Chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?

Chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu luôn là vấn đề được những người tham gia giao thông trên thực tế đặc biệt quan tâm. Bài viết sau đây của Tổng Đài Pháp Luật sẽ cùng bạn tìm hiểu những quy định pháp luật xoay quanh vấn đề chạy quá tốc độ cho phép. Nếu có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ, hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với ô tô?

 

Anh Lộc (Thái Bình) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được tư vấn như sau:
Hôm qua, khi đang trên đường đi làm về thì tôi có nhận được cuộc gọi của mấy người bạn rủ đi nhậu. Do sợ đến muộn tắc đường nên tôi có điều kiểm xe ô tô của mình chạy với với vận tốc 70km trên giờ mặc dù biết là đoạn được đó có giới hạn vận tốc 50km trên giờ. Tôi đã bị cảnh sát giao thông ở đây ra để bắt lỗi vi phạm tốc độ, họ có viết cho tôi một giấy hẹn và hẹn tôi một tuần sau mang 6 triệu đồng đến trụ sở công an huyện để nộp phạt và lấy bằng lái.
Vậy trường hợp này Luật sư cho tôi hỏi cảnh sát giao thông phạt tôi mức tiền như thế có đúng hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp thắc mắc chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với ô tô, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh Lộc đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu đối với ô tô, chúng tôi xin được đưa ra những lý giải như sau:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi một số điều tại Nghị định 123/2019/NĐCP thì khi một người điều khiển xe ô tô mà chạy quá tốc độ thì sẽ phải chịu mức phạt như sau:

Tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP có quy định phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km trên giờ đến dưới 10 km trên giờ

Tại điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐCP thì phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km trên giờ đến 20 km trên giờ

Đồng thời người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Tại điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP thì phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km trên giờ đến 35 km trên giờ

Đồng thời người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng theo quy định tại điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Tại điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP quy định sẽ phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km trên giờ

Đồng thời người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng theo quy định tại điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, có thể thấy bạn đã điều khiển xe ô tô với vận tốc 70km trên giờ mặc dù biết đoạn đường đó chỉ được đi với vận tốc tối đa cho phép là 50km trên giờ do đó bạn đã vi phạm quá 20km trên giờ. Do đó, căn cứ vào mức xử phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ như phân tích ở trên thì bạn sẽ bị xử phạt tư 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng căn cứ tại điểm a khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP, vì vậy việc cơ quan công an đưa ra mức xử phạt cho bạn như vậy là đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

Mọi thắc mắc về chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu theo quy định hiện hành, vui lòng để lại câu hỏi qua email của Tổng Đài Pháp Luật hoặc liên hệ trực tiếp đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

>> Xem thêm: Vượt tốc độ phạt bao nhiêu theo pháp luật hiện hành?

 

o-to-qua-toc-do-10km-phat-bao-nhieu

Chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với mô tô, xe gắn máy

 

Anh Hà (Cần Thơ) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần Luật sư tư vấn như sau:
Tuần trước tôi có điều khiển xe máy tham gia giao thông trên tuyến đường QL32 qua địa phận thị trấn Phùng – Đan Phượng – Hà Nội. Do lúc tôi đi đường khá vắng người, và theo tôi biết thì đoạn đường này không hay bị bắn tốc độ, vì vậy chủ quan nên tôi có đi với vận tốc 75km trên giờ.
Đi được một đoạn thì tôi có bị cảnh sát giao thông bắt dừng lại và bị xử phạt với lỗi vi phạm tốc độ, lúc này tôi đi xe chính chủ và có đầy đủ giấy tờ. Họ có nói tôi vượt quá 15km trên giờ vì tốc độ cho phép trên đoạn đường này là 60km trên giờ và xử phạt tôi mức tiền là 5 triệu đồng cũng như tịch thu giấy phép lái xe của tôi.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi mức phạt tôi phải nộp có chính xác hay không vì theo tôi được biết mức phạt 5 triệu là khá cao đối với người điều khiển xe máy như tôi ? Mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với mô tô, xe gắn máy, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến với Tổng Đài Pháp Luật. Đối với thắc mắc của bạn về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu đối với mô tô, xe máy, chúng tôi sẽ đưa ra lý giải như sau:

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP có quy định về các mức xử phạt đối với lỗi chạy quá tốc độ với mô tô, xe máy như sau:

Theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi bổ sung tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 5 km trên giờ đến dưới 10 km trên giờ.

Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì sẽ phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km trên giờ đến 20 km trên giờ.

Theo quy định tại điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km trên giờ.

Đồng thời người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng theo quy định tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Căn cứ vào mức xử phạt như trên cũng như những thông tin mà bạn cung cấp có thể thấy bạn điều khiển xe máy chạy với vận tốc 75km trên giờ, bạn vượt quá 15km trên giờ so với tốc độ cho phép do đó việc cảnh sát giao thông phạt bạn về hành vi đi quá tốc độ là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, căn cứ vào điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi, bổ sung tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐCP thì đối với hành vi này bạn sẽ chỉ bị xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Do đó việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn mức phạt 5 triệu đồng là chưa chính xác, do đó để bảo vệ quyền lợi của mình bạn có thể khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan công an nơi tiến hành xử phạt mình.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu đối với xe mô tô, xe gắn máy, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn kịp thời!

>> Xem thêm: Không bằng lái xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật?

 

xe-may-qua-toc-do-10km-phat-bao-nhieu

Chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với xe máy kéo, xe chuyên dụng

 

Anh Toàn (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc cần được giải đáp như sau:
Hôm qua tôi có điều khiển máy ủi trên đường từ công trình tôi đang xây dựng về nhà, do lúc tôi về là giữa trưa, trời nắng nên đoạn đường đó mặc dù là khi dân cư nên ít người qua lại. Do chủ quan nên tôi có đi với vận tốc khá nhanh. Đi được một đoạn thì tôi bị cảnh sát giao thông khu vực bắt lại với lỗi là vượt quá tốc độ cho phép 7km trên giờ và phạt tôi 500 nghìn đồng.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi điều khiển máy ủi chứ không phải ô tô hay xe máy thì tại sao lại bị phạt? Nếu có bị phạt thật thì mức phạt cảnh sát phạt tôi là đúng hay sai? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu với xe máy kéo, xe chuyên dụng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh Toàn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Để trả lời cho thắc mắc của anh về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu đối với xe máy kéo, xe chuyên dụng, chúng tôi xin được đưa lý giải như sau:

Tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐCP có quy định: “Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo)”

Còn tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 31/2019/TTBGTVT thì có quy định: “Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ”

Do đó xe máy chuyên dùng là tên gọi dùng để để gọi chung cho những phương tiện xe máy được sử dụng trong các công trình thi công hoặc những phương tiện đang được sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp.

Đồng thời xe máy chuyên dùng còn là những xe máy được sử dụng trong quân đội an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Xe máy chuyên dùng có mật độ xuất hiện rất ít trong đời sống hằng ngày do đó khái niệm xe máy chuyên dùng trên thực tế sẽ không được nhiều người biết đến, nếu có thì người dân chỉ biết đến xe chuyên dùng của cảnh sát giao thông.

Trên thực tế, xe máy chuyên dùng sẽ bao gồm những loại xe cụ thể như sau:

Nhóm xe máy dùng cho thi công: là các loại xe chuyên dùng trong thi công công trình xây dựng chẳng hạn như máy ủi, máy san, máy lu, máy khoan, máy đóng cọc, máy nghiền…

Nhóm xe máy dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp chẳng hạn như xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích….

Nhóm xe máy dùng trong quốc phòng an ninh như xe máy phân khối lớn được công an và quân đội sử dụng khi thi hành nhiệm vụ

Căn cứ vào các quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐCP thì những người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dùng mà vượt quá tốc độ cho phép xe bị xử phạt các mức phạt như sau:

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định từ 5km trên giờ đến 10km trên giờ

Theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định từ 10km trên giờ đến 20km trên giờ

Đồng thời người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng mà thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị tước giấy phép lái xe (trong trường hợp điều khiển máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trong trường hợp điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định tại điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng chạy quá tốc độ quy định trên 20km trên giờ.

Đồng thời người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước giấy phép lái xe (trong trường hợp điều khiển xe máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trong trường hợp điều khiển xe chuyên dùng) từ 2 tháng đến 4 tháng.

Quay trở lại với trường hợp của anh Toàn, theo như anh trình bày anh có điều khiển máy ủi trên đường từ công trường thi công về nhà do đó theo quy định thì máy ủi mà anh điều khiển là xe máy chuyên dùng cho công trình xây dựng.

Việc anh điều khiển xe máy chuyên dùng ở đây là máy ủi trên đoạn đường trong khu dân cư nhưng lại không tuân thủ tốc độ cho phép nên việc anh bị cảnh sát giao thông phạt vi phạm về lỗi chạy quá tốc độ là hợp pháp. Theo như anh nói anh bị phạt do chạy quá tốc độ 7km trên giờ, căn cứ vào điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP như phân tích ở trên thì anh sẽ phải nộp phạt từ 400.000 đồng 600.000 đồng. Vì vậy việc cảnh sát phạt anh 500 nghìn đồng là nằm trong mức xử phạt mà điều luật trên quy định, do đó mức phạt này là hợp lý.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu đối với xe máy kéo, xe chuyên dụng, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn cụ thể!

>> Xem thêm: Lỗi lấn làn xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật 2022?

Chạy quá 10km và mức phạt bổ sung với ô tô, xe máy

 

Chị Hằng (Lạng Sơn) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tuần trước tôi có điều khiển xe máy trên đoạn đường từ nhà tới công ty. Do đi khá vội, sợ muộn làm nên tôi có chạy xe khá nhanh, lúc này thì tôi bị các anh cảnh sát bắt lại và xử phạt 4 triệu nghìn đồng với lỗi chạy quá tốc độ quy định 20km trên giờ và tôi bị giữ bằng 2 tháng. Hôm qua tôi có đến trụ sở công an như được hướng dẫn để nộp phạt 4 triệu đồng.
Tuy nhiên khi đã nộp phạt tôi vẫn không được cảnh sát trả lại bằng lái và nói vẫn tiếp tục giữ bằng của tôi. Tôi cảm thấy khá vô lý tại sao tôi đã nộp đủ tiền rồi mà cơ quan công an vẫn chưa trả bằng lái cho tôi, nếu không có bằng lái, khi tham gia giao thông tôi bị công an bắt thì lúc này ai chịu trách nhiệm.
Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tại sao tôi đã nộp tiền mà vẫn bị giữ bằng lái? Liệu cơ quan công an có xử lý vi phạm sai cho tôi hay không? Mong Luật sư có thể giải đáp cho em vấn đề này, em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn mức phạt bổ sung đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị, cảm ơn chị Hằng đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Đối với thắc mắc của bạn về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định có 5 ình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: phạt cảnh cáo, phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất.

Trong đó, hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính còn 3 hình thức xử phạt còn lại là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính và trục xuất có thể được quy định là hình thức xử phạt chính hoặc là hình thức xử phạt bổ sung.

Việc pháp luật quy định đa dạng các hình thức xử phạt nhằm nâng cao sự chủ động của người có thẩm quyền xử phạt và đảm bảo hình thức xử phạt được áp dụng thống nhất, công bằng và phù hợp với tính chất, mức độ của mỗi hành vi vi phạm trên thực tế.

Trong các trường hợp thông thường thì hình thức phạt bổ sung sẽ không thể áp dụng độc lập, mà phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Chức năng của hình thức phạt bổ sung sẽ là bổ trợ cho hình thức phạt chính để ngăn chặn và phòng ngừa hành vi vi phạm hành chính tiếp tục xảy ra trong tương lai. Do đó một hành vi vi phạm hành chính có thể được áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ xung khác nữa.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP thì đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ xung khác sau:

Mức phạt bổ sung vối ô tô

Ngoài phạt tiền là hình thức phạt chính thì đối với người điều khiển ô tô có hành vi chạy quá tốc độ cho phép thì trong từng trường hợp cụ thể sẽ còn phải chịu mức phạt bổ sung căn cứ vào khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP như sau:

Đối với hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10km trên giờ đến 20km trên giờ thì sẽ phải chịu hình thức phạt bổ xung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng

Đối với hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20km trên giờ đến 35km trên giờ và trên 35km trên giờ thì sẽ phải chịu hình thức phạt bổ xung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng

Mức phạt bổ sung với xe máy

Tương tự như đối với người điều khiển ô tô, đối với những người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ thì ngoài hình thức phạt chính là phạt tiền thì trong từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng thêm mức phạt bổ sung khác căn cứ theo các quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP:

Đối với người có hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà có hành vi chạy quá tốc độ cho phép trên 20km trên giờ thì sẽ phải chịu hình thức phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng

Căn cứ vào những phân tích ở trên, có thể thấy bạn điều khiển xe máy và có hành vi chạy quá tốc độ quy định 20km trên giờ do đó căn cứ vào điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định trên 20 km trên giờ, do đó việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn với hành vi chạy quá tốc độ và mức phạt 4 triệu đồng là hợp lý.

Ngoài ra đối với hành vi này còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP. Do đó việc công an tạm giữ giấy phép lái xe của bạn 2 tháng là đang áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung đối với bạn. Mục đích của việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với bạn là để nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm có thể xảy ra trong tương lai.

Do đó việc bạn đã nộp phạt 4 triệu đồng là bạn đã chấp hành hình thức xử phạt chính là phạt tiền, còn hình thức phạt bổ sung là giữ giấy tờ 2 tháng sẽ là hình thức xử phạt bổ xung. Do đó việc cảnh sát tiếp tục giữ bằng lái của bạn sau khi bạn đã nộp phạt tiền là phù hợp với quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Đi vào đường cấm phạt bao nhiêu theo quy định năm 2022?

Chạy chậm hơn tốc độ cho phép có bị phạt không?

 

Anh Phạm (Điện Biên) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc cần tư vấn như sau:
Hôm qua tôi có điều khiển xe tô tô trên đoạn đường cao tốc từ Hà Nội về Hải Phòng, do trên xe có vợ và con nhỏ nên tôi không muốn đi nhanh nên tôi có điều khiển ô tô chạy chậm hơn với tốc độ những xe khác đi trên đường cao tốc. Vì theo tôi nghĩ đi nhanh mới bị phạt chứ đi chậm thì không có lý do gì để phạt tôi.
Tuy nhiên gần đây tôi mới biết tôi có lỗi phạt nguội về hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu. Tôi cảm thấy khá vô lý nhưng lại không biết hỏi vấn đề này ở đâu. Vậy mong Luật sư có thể tư vấn vấn đề này giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi chạy chậm hơn tốc độ cho phép, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Phạm, cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến với Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trên thực tế để một làn đường luôn được lưu thông và không bị tắc nghẽn thì ở mỗi đoạn đường cụ thể sẽ được pháp luật quy định tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu nhất định. Do đó khi một người điều khiển phương tiện đi vào đoạn đường quy định tốc độ tối thiểu nhưng lại không đáp ứng được thì vẫn bị xử lý vi phạm hành chính như bình thường.

Căn cứ vào các mức xử phạt quy định tại Nghị định 100/2019/NĐCP thì một người tham gia giao thông mà chạy chậm hơn tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt những mức phạt như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP thì người điều khiển xe ô tôi và các loại xe tương tự xe ô tô nếu điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về bên phải phần đường xe chạy trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định thì sẽ bị xử phạt từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng.

Theo quy định tại điểm s khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP thì người điều khiển xe ô tôi và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông thì sẽ bị xử phạt từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:

Theo quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐCP thì người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng có hành vi điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép thì sẽ bị xử phạt từ 400.000 600.000 đồng.

Quay trở lại với trường hợp của bạn, có thể thấy hiện nay không có quy định chung về tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc mà ở mỗi địa phương, mỗi tuyển đường hoặc làn đường sẽ có những quy định riêng nhất định nhưng nhìn chung tốc độ tối thiểu được áp dụng phổ biến trên các tuyến đường cao tốc hiện nay là 70km trên giờ. Do đó, việc bạn điều khiển xe ô tô trên đường cao tốc nhưng lại chạy với tốc độ chậm và chậm hơn so với các xe khác nên việc bạn bị xử phạt về lỗi chạy dưới tốc độ tối thiểu theo quy định là hợp lý căn cứ vào Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng về vấn đề chạy chậm hơn tốc độ quy định hoặc chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu, hãy gọi ngay cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Lỗi lấn làn xe máy phạt bao nhiêu theo quy định pháp luật 2022?

Quy định về biển báo tốc độ như thế nào?

 

Bạn Ngát (Quảng Ninh) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, em năm nay 18 tuổi, sắp tới em sẽ lên Hà Nội học đại học. Do nhà chỉ cách Hà Nội 100km nên em dự định sẽ tự đi xe máy từ nhà lên Hà Nội. Theo em biết thì từ nhà em lên Hà Nội phải đi qua một đoạn đường cao tốc và phải đi khá nhanh.
Tuy nhiên em không biết tốc độ em được đi chính xác là bao nhiêu và quy định về biển báo tốc độ trên đường sẽ như thế nào. Và liệu nếu em đi chậm hơn trên đường cao tốc theo như tốc độ quy định thì em có bị phạt hay không. Vậy mong Luật sư có thể giải đáp những thắc mắc này giúp em, em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tư vấn các loại biển báo tốc độ theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Ngát, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Dựa vào những thông tin mà bạn nêu bên trên, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của bạn như sau:

Theo quy định hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT kèm theo Thông tư 54/2019/TTBGTVT quy định rõ về các loại biển báo tốc độ, cụ thể như sau:

Biển thông báo giới hạn tốc độ cho phép: Trong biển thông báo giới hạn tốc độ cho phép sẽ chia ra thành hai loại đó là biển báo tốc độ tối đa cho phép và biển báo tốc độ tối thiểu cho phép:

Biển báo tốc độ tối đa cho phép:

Biển P.127 “Tốc độ tối đa cho phép” là biển báo có hiệu lực cấm các loại phương tiện cơ giới chạy với tốc độ tối đa vượt quá trị số ghi trên biển, trừ các xe được ưu tiên. Người điều khiển xe sẽ căn cứ vào điều kiện khác như thời tiết, tình trạng mặt đường, tình hình giao thông hoặc điều kiện về sức khỏe để điều khiển phương tiện với tốc độ phù hợp, an toàn và không quá giá trị ghi trên biển quy định.

Biển P.127a “Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm” biển báo này sẽ áp dụng cho trường hợp qua khu đông dân cư vào ban đêm nhằm mục đích nâng cao tốc độ vận hành khi đường có ít phương tiện lưu thông. Do đó biển chỉ có hiệu lực trong thời gian ghi trên biển báo và trong phạm vi từ vị trí đặt biển đến vị trí biển số R.421 là biển “hết đoạn đường qua khu đông dân cư”. Loại biển số này sẽ được đặt sau vị trí biển số R.420 “Đoạn đường qua khu đông dân cư”.

Biển P.127b “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường”: Khi quy định tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường cụ thể nếu chỉ sử dụng biển đặt bên đường, giá long môn hay trên cột cần vươn thì sử dụng biển số P.127b. Xe chạy trên làn nào sẽ cần phải tuân thủ tốc độ di chuyển tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển P.127c “Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường” là loại biển được dùng để quy định tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện trên từng làn đường. Theo đó thì các loại xe phải đi đúng làn đường và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên làn đường đó.

Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép:

Biển R.306 “Tốc độ tối thiểu cho phép” là biển số được sử dụng để ​​quy định tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, kể từ biển này thì các xe sẽ được phép chạy nhanh hơn trị số ghi trên biển nhưng không được gây cản trở các phương tiện khác.

Các loại biển báo hết hạn chế độ tốc độ giới hạn:

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa:

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối đa mang số hiệu R.134. Loại biển báo này sẽ cho người tham gia giao thông biết được đã hết đoạn đường bị hạn chế tốc độ tối đa. Bắt đầu từ vị trí đặt các biển báo tốc độ này đặt các xe sẽ được di chuyển với tốc độ lớn hơn nhưng phải trong tốc độ tối đa theo quy định của Luật giao thông đường bộ.

Nếu trong cùng một đoạn đường có nhiều biển cấm, nếu thấy đặt biển báo số hiệu R.135 “Hết tất cả các lệnh cấm” thì có nghĩa mọi biển báo cấm trước đó đều không còn tác dụng

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu:

Biển báo hết hạn chế tốc độ tối thiểu mang số hiệu R.307.

Từ điểm đặt biển báo này thì các loại xe cơ giới sẽ được phép chạy chậm hơn số km trên giờ được ghi trên biển nhưng phải không được gây cản trở giao thông.

Do đó trong trường hợp này nếu bạn chạy xe vượt quá tốc độ ghi trên biển báo tốc độ tối đa cho phép thì bạn sẽ vi phạm và bị thổi phạt, đồng thời nếu trường hợp bạn điều khiển phương tiện nhưng không đạt tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo tốc độ thì bạn cũng sẽ bị xử phạt. Vì vậy bạn cần chú ý các loại biển báo về tốc độ như chúng tôi đã trình bày ở trên để có thể tuân thủ tốc độ khi tham gia giao thông trên đường giúp bảo vệ mình và những người xung quanh được an toàn nhất.

>> Xem thêm: Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu?

Chạy quá tốc độ 10km có bị giữ bằng lái xe không?

 

Anh Toàn (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, tối hôm qua tôi và vợ tôi có cãi nhau xảy ra xô xát nên tôi có đem con tôi bỏ đi. Do trong người đang bực tức nên tôi có điều khiển xe ô tô với vận tốc khá nhanh đi trên đường. Đi được một đoạn thì tôi bị các anh cảnh sát bắt phạt dừng lại với lỗi chạy quá tốc độ cho phép 15km trên giờ. Lúc này tôi bị xử phạt 4 triệu đồng cùng với việc bị giữ bằng lái xe 2 tháng và hẹn một tuần sau lên cơ quan công an để nộp phạt.
Tuy nhiên hôm nay khi về đến nhà tôi mới nhớ ra tôi sắp phải đưa con tôi lên Hà Nội trị bệnh, nếu bị giữ bằng lái thì tôi không thể lái xe đưa con đi được. Vậy Luật sư cho tôi hỏi cảnh sát giữ bằng lái xe trong trường hợp của tôi là đúng hay sai? Nếu tuần sau tôi đi nộp phạt thì liệu họ có trả lại bằng lái luôn cho tôi hay không?
Mong Luật sư có thể giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp chạy quá tốc độ 10km có bị giữ bằng lái xe không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Toàn, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến với chúng tôi. Đối với trường hợp của anh, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐCP thì đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km trên giờ đến 20 km trên giờ sẽ phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng

Đồng thời người điều khiển xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm như trên còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng theo quy định tại Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐCP.

Trong trường hợp này anh Toàn đã có hành vi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép 15km trên giờ do đó căn cứ vào điều luật trên việc cảnh sát giao thông áp dụng cả hình phạt chính là phạt tiền 4 triệu đồng và hình thức phạt bổ sung là tạm giữ bằng 2 tháng cho anh là hợp pháp. Nếu anh thực hiện việc nộp phạt thì khi đó anh đang chấp hành hình phạt chính, còn hình phạt bổ sung là tạm giữ bằng 2 tháng sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi hết thời hạn.

Vì vậy khi anh nộp phạt xong 4 triệu, anh cũng sẽ không được nhận lại bằng lái luôn, mà phải sau 2 tháng hết thời gian tạm giữ bằng thì anh mới lấy lại được bằng lái xe của mình.

Mọi thắc mắc về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu, có bị giữ bằng lái xe không, vui lòng đặt câu hỏi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư của chúng tôi tư vấn trọn vẹn nhất!

>> Xem thêm: Lỗi không gương phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2022?

 

qua-toc-do-10km-phat-bao-nhieu-co-bi-giu-bang-lai-khong

Quá tốc độ 10km có bị giam xe không?

 

Bạn Hạnh (Đồng Nai) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, em có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau:
Tuần trước em trai tôi có mượn xe của tôi để đi đón bạn gái đi chơi. Trên đường đi thì em tôi bị cảnh sát giao thông bắt lại và xử lý về lỗi chạy quá tốc độ cho phép 7km trên giờ và bị xử phạt 400 nghìn đồng, khi bị bắt lại xử phạt em tôi có mang đầy đủ giấy tờ cần thiết.
Tuy nhiên lúc này em tôi không mang theo tiền bên người nên họ có giữ bằng lái xe và giữ luôn xe của tôi và hẹn em tôi tuần sau mang tiền đến nộp khiến cho tôi không có xe để đi làm. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc cảnh sát giao thông giam xe của tôi là có phù hợp với quy định pháp luật hay không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Giải đáp chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu, có bị giam xe không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn Hạnh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chúng tôi. Với thắc mắc này, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Giam xe hay tạm giữ phương tiện là một hình thức xử phạt được quy định cụ thể tại Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, căn cứ vào điều luật này có thể thấy hình thức xử phạt này sẽ được áp dụng trong các trường hợp cụ thể sau:

“1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Theo đó khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Khoản 10 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Vì vậy trường hợp chạy quá tốc độ quy định, chỉ bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền và không có các giấy tờ chẳng hạn như giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện thì có thể bị tạm giữ phương tiện. Tuy nhiên nếu người điều khiển phương tiện đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 10 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như phân tích ở trên có thể được tự giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quay trở lại trường hợp của em trai bạn thì theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐCP được sửa đổi bổ sung tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐCP thì sẽ phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 5 km trên giờ đến dưới 10 km trên giờ. Vì vậy theo quy định pháp luật thì với hành vi chạy quá tốc độ 5km trên giờ của em trai bạn sẽ chỉ áp dụng một hình thức phạt chính là phạt tiền.

Do đó em trai bạn chỉ có thể bị tạm giữ phương tiện nếu không mang các giấy tờ như bằng lái xe hoặc đăng ký xe. Tuy nhiên như bạn trình bày là em bạn có mang đầy đủ giấy tờ nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn tạm giữ phương tiện để đảm bảo cho việc nộp phạt của em bạn là bất hợp lý cũng như không đúng theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu, có bị giam xe không, hãy nhấc máy lên và gọi đến tổng đài 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

>> Xem thêm: Xe không gương phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất?

Những lưu ý để tránh bị phạt khi chạy quá tốc độ

 

Bạn Vũ (Nam Định) có câu hỏi như sau:
“Thưa Luật sư, em hiện đang làm tài xế xe taxi, công việc phải di chuyển rất nhiều. Tuy nhiên trên thực tế thì em thường xuyên bị bắt về lỗi chạy quá tốc độ cho phép, nhiều lúc em còn không biết là em đang vi phạm. Điều này làm em mất khá nhiều tiền nộp phạt cũng như ảnh hưởng đến công việc của em rất nhiều.
Vậy Luật sư có thể cho em biết những lưu ý nào em cần ghi nhớ khi tham gia giao thông để có thể tránh bị phạt về hành vi chạy quá tốc độ hay không? Em xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Tìm hiểu lưu ý khi tham gia giao thông để tránh bị phạt lỗi chạy quá tốc độ, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn Vũ đã gửi câu hỏi của mình đến cho Tổng Đài Pháp Luật. Đối với câu hỏi này của bạn, chúng tôi xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Trên thực tế chạy quá tốc độ cho phép là là nguyên nhân phổ biến hây ra những vụ tai nạ giao thông, đây cũng là lỗi vi phạm mà nhiều người tham gia giao thông mắc phải dù là vô tình hay cố ý. Vì vậy để đảm bảo an toàn cũng như không bị xử phạt về lỗi chạy quá tốc độ thì bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

Thông tư 31/2019/NĐCP quy định trong khu đông dân cư, các phương tiện được chạy với tốc độ tối đa là 60km trên giờ trên đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có hai làn xe trở lên. Trường hợp tại đường hai chiều không có dải phân cách giữa, đường một chiều có một làn xe thì các phương tiện được đi với tốc độ tối đa 50km trên giờ.

Theo quy chuẩn biển báo hiệu đường bộ 41/2019/NĐCP thì các khu đông dân cư sẽ được quy định từ biển báo R.420 “Bắt đầu khu đông dân cư” cho đến vị trí đặt biển báo R.241 “Hết khu đông dân cư”.

  Phải luôn quan sát các biển báo, bạn phải luôn chắc chắn rằng mình đã nhìn thấy hết các biển báo trên đường. Trên thực tế thì nhiều tài xế bị mắc phải lỗi chạy quá tốc độ vì họ không biết được giới hạn tốc độ của đoạn đường mà mình đang đi. Có nhiều biển báo sẽ bị che khuất bởi cây cối do đó bạn cần di chuyển với vận tốc tối đa theo mức thấp nhất cho tới khi bạn đã chắc chắn về biển báo tốc độ mà mình thấy.

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Pháp Luật về vấn đề chạy quá tốc độ 10km phạt bao nhiêu? Hi vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ phần nào cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để có tham gia giao thông một cách an toàn nhất. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào cần được chúng tôi giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ.