Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày là câu hỏi được đặt ra rất nhiều từ phía lao động nam có vợ sinh con rất cần có người chồng bên cạnh chăm sóc. Bài viết sau đây của Tổng đài pháp luật sẽ đi tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.
>> Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? Gọi ngay 1900.6174
Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày?
Anh Lộc (Quảng Nam) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần giải đáp như sau: Tôi hiện đang làm việc trong một công ty thời trang và có tham gia bảo hiểm xã hội đến nay là 10 năm. Hiện vợ tôi đang mang thai được 5 tháng và mang thai một, do trước giờ cô ấy chỉ ở nhà nội trợ nên không tham gia bảo hiểm xã hội. Tháng 11 năm nay là ngày vợ tôi dự sinh.
Theo tôi được biết nếu vợ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội thì khi cô ấy sinh con tôi sẽ được hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên tôi không biết mình sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày khi vợ tôi sinh con. Mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến cho chúng tôi, để giải đáp những thắc mắc trên của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh được nghỉ hưởng chế độ thai sản, trong đó:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;
+ Lao động nam sẽ được nghỉ 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi
+ Lao động nam được nghỉ 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi còn từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc
+ Lao động nam được nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì lao động nam sẽ được nghỉ với thời gian dài hơn cụ thể như sau:
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.
+ Nếu trường hợp người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng và người mẹ chết sau sinh thì cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
+ Trong trường hợp cha tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương thì cha còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ
+ Trong trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì cha sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam trong các trường hợp đặc biệt như nêu trên sẽ được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ vào Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng như áp dụng vào trường hợp cụ thể của bạn có thể thấy, thời gian bạn được nghỉ khi vợ bạn sinh con trong từng trường hợp cụ thể sẽ như sau:
+ Được nghỉ 5 ngày trong trường hợp vợ bạn sinh thường
+ Được nghỉ 7 ngày trong trường hợp vợ bạn sinh con phải phẫu thuật hoặc vợ bạn sinh con dưới 32 tuần tuổi
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vợ sinh con được nghỉ bao nhiêu ngày, bạn hãy liên hệ ngay cho Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự tư vấn miễn phí.
>> Xem thêm: Nghỉ trước sinh 5 tháng có được hưởng thai sản không?
Điều kiện hưởng thai sản đối với lao động nam
Chị Hằng (Ninh Bình) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi hiện tại đang mang thai được 7 tháng tuy nhiên tôi mới chỉ tham gia bảo hiểm xã hội được 3 tháng, do đó tính đến ngày dự sinh tôi không đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng. Theo tôi được biết thì tôi sẽ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Chồng tôi tham gia bảo hiểm xã hội liên tục và đến nay đã được 4 năm.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này liệu chồng tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Mong Luật sư có thể sớm giải đáp giúp em, tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với nam, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì để có thể được nhận trợ cấp thai sản thì người lao động phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đối tượng được hưởng chế độ thai sản bao gồm các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai
+ Lao động nữ sinh con
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi
+ Người lao động nữ đặt vòng tránh thai hoặc người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản
+ Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con
Theo đó lao động nam được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong hai trường hợp đó là:
+ Lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản
+ Lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội có vợ sinh
Căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, điều kiện hưởng chế độ thai sản về khoản trợ cấp 1 lần của lao động nam khi vợ sinh con sau đây:
+ Chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội và cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi người vợ sinh con
+ Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải tham gia bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
+ Trong trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người cha sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Căn cứ vào quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có thể thấy bạn có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản, còn chồng bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội liên tục đến nay đã được 4 năm do đó chồng bạn đã đủ điều kiện để có thể được hưởng chế độ trợ cấp thai sản theo quy định pháp luật.
Do đó chồng bạn sẽ được nghỉ để hưởng chế độ thai sản khi bạn sinh con theo quy định tại Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Mức hưởng trợ cấp khi vợ sinh con = Mức lương bình quân đóng BHXH/24 ngày X số ngày nghỉ
Ngoài ra chồng bạn còn được hưởng khoản trợ cấp một lần khi có vợ sinh con căn cứ vào khoản 5 điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng trợ cấp một lần cho lao động nam có vợ sinh con sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở. Hiện tại mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng. Do đó mức trợ cấp một lần chồng bạn sẽ được hưởng là 2 x 1.490.000 đồng = 2.980.000 đồng
>> Xem thêm: Cách tính tiền thai sản 2022 chính xác nhất theo quy định
Mức hưởng chế độ thai sản cho chồng
Anh Nam (Hải Dương) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, tôi năm nay 30 tuổi, đang làm tại một công ty xây dựng và hiện đã đóng bảo hiểm xã hội được 1 năm. Vợ tôi không tham gia bảo hiểm xã hội và mới sinh con được 2 tuần. Gần đây tôi mới biết nếu vợ không tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi sẽ được hưởng chế độ thai sản khi vợ tôi sinh con.
Tuy nhiên tôi không biết mức hưởng vè thời gian tôi được nghỉ chăm vợ là bao lâu. Mong Luật sư có thể giải đáp cho em vấn đề này, em xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi xin được đưa ra lý giải cho câu hỏi của bạn như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản của nam:
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền thai sản của lao động nam sẽ được tính theo công thức:
Mức hưởng = Mbq6t : 24 x Số ngày nghỉ
Trong đó Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp lao động nam chưa đủ 6 tháng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức bình quân tiền lương của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội .
Trường hợp lao động nam được nghỉ đủ tháng thì mức hưởng được tính như sau:
+ Mức hưởng một tháng sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
+ Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng sẽ là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con của lao động nam:
Căn cứ tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì trợ cấp 1 lần trên một con sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở hiện tại bằng 1.490.000 nghìn đồng, do đó khoản trợ cấp 1 lần lao động nam được hưởng sẽ bằng 2.980.000 nghìn đồng
Căn cứ vào những phân tích về mức hưởng chế độ thai sản đối với nam như trên, áp dụng vào trường hợp của bạn, có thể thời gian và mức hưởng cụ thể của bạn sẽ như sau:
Bạn sẽ được nghỉ 5 ngày làm việc trong trường hợp vợ bạn sinh bình thường; 7 ngày làm việc trong trường hợp vợ bạn sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi; trong trường hợp vợ bạn sinh đôi thì bạn sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con bạn sẽ được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian bạn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này sẽ được tính trong khoảng thời gian là 30 ngày đầu kể từ ngày vợ bạn sinh con. Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì vợ bạn mới sinh được 2 tuần, do đó bạn vẫn đủ điều kiện để nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng của bạn sẽ bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 x số ngày nghỉ thực tế của bạn.
Ngoài ra bạn còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi vợ bạn sinh con theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mức trợ cấp sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở, do đó bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2.980.000 nghìn đồng.
>> Xem thêm: Nghỉ việc 1 năm có được hưởng chế độ thai sản không?
Trợ cấp 1 lần cho chồng khi vợ sinh con
Anh Toàn (Hà Nội) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, hiện tôi đang làm viên chức tại một trường tiểu học và có tham gia bảo hiểm xã hội liên tục không ngắt quãng đến nay là 12 năm. Vợ tôi do ở nhà kinh doanh buôn bán tự do nên không tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện vợ tôi đang mang thai, dự sinh là cuối năm nay do vợ tôi mang thai khi tuổi đã cao nên dự định sẽ sinh mổ .Mức bình quân đóng bảo hiểm xã hội của tôi tính từ lúc vợ tôi dự sinh trở về 6 tháng trước là 6 triệu đồng. Tôi mới được biết là lao động nam sẽ được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con cụ thể là có khoản trợ cấp một lần.
Tuy nhiên khi tìm hiểu trên mạng thì có nhiều thông tin khác nhau. Vì vậy mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi về vấn đề này để tôi có thể hiểu rõ hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về mức trợ cấp một lần lao động nam được hưởng khi vợ sinh con, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi đến cho Tổng đài pháp luật. Để giải đáp thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời sau đây:
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con thì có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Do đó trong trường hợp này bạn đã tham gia bảo hiểm được 12 năm, vợ bạn không tham gia bảo hiểm xã hội do đó khi vợ bạn sinh con bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản dành cho nam theo quy định của pháp luật. Các chế độ thai sản cho bạn khi có vợ sinh con sẽ bao gồm:
Bạn sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo thông tin mà bạn cung cấp thì dự định vợ bạn sẽ sinh mổ cho nên căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 34 bạn sẽ được nghỉ 7 ngày làm việc.
Mức hưởng của bạn sẽ bằng Mbq6t : 24 ngày công x 100% x số ngày được nghỉ.
Trong đó:
Mbq6t là bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi vợ sinh của người lao động nam, trong trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t sẽ bằng bình quân lương các tháng đã đóng bảo hiểm.
Trong trường hợp này mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng của bạn trước khi vợ bạn sinh là 6 triệu đồng và bạn được nghỉ 7 ngày vì vợ bạn sinh mổ nên cách tính mức hưởng của bạn sẽ là:
Mbq6t = (6 x 6 triệu)/6 tháng = 6 triệu đồng. Do đó mức hưởng = 6 triệu / 24 x 7 = 1.750.000 đồng
Do trong hai vợ chồng bạn chỉ có bạn tham gia bảo hiểm xã hội và bạn cũng đóng đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ bạn sinh con nên bạn còn được hưởng khoản trợ cấp một lần khi vợ sinh con.
Mức hưởng trợ cấp một lần của bạn sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con. Hiện nay theo quy định của nhà nước thì mức lương cơ sở sẽ bằng 1.490.000 đồng trên một tháng. Do đó mức trợ cấp một lần bạn được hưởng sẽ bằng 1.490.000 x 2 = 2.980.000 đồng.
>> Xem thêm: Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên năm 2022 được quy định thế nào?
Một số câu hỏi liên quan đến chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con
Thời gian nghỉ thai sản đối với chồng khi vợ mất do sinh con
Chị Dung (Hải Phòng) có câu hỏi:
“Em trai tôi hiện đang làm ở một công ty may và tham gia bảo hiểm đến này là được khoảng 8 năm. Gần đây vợ em mới sinh nhưng không may sau khi sinh được 10 ngày thì vợ em mất. Nhưng vợ em lại không tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ có em trai tôi tham gia.
Hiện gia đình em hết sức khó khăn về tài chính và hiện lại không có người trông con vì con em còn quá nhỏ. Theo tôi được biết thì khi người lao động nam có vợ sinh con mà vợ mất thì sẽ được hưởng thai sản. Tuy nhiên gia đình tôi ở quê không được tìm hiểu thông tin, em tôi cũng không biết hỏi ai để có thể được hưởng chế độ này.
Vì vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này em tôi có được hưởng chế độ thai sản hay không? Và nếu được thì sẽ là những chế độ gì? Mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc này giúp gia đình tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về chế độ thai sản đối với nam khi vợ mất do sinh con, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn câu hỏi của chị gửi đến cho chúng tôi. Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin được đưa ra những lý giải sau đây:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì khi lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con thì sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 5 ngày nếu vợ sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh môt.
Tuy nhiên trường hợp của bạn, do vợ của em trai bạn mất sau khi sinh con, đồng thời vợ của em bạn không tham gia bảo hiểm xã hội mà chỉ có em bạn tham gia nên thời gian hưởng chế độ thai sản của em trai bạn sẽ thuộc trường hợp được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha.”
Vì vậy trong trường hợp này em bạn sẽ được nghỉ để hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Và mức hưởng chế độ thai sản sẽ được tính trên cơ sở là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản của em trai bạn.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì khi vợ sinh con mà chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội thì người cha sẽ được hưởng thêm một khoản trợ cấp một lần, tuy nhiên người cha phải đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.
Do đó trong trường hợp này nếu em trai bạn có đóng bảo hiểm từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi em dâu bạn sinh thì em bạn sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần. Mức trợ cấp sẽ bằng 2 lần mức lương cơ sở và bằng 2,98 triệu đồng.
>> Xem thêm: Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng 2022 như thế nào?
Vợ sắp sinh chồng được hưởng chế độ như thế nào?
Anh Mạnh (Kiên Giang) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em đang làm trong cơ quan nhà nước, có được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Vợ em đang mang thai và sẽ sinh vào tháng sau dự là sẽ sinh thường. Vợ em thì không tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy luật sư cho em hỏi, vợ em sắp sinh thì em sẽ đưởng hưởng chế độ thai sản như thế nào?
Em xin chân thành cảm ơn!”
>> Tư vấn về chế độ thai sản mà chồng được hưởng khi vợ sắp sinh, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Mạnh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc trên, chúng tôi sẽ đưa ra câu trả lời như sau:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện bạn đang làm việc trong cơ quan nhà nước và được tham gia đóng bảo hiểm xã hội đồng thời bạn có vợ sắp sinh con, do đó bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản đối với nam theo quy định tại Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Về thời gian bạn được nghỉ chế độ thai sản sẽ được quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, do vợ bạn dự sẽ sinh thường nên thời gian bạn được nghỉ sẽ là 5 ngày căn cứ vào điều luật trên.
Mức hưởng chế độ thai sản này được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể sẽ được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày.
Cụ thể sẽ bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản : 24 x số ngày nghỉ thực tế của bạn. Đồng thời bạn sẽ được hưởng thêm khoản trợ cấp một lần khi vợ bạn sinh con bằng 2,98 triệu đồng theo quy định tại Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
>> Xem thêm: Vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngàytheo quy định?
Thủ tục hưởng chế độ thai sản của chồng
Chị Trang (Điện Biên) có câu hỏi:
“Thưa Luật sư, em hiện đang mang thai đến tháng thứ 6, chồng em đang là công nhân, được tham gia bảo hiểm xã hội liên tục đến nay cũng được khoảng 11 năm. Do em không tham gia đóng bảo hiểm xã hội nên khi sinh con em muốn chồng em được hưởng chế độ thai sản.
Tuy nhiên em không biết thành phần hồ sơ cũng như thủ tục mà chồng em phải làm để có thể được hưởng chế độ này. Mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc trên giúp em, em xin chân thành cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn về thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nam, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào Trang, cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi đến cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra lý giải để giải quyết vấn đề của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 102 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thủ tục làm chế độ thai sản cho lao động nam sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc thì lao động nam sẽ có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Quyết định 166/QĐ-BHXH và Quyết định 222/QĐ-BHXH thì đối với lao động nam, sẽ tùy từng trường hợp mà thành phần hồ sơ sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Trường hợp lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản thì hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Trong trường hợp điều trị nội trú thì sẽ gồm bản sao Giấy ra viện, trường hợp chuyển tuyến khám chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.
+ Trong trường hợp điều trị ngoại trú thì sẽ gồm Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, hoặc bản sao Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì thành phần hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
+ Trong trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi
+ Trong trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp Giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Trường hợp lao động nam hoặc người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con thì hồ sơ sẽ bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con
+ Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản sao giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Bước 2. Người sử dụng tổng hợp hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó trong vòng 55 ngày kể từ ngày lao động nam đi làm trở lại sau khi nghỉ chế độ thai sản thì người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan bảo hiểm xã hội nếu quá thời hạn trên sẽ không được giải quyết.
Bước 3. Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao động hoặc người sử dụng lao động cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả chế độ trong thời gian sau:
+ Tối đa 6 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp do người sử dụng lao động đề nghị.
+ Tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp người lao động hoặc thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Quay trở lại với trường hợp của bạn, do bạn sắp sinh và chồng bạn muốn làm hồ sơ thủ tục để hưởng chế độ thai sản đối với nam có vợ sinh con, do đó thủ tục cũng như thành phần hồ sơ cụ thể của chồng bạn như sau:
Bước 1: Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc sau khi nghỉ chế độ thai sản thì chồng bạn phải nộp đủ thành phần hồ sơ sau đây cho đơn vị sử dụng lao động của chồng bạn:
+ Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh của con.
+ Trong trường hợp vợ bạn sinh con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi thì phải nộp thêm giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Bước 2: Trong vòng 10 ngày thì đơn vị sử dụng lao động của chồng bạn sẽ phải có trách nhiệm nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội
Bước 3: Trong vòng 6 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của chồng bạn cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả chế độ thai sản.
Trên đây là bài viết của Tổng đài pháp luật về vấn đề khi vợ sinh con chồng được nghỉ bao nhiêu ngày? Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để các bạn có thể áp dụng trong những tình huống cụ thể của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần chúng tôi hỗ trợ, hãy nhấc máy và gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng nhất.