấn đề ở 02 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đất được tặng cho là tài sản chung của cha, mẹ

Tại Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Bên cạnh đó,, tài sản chung vợ chồng là thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Tiếp đó, căn cứ tại Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ chồng sẽ thoả thuận về việc định đoạt và sử dụng tài sản chung, khi định đoạt tài sản chung là bất động sản (nhà, đất) phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Vì vậy, nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi cha mẹ muốn tặng cho con đất thì chỉ cần hai vợ chồng tự thỏa thuận với nhau mà không cần xin ý kiến hay chữ ký của bất kỳ người nào khác kể cả những người con khác.

Như vậy, nếu nhà, đất là tài sản chung của cha mẹ thì khi muốn tặng cho một trong số những người con của mình, cha mẹ chỉ cần tự thoả thuận với nhau và cùng nhau quyết định mà không cần phải xin ý kiến cũng như không cần chữ ký của những người con khác.

Trường hợp 2: Đất được tặng cho là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con

Tài sản chung của hộ gia đình tức là tài sản này thuộc quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt của toàn bộ các thành viên của hộ gia đình đó. Nghĩa là, trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở phải ghi (hộ ông/hộ bà/hộ ông bà/hộ…) thì nhà, đất này thuộc sở hữu của cả hộ gia đình khi có các điều kiện:

– Bên tặng cho và bên nhận tặng cho có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

– Các thành viên trong hộ gia đình sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất…

– Các thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng đất chung;

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, theo đó, khi hai bên làm hợp đồng nói chung và hợp đồng tặng cho nói riêng, trong hợp đồng đó phải có người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được uỷ quyền ký tên. Người có tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định thì chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng và văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý thì phải lập thành văn bản. Văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, người có tên trên Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) chỉ được ký hợp đồng tặng cho khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đó đồng ý và đã lập thành văn bản; văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, nếu đất được tặng cho là tài sản chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ tặng cho đất cho một trong số những người con trong gia đình thì cần có sự đồng ý của những người con con lại. Hơn nữa, nếu những người con khác không thể ký vào hợp đồng tặng cho thì phải có văn bản uỷ quyền hoặc văn bản đồng ý tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

 

Quyền của bố mẹ khi cho con đất

Trường hợp tặng cho đất có điều kiện, bố mẹ có những quyền sau khi cho con cái đất:

– Bố mẹ có quyền yêu cầu bên được tặng cho (con cái) thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho đất.

– Bố mẹ có quyền đòi lại quyền sử dụng đất đã tặng cho con cái và yêu cầu bồi họ thường thiệt hại nếu trong trường hợp bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ sau khi đã được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất.

 

Nghĩa vụ của con khi được bố mẹ cho đất?

Đối chiếu với tình huống 2, khi được bố mẹ tặng cho đất, bên được tặng cho (anh Đăng) có một số nghĩa vụ sau:

– Bên được tặng cho (con) phải tiến hành tham gia thực hiện các thủ tục đăng ký nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng theo thỏa thuận với bên tặng cho (nếu có);

– Bên được tặng cho phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất sau khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất.

 

Bố mẹ cho con gái đất thì con rể có phải ký cam kết tài sản riêng
Bố mẹ cho con gái đất thì con rể có phải ký cam kết tài sản riêng

 

Bố mẹ cho con gái đất thì con rể có phải ký cam kết tài sản riêng không?

Chị Tâm (Hà Nam) có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi năm nay 35 tuổi, đã có gia đình và 02 con. Tôi là con một trong gia đình. Tôi muốn hỏi, trong trường hợp bố mẹ tôi muốn cho tôi đất mà 02 ông bà đang sử dụng thì có cần chồng tôi ký cam kết là tài sản riêng không? Tôi phải làm thế nào để đất bố mẹ để lại lại cho tôi là tài tài sản của riêng tôi? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Xin chào chị Tâm, cảm ơn chị đã tin tưởng và ủng hộ Tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin trả lời như sau:

Tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được coi là tài sản riêng của người đó. Vì vậy mà khi bố, mẹ tặng cho riêng con gái tài sản là nhà đất thì chồng của con gái không phải ra cơ quan có thẩm quyền để tiến hành làm cam kết tài sản riêng.

Sau khi tiến hành sang tên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó sẽ ghi rõ nguồn gốc đất là được tặng cho, vì vậy, các giao dịch tiếp theo liên quan đến tài sản được tặng cho đó sẽ không cần phải có ý kiến đồng ý của người chồng.

Như vậy, trong trường hợp bố mẹ chị cho chị đất thì chồng chị Tâm không cần làm cam kết đất bố mẹ chị Tâm tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của chị.

>> Xem thêm: Bố mẹ cho đất con gái đã lấy chồng có phải tài sản riêng không?

Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Pháp Luật về thủ tục bố mẹ cho con đất. Mọi thông tin chia sẻ đều trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích để bạn có thể bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước pháp luật. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.